Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trào ngược dịch mật là bệnh lý không phổ biến như trào ngược dạ dày thực quản, vốn là bệnh có liên quan đến cơ thắt thực quản và hoạt động của van môn vị nên triệu chứng đau bụng, ho khan, ợ hơi… khiến chất lượng cuộc sống và tinh thần của bệnh nhân giảm sút. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chủ quan cho rằng bệnh có tự khỏi, nhưng thực tế có phải vậy không? Nguyên nhân, phác đồ điều trị uống thuốc gì? Tham khảo ngay bài viết để tìm được câu trả lời đầy đủ nhất về trào ngược dịch mật.

Bệnh trào ngược dịch mật là gì?

Dịch mật là loại dịch có màu vàng hơi xanh, có tính kiềm, được tiết ra từ gan, dự trữ thông qua túi mật ( khoảng 700 – 800ml/ ngày) và đi vào tá tràng để thực hiện chức năng tiêu hóa, đặc biệt là chất béo.

trao-nguoc-dich-mat
Hình minh họa trào ngược dịch mật

Bởi khi dung nạp thức ăn vào thì túi mật sẽ tiến hành co bóp để vận chuyển lượng chất dịch đang dự trữ đó xuống tá tràng để tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất vitamin. Đồng thời nó cũng có khả năng kích thích tiêu hóa bằng cách tạo môi trường kiềm thích hợp tăng hoạt động của nhu động ruột.

Tuy nhiên, khi van môn vị gặp vấn đề không thể đóng kín sẽ tạo khiến cho dịch mật trào được lên dạ dày, trong trường hợp van tâm vị mở thì dịch mật cũng sẽ trào ngược lên cả thực quản. Khi tình trạng này diễn ra trong một thời gian sẽ gây nên bệnh lý trào ngược dịch mật và gây ra nhiều triệu chứng bệnh khó chịu.

Triệu chứng bệnh trào ngược dịch mật dạ dày

Trên thực tế nhiều người vẫn còn mơ hồ về những biểu hiện của bệnh trào ngược dịch mật dạ dày với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên mỗi bệnh lý đều có những dấu hiệu đặc trưng khác nhau, không hoàn toàn như nhau và mức độ nguy hiểm của bệnh cũng tùy vào từng người.

trao-nguoc-dich-mat
Ho khan cũng là biểu hiện điển hình của bệnh

Vậy nên, bất cứ ai cũng nên nắm rõ những dấu hiệu điển hình của bệnh để phân biệt rõ hơn với bệnh trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

  • Đau vùng thượng vị: Người bệnh sẽ có cảm giác bị đau tức ở phần ngực trên, có lúc thì âm ỉ có lúc lại thành từng cơn rồi cồn cào vùng ngực.
  • Buồn nôn và nôn: Dịch mật vốn có vị đắng, màu vàng xanh nên khi nôn thì sẽ nhìn rõ được chất dịch lỏng có màu như vậy và miệng sẽ có vị đắng khó chịu.
  • Ợ nóng: Người bệnh sẽ có cảm giác tức nghẹn, ăn uống không trôi, chán ăn và cảm giác tức ngực sẽ giảm dần ở vùng ức.
  • Ho khan: Lớp niêm mạc có thể sẽ bị tổn thương vì ợ, nôn nhiều gây ra biểu hiện ho khan, mất giọng.
  • Triệu chứng khác: Với những dấu hiệu điển hình của bệnh ở trên cũng đã tác động rất nhiều đến vấn đề sức khỏe, nên người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, tiêu hóa kém, giảm cân,...

Với những triệu chứng bệnh kể trên thì người bệnh nên nhanh chóng tìm đến bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được chữa bệnh kịp thời.

Triệu chứng Trào Ngược Dịch Mật phổ biến

Nguyên nhân trào ngược dịch mật dạ dày

Hiện tượng trào ngược dịch mật có tỷ lệ người mắc không cao nhưng sự tổn thương mà bệnh gây ra còn nghiêm trọng hơn nhiều so với một số bệnh về đường tiêu hóa khác.

Đa phần người bị trào ngược dịch mật là do biến chứng của một số bệnh lý khác khiến cho van môn vị bị tổn thương, gây hở và khiến dịch mật trào ngược lên thực quản. Cụ thể về một số nguyên nhân chính gây bệnh mà bạn nên biết như:

trao-nguoc-dich-mat
Bệnh trào ngược dịch mật có nhiều nguyên nhân

Do phẫu thuật:

  • Túi mật: Dựa theo kết quả nghiên cứu thì những người từng điều trị ngoại khoa liên quan đến túi mật như: sỏi mật, viêm teo túi mật hay u túi mật đều có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dịch mật cao hơn so với người bình thường.
  • Dạ dày: Đối với những người từng phẫu thuật cắt dạ dày để chữa bệnh hoặc để giảm cân thì đều có thể khiến cho van môn vị bị tổn thương, chức năng bị ảnh hưởng khiến cho việc đóng mở không đảm bảo.

Do biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:

Tượng tự vậy, bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng cũng thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh này rất cao, bởi vết viêm loét của dạ dày sẽ khiến cho trương lực của cơ hoạt động kém đi. Khi đó chức năng của dạ dày tá tràng cũng bị suy giảm và dễ dàng cho việc dịch mật bị trào ngược lên thực quản.

Do quá trình tiêu hóa thức ăn:

Nếu chúng ta ăn nhiều, quá no sẽ vượt quá khả năng tiêu hóa của dạ dày gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng và thức ăn thừa cũng sẽ bị ứ đọng lại khiến cho cơ thắt dưới thực quản chịu áp lực. Từ đó cũng khiến cho dịch mật từ dạ dày bị trào ngược lên trên thực quản gây ra tình trạng bệnh.

Trào ngược dịch mật có tự khỏi không? Bệnh nguy hiểm không?

Có một thực tế cho thấy người bệnh luôn chủ quan và cho rằng bệnh có thể tự khỏi nên không đi khám bệnh hay điều trị đúng cách cho đến khi những triệu chứng nặng hơn của bệnh xuất hiện mới bắt đầu lo lắng về mức độ nguy hiểm của bệnh.

Bệnh trào ngược dịch mật không tự khỏi nếu không sử dụng biện pháp đặc trị

Đối với bệnh thuộc loại cấp cứu nội - ngoại thì trào ngược dịch mật cũng thuộc dạng bệnh tiêu hóa không thể tự khỏi, cần phải sử dụng các biện pháp đặc trị mới có thể thuyên giảm triệu chứng. 

Thậm chí người bị bệnh nặng, thì các chuyên gia đánh giá là khó chữa, cần phải kết hợp nhiều giải pháp hỗ trợ như chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thì quá trình điều trị mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

Còn đối với những bệnh nhân thuộc mức độ nhẹ, không quá nghiêm trọng thì có đôi khi khó nhận diện được bệnh thì thường bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định chẩn đoán phù hợp để kịp thời phát hiện và chữa trị. Bởi bệnh này thường phát triển rất nhanh, không trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng.

trao-nguoc-dich-mat
Trào ngược dịch mật không nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách

Vậy bị trào ngược dịch mật có nguy hiểm không?

Tương tự với các bệnh lý khác, đây là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh. Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày trào ngược dịch mật rất khó chịu, nó khiến chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều. 

Bệnh trào ngược dịch mật có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh, thời gian xuất hiện triệu chứng và phương hướng điều trị của từng người khác nhau. Bởi sau một thời gian phát bệnh, bệnh nhân không được chữa trị đúng cách, sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng.

  • Hiện tượng trào ngược dạ dày dịch mật: Sau khi dịch mật trào lên thực quản nhiều sẽ khiến cơ thắt thực quản bị rối loạn, tình trạng trở nặng hơn khi nó diễn ra liên tục, nên sẽ gây ra tình trạng này.
  • Viêm loét chảy máu thực quản: Khi thực quản nhiều lần bị tiếp xúc với dịch mật, axit có trong thức ăn thừa trào lên cũng khiến cho thực quản bị tổn thương gây viêm loét và gây chảy máu.
  • Viêm hang vị dạ dày - trào ngược dịch mật: Không chỉ gây tổn thương đến thực quản, bệnh còn khiến hang vị bị tổn thương, tiếp xúc với dịch mật và lượng axit tiết ra nhiều, nên có thể bị viêm hang vị trào ngược dịch mật cao hơn so với người khác.
  • Viêm đường hô hấp: Với tình trạng bệnh diễn ra như vậy cũng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy bị khó thở, gây ra các bệnh liên quan đến hô hấp như viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản...
  • Hẹp thực quản: Sau khi bị tổn thương, viêm loét được lành lại sẽ hình thành các vết sẹo, gây thực quản bị thu hẹp lại, khiến thức ăn đi xuống bị cản trở hoặc tắc nghẽn, nên xuất hiện các triệu chứng khó nuốt, chèn họng...
  • Barrett thực quản: Dựa theo số liệu được thống kê Y tế thì 10 – 15% người mắc bệnh Barrett thực quản là do biến chứng của bệnh trào ngược dịch mật.
  • Ung thư thực quản: Thường thì người bệnh mắc bệnh trong thời gian dài, khoảng 10 năm thì sẽ có nguy cơ cao bị biến chứng thành ung thư.

Chẩn đoán trào ngược dịch mật

Trào ngược dịch mật đôi khi có thể khó chẩn đoán do các triệu chứng của nó có thể tương đồng với các bệnh lý tiêu hóa khác, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá bệnh sử, triệu chứng của bạn và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Bác sĩ thăm khám lâm sàng:

  • Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về tiền sử bệnh lý của bạn, bao gồm các bệnh lý về tiêu hóa, gan, mật, phẫu thuật trước đó và tiền sử dùng thuốc.
  • Bác sĩ sẽ ghi nhận các triệu chứng bạn đang gặp phải, đặc biệt chú ý đến các triệu chứng đặc trưng của trào ngược dịch mật như ợ nóng kèm theo cảm giác đắng miệng, buồn nôn hoặc nôn ra dịch màu vàng/xanh lá, ho khan, khàn giọng.
  • Bác sĩ cũng có thể hỏi về các yếu tố nguy cơ như béo phì, rối loạn nhu động dạ dày, bệnh lý về gan mật và việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPIs) lâu dài.

Khám vật lý: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bụng để kiểm tra các dấu hiệu bất thường như chướng bụng, đau bụng hoặc gan to.

Xét nghiệm:

Chẩn đoán trào ngược dịch mật yêu cầu sự phối hợp của nhiều phương pháp khác nhau để đảm bảo tính chính xác và toàn diện. Các xét nghiệm chẩn đoán chính bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể giúp loại trừ các bệnh lý khác và đánh giá chức năng gan mật tổng thể.
  • Nội soi thực quản dạ dày: Đây là một thủ thuật thường được sử dụng để chẩn đoán trào ngược dịch mật. Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ đưa một ống soi mỏng và mềm có gắn camera vào miệng, đi xuống thực quản và dạ dày để quan sát trực tiếp niêm mạc các cơ quan này. Bác sĩ có thể tìm kiếm các dấu hiệu viêm do dịch mật gây ra như niêm mạc thực quản bị đỏ, phù nề hoặc loét. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy một mẫu nhỏ niêm mạc thực quản để làm sinh thiết nhằm phân tích tế bào dưới kính hiển vi, giúp loại trừ các bệnh lý khác như viêm thực quản..
  • Theo dõi pH thực quản: Xét nghiệm này đo độ acid-base và sự thay đổi trở kháng của thực quản trong thời gian 24 giờ. Một ống mỏng được đưa qua mũi xuống thực quản, ghi lại sự thay đổi về độ pH và trở kháng khi nuốt thức ăn, dịch acid dạ dày hoặc dịch mật trào ngược lên thực quản. Mức pH tăng cao bất thường và sự xuất hiện các đợt trào ngược không kèm theo acid có thể là dấu hiệu của trào ngược dịch mật.
  • Xét nghiệm thức ăn qua đường ruột (HIDA Scan): Xét nghiệm này sử dụng một chất đánh dấu phóng xạ tiêm tĩnh mạch để theo dõi lưu lượng dịch mật từ gan đến ruột non. Máy ảnh gamma sẽ ghi lại hình ảnh của gan, túi mật và ruột non, giúp bác sĩ đánh giá xem có bất thường nào trong việc lưu trữ hoặc vận chuyển dịch mật hay không.

Các xét nghiệm khác:

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác để loại trừ các bệnh lý khác hoặc đánh giá mức độ nghiêm trọng của trào ngược dịch mật, chẳng hạn như:

  • Xét Nghiệm Capsule endoscopy: Đây là một thủ thuật nội soi không xâm lấn. Bệnh nhân nuốt một viên nang nhỏ có gắn camera, viên nang sẽ di chuyển qua đường tiêu hóa và ghi lại hình ảnh bên trong ruột non, giúp bác sĩ phát hiện các bất thường ở những vị trí mà nội soi thông thường khó quan sát.
  • Manometry thực quản: Xét nghiệm này đo áp lực của cơ thắt thực quản dưới và các cơ khác liên quan đến việc nuốt.

Đối tượng nguy cơ mắc trào ngược dịch mật

Trào ngược dịch mật có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, tuy nhiên một số yếu tố sức khỏe tiềm ẩn và thói quen sống lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này. Dưới đây là các đối tượng có nguy cơ cao bị trào ngược dịch mật:

  • Người đã từng phẫu thuật dạ dày: Phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày hoặc phẫu thuật van môn vị có thể làm thay đổi lưu lượng dịch mật và tăng nguy cơ trào ngược.
  • Người mắc bệnh béo phì: Áp lực gia tăng trong ổ bụng do béo phì có thể ảnh hưởng đến hoạt động của van môn vị.
  • Người bị rối loạn nhu động dạ dày: Tình trạng co bóp dạ dày không hiệu quả làm chậm quá trình tống thức ăn xuống ruột, tạo điều kiện cho dịch mật trào ngược.
  • Người mắc bệnh gan hoặc túi mật: Các bệnh lý về gan và túi mật có thể ảnh hưởng đến sản xuất hoặc lưu trữ dịch mật, dẫn đến trào ngược.
  • Người sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPIs) lâu dài: Thuốc này có thể làm giảm acid dạ dày, vô tình làm yếu cơ thắt thực quản dưới và tạo điều kiện cho dịch mật trào ngược.

Phòng ngừa trào ngược dịch mật

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị dứt điểm trào ngược dịch mật, nhưng việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm nhẹ triệu chứng. Dưới đây là một số biện pháp can thiệp hiệu quả:

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Người bị trào ngược dịch mật nên ăn gì cũng là vấn đề quan trọng, nó cũng nằm trong những khuyến cáo của chuyên gia trong phòng tránh và điều trị bệnh. Cụ thể về những thực phẩm nên và không nên ăn mà người bệnh nên biết như sau:

trao-nguoc-dich-mat
Chế độ ăn uống dành cho người bệnh

Nên ăn:

  • Rau củ: Đặc biệt là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A & C bởi chúng sẽ làm giảm bớt lượng axit trong dạ dày, kích thích tiêu hóa tốt hơn và loại bỏ được những triệu chứng trào ngược. Một số loại rau củ mà người bệnh trào ngược dịch mật dạ dày nên ăn: rau cải, rau bí, củ su su, rau bina, đậu ve, rau ngót, măng tây, súp lơ, dưa leo, bắp cải…
  • Chất đạm từ thịt trắng vì chúng dễ tiêu hóa như: ức gà, vịt, ngan, tôm, lợn, cá...
  • Trái cây: Chọn loại giàu vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng và bổ sung dưỡng chất còn thiếu trong cơ thể như: chuối, kiwi, táo, lựu, dưa hấu, dâu tây,….
  • Tinh bột: Bánh mì, gạo trắng, bột yến mạch, lúa mạch,… sẽ có công dụng cải thiện quá trình tiêu hóa, giúp hấp thu dưỡng chất tốt hơn và làm giảm nồng độ axit dạ dày dang dư thừa.
  • Gừng, nghệ: Chúng có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, giảm đau nên có thể cải thiện bệnh nhưng tránh sử dụng quá nhiều gây nóng ruột.

Không nên ăn:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu chất béo, đồ chiên rán nhiều vì nó khiến dạ dày phải làm việc liên tục, quá tải sẽ khiến dịch vị axit tiết ra nhiều làm bệnh nặng hơn.
  • Hoa quả chua chứa nhiều axit như quả họ nhà cam quýt… Vì dạ dày chỉ cần lượng axit vừa đủ để tiêu hóa thức ăn, nếu dư thừa sẽ khiến dạ dày tổn thương, thức ăn không tiêu hóa hết và gây triệu chứng trào ngược.
  • Thực phẩm chứa nhiều gia vị, chất phụ gia, chất bảo quản… Chúng đều là những món đồ tối kị với người bệnh tiêu hóa.

Với mong muốn có một cơ thể khỏe mạnh trở lại thì người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng với chỉ định của bác sĩ trong phác đồ điều trị, cùng với đó là việc ăn uống kiêng khem và đảm bảo khoa học nhất.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Bỏ thuốc lá: Các chất có trong thuốc lá làm yếu cơ thắt thực quản dưới, đồng thời kích thích sản xuất dịch vị acid ở dạ dày. Điều này làm tăng nguy cơ trào ngược dịch acid và dịch mật.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng thần kinh [stress] có thể làm nặng thêm triệu chứng trào ngược dịch mật. Các phương pháp quản lý căng thẳng hiệu quả bao gồm: yoga, thiền định, hít thở sâu.
  • Tránh mặc quần áo quá bó sát: Quần áo bó sát vùng bụng có thể làm tăng áp lực ổ bụng và gây trào ngược dịch mật.
  • Ngừng uống rượu bia: Rượu bia làm giãn cơ thắt thực quản dưới và kích thích sản xuất dịch acid dạ dày, tạo điều kiện cho dịch mật trào ngược.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Trào ngược dịch mật không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu bạn cần chú ý và nên đi gặp bác sĩ ngay:

  • Triệu chứng kéo dài và nặng hơn: Nếu bạn bị ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, hoặc đau thượng vị kéo dài mà không có dấu hiệu giảm, bạn nên đi khám bác sĩ.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Sụt cân đột ngột mà không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, trong đó có trào ngược dịch mật.
  • Khó nuốt hoặc cảm giác mắc nghẹn: Nếu bạn cảm thấy khó nuốt hoặc cảm giác như có thứ gì đó mắc nghẹn ở cổ, đây có thể là dấu hiệu của trào ngược dịch mật hoặc các vấn đề khác về thực quản.

Phương pháp chẩn đoán và phác đồ điều trị trào ngược dịch mật

Để ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm như vậy thì ngay khi bạn vừa có dấu hiệu của bệnh thì nên đi chẩn đoán để có phác đồ điều trị trào ngược dịch mật kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán xác định bệnh trào ngược dịch mật

Hiện nay, có 3 phương pháp phổ biến được dùng để chẩn đoán bệnh chính xác, cụ thể như sau:

trao-nguoc-dich-mat
Nội soi để chẩn đoán bệnh chính xác

  • Nội soi: Bác sĩ sẽ đưa một thiết bị y khoa (ống, mỏng, linh hoạt) có gắn camera truyền vào cổ họng đi xuống từ tá tràng trào qua lỗ môn vị, để quan sát được toàn bộ thực quản và dịch mật. Từ đó xác định được mức độ thương tổn nặng nhẹ ra sao.
  • Thử nghiệm Acid Ambulatory: Thường biện pháp này không được sử dụng nhiều như nội soi vì phải đi qua đường mũi luồn vào thực quản. Tuy nhiên bằng cách sử dụng đầu dò acid của phương pháp này thì bác sĩ sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định được khoảng thời gian mà acid dạ dày đi vào thực quản
  • Đo lường độ pH: Biện pháp này được áp dụng cả trong xét nghiệm trào ngược dạ dày, việc chẩn đoán bằng cách này sẽ giúp bác sĩ đo lường lượng chất lỏng trào ngược. Từ đó biết được mức độ nặng nhẹ của bệnh để có hướng điều trị đúng.

Phác đồ điều trị bệnh dịch mật trào ngược

Sau khi có kiến thức về các phương pháp chẩn đoán thì người bệnh cũng cần biết phác đồ điều trị thường sẽ được bác sĩ đưa ra thế nào và trào ngược dịch mật uống thuốc gì để chữa bệnh?

Sử dụng thuốc chữa trào ngược dịch mật

Một số nhóm thuốc điều trị trào ngược dịch mật thường được bác sĩ chỉ định nhiều như:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Đây là thuốc đặc trị chứng trào ngược, một số tên thuốc: Rabeprazole (30mg/ lần/ ngày), Lansoprazole (20mg/ lần/ ngày), Omeprazole (20mg/ ngày).
  • Thuốc làm giảm dịch mật ra khỏi dạ dày: Cisaprid (10mg/ lần, 4 lần/ngày), Questran (tùy từng người bệnh) và Colestid (2 g/ngày, tối đa 16 g/ngày)..
  • Thuốc làm giảm triệu chứng đau bụng, buồn nôn: Ursodeoxycholic (8-12 mg/kg/ngày chia 2-3 lần, tùy từng người bệnh).

Tuy nhiên, thuốc Tây vốn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, nguy hiểm nên người bệnh không tự ý sử dụng thuốc hoặc dùng sai với chỉ định của bác sĩ. Để điều trị bệnh hiệu quả, ngăn ngừa những biến chứng từ thuốc thì bệnh nhân cần tuân thủ đúng với những chỉ định trong phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.

Can thiệp ngoại khoa

Đối với những người bệnh không thể chữa bằng thuốc hoặc sử dụng thuốc trị một thời gian không có sự thuyên giảm, nặng hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa.

trao-nguoc-dich-mat
Phương pháp điều trị bệnh

Phẫu thuật biến dạng (tỷ lệ thành công cao): 

Tỷ lệ chữa khỏi đạt 50 – 90% trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân đã từng phẫu thuật dạ dày để loại bỏ pylorus. Phương pháp này sẽ tạo một kết nối mới trong hệ tiêu hóa, để thoát nước mật ở xa ruột non. 

Quy trình thực hiện phẫu thuật hoặc nội soi (tùy từng bệnh nhân): Đánh giá thương tổn, xác định vị trí nối tắt, làm miệng nối, lau sạch ổ bụng, đóng thành bụng. Sau đó theo dõi tình trạng trong 24 giờ đầu và bệnh nhân cần phải.

Phương pháp chống trào ngược - tạo van chống trào ngược:

Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật chuyên môn để khắc phục khả năng co thắt của vòng thực quản từ đó cũng hạn chế được những lần dịch mật trào lên. Phẫu thuật đến trình độ, kỹ năng chuyên môn rất cao nên người bệnh cần chọn nơi uy tín để thực hiện.

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh sau điều trị

Sau điều trị, bệnh nhân cũng cần phải có thời gian phục hồi và bệnh vẫn có thể tái phát nên bất cứ người bệnh nào cũng cần tuân thủ theo những lời chỉ định của bác sĩ về chăm sóc và dự phòng như sau:

  • Hạn chế ăn đồ chua cay, chiên xào, đồ chế biến đóng gói (hộp).
  • Chia nhỏ bữa ăn, để tránh ăn quá no mà vẫn không khiến bị đói bụng.
  • Sau khi vừa ăn xong không vận động mạnh hay nằm.
  • Dừng sử dụng đồ uống có cồn, gas hoặc cafein và bỏ hút thuốc lá.
  • Thực hiện lối sống khoa học: Ngủ đúng giờ, đủ giấc và ăn đúng bữa, không ăn và ngủ muộn; cân bằng thời gian giữa công việc, tập luyện thể dục và nghỉ ngơi. Đặc biệt không để bản thân bị stress hay lo âu kéo dài. 

Dược liệu chữa bệnh

Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, một số dược liệu tự nhiên cũng có thể hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng trào ngược dịch mật và cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng dược liệu cần có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số dược liệu tiềm năng:

  • Nhân sâm: Một dược liệu quý giá được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Nhân sâm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ điều trị tiểu đường.
  • Nghệ: Nghệ chứa hoạt chất curcumin, có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa. Nghệ thường được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày và các bệnh lý viêm khớp.
  • Gừng: Gừng có tác dụng giảm buồn nôn, chống viêm và cải thiện tiêu hóa. Gừng thường được sử dụng để điều trị cảm lạnh, buồn nôn do mang thai, và các vấn đề tiêu hóa.
  • Lá hẹ: Lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Lá hẹ thường được sử dụng để điều trị ho, viêm họng, và các bệnh lý về hô hấp.
  • Cam thảo: Cam thảo có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, bảo vệ gan. Cam thảo thường được sử dụng để điều trị viêm họng, viêm loét dạ dày, và các bệnh lý về gan.

Ưu điểm

  • Nguồn gốc tự nhiên: Dược liệu có nguồn gốc từ tự nhiên, thường ít gây tác dụng phụ nghiêm trọng so với thuốc hóa học. Đây là một điểm mạnh lớn, đặc biệt đối với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc không dung nạp được thuốc tổng hợp.
  • Lịch sử sử dụng lâu dài: Nhiều loại dược liệu đã được sử dụng hàng ngàn năm trong y học cổ truyền, với nhiều bằng chứng về hiệu quả và độ an toàn. Các dược liệu như nhân sâm, nghệ và cam thảo đều có lịch sử sử dụng lâu đời và được ghi nhận trong nhiều tài liệu y học cổ truyền.
  • Tính đa dụng: Nhiều dược liệu có tác dụng đa dụng, có thể điều trị nhiều triệu chứng và bệnh lý khác nhau. Ví dụ, nghệ không chỉ giúp chống viêm mà còn hỗ trợ tiêu hóa và chống oxy hóa.
  • Tăng cường sức khỏe toàn diện: Dược liệu không chỉ giúp điều trị bệnh mà còn có tác dụng phòng ngừa và tăng cường sức khỏe tổng thể. Sử dụng dược liệu đều đặn có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch, tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch.
  • Chi phí hợp lý: So với nhiều loại thuốc tây, dược liệu thường có giá thành hợp lý hơn và dễ tiếp cận đối với nhiều người. Điều này đặc biệt hữu ích ở các vùng nông thôn hoặc những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả chậm: Một trong những nhược điểm lớn nhất của dược liệu là hiệu quả thường chậm hơn so với thuốc tây. Điều này đòi hỏi người dùng phải kiên nhẫn và sử dụng dược liệu trong thời gian dài mới thấy rõ kết quả.
  • Thiếu kiểm soát chất lượng: Dược liệu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như điều kiện trồng trọt, thu hái và bảo quản. Nếu không được kiểm soát chất lượng tốt, dược liệu có thể chứa tạp chất hoặc các chất gây hại.
  • Nguy cơ tương tác thuốc: Dược liệu có thể tương tác với thuốc tây hoặc các loại dược liệu khác, dẫn đến các tác dụng không mong muốn hoặc giảm hiệu quả điều trị. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng dược liệu cùng với các loại thuốc khác.
  • Tác dụng phụ tiềm ẩn: Dù dược liệu thường an toàn, nhưng vẫn có thể gây ra tác dụng phụ đối với một số người. Ví dụ, nhân sâm có thể gây cao huyết áp hoặc mất ngủ nếu dùng quá liều.

Dược liệu đóng vai trò quan trọng trong y học cổ truyền và ngày càng được y học hiện đại công nhận về hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, để sử dụng dược liệu an toàn và hiệu quả, cần có sự hướng dẫn của các chuyên gia và tuân thủ đúng cách sử dụng. Hiểu biết sâu sắc về dược liệu và cách ứng dụng của chúng sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về bệnh trào ngược dịch mật, hy vọng đã giúp bạn có nhiều kiến thức trong phòng và chữa bệnh. Hãy đến ngay bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh uy tín ngay khi cơ thể đưa ra những dấu hiệu bệnh để sớm điều trị và loại bỏ nguy cơ bị biến chứng về sau.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Trào ngược dạ dày ở bà bầu là bệnh lý phổ biến khi mang thai, mẹ bầu khó chịu, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị. Trong bài viết dưới đây Tapchidongy.org sẽ cung cấp thông tin các bài thuốc điều trị cũng như những biểu hiện của bệnh.  Định nghĩa Trào ngược dạ dày, hay còn gọi là...
Khám và điều trị trào ngược dạ dày ở đâu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân hiện nay. Bởi lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ tay nghề cao giúp điều trị bệnh hiệu quả và đảm bảo an toàn. Bài viết dưới đây cung cấp Top 11+ cơ sở y tế giúp người bệnh năm...

Trào ngược dạ dày gây khó thở là dấu hiệu cho thấy căn bệnh của bạn đã tiến triển nặng, có thể liên quan đến các bệnh lý như co thắt phế quản, viêm phổi hít và các biến chứng hô hấp nghiêm trọng khác. Có nhiều nguyên nhân gây khó thở do trào ngược dạ dày. Trong đó, các nguyên nhân có thể xuất phát từ cơ chế phản xạ tự nhiên hoặc sự tổn thương của đường hô hấp.

Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Theo đó, nếu bệnh không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thực quản, loét thực quản, hẹp thực quản, thậm chí là ung thư thực quản. Do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế là rất quan trọng để ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Trào Ngược Dịch Mật bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan