Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Nhịp sống hiện đại cùng với những thói quen sinh hoạt bừa bãi kéo theo đó là hàng loạt hệ lụy lớn với sức khỏe, trong số đó phổ biến nhất là bệnh dạ dày. Nhiều người bệnh bắt đầu loay hoay tìm cách chữa trào ngược dạ dày mà chưa tìm ra được cách chữa bệnh tốt nhất. Cùng tìm hiểu thông tin chính xác nhất ngay trong bài viết dưới đây.

Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại nhà được rất nhiều bệnh nhân áp dụng vì sự tiện lợi, chi phí thấp. Một vài mẹo chữa trào ngược dạ dày thường được áp dụng phổ biến nhất đó là:

Chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng nha đam

Nha đam có tác dụng tốt với dạ dày, góp phần giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, hạn chế trào ngược.

Nha đam có tác dụng tốt với dạ dày
Nha đam có tác dụng tốt với dạ dày

Bạn có thể thực hiện theo cách sau:

  • Cách 1: Gọt bỏ vỏ nha đam, đem xay nhuyễn cùng với 1 cốc nước. Tiếp đến, lọc bỏ phần cặn và giữ lại nước cốt.
  • Cách 2: Thái hạt lựu phần lõi của nha đam, đem bóp với nước muối để loại bỏ bớt nhớt. Bạn có thể mang đi nấu chung với đậu xanh và bột sắn dây. Đợi cho đậu chín nhừ bạn có thể cho thêm đường phèn đảm bảo độ ngọt vừa phải. Dùng 3 lần mỗi tuần.

Mẹo chữa trào ngược dạ dày nhờ nghệ

Nghệ có công dụng chống viêm, chữa lành các vết loét nhờ có những hoạt chất curcummin dồi dào. Bạn có thể dùng nghệ chữa trào ngược dạ dày thực quản theo cách sau:

  • Cách 1: Lấy 1 thìa bột nghệ vàng và 1/4 thìa cà phê tiêu đen hãm cùng với nước sôi. Sau đó lọc lấy nước, bỏ cặn và uống hằng ngày.
  • Cách 2: Hòa 3 muỗng bột nghệ cùng với 100ml nước ấm, có thể cho thêm một thìa mật ong. Uống đều đặn mỗi ngày 3 lần vào trước mỗi bữa ăn.
  • Cách 3: Trộn đều mật ong và bột nghệ với một lượng vừa đủ, có thể đem nhào cho đến khi được một cục bột mịn, sánh đặc và không còn dính. Vo tròn thành những viên nhỏ vừa uống và cho vào bình kín. Dùng để uống hằng ngày, mỗi ngày 3 viên x 3 lần/ngày.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng

Dùng gừng có thể đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nhất là các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi... 

Gừng còn được biết đến là một phương thuốc kháng viêm, làm giảm đau tự nhiên. Ngoài ra, gừng còn giúp chữa lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày thực quản do ảnh hưởng từ việc trào ngược axit.

Gừng giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh chóng
Gừng giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh chóng

Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng gừng theo cách sau:

  • Cách 1: Băm nhỏ gừng tươi, thả vào một cốc nước sôi, đậy kín nắp, chờ khoảng 10 phút. Quá trình này sẽ giúp cho các chất trong gừng tiết hết ra nước. Khi nước đã chuyển sang màu vàng nhạt thì vớt bỏ bã. Bạn có thể cho thêm 1 chút đường. Uống trước khi ăn và dùng khoảng 3 lần mỗi tuần.
  • Cách 2: Ngâm chung gừng (đã thái lát mỏng) cùng với mật ong và ăn. Nên dùng sau khi ăn, mỗi lần ăn 1 đến 2 lát.
  • Cách 3: Thái lát mỏng gừng rồi đem ngâm với giấm trong khoảng 1 tuần. Hằng ngày ăn khoảng 3 lát gừng. Sau khoảng 7 ngày bạn sẽ thấy có chuyển biến.

Mật ong trị bệnh trào ngược

Các axit amin, vitamin A, C, E có trong mật ong chính là chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP gây bệnh trào ngược dạ dày. Mật ong còn có tác dụng làm lành các vết thương tổn ở niêm mạc dạ dày rất tốt. Mật ong không chỉ có thể kết hợp với gừng và nghệ mà nó còn có thể dùng trực tiếp để chữa bệnh trào ngược dạ dày.

  • Cách dùng: Bạn có thể uống mật ong cùng nước ấm vào buổi sáng hoặc buổi tối sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. 

Cách chữa trị trào ngược dạ daft bằng hạt thì là

Hạt thì là vốn có tính ấm, có tác dụng giúp cân bằng khí huyết, kích thích hệ tiêu hóa. Trong hạt thì là còn chứa hợp chất Anethole, có tác dụng thư giãn cơ trơn, chống co thắt dạ dày. Vì vậy, nó làm giảm các chứng trào ngược hiệu quả hơn. 

 Bạn có thể trực tiếp dùng hạt thì là để chữa bệnh tại nhà
Bạn có thể trực tiếp dùng hạt thì là để chữa bệnh tại nhà

Cách dùng:

  • Cách 1: Bạn có thể nhai kỹ 2 thìa hạt thì là và nuốt trực tiếp. Nên dùng sau bữa ăn trưa và tối để thu được hiệu quả tốt nhất. Kiên trì dùng trong vài tuần sẽ nhận thấy bệnh có thuyên giảm.
  • Cách 2: Cho hạt thì là vào đun sôi cùng với 500ml nước và thêm 100g hạt thì là vào, để sôi trong khoảng 5 phút thì tắt bếp. Uống trước bữa ăn khoảng 30 phút và uống đều 3 lần mỗi ngày.

Trị trào ngược dạ dày bằng lá tía tô

Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô được dân gian áp dụng rộng rãi. Lá tía tô có chứa tanin và glucosid dồi dào, đi vào dạ dày, lá tía tô sẽ giúp cho lớp màng che phủ hữu ích hơn. Lá tía tô cũng làm cho vết thương mau khô se mặt, có khả năng ngăn ngừa trào ngược dạ dày.

  • Cách 1: Rửa sạch lá tía tô và dùng thêm một ít muối, giã nát, chắt lấy nước cốt và uống ngày 2 lần.
  • Cách 2: Nấu lá tía tô với nước và uống hằng ngày. Bạn cũng nên lưu ý: Không nên thay thế nước tía tô bằng nước lọc.

Chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng mẹo dân gian dễ áp dụng nhưng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể điều trị bệnh tận gốc bệnh. Vì thế, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị từ sớm, không nên điều trị tại nhà nếu bệnh không có chuyển biến trong thời gian dài hoặc có dấu hiệu nặng thêm.

Thuốc trị trào ngược dạ dày (Dược lý)

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị GERD hiệu quả không chỉ tập trung vào việc giảm triệu chứng mà còn nhằm mục đích lành tổn thương thực quản, ngăn ngừa biến chứng và duy trì sự thuyên giảm lâu dài. Dược lý đóng vai trò quan trọng trong chiến lược điều trị này, với nhiều nhóm thuốc có cơ chế tác động khác nhau.

Thuốc kháng Acid

  • Cơ chế: Trung hòa acid dạ dày, làm giảm triệu chứng ợ nóng nhanh chóng.
  • Hoạt chất thường gặp: Nhôm hydroxyd, magie hydroxyd, calci carbonat.
  • Ưu điểm: Tác dụng nhanh, dễ sử dụng, không cần kê đơn.
  • Nhược điểm: Hiệu quả ngắn hạn, không giải quyết nguyên nhân gây GERD, có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Lưu ý: Không nên dùng quá liều khuyến cáo, cần thận trọng khi sử dụng cho người suy thận.

Việc sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày cần thận trọng, tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Việc sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày cần thận trọng, tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Thuốc ức chế H2

  • Cơ chế: Giảm tiết acid dạ dày bằng cách ức chế thụ thể histamin H2.
  • Hoạt chất thường gặp: Ranitidine, famotidine, cimetidine, nizatidine.
  • Ưu điểm: Hiệu quả kéo dài hơn thuốc kháng acid, có thể mua không cần kê đơn.
  • Nhược điểm: Có thể gây tác dụng phụ như nhức đầu, tiêu chảy, táo bón.
  • Lưu ý: Cần thận trọng khi dùng cho người cao tuổi, suy gan, suy thận.

Thuốc ức chế bơm Proton (PPI)

  • Cơ chế: Ức chế mạnh mẽ bơm proton (H+/K+ ATPase), giảm tiết acid dạ dày tối đa.
  • Hoạt chất thường gặp: Omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole.
  • Ưu điểm: Hiệu quả cao nhất trong giảm tiết acid, giúp lành tổn thương thực quản, kiểm soát tốt GERD.
  • Nhược điểm: Có thể gây tác dụng phụ như nhức đầu, tiêu chảy, táo bón, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa, loãng xương (khi dùng dài hạn).
  • Lưu ý: Nên dùng trước bữa ăn 30 phút, không tự ý ngừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Prokinetic

  • Cơ chế: Tăng cường co bóp dạ dày và thực quản, giúp đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, giảm trào ngược.
  • Hoạt chất thường gặp: Metoclopramide, domperidone.
  • Ưu điểm: Hiệu quả trong giảm triệu chứng buồn nôn, nôn, đầy bụng do trào ngược.
  • Nhược điểm: Có thể gây tác dụng phụ lên hệ thần kinh trung ương như mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt.
  • Lưu ý: Thận trọng khi sử dụng cho người có tiền sử bệnh Parkinson, động kinh, suy tim.

Thuốc bảo vệ niêm mạc

  • Cơ chế: Tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc thực quản, ngăn ngừa tổn thương do acid.
  • Hoạt chất thường gặp: Sucralfate, alginate.
  • Ưu điểm: Giúp giảm đau, kích ứng niêm mạc, hỗ trợ làm lành tổn thương.
  • Nhược điểm: Hiệu quả hạn chế, thường dùng kết hợp với các thuốc khác.
  • Lưu ý: Có thể gây táo bón, cần uống nhiều nước khi sử dụng.

Phẫu thuật trào ngược dạ dày

Phẫu thuật điều trị GERD là một lựa chọn khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả mong muốn hoặc khi bệnh nhân gặp các biến chứng nghiêm trọng. Mục tiêu của phẫu thuật là tái tạo hoặc tăng cường cơ chế chống trào ngược tự nhiên của cơ thể.

Mục tiêu của phẫu thuật là tái tạo hoặc tăng cường cơ chế chống trào ngược tự nhiên của cơ thể
Mục tiêu của phẫu thuật là tái tạo hoặc tăng cường cơ chế chống trào ngược tự nhiên của cơ thể

Chỉ định phẫu thuật

  • GERD không đáp ứng với điều trị nội khoa tối ưu.
  • Biến chứng nghiêm trọng như viêm thực quản Barrett, loét thực quản, hẹp thực quản.
  • Mong muốn giảm thiểu hoặc ngừng sử dụng thuốc lâu dài.
  • Trào ngược gây ra các triệu chứng hô hấp như ho mãn tính, khàn tiếng.

Các kỹ thuật phẫu thuật

Kỹ thuật Mô tả Ưu điểm Nhược điểm
Nissen Fundoplication Quấn phần đáy vị xung quanh đoạn dưới thực quản 360 độ. Hiệu quả cao, tỷ lệ tái phát thấp. Nguy cơ khó nuốt, đầy hơi, trướng bụng.
Toupet Fundoplication Quấn đáy vị một phần (270 độ) xung quanh thực quản. Ít nguy cơ khó nuốt hơn Nissen. Hiệu quả có thể kém hơn Nissen.
LINX Reflux Management System Đặt vòng từ tính xung quanh đoạn dưới thực quản. Ít xâm lấn, phục hồi nhanh. Chi phí cao, chưa có dữ liệu dài hạn về hiệu quả.
Phẫu thuật qua nội soi (laparoscopic) Thực hiện qua các lỗ nhỏ trên thành bụng. Ít đau, ít biến chứng, thời gian phục hồi nhanh. Đòi hỏi kỹ thuật cao, có thể chuyển sang mổ mở nếu khó khăn.
Phẫu thuật mổ mở (open) Rạch một đường lớn trên thành bụng để tiếp cận thực quản. Không giới hạn kỹ thuật, có thể xử lý các trường hợp phức tạp. Đau nhiều hơn, thời gian phục hồi lâu hơn, nguy cơ biến chứng cao hơn.

Quy trình phẫu thuật

  • Chuẩn bị: Đánh giá toàn diện, nội soi thực quản dạ dày, các xét nghiệm cần thiết.
  • Gây mê: Toàn thân.
  • Tiến hành phẫu thuật: Tùy thuộc vào kỹ thuật được lựa chọn.
  • Theo dõi sau mổ: Chăm sóc vết mổ, kiểm soát đau, chế độ ăn đặc biệt, tái khám định kỳ.

Lưu ý: Phẫu thuật GERD không phải là phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh vẫn có khả năng tái phát, đặc biệt ở những người không tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Trước khi quyết định phẫu thuật, người bệnh cần bàn bạc kỹ với bác sĩ về lợi ích, rủi ro và kỳ vọng trước khi quyết định phẫu thuật.

Chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y

Ngoài các phương pháp điều trị bằng Tây y đã nêu, Đông y cũng có những bài thuốc và nguyên lý riêng để hỗ trợ cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa trào ngược dạ dày.

Theo quan niệm của Đông y, trào ngược dạ dày thực quản được xem là do sự mất cân bằng âm dương, tỳ vị hư nhược, can khí uất kết, hoặc do ngoại tà xâm nhập. Vì vậy, việc điều trị tập trung vào các mục tiêu sau:

  • Kiện tỳ ích khí: Bồi bổ chức năng tỳ vị, tăng cường khả năng tiêu hóa và vận chuyển thức ăn, giảm ứ trệ.
  • Sơ can giải uất: Điều hòa khí huyết, giảm căng thẳng, stress, từ đó cải thiện chức năng tiêu hóa.
  • Thanh nhiệt tả hỏa: Làm mát cơ thể, giảm viêm loét dạ dày thực quản.
  • Hòa vị chỉ ợ: Giảm tiết acid dạ dày, làm dịu các triệu chứng ợ nóng, ợ chua.

Chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y được đánh giá an toàn, hiệu quả
Chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y được đánh giá an toàn, hiệu quả

Một số bài thuốc Đông y thường được sử dụng trong điều trị GERD bao gồm:

  • Bán Hạ Tả Tâm Thang: Ứng dụng trong trường hợp trào ngược kèm theo đau tức ngực, ợ chua, buồn nôn, thích chườm ấm.
  • Hương Sa Lục Quân Tử Thang: Dùng cho người tỳ vị hư nhược, kém ăn, mệt mỏi, đầy bụng.
  • Tiêu Dao Tán: Phù hợp với người can khí uất kết, hay cáu gắt, đau tức ngực, đau bụng kinh.
  • Gia Vị Bình Vị Tán: Tác dụng giảm đau, ợ chua, buồn nôn, thường dùng cho người có triệu chứng trào ngược dạ dày kèm theo viêm loét.

Ngoài ra, còn có nhiều bài thuốc khác được gia giảm tùy theo thể bệnh của từng người.

Một số vị thuốc thường được sử dụng trong điều trị GERD bao gồm:

  • Cam thảo: Tác dụng giảm viêm, giảm đau, bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản.
  • Hoàng liên: Thanh nhiệt giải độc, giảm viêm loét.
  • Bạch truật: Kiện tỳ ích khí, tăng cường tiêu hóa.
  • Sơn tra: Tiêu thực hóa tích, giảm ứ trệ thức ăn.
  • Mạch nha: Điều hòa tỳ vị, giảm ợ chua.

Đông y điều trị GERD không chỉ tập trung vào triệu chứng mà còn giải quyết nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng Đông y cần có sự tư vấn và theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc Đông y nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến thầy thuốc có chuyên môn để được tư vấn và kê đơn phù hợp.

Trên đây là những thông tin về cách chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này sẽ mang lại những nguồn kiến thức bổ ích, giúp bạn lựa chọn được cách chữa bệnh phù hợp nhất cho mình!


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tiêu Hóa bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan