Mãn kinh có thụ tinh nhân tạo được không là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm, nhất là những người hiếm muộn, muốn có con khi tuổi đã cao. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin liên quan từ các chuyên gia, cùng tìm hiểu để có câu trả lời chi tiết và chính xác nhất.
Chuyên gia giải đáp: Mãn kinh có thụ tinh nhân tạo được không?
Khi mãn kinh, buồng trứng sẽ ngưng hoạt động, điều này cũng đồng nghĩa với việc chị em không còn khả năng mang thai tự nhiên. Lúc này, những chị em vô sinh, hiếm muộn thường tìm hiểu mãn kinh có thụ tinh nhân tạo được không? Và câu trả lời các chuyên gia sức khỏe đưa ra là hoàn toàn có thể.
Tùy vào thời gian mãn kinh, thông thường bác sĩ sẽ đưa ra hai cách để thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo đó là:
Với những chị em mới mãn kinh (1-2 năm), bác sĩ thường áp dụng phương pháp kích thích nang noãn phát triển trở lại. Tuy vậy, nhược điểm của phương pháp này là tỷ lệ thai dị tật khá cao. Nguyên nhân là bởi các nang phát triển từ trứng này thường có nhiễm sắc thể bất thường, gây dị tật bẩm sinh.
Nếu phụ nữ đã mãn kinh lâu năm, các nang noãn đã nhỏ đi nên không thể thực hiện phương pháp kích thích nang noãn phát triển trở lại. Do đó, cách duy nhất để chị em mang thai trong thời gian mãn kinh là thụ tinh trong ống nghiệm. Để thực hiện phương pháp này, người phụ nữ cần đông lạnh trứng trong độ tuổi sinh sản. Trường hợp không có trứng dự trữ, cách duy nhất để có con khi mãn kinh là sử dụng trứng hiến tặng.
Quy trình thụ tinh nhân tạo cho phụ nữ mãn kinh
Khi thực hiện thụ tinh nhân tạo ở tuổi mãn kinh, chị em cần có sự giám sát theo chỉ định của bác sĩ, quy trình này được thực hiện theo các bước sau đây:
Kích trứng
Đối với phụ nữ mãn kinh chưa lâu, thông thường các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp kích thích nang trứng phát triển bằng cách bác sĩ sẽ tiêm một loại hormone vào cơ thể người phụ nữ trong vòng 10 đến 12 ngày để kích thích phát triển nang trứng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ chỉ định những loại thuốc nhằm đảm bảo trứng rụng theo kế hoạch.
Ngoài ra, chị em cũng sẽ được chỉ định các loại thuốc có chứa progesterone trong những ngày rụng trứng giúp tăng độ dày niêm mạc tử cung.
Chọc hút lấy trứng, tạo phôi thai
Sau khi kích trứng thành công, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút trứng để nuôi cấy và ủ trong môi trường thích hợp. Khi trứng đã đủ điều kiện, nó sẽ được cấy tinh trùng để tạo phôi.
Trường hợp chất lượng tinh trùng ổn định, nó sẽ được trộn cùng trứng và ủ để tạo phôi. Nếu tinh trùng yếu, các bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp tinh trùng vào trứng để tăng khả năng tạo phôi thành công.
Cấy ghép thai
Khi đã thụ thai thành công, phôi thai sẽ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm trong khoảng từ 2 đến 5 ngày. Sau khoảng thời gian này, các bác sĩ sẽ xác định số phôi có thể phát triển thành bào thai rồi đưa phôi vào tử cung của người phụ nữ. Tùy theo nguyện vọng của gia đình, các bác sĩ có thể bảo quản lạnh một số phôi thai.
Trong thời gian này, người mẹ cần nhập viện để được theo dõi và kiểm tra thường xuyên nhằm xử lý các vấn đề nếu có.
Thử thai
Khi phôi thai đã vào tử cung được khoảng 14 ngày, người mẹ cần thực hiện xét nghiệm hCG để chắc chắn rằng quá trình thụ thai nhân tạo đã thành công hay chưa. Nếu chưa, người phụ nữ có thể cấy ghép các phôi thai đã bảo quản trước đó. Sau khi thụ tinh trong ống nghiệm không thành từ 3 đến 4 lần, chị em có thể cân nhắc thực hiện các biện pháp khác.
Những rủi ro khi thụ tinh nhân tạo ở tuổi mãn kinh
Phụ nữ mãn kinh hoàn toàn có thể mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sẽ đảm bảo an toàn 100%. Một số rủi ro đe dọa sức khỏe cả mẹ và bé gồm:
Rủi ro đối với người mẹ khi thụ tinh nhân tạo ở tuổi mãn kinh
Tuổi càng cao người phụ nữ càng có nguy cơ mắc nhiều biến chứng, vậy nên nếu muốn sinh con ở tuổi mãn kinh, chị em cần cân nhắc một số vấn đề như:
- Không phải ai cũng may mắn thụ tinh nhân tạo thành công ngay từ lần đầu tiên. Quá trình này có thể kéo dài từ năm này qua năm khác, gây tổn thất cho sức khỏe người mẹ và tốn kém chi phí.
- Nếu thụ tinh nhân tạo nhiều lần có thể tăng nguy cơ sinh non, sinh khó, sảy thai, thai chết lưu,… (tỷ lệ sảy thai nếu chị em mang thai tuổi mãn kinh lên đến 80%).
- Mang thai ở tuổi mãn kinh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người mẹ, tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, tiểu đường, loãng xương, huyết áp,…
- Rất dễ bị động thai, vậy nên người mẹ cần đặc biệt lưu ý đến sức khỏe, nghỉ ngơi tại giường và sử dụng các loại thuốc cần thiết để tránh rủi ro.
- Nguy cơ cao gặp các biến chứng nhau tiền đạo, gây chảy máu nghiêm trọng phải có sự can thiệp của thuốc nếu không muốn ảnh hưởng đến tính mạng.
Nhiều rủi ro cho sức khỏe thai nhi
Mang thai ở tuổi mãn kinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sự hình thành và phát triển của thai nhi như:
- Nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, down, các bệnh tim mạch do nang trứng không bất thường.
- Khả năng cao sinh non, chết lưu.
- Dễ mắc các hội chứng tự kỷ, có vấn đề về nhận thức và chậm phát triển.
Khi mang thai ở tuổi mãn kinh, có rất nhiều rủi ro đối với người mẹ và thai nhi. Do đó mẹ cần khám sàng lọc kỹ nhằm kiểm tra và đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả mẹ và bé.
Lưu ý cần nhớ khi thụ tinh nhân tạo tuổi mãn kinh
Mang thai là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặc biệt là với phụ nữ mãn kinh. Để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé thật tốt, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Khi muốn mang thai ở tuổi mãn kinh, chị em cần đến cơ quan y tế chuyên môn để được thăm khám và trao đổi với bác sĩ. Chỉ khi đáp ứng được điều kiện sức khỏe, chị em mới có thể mang thai ở tuổi mãn kinh.
- Khi mãn kinh, người phụ nữ có nguy cơ cao mắc các bệnh như huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… do đó chị em cần khám sàng lọc kỹ càng để không gặp phải các rủi ro khi mang thai.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt một cách khoa học để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, chị em cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất như protein, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
- Hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn hay đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, chị em đừng quên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và ngủ đúng giờ, đủ giấc để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.
- Thực hiện chế độ luyện tập thể dục thể thao lành mạnh nhằm tăng cường cơ bắp, thư giãn đầu óc, duy trì cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì hay đường áp cao. Tuy nhiên khi chọn các bài tập, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, hạn chế những hoạt động nặng, tốn sức vì cơ thể người phụ nữ lúc này rất nhạy cảm.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, không tốt cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi (dị tật, tăng nguy cơ nhẹ cân,…).
- Trước khi sử dụng thuốc bổ hoặc bất cứ loại thuốc nào, người mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không được tùy tiện dùng thuốc tránh những rủi ro không đáng có.
Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề mãn kinh có thụ tinh nhân tạo được không và những thông tin liên quan. Nếu đang có ý định thực hiện phương pháp này ở tuổi mãn kinh, bạn cần đến cơ quan chuyên môn để được thăm khám và tư vấn chi tiết nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!