Viêm dạ dày HP là bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến, nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn HP tấn công và tổn thương niêm mạc dạ dày. Vậy viêm dạ dày HP có nguy hiểm không, cách điều trị ra sao?
Viêm dạ dày HP là gì? Các loại bệnh viêm dạ dày HP
Viêm dạ dày HP là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dẫn đến xuất hiện cơn đau dạ dày, nóng rát vùng thượng vị, suy nhược cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, viêm dạ dày được chia thành viêm dạ dày HP dương tính và âm tính.
Viêm dạ dày HP dương tính
Viêm dạ dày HP (Helicobacter Pylori) hay còn gọi là viêm dạ dày HP k29, viêm dạ dày HP dương tính. Khi vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể và sinh sôi quá mức, chúng sẽ tấn công lớp niêm mạc dạ dày, gây ra tình trạng viêm loét.
Vi khuẩn HP là loại vi xoắn khuẩn, có khả năng sống và phát triển trong môi trường axit trong dạ dày. Vi khuẩn này, không có sẵn trong dạ dày mà chủ yếu xâm nhập vào cơ thể thông qua ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.
Theo thống kê, ở Việt Nam có đến 70% dân số nhiễm vi khuẩn HP, tuy nhiên không phải tất cả trường hợp bị viêm dạ dày. Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể sẽ nằm im, không hoạt động và không gây hại. Hơn nữa, khi gặp điều kiện thuận lợi như thói quen sinh hoạt không lành mạnh, hệ miễn dịch suy giảm, vi khuẩn phát triển mạnh tổn thương niêm mạc và dẫn đến viêm dạ dày.
Tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày ung thư thậm chí là nguy cơ tử vong cao. Hơn nữa vi khuẩn HP có khả năng kháng thuốc cao nên người bệnh cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Viêm dạ dày HP âm tính
Viêm dạ dày không do vi khuẩn HP là một dạng viêm dạ dày mà không có sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống thiếu cân bằng, tiêu thụ nhiều rượu bia và các chất kích thích, sử dụng quá mức thuốc kháng sinh, cũng như do căng thẳng kéo dài. Người bệnh xuất hiện triệu chứng khó tiêu, buồn nôn, chán ăn, không ngon miệng, đau tại vùng thượng vị,...
Vậy viêm dạ dày HP âm tính có nguy hiểm không? So với viêm dạ dày HP dương tính, viêm dạ dày HP âm tính mức độ nhẹ, diễn biến chậm và điều trị đơn giản hơn. Nguyên nhân gây phần lớn do chế độ ăn uống không khoa học, lạm dụng thuốc kháng sinh giảm đau, sử dụng rượu bia hay căng thẳng stress kéo dài.
Tuy nhiên người bệnh chủ quan, không điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến hẹp môn vị, loét dạ dày tá tràng, thủng dạ dày. Bệnh tật không chỉ làm cho cơ thể trở nên yếu ớt và suy kiệt mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của người mắc phải.
Dấu hiệu viêm dạ dày HP là gì
Người bệnh nhận biết một số triệu chứng phổ biến của bệnh như:
- Đau nóng rát vùng thượng vị, cơn đau có thể đau quặn, hoặc âm ỉ kéo dài
- Xuất hiện cảm giác buồn nôn, kể cả khi trong dạ dày không có thức ăn,
- Xuất hiện ợ hơi, ợ chua, đầy bụng
- Cơ thể mệt mỏi chán ăn
- Sút cân không lý do
Ngoài ra phụ thuộc vào cơ địa và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác và tần suất thường xuyên hơn. Theo chuyên gia khuyến cáo cần đi khám bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng:
- Nôn ra máu, đi đại tiện có máu
- Chán ăn và cảm giác khó nuốt khi ăn
- Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu
- Xuất hiện cơn đau dữ dội
Hơn nữa ở một số đối tượng đặc biệt xuất hiện dấu hiệu
- Trẻ em: Bé có biểu hiện khóc nhiều, buồn nôn, mệt mỏi cơ thể, và phát triển chậm.
- Phụ nữ mang thai: Xuất hiện các cơn đau ở phần giữa và phía trên của bụng, với cảm giác đau âm ỉ.
- Phụ nữ sau sinh: Mẹ sau sinh bị chướng bụng, căng tức vùng ngực và trào ngược dạ dày thực quản.
Người bệnh cần nhận biết dấu hiệu viêm dạ dày để có thể điều trị sớm và đúng cách.
Nguyên nhân viêm viêm dạ dày HP
Nguyên nhân chính dẫn đến viêm dạ dày HP là do vi khuẩn HP, vi khuẩn này xâm nhập tấn công niêm mạc dạ dày và kích thích dạ dày bài tiết axit dẫn đến tổn thương và viêm loét niêm mạc.
Đến nay chưa có chứng minh khoa học xác định được nguyên nhân khiến dạ dày nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên vi khuẩn này dễ dàng lây nhiễm qua con đường miệng, đường phân, một số dụng cụ y tế thăm khám hoặc qua thức ăn nước uống. Do đó người bệnh dễ dàng vị viêm dạ dày do vi khuẩn Hp khi:
- Nơi ở bị ô nhiễm: môi trường sống không đảm bảo vệ sinh tạo điều kiện vi khuẩn phát triển và nguy cơ mắc bệnh cao
- Sống cùng người bệnh bị đau dạ dày do nhiễm HP
- Thực phẩm, nước uống không đảm bảo an toàn thực phẩm vệ sinh
Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây tạo điều kiện cho vi khuẩn này phát triển và viêm dạ dày như:
- Hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn này phát triển và tấn công niêm mạc dạ dày, hinh ổ viêm loét.
- Người bệnh lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau gây hại niêm mạc dạ dày
- Chế độ ăn uống không khoa học, sử dụng rượu bia nhiều
- Áp lực công việc và căng thẳng stress kéo dài
- Trong gia đình từng có người bệnh nhiễm vi khuẩn HP
Viêm dạ dày HP có nguy hiểm không?
Theo chuyên gia khuyến cáo, viêm dạ dày HP dễ dàng khắc phục nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Ngược lại người bệnh chủ quan có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như:
- Loét dạ dày tá tràng: Tình trạng bệnh kéo dài, vi khuẩn HP xâm nhập, tổn thương niêm mạc dạ dày và xuất hiện ổ viêm loét.
- Hẹp môn vị: Môn vị nằm giữa dạ dày và ruột non với vai trò vận chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Tình trạng bệnh nghiêm trọng dẫn đến hẹp môn vị, tồn đọng thức ăn trong dạ dày, gây chướng bụng, buồn nôn, đau bụng kéo dài
- Viêm phúc mạc: Vi khuẩn HP tấn công niêm mạc bụng, người bệnh xuất hiện cơn đau âm ỉ kéo dài, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa
- Thủng dạ dày: Ổ viêm loét dạ dày nghiêm trọng dẫn đến thủng dạ dày. Người bệnh bị cơn đau dữ dội, thở mạnh, cơ thể mệt mỏi,... kho đó cần đi khám và điều trị kịp thời
- Xuất huyết tiêu hóa: Trường hợp người bệnh xuất huyết dạ dày khi niêm mạc dày bị tổn thương dẫn đến chảy máu. Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài ra máu, buồn nôn,...
- Ung thư dạ dày: Theo thống kê, viêm dạ dày do vi khuẩn HP làm tăng nguy cơ ung thư gấp 2-6 lần, khi tế bào dạ dày bị biến đổi cấu trúc chuyển sang tế bào ác tính gây ung thư.
Chẩn đoán viêm dạ dày HP bằng cách nào?
Nhận biết dấu hiệu của bệnh, người bệnh tiến hành đến cơ sở y tế để thăm khám. Tại đây, bệnh nhân được tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP và mức độ nghiêm trọng của bệnh
- Xét nghiệm máu: Phương pháp này nhận biết vi khuẩn HP do lượng hồng cầu giảm xuống. Tuy nhiên không mang đến kết quả chính xác nên không được sử dụng phổ biến
- Kiểm tra phân và nước bọt: Đây là phương pháp để xác định sự hiện diện của vi khuẩn HP trong phân hoặc nước bọt.
- Test hơi thở: Người bệnh thổi hơi vào thiết bị để chẩn đoán có vi khuẩn HP hay không. Trước đó bạn được bác sĩ cho uống dung dịch ure (c13 hoặc c14).
- Nội soi: Nội soi là một kỹ thuật giúp nhận diện chính xác các ổ viêm trong dạ dày. Thêm vào đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu mô sinh thiết từ bệnh nhân để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Dựa trên kết quả này, bác sĩ có thể xây dựng phác đồ điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân.
Đối tượng có nguy cơ mắc viêm dạ dày HP
- Người sống trong môi trường đông đúc, nhiều người: HP lây truyền qua đường tiêu hóa do tiếp xúc với nước bọt, phân hoặc thức ăn, đồ uống bị nhiễm khuẩn.
- Thường xuyên ăn uống không vệ sinh: Chế biến thực phẩm không đảm bảo an toàn, ăn rau sống, hoa quả chưa rửa sạch sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP.
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Việc dùng chung bát đũa, khăn mặt với người nhiễm HP có thể khiến bạn bị lây nhiễm.
- Thường xuyên căng thẳng, stress: Căng thẳng kéo dài có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn HP tấn công niêm mạc dạ dày.
- Hút thuốc lá: Thuốc lá làm tăng acid dạ dày và giảm sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn HP phát triển.
- Người thường xuyên sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Các thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen có thể làm suy yếu lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho vi khuẩn HP tấn công.
Biện pháp khắc phục và phòng tránh viêm dạ dày HP
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây giúp hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh như:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý nên bổ sung thực phẩm chống viêm, trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu tinh bột. Bên cạnh đó hạn chế thực phẩm nhiều axit, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều đường.
- Người bệnh nên ăn chín, uống sôi, tránh món ăn sống như gỏi, nộm,.. khiến tiêu chảy và ổ viêm loét nghiêm trọng hơn.
- Bệnh nhân cần đi thăm khám điều trị sớm và đúng cách, phòng ngừa bệnh diễn biến nguy hiểm. Không được tự ý dùng thuốc, dừng thuốc đột ngột hoặc kết hợp thuốc Đông y và Tây y mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Giữ không gian thông thoáng, sạch sẽ phòng ngừa bệnh lan truyền hiệu quả.
- Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác.
- Việc duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp nâng cao thể chất và ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả.
- Vi khuẩn HP khả năng kháng thuốc cao nên người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ viêm dạ dày HP kéo dài trên 2 tuần, hoặc các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Nôn ra máu
- Phân đen
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Khó nuốt
Hãy lập tức đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Viêm dạ dày HP nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như loét dạ dày, tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày.
Điều trị viêm dạ dày HP dương tính
Theo chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nhận biết dấu hiệu và điều trị bệnh sớm đúng cách. Tình trạng bệnh kéo dài diễn biến nghiêm trọng, khó điều trị. Các phương pháp được sử dụng phổ biến như:
Thuốc trị viêm dạ dày HP - Thuốc Tây y
Vi khuẩn HP có khả năng kháng thuốc kháng sinh cao do đó bệnh nhân được bác sĩ kê đùng phác đồ kết hợp 2 thuốc trở nên. Các phác đồ điều trị tiêu diệt vi khuẩn HP phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương và kiểm soát triệu chứng của bệnh hiệu quả được sử dụng phổ biến như:
Phác đồ điều trị viêm dạ dày HP phối hợp 3 thuốc
Phác đồ này được sử dụng với trường hợp người bệnh điều trị lần đầu, liều trình có thể kéo dài từ 10-14 ngày phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Phác đồ số 1:
- Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc được sử dụng phổ biến nhất là Omeprazol với tác dụng bài tiết axit trong dạ dày. Sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi ngày 1 viên
- Thuốc Amoxicillin đây là thuốc kháng sinh, sử dụng 2 lần/ ngày mỗi ngày 1g
- Thuốc Clarithromycin đây là nhóm thuốc kháng sinh nhóm macrolid, bạn sử dụng 1g/ lần, 2 lần/ ngày
Phác đồ điều trị số 2
- Thuốc ức chế bơm proton: Sử dụng 1 viên/ lần, 2 lần/ ngày
- Thuốc Amoxicillin sử dụng 2 lần/ ngày mỗi lần 1g
- Thuốc kháng sinh Metronidazol sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi lần 500mg
Phác đồ điều trị viêm dạ dày HP 4 thuốc
Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định điều trị phác đồ 4 thuốc với trường hợp người bệnh sử dụng phác đồ 3 thuốc nhưng không mang đến hiệu quả. Hoặc người bệnh dùng thuốc clarithromycin nhưng không đáp ứng được.
Phác đồ 4 thuốc được nhiều bệnh nhân sử dụng như:
Phác đồ số 1
- Thuốc ức chế bơm proton PPI: Sử dụng 2 lần/ ngày
- Thuốc Tinidazole sử dụng 2 lần/ ngày mỗi lần 500mg
- Thuốc Metronidazol sử dụng 2 lần/ ngày mỗi lần 500mg
- Thuốc Bismuth: sử dụng 2 lần/ ngày mỗi lần 2 viên
Phác đồ số 2
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Sử dụng 2 lần/ ngày
- Thuốc kháng sinh amoxicillin: Sử dụng 2 lần/ ngày và 1g/ lần
- Thuốc Clarithromycin: Sử dụng 2 lần/ ngày và mỗi lần 500mg
- Thuốc Metronidazol: Sử dụng 2 lần/ ngày và mỗi lần 500mg
Tương tự phác đồ điều trị 3 thuốc, phác đồ điều trị 4 thuốc bệnh nhân sử dụng khoảng 10-14 ngày liên tiếp theo chỉ định của bác sĩ.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày HP nối tiếp
Bệnh nhân sử dụng phác đồ điều trị nối tiếp trong 10 ngày liên tiếp trong đó
- 5 ngày đầu sử dụng điều trị bằng 2 thuốc: thuốc Amoxicillin và thuốc ức chế bơm proton
- Trong 5 ngày cuối sử dụng thuốc ức chế bơm proton và thuốc Clarithromycin, Tinidazole
Phác đồ viêm dạ dày HP cứu vãn
Bệnh nhân được sử dụng phác đồ điều trị cứu vãn khi điều trị phác đồ điều trị nối tiếp thất bại. Các phác đồ được sử dụng phổ biến như:
- Thuốc ức chế proton (PPI) kết hợp với Rifabutin và Levofloxacin
- Thuốc ức chế proton (PPI) kết hợp với thuốc Rifabutin và Amoxicillin
- Thuốc ức chế proton (PPI) kết hợp với thuốc Bismuth, Doxycycline và Amoxicillin
- Thuốc ức chế proton (PPI) kết hợp với thuốc Bismuth, thuốc Amoxicillin và Tetracycline
- Thuốc ức chế proton (PPI) kết hợp với thuốc Amoxicillin và Furazolidone
- Thuốc ức chế proton (PPI) kết hợp với thuốc Amoxicillin và Levofloxacin
- Thuốc ức chế proton (PPI) kết hợp với thuốc Bismuth và Furazolidone, Tetracycline
- Thuốc ức chế proton (PPI) kết hợp với thuốc Amoxicillin (liều cao 1g/ lần và sử dụng 3 lần/ngày)
Phác đồ điều trị trên mang tính chất tham khảo, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. Hơn nữa, thuốc tây chứa nhiều tác dụng phụ, bạn cần tham vấn y khoa trước khi sử dụng, phòng tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe
Thuốc chữa viêm dạ dày HP từ Đông y - Sơ can Bình vị tán
Sơ can Bình vị tán là một trong những bài thuốc Đông y điều trị viêm dạ dày tốt nhất hiện nay. Với tinh chất 100% thảo dược tự nhiên: đương quy, tam thất, mai mực, bạch thược, bồ công anh,... đảm bảo an toàn, không chứa tác dụng điều trị viêm dạ dày hiệu quả.
Bài thuốc với 3 chế phẩm:
- Sơ can Bình vị tán - Viêm loét HP: Với tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn HP giảm đau chống viêm và phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương hiệu quả
- Sơ can Bình vị - trào ngược: Cải thiện triệu chứng, ợ hơi, ợ chua, phục hồi vết loét niêm mạc dạ dày
- Cao bình vị: Thanh nhiệt giải độc, phục hồi vết loét bị tổn thương, giảm triệu chứng bệnh và nâng cao sức khỏe của người bệnh
Sự kết hợp hoàn hảo của 3 chế phẩm giúp điều trị căn nguyên của bệnh, triệu chứng được cải thiện, nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát. Chỉ sau liệu trình 1-3 tháng, bệnh được chấm dứt. Hơn nữa so với bài thuốc Đông y khác, thuốc được điều chế viên hoàn, cao mềm không cần sắc, dễ dàng sử dụng.
Bài thuốc dân gian trị HP gây viêm dạ dày
Bài thuốc dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên, với công thức từ xa xưa lưu truyền qua nhiều đời hỗ trợ điều trị viêm dày HP và không chứa tác dụng phụ. Một số bài thuốc được sử dụng phổ biến như:
Cây chè dây- chữa viêm dạ dày HP
Người bệnh sử dụng lá chè dây rửa sạch và sao khô, sau đó sắc lên và sử dụng. Trong chè dây chứa hoạt chất tanin và flavonoid tiêu diệt vi khuẩn HP, chống viêm phục hồi ổ viêm loét
Bài thuốc từ lá mơ
Sử dụng lá mơ rửa sạch, xay nhuyễn với khoảng 200ml nước chắt lấy nước và đun sôi. Khi sử dụng bện nên thêm chút muối, hỗn hợp giúp tiêu viêm và tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày.
Bài thuốc từ nghệ
Trong nghệ chứa hoạt chất curcumin tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, chống oxy hóa ức chế hoạt động của vi khuẩn HP hiệu quả. Sử dụng bột nghệ kết hợp mật ong sử dụng trực tiếp hoặc pha với nước ấm.
Bài thuốc dân gian được sử dụng với trường hợp nhẹ, mới khởi phát, với trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng không mang đến hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó bài thuốc chưa được chứng minh khoa học nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Dược liệu hỗ trợ điều trị viêm dạ dày HP
Việc điều trị viêm dạ dày HP chủ yếu dựa trên phác đồ kháng sinh do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Tuy nhiên, một số dược liệu tự nhiên có thể được sử dụng song song để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng và đẩy nhanh quá trình hồi phục của niêm mạc dạ dày. Lưu ý rằng các dược liệu này chỉ đóng vai trò hỗ trợ, không thể thay thế thuốc điều trị.
Dưới đây là một số dược liệu thường dùng hỗ trợ điều trị viêm dạ dày HP, cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ:
- Mộc Hương: Hoạt chất chính trong Mộc hương là tinh dầu dễ bay hơi, chứa linalool, α-terpineol và geraniol. Mộc hương có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, kích thích dịch mật, giúp nhuận tràng và giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, thường gặp trong viêm dạ dày HP.
- Nghệ Vàng: Curcumin là hoạt chất chính trong củ Nghệ vàng, được biết đến với nhiều tác dụng dược lý quý. Curcumin có đặc tính chống viêm, giảm đau và hỗ trợ làm lành vết loét. Các nghiên cứu cho thấy curcumin có thể giúp giảm viêm nhiễm do vi khuẩn HP và cải thiện các triệu chứng của viêm dạ dày.
- Lá Khổ Sâm: Dược liệu chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Theo y học cổ truyền, Lá Khổ Sâm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ giảm viêm loét dạ dày. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng cho thấy tác dụng kháng khuẩn của Lá Khổ Sâm đối với một số vi khuẩn đường tiêu hóa, trong đó có vi khuẩn HP.
Phối hợp điều trị bằng thuốc theo phác đồ của bác sĩ cùng việc sử dụng các dược liệu hỗ trợ hợp lý sẽ giúp cải thiện triệu chứng viêm dạ dày HP hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Bài viết cung cấp thông tin về viêm dạ dày HP, do dó người bệnh không nên chủ quan cần đi thăm khám và điều trị sớm. Bên cạnh đó, cần biện pháp chăm sóc, chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Trước khi nội soi dạ dày, bạn cần nhịn ăn để dạ dày trống rỗng, giúp quá trình nội soi diễn ra an toàn và chính xác hơn. Thời gian nhịn ăn thường là từ 6 đến 8 giờ trước khi thực hiện thủ thuật.
Nội soi dạ dày là phương pháp an toàn và phổ biến, nhưng vẫn có thể gây ra một số khó chịu và rủi ro nhỏ như đau họng, buồn nôn, hoặc tổn thương nhẹ niêm mạc dạ dày. Các biến chứng nghiêm trọng như thủng đường tiêu hóa hay dị ứng thuốc gây mê rất hiếm gặp. Việc thực hiện nội soi đúng cách, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, sẽ giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro này.
Để xét nghiệm vi khuẩn HP một cách chính xác và uy tín, bạn có thể thực hiện tại các cơ sở y tế hàng đầu như bệnh viện Bạch Mai, Đại học y Hà Nội, bệnh viện E, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhiệt Đới, bệnh viện Nhân dân 115. Các bệnh viện này nổi bật với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, đảm bảo chất lượng dịch vụ và kết quả xét nghiệm chính xác.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!