Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bệnh co thắt tâm vị là căn bệnh hiếm gặp nhưng lại có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người trong độ tuổi từ 20-60. Ban đầu các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng khiến người bệnh chủ quan. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ có khả năng phát triển thành ung thư.

Bệnh co thắt tâm vị là gì?

Co thắt tâm vị (tên khoa học là Achalasia) là bệnh do cơ thắt dưới của thực quản không còn khả năng tự mở ra khi có phản xạ nuốt. Vì vậy, thức ăn và nước bọt được bài tiết trong quá trình ăn sẽ khó xuống được dạ dày.

benh-co-that-tam-vi
Co thắt tâm vị là một bệnh lý liên quan đến rối loạn hoạt động ở thực quản

Bên cạnh đó, các nhu động của cơ trơn thực quản cũng bị mất, gây hiện tượng tắc nghẽn ở thực quản, co thắt tâm vị, nuốt nghẹn. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ trong độ tuổi từ 20-60. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc phải căn bệnh này khá thấp, chỉ khoảng 1/100.000 dân mỗi năm tại Mỹ.

Triệu chứng của bệnh

Bệnh co thắt tâm vị thường xuất hiện những triệu chứng điển hình như sau:

  • Khó nuốt: Người bệnh thấy khó nuốt kể cả ăn thức ăn đặc hay lỏng, luôn có cảm giác như thức ăn bị mắc kẹt lại trong thực quản.
  • Buồn nôn hoặc nôn: Đây là triệu chứng thường gặp ở những đã người ăn xong nhiều giờ nhưng thức ăn chưa tiêu hóa được. Nôn vào ban đêm có biểu hiện như ho lúc ngủ, khi tỉnh dậy phát hiện có thức ăn trên gối hoặc trên áo. Nôn khi ngủ rất dễ gây ra tình trạng viêm phổi do bị sặc thức ăn.
  • Đau hoặc tức ngực: Bệnh thường xảy ra ở người trẻ, cơn đau như co cứng lan ra sau lưng và dưới hàm, có thể kéo dài hàng giờ. Tình trạng này thường xảy ra lúc nửa đêm và sẽ giảm rõ rệt khi uống nước hoặc các loại đồ uống khác.
  • Các triệu chứng khác: Ợ nóng, trào ngược dạ dày, sụt cân,...

benh-co-that-tam-vi
Co thắt tâm vị là bệnh lý lành tính, tuy nhiên bệnh hay tái phát và kéo dài

Người bệnh cũng có thể xuất hiện những triệu chứng khác không được đề cập ở đây. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường về sức khỏe, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn.

Triệu chứng Bệnh Co Thắt Tâm Vị phổ biến

Nguyên nhân gây bệnh

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh co thắt tâm vị là gì. Có lẽ cũng chính vì vậy, bệnh còn có một tên gọi khác đó là giãn thực quản không căn nguyên.

Co thắt tâm vị có thể xảy ra do nhiều lý do khác nhau, cụ thể như:

  • Do yếu tố di truyền từ cha mẹ, ông bà.
  • Là kết quả của quá trình tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh.
  • Do các dây thần kinh trong thực quản bị thoái hóa.
  • Do bị các bệnh nhiễm trùng cấp và mãn tính, các bệnh về nội tiết.
  • Do chế độ ăn uống không khoa học như: Ăn nhiều thực phẩm chứa glucid, hàm lượng protid thấp, thiếu hụt vitamin B, lạm dụng đồ uống, sử dụng thuốc lá, thói quen ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Biến chứng bệnh co thắt tâm vị

Bệnh co thắt tâm vị khi diễn biến nghiêm trọng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm loét thực quản: Khi thức ăn bị tắc nghẽn ở thực quản lâu ngày không được tiêu hóa sẽ lên men, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và làm tổn thương các tế bào thực quản, hình thành các ổ viêm loét và nhiễm trùng.
  • Suy dinh dưỡng: Người bị co thắt tâm vị thường xuyên bị nôn, thức ăn vào cơ thể chữa kịp tiêu hóa đã bị nôn ra ngoài, khiến người bệnh mệt mỏi. Tình trạng kéo dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất, suy dinh dưỡng và sút cân.
  • Nguy cơ bị tắc khi quản cấp: Thức ăn bị trào ngược có thể làm tắc nghẽn khí quản, gây ngạt thở hoặc thậm chí là đột tử.
  • Phát triển thành ung thư: Người bị co thắt tâm vị có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản cao hơn những người bình thường khác.

Chẩn đoán bệnh co thắt tâm vị chuẩn xác

Bệnh co thắt tâm vị được chẩn đoán bằng các phương pháp như sau:

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng

  • Khó nuốt: tất cả các bệnh nhân đều có biểu hiện nuốt khó lúc đầu chỉ với thức ăn đặc sau xuất hiện cả với thức ăn lỏng. Người bệnh có cảm giác thức ăn bị ứ hoặc dính lại vùng sau xương ức.
  • Nôn: Hiện tượng này có thể xuất hiện ngay sau ăn, sau thời gian bị bệnh lâu làm thực quản giãn nôn thường xuất hiện muộn sau khi ăn.
  • Trào ngược: Có đến 85% số bệnh nhân bị co thắt tâm vị dạ dày gặp phải hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Giai đoạn đầu thường chưa có biểu hiện rõ ràng, có thể xuất hiện ngay sau khi ăn hoặc nhiều giờ sau khi ăn. Trường hợp bệnh nặng làm thực quản giãn to có thể dẫn tới trào ngược thức ăn vào ban đêm. Người bệnh dễ bị ho, chướng bụng, đầy bụng, có bệnh nhân phải dậy để nôn hết thì mới hết ho và ngủ lại được.
  • Đau ngực: Người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau phía sau xương ức, cơn đau nặng hơn khi nuốt.
  • Gầy sút cân: Người bệnh khó nuốt dẫn đến chán ăn và sút cân nghiêm trọng.

Cận lâm sàng

  • Chụp X-quang thực quản: Sử dụng thuốc cản quang là phương pháp có giá trị chẩn đoán. Thực quản giãn có nhiều thức ăn và dịch, mất nhu động, vùng tâm vị hẹp nhỏ lại giống hình mỏ chim. Ở một số bệnh nhân có thể thấy hình ảnh mức nước, mức hơi.
  • Nội soi thực quản – dạ dày: Phương pháp này giúp loại trừ ung thư thực quản, dạ dày và tổn thương hẹp thực quản. Giai đoạn này các bác sĩ khi nội soi sẽ thấy cảm giác chặt tay khi qua vùng cơ thắt dưới. Trên nội soi thấy thực quản giãn to, bên trong vẫn còn thức ăn chưa tiêu hóa, đôi khi có rất nhiều nốt hoặc đốm trắng do nấm Candida phát triển, mất nhu động, vùng tâm vị co thắt chặt.
  • Đo áp lực cơ thắt dưới của thực quản thấy tăng

benh-co-that-tam-vi
Chụp X-quang thực quản có cản quang

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh co thắt tâm vị có triệu chứng nuốt khó. Tuy nhiên cần phân biệt bệnh co thắt tâm vị với những căn bệnh khác như:

  • Ung thư thực quản: Triệu chứng nuốt khó tăng rất nhanh trong thời gian ngắn. Bệnh được chẩn đoán chính xác thông qua phương pháp nội soi.
  • Ung thư vùng tâm vị: Triệu chứng nuốt khó tăng dần trong một thời gian ngắn. Khi nội soi thực quản thường không giãn, thấy tổn thương sùi loét hoặc thâm nhiễm cứng tại tâm vị.
  • Rối loạn co bóp thực quản: Triệu chứng nuốt khó xuất hiện không thường xuyên, chụp X-quang phát hiện thực quản tăng co bóp và thuốc lưu thông tốt. Khi nội soi không phát hiện ra tình trạng ứ đọng tại thực quản.
  • Khó nuốt cho hẹp thực quản hoặc các tổn thương tại trung thất gây chèn ép thực quản.
  • Thoát vị bên.

Đối tượng dễ bị co thắt tâm vị

Dưới đây là những đối tượng dễ bị mắc bệnh co thắt tâm vị:

  • Bệnh co thắt tâm vị có tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam.
  • Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng những người trong độ tuổi trung niên vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
  • Bệnh cũng thường gặp ở những người hay căng thẳng, stress, lo âu.
  • Những người có thói quen ăn nhanh, không nhai kỹ cũng sẽ có nguy cơ bị co thắt tâm vị cao hơn so với những người khác.
  • Nghiện rượu, thuốc lá, tiếp xúc với nhiều chất hoá học.
  • Người bị rối loạn nội tiết, viêm dính quanh thực quản, loét tâm vị.
  • Người trong gia đình có cha mẹ bị co thắt tâm vị.

Các biện pháp phòng ngừa

Để kiểm soát được căn bệnh này, người bệnh cần áp dụng những biện pháp phòng ngừa sau:

  • Nên ăn các loại thức ăn mềm, dạng lỏng dễ nuốt như canh, cháo, súp, sinh tố,...
  • Ăn chậm, nhai kỹ, nuốt từ từ để tránh gây áp lực cho dạ dày.
  • Uống từ 2.5 - 3 lít nước mỗi ngày.
  • Không sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Bổ sung thêm protid và các thức ăn chứa nhiều vitamin nhóm B như thịt, ngũ cốc, rau xanh, hoa quả chín.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa gluxit.
  • Điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn như: Lao phổi, giang mai, áp xe amidan, mụn nhọt,...
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích khác.
  • Cần vệ sinh răng miệng và cổ họng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng ngày 2 lần và súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Khi nào cần gặp bác sĩ khi nghi ngờ bệnh co thắt tâm vị

Việc nhận biết sớm các triệu chứng và gặp bác sĩ kịp thời có thể ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng khi cần gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán:

  • Khó nuốt nặng, gây khó chịu: Triệu chứng khó nuốt là dấu hiệu chính của bệnh co thắt tâm vị. Bệnh nhân có thể cảm thấy khó nuốt cả thức ăn đặc và lỏng và cảm giác như thức ăn bị mắc kẹt ở giữa ngực. 
  • Đau ngực: Bệnh nhân có thể trải qua các cơn đau ngực hoặc cảm giác áp lực ở ngực. Đau ngực do co thắt tâm vị thường không liên quan đến bệnh tim, nhưng có thể bị nhầm lẫn với đau thắt ngực. Cơn đau có thể xảy ra khi ăn hoặc không ăn.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Sụt cân nhanh chóng và không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của bệnh co thắt tâm vị. Khó khăn trong việc nuốt và tiêu hóa thức ăn dẫn đến giảm lượng dinh dưỡng hấp thu, gây ra tình trạng sụt cân.
  • Nôn ra thức ăn chưa tiêu hóa: Bệnh nhân có thể nôn ra thức ăn chưa tiêu hóa do thức ăn bị mắc kẹt ở thực quản và không thể xuống dạ dày. Triệu chứng này thường xảy ra sau khi ăn hoặc vào ban đêm khi bệnh nhân nằm xuống.
  • Ho về đêm: Ho hoặc khò khè về đêm là một triệu chứng phổ biến khác. Khi thức ăn bị trào ngược lên thực quản và hít vào phổi, nó có thể gây ra ho và các vấn đề hô hấp khác, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Trào ngược dạ dày - Thực quản (GERD): Mặc dù không phổ biến, một số bệnh nhân có thể trải qua triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản, dẫn đến ợ nóng và cảm giác chua trong miệng.
  • Biến chứng viêm thực quản: Nếu không được điều trị, bệnh co thắt tâm vị có thể dẫn đến viêm thực quản do trào ngược thức ăn và dịch dạ dày. Viêm thực quản có thể gây đau và khó nuốt nặng hơn.

Khi gặp các triệu chứng trên, bệnh nhân nên làm gì?

  • Tìm kiếm sự tư vấn y tế: Ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang thực quản, nội soi thực quản hoặc đo áp lực thực quản.
  • Theo dõi triệu chứng: Ghi nhận và theo dõi các triệu chứng xuất hiện, tần suất và mức độ nghiêm trọng của chúng sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh chính xác hơn.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Sau khi được chẩn đoán, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ định điều trị của bác sĩ để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Việc nhận biết sớm và gặp bác sĩ kịp thời là yếu tố quan trọng giúp quản lý hiệu quả bệnh co thắt tâm vị và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Điều trị bệnh co thắt tâm vị

Trước đây, phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất đối với bệnh co thắt tâm vị. Hiện nay các bác sĩ có thể dùng thuốc, dùng bóng hơi để nong hoặc tiêm độc tố butalinum vào cơ thắt dưới.

Tây y

Dưới đây là các phương pháp giúp khắc phục bệnh co thắt tâm vị được các bác sĩ áp dụng:

Chế độ điều trị bằng thuốc

Người bệnh sẽ được các bác sĩ cho sử dụng các loại thuốc sau:

  • Đối với trường hợp nhẹ có thể dùng thuốc isosorbid nitrat 5-10mg, ngậm dưới lưỡi trước khi ăn
  • Thuốc nifedipin giúp làm giãn cơ thắt dưới giúp làm giảm triệu chứng khó nuốt. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng ở giai đoạn đầu, sau đó sẽ không có tác dụng điều trị nữa.
  • Thuốc atropin, nitrit amyl… để điều trị triệu chứng và mở cơ tâm vị.
  • Thuốc làm dịu thần kinh để điều hoà các rối loạn giao cảm
  • Thuốc giảm xuất tiết niêm mạc thực quản và các loại thuốc chống viêm.

benh-co-that-tam-vi
Các loại thuốc dùng để điều trị bệnh co thắt tâm vị có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh

Tiêm botulinum toxin điều trị co thắt tâm vị

Botulinum (hay còn được gọi tắt là botox) là một loại độc tố gây chết người nhưng lại được sử dụng trong điều trị bệnh viêm dạ dày. Botulinum được sinh ra từ vi khuẩn Clostridium Botulinum, nếu sử dụng quá mức sẽ gây ngộ độc, hoạt chất này có nhiều trong các loại đồ ăn đóng hộp.

Khi bị ngộ độc Botulinum, cơ thể sẽ bị liệt cơ, tác dụng này được ứng dụng trong nghiên cứu điều trị bệnh lý co thắt tâm vị dạ dày. Việc tiêm Botulinum toxin giúp làm thư giãn các cơ co thắt ở thực quản, cải thiện tình trạng co thắt tâm vị.

Điều chỉnh chế dinh dưỡng

Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống phù hợp như:

  • Ăn thức ăn lỏng, mềm, có chứa đủ calo.
  • Nên chia thành 4-5 bữa ăn nhỏ/ngày.
  • Khi nuốt nên ưỡn cổ ra phía sau, thở ra mạnh để thức ăn dễ đi xuống.
  • Nên uống nước ấm nóng, không nên uống nước lạnh.
  • Hạn chế ăn nhiều vào buổi tối trước đi ngủ, đề phòng trào ngược khi nằm ngủ.
  • Không uống rượu, hút thuốc
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị hành tỏi.

Mổ nội soi chữa co thắt tâm vị

Đây là phương pháp được nhiều bác sĩ trên thế giới áp dụng. Bác sĩ sẽ sử dụng 1 bóng hơi có đồng hồ đo áp lực đưa vào lòng thực quản qua máy nội soi. Sau đó bơm căng bóng hơi để làm giãn tối đa cơ thắt thực quản dưới. Các loại bóng hơi có đường kính khác nhau từ 3; 3,5 đến 4cm. Phương pháp nên được tiến hành từ 1-3 lần để đạt hiệu quả tối đa.

Tuy nhiên, do phương pháp này có thể gây ra những nguy cơ như thủng thực quản, đau ngực, viêm dính, viêm phổi do hít, rách niêm mạc, chảy máu,.... Chính vì vậy, mổ nội soi chữa co thắt tâm vị chỉ được áp dụng khi các biện pháp điều trị trên thất bại.

benh-co-that-tam-vi
Mổ nội soi chữa co thắt tâm vị được nhiều người bệnh áp dụng

Những năm gần đây kỹ thuật cắt cơ vòng dưới thực quản qua nội soi được ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Phương pháp này giúp giải quyết tình trạng co thắt tâm vị. Đây là phương pháp mới nhất trên thế giới hiện nay, đòi hỏi trình độ kỹ thuật của bác sĩ nội soi rất cao. Kỹ thuật này ít xâm lấn, giúp làm giảm nguy cơ bị tai biến, viêm dính. Hậu phẫu cũng nhẹ nhàng hơn, giúp người bệnh nhanh phục hồi hơn so với phẫu thuật nội soi ngả bụng.

Bài thuốc đông y điều trị bệnh co thắt tâm vị

Mặc dù không có bài thuốc Đông y nào điều trị dứt điểm bệnh co thắt tâm vị, YHCT có thể đóng vai trò hỗ trợ trong việc cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 

Nguyên tắc điều trị bằng YHCT

YHCT nhìn nhận bệnh co thắt tâm vị là do tình trạng khí trệ, tỳ vị hư nhược hoặc can khí phạm vị. Tùy thuộc vào nguyên nhân và thể trạng của bệnh nhân, YHCT sẽ đưa ra các bài thuốc với các tác dụng sau:

  • Lý khí: Giúp điều hòa khí trệ, thông khí đạo (promote the flow of qi), giảm co thắt thực quản.
  • Kiện tỳ ích vị: Tăng cường chức năng tiêu hóa, cải thiện khả năng vận chuyển thức ăn của thực quản.
  • So gan giai ức: Giúp giải quyết tình trạng can khí phạm vị, giảm đau tức ngực và khó chịu.

Dưới đây là một số bài thuốc YHCT thường dùng cho bệnh nhân co thắt tâm vị. Lưu ý rằng đây chỉ là các ví dụ và YHCT sẽ linh hoạt điều chỉnh tùy theo tình trạng cụ thể của từng người.

Bài thuốc cho người tỳ vị hư nhược, khí trệ:

Thành phần:

  • Hoài sơn: 15g
  • Nhục quy: 10g
  • Thần bì: 10g
  • Chỉ thực: 10g
  • Trần bì:10g
  • Thang hoàng: 6g
  • Mộc hương: 6g
  • Chỉ xác: 6g

Công dụng: Giúp kiện tỳ ích khí, lý khí, giảm khó tiêu, đầy bụng và cải thiện nhu động thực quản.

Bài thuốc cho người can khí phạm vị, đau tức ngực:

Thành phần:

  • Xuyên khung: 10g
  • Thiên môn: 10g
  • Bán hạ: 10g (sao chế)
  • Hoàng cầm: 6g
  • Soan bì: 6g

Công dụng: Sơ can giải ức, giúp giảm đau tức ngực, khó chịu và cải thiện lưu thông khí trệ.

Mẹo dân gian hỗ trợ điều trị bệnh co thắt tâm vị

Trong y học cổ truyền Việt Nam, có nhiều mẹo dân gian đã được sử dụng từ lâu để hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh co thắt tâm vị. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu khoa học chính thống xác nhận hiệu quả của những phương pháp này, nhưng nhiều người bệnh đã ghi nhận sự cải thiện đáng kể khi áp dụng các biện pháp dân gian này. Dưới đây là một số mẹo dân gian phổ biến và cách chúng có thể hỗ trợ trong điều trị bệnh co thắt tâm vị.

Uống nước ấm

Uống nước ấm có thể giúp thư giãn cơ vòng thực quản, giảm co thắt và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuốt. Nước ấm cũng có thể làm dịu niêm mạc thực quản, giúp giảm cảm giác khó chịu. Nên uống một ly nước ấm trước mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng gừng

Gừng là một loại thảo dược có tính ấm, giúp tăng cường tiêu hóa và giảm co thắt. Có thể sử dụng gừng tươi hoặc gừng khô để làm trà uống. Cách pha trà gừng đơn giản như sau:

  • Rửa sạch và gọt vỏ một miếng gừng tươi, thái lát mỏng.
  • Cho gừng vào một cốc nước sôi, đậy nắp và ngâm khoảng 10-15 phút.
  • Uống trà gừng ấm trước bữa ăn hoặc khi cảm thấy khó nuốt.

Sử dụng mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm và làm dịu niêm mạc. Dùng mật ong pha với nước ấm hoặc nước chanh ấm có thể giúp giảm triệu chứng co thắt và cải thiện tiêu hóa. Lưu ý không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Sử dụng hạt thì là

Hạt thì là có tác dụng tăng cường tiêu hóa và giảm co thắt. Có thể nhai hạt thì là hoặc pha nước thì là để uống. Cách pha nước thì là:

  • Cho một thìa cà phê hạt thì là vào cốc nước sôi.
  • Ngâm khoảng 10-15 phút, sau đó lọc bỏ bã.
  • Uống nước thì là ấm sau bữa ăn.

Mẹo dân gian có thể là một phần quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh co thắt tâm vị, giúp giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên, những biện pháp này không thể thay thế hoàn toàn cho các phương pháp điều trị y tế hiện đại. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các mẹo dân gian và kết hợp chúng với các phương pháp điều trị chính thống để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bệnh co thắt tâm vị sẽ được điều trị hiệu quả nếu người bệnh phát hiện và đi thăm khám sớm. Do đó bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, người bệnh cần thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa.

Huyệt đạo trong điều trị bệnh co thắt tâm vị

Mặc dù châm cứu và bấm huyệt không phải là phương pháp điều trị chính cho bệnh co thắt tâm vị, chúng có thể được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân.

Tác động của châm cứu và bấm huyệt đối với bệnh co thắt tâm vị vẫn đang được nghiên cứu, nhưng chúng được cho là có thể mang lại các lợi ích sau:

  • Giảm đau ngực: Bằng cách kích thích giải phóng endorphin - chất giảm đau tự nhiên của cơ thể - châm cứu có thể giúp giảm đau tức ngực thường gặp ở bệnh nhân co thắt tâm vị.
  • Cải thiện nhu động thực quản: Châm cứu có thể kích thích các dây thần kinh chi phối hoạt động của thực quản, giúp cải thiện khả năng co bóp và đẩy thức ăn xuống dạ dày.
  • Giảm co thắt cơ trơn: Bấm huyệt một số huyệt đạo nhất định có thể giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật, từ đó giảm co thắt cơ trơn ở thực quản, cải thiện tình trạng khó nuốt.
  • Giảm căng thẳng và lo âu: Bệnh co thắt tâm vị đôi khi có thể gây ra căng thẳng và lo âu. Châm cứu được biết đến với tác dụng an thần, giúp thư giãn cơ thể và cải thiện giấc ngủ, gián tiếp hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Các huyệt đạo thường được sử dụng trong điều trị hỗ trợ bệnh co thắt tâm vị:

  • Nội Quan (ST44): Nằm ở mặt trước cẳng chân, dưới đầu gối 2 thốn (khoảng 4-6cm). Vị trí này được cho là có tác dụng điều hòa chức năng tiêu hóa, giảm đau bụng, và cải thiện nhu động dạ dày - ruột.
  • Trung Quản (TE6): Nằm trên mặt trước cổ tay, giữa gân trụ và gân não. Huyệt đạo này được sử dụng rộng rãi trong châm cứu để giảm buồn nôn, nôn, và các rối loạn tiêu hóa khác.
  • Thiên Chùy (ST15): Nằm ở chỗ lõm giữa ngực và bụng, cách rốn 4 thốn về phía trên (khoảng 8-12cm). Kích thích huyệt đạo này có thể giúp giảm đau ngực, khó thở, và các triệu chứng trào ngược axit.
  • Các huyệt đạo khác: Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ YHCT có thể lựa chọn thêm các huyệt đạo khác như Túc Tam Lý (ST 36), Tỳ Du (ST 36), hoặc Cách San (LI 14) để bổ tỳ vị, tăng cường chức năng tiêu hóa, và hỗ trợ điều trị.

Lưu ý:

  • Châm cứu và bấm huyệt cần được thực hiện bởi bác sĩ YHCT chất lượng cao để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
  • Liệu pháp này không thay thế cho các phương pháp điều trị chính do bác sĩ Tây y chỉ định.
  • Cần kết hợp châm cứu/bấm huyệt với chế độ ăn uống khoa học và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu.
Danh sách huyệt đạo tham khảo

Dược liệu hỗ trợ trị bệnh hiệu quả

Trong tình hình hiện tại, khi hiệu quả của kháng sinh đang giảm dần do tình trạng kháng thuốc tăng cao, việc sử dụng dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh co thắt tâm vị trở nên ngày càng quan trọng. Dược liệu không chỉ mang lại hiệu quả điều trị tích cực mà còn hạn chế tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm với thuốc Tây.

Các dược liệu thường chứa các hoạt chất có khả năng tăng cường chức năng tiêu hóa, bổ khí, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giảm đau, nhuận phế và an thần. Ngoài ra, một số dược liệu còn có khả năng trừ đờm, giảm nôn và an thần, giúp giảm tình trạng co thắt và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Một số dược liệu thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh co thắt tâm vị gồm có:

  • Bạch Truật
  • Hoàng Kỳ
  • Đương Quy
  • Cam Thảo
  • Bán Hạ

Mặc dù các dược liệu này mang lại hiệu quả tích cực và an toàn, việc sử dụng chúng cần được thực hiện đúng cách và có sự giám sát của thầy thuốc để đạt được kết quả tốt nhất.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Viêm dạ dày ruột cấp là một tình trạng bệnh lý phổ biến gây ra những triệu chứng khó chịu do nhiễm trùng đường tiêu hóa. Hãy tìm hiểu về viêm dạ dày ruột cấp, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả. Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày ruột cấp Dạ dày và...
Trào ngược dạ dày ở bà bầu là bệnh lý phổ biến khi mang thai, mẹ bầu khó chịu, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị. Trong bài viết dưới đây Tapchidongy.org sẽ cung cấp thông tin các bài thuốc điều trị cũng như những biểu hiện của bệnh.  Định nghĩa Trào ngược dạ dày, hay còn gọi là...
Có rất nhiều người bệnh thắc mắc nên uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn? Trong quá trình điều trị bệnh dạ dày cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ với từng loại thuốc và tùy theo nguyên nhân của cơn đau sẽ có những cách uống khác nhau. Bạn cần tìm hiểu và cân...
Nội soi dạ dày là thủ thuật Y khoa được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bệnh thông qua nhiều quy trình và phương pháp khác nhau. Mặc dù thủ thuật rất phổ biến nhưng nhiều bệnh nhân chưa biết thời gian thực hiện mất bao lâu, chi phí bao nhiêu tiền, có lây không? Tham khảo bài...

Trước khi nội soi dạ dày, bạn cần nhịn ăn để dạ dày trống rỗng, giúp quá trình nội soi diễn ra an toàn và chính xác hơn. Thời gian nhịn ăn thường là từ 6 đến 8 giờ trước khi thực hiện thủ thuật.

Nội soi dạ dày là phương pháp an toàn và phổ biến, nhưng vẫn có thể gây ra một số khó chịu và rủi ro nhỏ như đau họng, buồn nôn, hoặc tổn thương nhẹ niêm mạc dạ dày. Các biến chứng nghiêm trọng như thủng đường tiêu hóa hay dị ứng thuốc gây mê rất hiếm gặp. Việc thực hiện nội soi đúng cách, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, sẽ giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro này.

Bị xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Làm thế nào để chữa? Đây là dấu hỏi chấm mà nhiều người bệnh băn khoăn. Trong bài viết này cung cấp thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ và cách điều trị bệnh hiệu quả. Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Xuất huyết dạ dày hay còn gọi...

Để xét nghiệm vi khuẩn HP một cách chính xác và uy tín, bạn có thể thực hiện tại các cơ sở y tế hàng đầu như bệnh viện Bạch Mai, Đại học y Hà Nội, bệnh viện E, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhiệt Đới, bệnh viện Nhân dân 115. Các bệnh viện này nổi bật với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, đảm bảo chất lượng dịch vụ và kết quả xét nghiệm chính xác.

Thuốc Dạ dày Trần Kim Huyền được nghiên cứu và bào chế theo bài thuốc Đông y gia truyền với công thức từ các loại thảo dược quý hiếm. Thuốc phát huy công dụng tuyệt vời cho người bệnh dạ dày giảm nhanh các triệu chứng. Dạ dày gia truyền Trần Kim Huyền được sự ủng hộ của đông đảo...
Bài thuốc dạ dày của Bệnh viện Quân y 103 Hà Nội là kết quả của sự kế thừa các tinh hoa của bài thuốc dân gian cổ truyền và được cải tiến qua hơn 20 năm điều trị tại viện. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về bài thuốc dạ dày viện 103 trong bài viết...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Bệnh Co Thắt Tâm Vị bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan