Trái nhàu khô có rất nhiều công dụng chữa bệnh trong Đông y. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến loại quả này và cách dùng để trị bệnh. Trong bài viết này, Tạp chí Đông y sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn đọc thông tin về đặc điểm, công dụng, giá bán và nơi cung ứng trái nhàu khô chất lượng.
Đặc điểm mô tả
Trái nhàu khô thực chất là quả nhàu tươi đã được sấy hoặc phơi khô. Cây nhàu được khoa học mô tả bằng những thông tin sau:
- Tên dược liệu: Cây nhàu.
- Tên gọi khác: Cây Noni, cây Nhàu núi, cây Dâu Ấn Độ, cây Dâu bãi biển,…
- Tên gọi theo khoa học: Morinda Citrifolia, họ Cafe – Rubiaceae.
Cây nhàu thuộc nhóm thực vật thân gỗ, sống lâu năm, mọc thẳng đứng. Các bộ phận chính của cây có những đặc điểm cụ thể dưới đây:
- Thân cây có chiều cao trung bình từ 4 đến 8m. Bao gồm thân chính, cành non mập và cành già. Cành nhàu non có màu xanh, 4 cạnh rõ nét, chia rãnh, dáng vuông, vỏ ngoài nhẵn. Cành già có dáng tròn, màu nâu xám.
- Lá cây có hình bầu dục, viền lá mềm mại, chiều dài trung bình từ 15 đến 30cm, rộng 6-8cm, mọc đối xứng với nhau. Cuống lá nhàu khô chỉ dài 1 đến 2cm. Giữa 2 lá đối xứng nhau có lá nhỏ hình trái xoan, màu xanh nhạt, dài 1-2cm.
- Hoa cây nhàu mọc thành chùm ở phần kẽ lá, dạng bầu dục hơi tròn. Đế hoa màu xanh thẫm, có 3 hoặc 4 phiến. Bông nhàu có 5 cánh màu trắng, được nối với đế bằng cuống ngắn màu xanh đậm. Mùa hoa có quanh năm, nhưng nở nhiều nhất vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Quá trình kết quả diễn ra vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm.
- Quả nhàu (trái nhàu) thuộc nhóm quả hạch kép, được tạo thành từ bầu noãn và một phần lá đài của các hoa trên cụm hoa dính với nhau. Lúc còn non chúng dài 5 đến 7cm, rộng 3 đến 4cm, có màu xanh nhạt. Quả già phát triển to hơn, ngả màu hơi vàng, vỏ ngoài nhẵn bóng, có mùi hơi khai. Khi chín, thì chuyển vàng, bên trong chứa thịt quả, ăn được.
- Hạt nằm trong quả nhàu, màu nâu đen, có hình bầu dục, nhọn 1 đầu. Trong mỗi quả nhàu có chứa nhiều hạt.
Cây nhàu ưa môi trường ẩm, ưa sáng, thường phát triển cạnh ao hồ, ven sông, kênh mương… Vì vậy loại cây này chủ yếu phân bố ở vùng ôn đới và nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây nhàu được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Cách trồng, thu hoạch và bảo quản trái nhàu khô
Trái nhàu phơi khô ngày càng được ứng dụng nhiều trong chữa bệnh bằng Đông y. Do đó, chúng ta cần hiểu được cách gieo trồng, thu hoạch và bảo quản trái nhàu khô đúng cách.
Cách trồng cây nhàu
Để trồng và chăm sóc cây nhàu cần nằm được những kĩ thuật cơ bản nhất. Thời điểm trồng tốt nhất là vào mùa xuân, có mưa phùn, ẩm ướt. Các bước trồng cây nhàu được thực hiện như sau:
Chọn hạt để ươm: Chọn cây giống, hạt giống là công đoạn mang tính chất quyết định đến thành bại của việc trồng cây. Hạt giống nên tìm ở những cây nhàu trưởng thành, có chất lượng quả tốt. Cách lấy hạt giống như sau:
Tách hạt từ quả nhàu khô:
- Ủ trái nhàu khô trong 2 đến 3 ngày.
- Đem phơi dưới nắng không quá gắt.
- Sau 2 ngày phơi nắng thì tách quả lấy hạt.
- Mang hạt phơi khô ở mặt phẳng sạch, dưới nắng nhạt.
Tách hạt từ quả thịt:
- Đem quả nhàu vừa thu hoạch ủ thêm 2 hoặc 3 ngày để chín đều.
- Sau đó đem ngâm nước, chà phần thịt để lấy hạt.
- Hạt nhàu thu được đem phơi khô.
Tạch hạt từ quả nhàu hạch:
- Mang quả nhàu ủ khoảng 1 tuần.
- Sau đó đem ngâm nước nóng 60 độ trong vòng 30 phút.
- Dùng dao tách lấy hạt.
- Đem phơi hạt ở nơi khô ráo.
Cách gieo hạt giống
Các bước gieo hạt giống cây nhàu được tiến hành như sau:
- Ngâm hạt giống trong nước ở nhiệt độ bình thường trong 2 tiếng.
- Đem hạt đi ủ.
- Gieo hạt nhàu ủ vào luống đất đã được xới tơi xốp, đủ ẩm.
- Khi hạt phát triển thành cây mầm đem trồng ở bầu đất, có khí hậu thích hợp.
- Nếu các hạt giống lớn, dễ nảy mầm bạn có thể gieo trực tiếp vào bầu đất.
Trồng cây nhàu
- Chọn khu vực râm mát.
- Đào hố sâu bằng độ cao của bầu cây.
- Trộn đều phân lót với đất.
- Đặt cây giống vào giữa hố sao cho thân cây nhô lên cao hơn miệng hố.
- Vun đất xung quanh hố cho chặt để cây không bị đổ.
- Tưới nước cho đủ ẩm.
Thu hoạch và bảo quản trái nhàu khô
Thông thường, sau 8 đến 12 tháng tính từ thời điểm gieo hạt, cây nhàu sẽ cho ra những quả đầu tiên. Trái nhàu lứa đầu tiên này có kích thước nhỏ, chất lượng thấp hơn những đợt quả sau. Cây nhàu từ 2 năm tuổi trở lên sẽ có sản lượng cao và chất lượng tốt hơn. Mùa thu hoạch quả thường diễn ra vào tháng 7, tháng 8 hàng năm.
Để bảo quản tốt nhất người dân đã tìm cách làm trái nhàu khô lại. Bạn có thể tự làm theo cách bước sau:
- Trái nhàu sau khi thu hoạch đem rửa sạch bụi bẩn, để ráo.
- Chia thành từng miếng bằng cách cắt đôi theo chiều dọc của quả.
- Rải miếng nhàu đã cắt trên bề mặt phẳng sạch sẽ.
- Phơi dưới nắng to hoặc sấy khô trong 3 đến 4 ngày.
- Khi chuyển thành màu đen, cứng, lộ phần hạt là được.
- Bảo quản trong túi hoặc hộp kín, để nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời.
Công dụng của trái nhàu khô
Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh trái nhàu phơi khô là dược liệu có lợi ích rất tuyệt vời đối với sức khỏe.
Thành phần hóa học
Theo tài liệu nghiên cứu khoa học, trái nhàu khô có chứa:
- 29 loại acid hữu cơ.
- Tinh dầu.
- Các loại acid amin.
- Vitamin C.
- Carotene.
- Sắt.
- Canxi..
Những thành phần này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tật rất hiệu quả. Vậy, trái nhàu khô có tác dụng gì? Cụ thể như sau:
- Loại bỏ độc tố trong cơ thể.
- Tăng khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất.
- Kháng viêm, giảm đau nhức xương khớp do viêm.
- Hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư nhờ hoạt chất damnacanthal.
- Nhuận tràng chữa táo bón.
- Tăng cường sức đề kháng, giảm các nguy cơ dị ứng.
- Ngăn ngừa nguy cơ phát cơn hen suyễn.
- Hỗ trợ giảm béo.
- Đẩy lùi các bệnh tim mạch, huyết áp cao.
- Giúp tăng sinh collagen, ngăn chặn lão hóa và làm đẹp da.
Tác dụng trong Đông y
Theo tài liệu Đông y, trái nhàu có vị chát. Khi đi vào cơ thể quy kinh Thận. Tác dụng chính giúp nhuận tràng, lợi tiểu, hoạt huyết, điều kinh. Theo đó, trái nhàu phơi khô thường được dùng để chữa các bệnh như:
- Táo bón.
- Tiểu tiện khó.
- Điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.
- Hạ sốt.
- Chữa đau mỏi lưng do thoái hóa ở cột sống, lệch đĩa đệm.
- Trị ho…
Các bài thuốc trị bệnh hữu hiệu từ trái nhàu khô
Trái nhàu khô được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y để điều trị các bệnh lý khác nhau. Dân gian từ lâu cũng đã biết sử dụng dược liệu này để cải thiện sức khỏe tại nhà.
Một số bài thuốc trị bệnh từ trái nhàu
Cùng tham khảo các phương pháp sử dụng trái nhàu đối với một số bệnh cụ thể như sau:
Trái nhàu phơi khô giảm đau lưng và nhức mỏi xương khớp
Để giảm nhức mỏi xương khớp chúng ta có thể dùng rượu nhàu khô. Cách ngâm rượu trái nhàu khô như sau:
Chuẩn bị:
- 300gr trái nhàu phơi khô.
- 2 lít rượu 30-40 độ.
- Một bình thuỷ tinh tiệt trùng sạch.
Thực hiện:
- Rửa sạch 300gr trái nhàu khô, để ráo nước.
- Cho vào bình thuỷ tinh.
- Đổ hết 2 lít rượu vào, đậy kín nắp.
- Sau 2 tuần ngâm là rượu đã ngấm và có thể đem ra sử dụng
Liều dùng: Dùng 2 lần/ngày, mỗi lần 30-40ml. Không nên uống quá nhiều rượu nhàu khô vì có thể làm ảnh hưởng đến gan.
Trị rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ bị cao huyết áp
Khi bị cao huyết áp hoặc rối loạn kinh nguyệt. Chị em phụ nữ có thể thực hiện bài thuốc dưới đây với trái nhàu:
Chuẩn bị:
- 20gr trái nhàu khô.
- 20gr ích mẫu.
- 12gr củ gấu tẩm giấm sao.
- 6gr cam thảo dây.
- 600ml nước.
Thực hiện:
- Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn.
- Cho vào ấm, đổ nước vào sắc.
- Đun đến khi còn lại 300ml nước thì tắt bếp.
Liều dùng: Chia 300ml nước thành 2-3 phần uống dần trong ngày. Thực hiện bài thuốc này liên tục cho đến khi khỏi bệnh.
Trái nhàu hạ huyết áp, trị mất ngủ, suy nhược thần kinh
Dùng trái nhàu phơi khô kết hợp với một số nguyên liệu khác có tác dụng cải thiện chứng khó ngủ, tốt cho hệ thần kinh và điều hoà huyết áp. Bài thuốc này bạn làm như sau:
Chuẩn bị:
- 24gr trái nhàu phơi khô.
- 12gr hạt muồng.
- 3 lát gừng tươi.
- 6gr vỏ bưởi khô hoặc tươi.
- 8gr rau má.
- 8gr sơn kỳ lương.
- 500ml nước.
Thực hiện:
- Sao thơm hạt muồng.
- Cho tất cả các nguyên liệu đã làm sạch vào ấm.
- Đổ nước vào sắc đến khi còn khoảng 250ml.
Liều dùng: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 125ml. Uống khi thuốc còn ấm nóng để tăng công dụng.
Giảm căng thẳng mệt mỏi, trị chấn thương
Khi cơ thể mệt mỏi, stress hoặc chấn thương bạn chỉ cần thực hiện cách sau:
- Lấy 3-4 trái nhàu tươi rửa sạch.
- Cho vào máy xay xay nhuyễn.
- Lọc qua rây để loại bỏ bã.
- Uống khi bụng đang đói.
Cách làm này đồng thời chính là lời giải cho thắc mắc trái nhàu ăn sống được không của nhiều người.
Chữa mụn cóc, làm đẹp da từ bột nhàu khô
Công dụng trái nhàu khô không chỉ phát huy bằng cách sắc thành thuốc mà còn có thể dùng để đắp bên ngoài để dưỡng da và trị mụn cóc rất hiệu quả. Cách làm như sau:
- Trộn bột nhàu khô với mật ong hoặc sữa chua không đường.
- Đắp hỗn hợp vừa trộn lên vùng da cần điều trị.
- Dùng màng bọc thực phẩm băng kín lại.
- Thực hiện 1 lần/ngày.
- Sau 1 tuần mụn cóc sẽ được đẩy lên giúp chúng ta dễ dàng loại bỏ.
- Cách làm này sẽ triệt tiêu hoàn toàn mụn cóc.
Một số cách dùng quả nhàu trong đời sống hàng ngày
Theo kinh nghiệm dân gian, ngoài trái nhàu khô ngâm rượu chúng ta còn có thể dùng quả nhàu khô đun nước uống hoặc làm trà từ bột quả nhàu hoặc ngâm rượu để tăng tác dụng trái nhàu khô. Cách thực hiện lần lượt như sau:
Quả nhàu khô đun nước uống:
- Dùng 3 đến 4 quả nhàu khô rửa sạch bụi bẩn.
- Bẻ vỡ quả thành từng miếng nhỏ.
- Đun sôi 100ml nước.
- Sau đó thả quả nhàu đã sơ chế vào.
- Đợi cho nước sôi thêm 15 phút.
- Bỏ bã, gạn lấy nước uống thay trà trong ngày.
Đây là cách dùng quả nhàu đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Dùng bột trái nhàu pha trà
- Đun sôi nước, chế vào ấm hoặc bình thuỷ tinh.
- Cho từ 2 đến 3 thìa bột nhàu vào ấm.
- Đậy nắp trong 15 phút để bột phai ra nước.
- Dùng nước này uống thay trà trong ngày.
Cách ngâm rượu trái nhàu
Để tăng tác dụng của quả nhàu khô chúng có thể đem ngâm rượu. Để có được bình rượu trái nhàu chất lượng bạn làm theo 1 trong 2 cách sau:
Cách ngâm rượu trái nhàu tươi
Chuẩn bị:
- Trái nhàu tươi 1kg, còn xanh vì loại này có nhiều nhựa và dễ ngấm rượu hơn.
- 3 lít rượu trên 40 độ, dùng rượu nếp là tốt nhất.
- Bình thủy tinh hoặc bình gốm để ngâm rượu trái nhàu.
Thực hiện:
- Trái nhàu tươi đem rửa sạch 2-3 lần với nước rồi để ráo.
- Bổ đôi trái nhàu theo chiều dọc để rượu dễ ngấm hơn.
- Cho trái nhàu đã sơ chế vào hũ.
- Đổ rượu vào ngâm, sau 60 ngày là dùng được.
Nếu muốn ngâm nhiều hơn, bạn áp dụng tỉ lệ cứ 1kg nhàu tươi thì dùng 3 lít rượu.
Cách ngâm rượu trái nhàu khô
Chuẩn bị:
- Trái nhàu khô 1kg.
- 4 hoặc 5 lít rượu loại ngon.
- Bình hoặc hũ để ngâm rượu.
Thực hiện:
- Trái nhàu khô rửa sạch qua 2-3 lần nước cho hết bụi bẩn rồi để ráo.
- Đem sao trên lửa nhỏ chừng 15 phút, để nguội.
- Đổ trái nhàu vào bình.
- Thêm rượu và đậy kín.
- Rượu ngâm trái nhàu khô sau 30 ngày là có thể uống.
Lưu ý: Bảo quản rượu trái nhàu ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là dưới 25 độ. Chỉ nên dùng mỗi ngày 2 chén nhỏ, uống trong bữa ăn.
Những cách làm đơn giản trên đây sẽ làm tăng tác dụng của quả nhàu khô. Đồng thời, bạn có thể sử dụng hàng ngày để tăng cường sức khỏe.
Những lưu ý khi sử dụng trái nhàu khô trị bệnh
Mặc dù công dụng của trái nhàu khô bồi bổ sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, khi dùng quả nhàu trị bệnh bạn cũng cần chú ý một số nguyên tắc sau:
- Người khoẻ mạnh và bệnh nhân nhỏ tuổi chỉ nên dùng tối đa 30ml mỗi ngày. Người trị bệnh và lớn tuổi hơn dùng 60ml/ngày, chia 2 lần.
- Người mới sử dụng nước sắc từ trái nhàu khô chỉ nên dùng dưới 160ml mỗi ngày trong tháng đầu tiên. Sau đó tùy tình trạng bệnh mà điều chỉnh liều lượng.
- Trường hợp bị thương chấn đột ngột hoặc mới trải qua phẫu thuật nên uống 180-240ml/ngày, về sau giảm liều lượng xuống 90-120ml/ngày.
- Bệnh nhân mắc ung thư, tiểu đường nên dùng thường xuyên từ 180-240ml/ngày.
- Trường hợp mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng nên dùng 480-600ml/ngày, chia thành từng lượng nhỏ uống theo giờ.
- Người bị huyết áp thấp không nên sử dụng trái nhàu khô.
- Không tự ý dùng các bài thuốc từ trái nhàu khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai tuyệt đối không dùng. Bởi cộng dụng thông kinh huyết có thể gây ảnh hưởng đến sản phụ.
- Người mắc bệnh thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Mua trái nhàu khô ở đâu chất lượng tốt, giá bao nhiêu?
Ngoài câu hỏi quả nhàu khô có tác dụng gì, nhiều người còn thắc mắc trái nhàu khô giá bao nhiêu. Hiện nay, thị trường bán với giá dao động từ 250 nghìn đến 300 nghìn đồng/kg.
Biết được quả nhàu khô bao nhiêu tiền 1kg, bạn cần tìm đúng địa chỉ chỉ mua trái nhàu khô chất lượng tốt. Nếu không may mua phải loại giả hoặc được bảo quản không đúng cách sẽ làm giảm tác dụng trái nhàu khi dùng làm thuốc chữa bệnh. Vậy, trái nhàu khô bán ở đâu? Bạn có thể chọn mua tại một số cơ sở Đông y uy tín hoặc các viện dược liệu ở nước ta. Trong đó, Dược liệu Vietfarm là một địa chỉ được nhiều người lựa chọn. Tại đây nghiên cứu cách trồng và bảo quản dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Vietfarm có vùng dược liệu trồng nhàu đặt tại tỉnh Lào Cai, đạt chuẩn GACP (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái). Cây nhàu tại đây được nghiên cứu và trồng theo đúng kỹ thuật, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây như đất bazan màu mỡ, nguồn nước sạch… Quy trình thu hoạch, đóng gói trái nhàu khô Vietfarm được thực hiện nghiêm ngặt và bảo quản đúng cách.
Giá trái nhàu khô do Vietfarm cung ứng trên thị trường niêm yết chung là 125 nghìn đồng nửa kg. Trái nhàu khô của vườn dược liệu Vietfarm bán trực tiếp và nhận gửi hàng đi các địa phương khác. Nếu mua với hoá đơn có giá trị trên 500 nghìn, Vietfarm sẽ miễn ship cho khách. Khi mua hàng ở đây bạn có thể nhờ tư vấn cách sử dụng trái nhàu khô đúng và hiệu quả nhất.
Trái nhàu khô khi áp dụng đúng cách, đúng liều lượng sẽ giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ trị bệnh rất hiệu quả. Mong rằng qua bài viết này bạn đã nắm được tác dụng của trái nhàu khô để trả lời cho thắc mắc trái nhàu khô có tác dụng gì và tìm được địa chỉ bán uy tín chất lượng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!