Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Chuối là một loại quả nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn chuối cũng có những lưu ý mà bạn cần biết, nhất là với những người bị viêm loét dạ dày. Người bị viêm loét dạ dày có nên ăn chuối hay không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau đây.

Người bị viêm loét dạ dày có nên ăn chuối không ?

Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học giúp cho bạn nâng cao sức khỏe, hơn thế nó còn giúp cải thiện tình trạng bệnh dạ dày hiệu quả. Đặc biệt, với người bị bệnh viêm loét dạ dày việc xây dựng chế độ dinh dưỡng lại càng cần được lưu tâm do đường tiêu hóa đã bị tổn thương nặng nề so với bình thường.

Người bị viêm loét dạ dày vẫn có thể ăn chuối
Người bị viêm loét dạ dày vẫn có thể ăn chuối hằng ngày

Có rất nhiều ý kiến đưa ra xoay quanh việc viêm loét dạ dày có nên ăn chuối hay không vì đây là loại quả có thể khiến dịch vị acid trong cơ thể tăng lên nhanh chóng. Để trả lời cho câu hỏi này, các nghiên cứu đã được tiến hành và nhận định: Người bị viêm loét dạ dày vẫn có thể ăn chuối.

Chuối và các thành phần có lợi cho dạ dày

Chuối không chỉ là một loại trái cây thơm ngon, dễ ăn mà còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa và dạ dày.

  • Chất xơ hòa tan (pectin): Pectin có khả năng tạo thành một lớp màng bảo vệ trên niêm mạc dạ dày, giúp ngăn chặn sự tấn công của axit dạ dày và giảm nguy cơ viêm loét.
  • Kali: Kali là một khoáng chất quan trọng giúp duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể, đồng thời có tác dụng giảm tiết axit dạ dày.
  • Vitamin B6: Vitamin B6 tham gia vào quá trình chuyển hóa protein và carbohydrate, giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình lành vết loét.
  • Các chất chống oxy hóa: Chuối chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, flavonoid và carotenoid, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do và giảm viêm nhiễm.

Tác động tích cực của chuối đối với viêm loét dạ dày

Nhờ các thành phần dinh dưỡng kể trên, chuối mang lại nhiều lợi ích cho người bị viêm loét dạ dày, bao gồm:

  • Trung hòa axit dạ dày: Các chất kiềm có trong chuối giúp trung hòa axit dạ dày, giảm cảm giác nóng rát và khó chịu.
  • Bảo vệ niêm mạc dạ dày: Lớp màng pectin tạo thành một hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của axit và các tác nhân gây hại khác.
  • Giảm viêm: Các chất chống oxy hóa và vitamin B6 có trong chuối giúp giảm viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình lành vết loét.
  • Cải thiện tiêu hóa: Chất xơ trong chuối giúp điều hòa nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Chính vì những lí do đó, chuối được coi là loại quả hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày đạt hiệu quả tốt nhất. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm ăn chuối mỗi ngày nhưng cần lưu ý chọn đúng loại chuối phù hợp và ăn đúng cách.

Khi bị viêm loét dạ dày nên ăn chuối tiêu hay chuối hột ?

Người bị viêm loét dạ dày vẫn có thể ăn chuối nhưng cần lựa chọn ăn chuối tiêu hay chuối hột là tốt nhất? Các bác sĩ y học cổ truyền khuyên người bệnh dạ dày chỉ nên sử dụng các loại chuối như: Chuối cau, chuối ngự, chuối lá và chuối tây. 

Người bị đau dạ dày cần được cung cấp hàm lượng khoáng chất thiếu yếu cho cơ thể, cùng với đó là hàm lượng pectin vừa đủ giúp cơ thể cân bằng hoạt động của dạ dày. Nhờ đó mà hệ tiêu hóa được cải thiện rõ rệt, đẩy lùi các triệu chứng gây bệnh nguy hiểm.

Bạn nên lựa chọn ăn chuối đã chín để không gây hại đến dạ dày
Bạn nên lựa chọn ăn chuối đã chín để không gây hại đến dạ dày

Người bệnh loét dạ dày cũng cần tuyệt đối lưu ý không được sử dụng chuối tiêu. Nguyên nhân là do chuối tiêu chứa hàm lượng pectin rất cao. Khi cơ thể hấp thu hàm lượng pectin này quá nhiều sẽ tạo điều kiện cho các phản ứng ngược với dạ dày, nó làm cho acid tăng cao.

Ngoài ra, việc ăn chuối tiêu cũng sẽ làm cho triệu chứng bệnh dạ dày như: Đầy bụng, đau xót, cồn cào, khó tiêu trở nên trầm trọng hơn.

Với những lí do được nêu ra ở trên, có thể khẳng định người mắc phải các căn bệnh liên quan đến dạ dày, nhất là viêm loét dạ dày cần tránh ăn chuối tiêu. Các chuyên gia cũng khuyên người bệnh nên lựa chọn chuối ngự để bảo vệ dạ dày tốt hơn.

Một vài lưu ý với người bị viêm loét dạ dày khi ăn chuối

Muốn tận dụng được nhiều nhất những nguồn lợi mà chuối mang đến cho cơ thể người bệnh viêm dạ dày cần lưu ý những điều sau đây:

  • Chuối chín có vị ngọt, mềm và dễ tiêu hóa hơn chuối xanh. Chuối xanh chứa nhiều tinh bột kháng, có thể gây đầy bụng và khó tiêu, đặc biệt là đối với người có vấn đề về dạ dày.
  • Ăn chuối khi đói có thể kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn, gây ra cảm giác nóng rát và khó chịu. Nên ăn chuối sau bữa ăn hoặc kết hợp với các loại thực phẩm khác.
  • Người bệnh không nên ăn quá nhiều chuối mỗi ngày, lượng chuối nạp vào cơ thể tối đa là 2 quả/ngày để cơ thể có khả năng nạp thêm những dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể.
  • Bạn cũng nên ăn chuối cùng với sữa chua để cải thiện tình trạng bệnh dạ dày và gia tăng hương vị hấp dẫn thay vì ăn chuối theo cách thông thường.
Có thể ăn chuối cùng sữa chua hoặc một số thực phẩm có lợi khác để không gây hại dạ dày
Có thể ăn chuối cùng sữa chua hoặc một số thực phẩm có lợi khác để không gây hại dạ dày
  • Tuyệt đối không nên ăn chuối tiêu khi có bệnh về dạ dày mà nên chọn ăn chuối ngự hoặc chuối tây cùng những thực phẩm có lượng pectin vừa đủ với cơ thể.
  • Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý bên cạnh việc ăn chuối hằng ngày. Ngoài ra, người bị viêm dạ dày cũng cần loại bỏ đồ ăn cay, nóng và những thực phẩm giàu chất béo, không sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Người bị viêm dạ dày nên ăn chuối vào sau bữa ăn chính khoảng từ 20 đến 30 phút. Bạn cũng có thể làm mới món ăn từ chuối để kích thích hệ tiêu hóa.
  • Mỗi người có một cơ địa khác nhau, vì vậy hãy chú ý theo dõi phản ứng của cơ thể sau khi ăn chuối. Nếu cảm thấy khó chịu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy ngừng ăn và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bài viết trên đây giúp bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề: “viêm loét dạ dày có nên ăn chuối hay không?”. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh!

Xem thêm:

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan