Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bệnh gout có lây không là một vấn đề quan trọng mà nhiều người bệnh quan tâm. Để trả lời câu hỏi trên cũng như tìm hiểu về cách điều trị bệnh, bạn hãy tham khảo thông tin bài viết dưới đây. 

Bệnh gout có lây không? Các đường lây lan bệnh gout

Về bản chất, bệnh gout là tình trạng tăng axit uric trong máu do rối loạn chuyển hóa axit uric. Về lâu dài dẫn đến tình trạng các tinh thể muối urat tại các mô mềm quanh khớp hoặc màng bao dịch khớp. Từ đó gây nên tình trạng viêm, sưng đau ở các khớp. Bệnh gout là bệnh lý này không lây lan từ người này sang người khác.

Nếu cơ thể không sản sinh ra lượng axit uric, thận hoạt động tốt và đào thải chất này ra ngoài cơ thể thì tinh thể urat không thể lắng đọng và gây bệnh gout. Do đó, gout là bệnh lý khởi phát từ nguyên nhân do chính bản thân người bệnh, chứ không thể lây truyền. 

Bệnh gout không lây nhiễm từ người này sang người khác
Bệnh gout không lây nhiễm từ người này sang người khác

Nếu có yếu tố bệnh truyền từ người này sang người khác thì chỉ trong trường hợp mắc bệnh gout khi sinh con. Gout có tính di truyền và trẻ sinh ra có khả năng mắc bệnh cao nếu người mẹ bị bệnh.

Do đó, mọi người có thể tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh gout mà không cần lo lắng lây nhiễm qua nhiều con đường khác. Về ăn uống, bạn có thể ăn chung với người bệnh bình thường. Bạn cũng có thể ngủ chung giường và dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.

Tóm lại bệnh gout không lây lan từ người này sang người khác. Nhưng cần chú ý khi bị gout và sinh con.

Các cách điều trị bệnh gout an toàn

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh gout, có thể kể đến như:

Điều trị bệnh gout bằng Tây y

Tùy vào tình trạng bệnh gout, cơ địa của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng các loại thuốc phù hợp. Theo đó, hầu hết những người mắc bệnh gout đều được kê toa thuốc Colchicine Corticosteroid và thuốc chống viêm không steroid. Các loại thuốc này có tác dụng kiểm soát cơn đau nhất gout tức thì.

Ngoài ra, đối với những bệnh nhân mắc bệnh gout mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc thuộc nhóm ức chế hình thành axit uric. Hoặc sử dụng thuốc tăng đào thải axit uric trong máu như Febuxostat, Allopurinol…

Thuốc Tây cho hiệu quả nhanh nhưng không nên lạm dụng
Thuốc Tây cho hiệu quả nhanh nhưng không nên lạm dụng

Trong trường hợp khẩn cấp, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi. Đây là các hạt căng cứng, nóng đỏ xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, bàn tay… và là dấu hiệu cảnh báo bệnh gout nặng.

Người bệnh cần sử dụng thuốc Tây y tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không được lạm dụng thuốc, uống sai liều lượng. Vì điều này có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng đến hệ bài tiết, hệ tiêu hóa…

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Đối với tình trạng bệnh gout nhẹ, mới khởi phát, nhiều người đã lựa chọn phương pháp điều trị gout tại nhà bằng các mẹo dân gian. Ưu điểm của phương pháp này là đạt hiệu quả cao, không gây ra tác dụng phụ và tiết kiệm chi phí.

Một số mẹo dân gian chữa bệnh gout bạn có thể áp dụng như:

Chữa bệnh gout bằng lá tía tô

Lá tía tô là vị thuốc có thể được dùng để chữa trị bệnh gout. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được lá tía tô có nhiều vitamin A, C, sắt, tinh dầu và canxi. Do đó, lá tía tô có tác dụng lợi tiểu, cải thiện chức năng đào thải axit uric.

Bệnh gout có lây không? Không lây và có thể dùng lá tía tô trị bệnh hiệu quả
Bệnh gout có lây không? Không lây và có thể dùng lá tía tô trị bệnh hiệu quả

Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị một lượng lá tía tô vừa đủ, rửa sạch lá và để cho ráo. Sau đó giã nát lá rồi đắp lên những vị trí bị sưng viêm do gout.

Chữa bệnh gout bằng nghệ

Nghệ là vị thuốc có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Dân gian lưu truyền nghệ có tác dụng điều trị bệnh gout hiệu quả. Theo đó, nghệ có hoạt chất curcumin. Hoạt chất này có khả năng ức chế sự sản sinh hoạt chất gây đau prostaglandin. Nhờ đó cắt giảm những cơn đau do bệnh gout gây ra.

Cách thực hiện: Bạn có thể pha 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng mật ong nguyên chất, 2 muỗng sữa chua. Đắp hỗn hợp này lên những vùng sưng đau do bệnh gout gây ra. Sau đó 15 phút bạn rửa sạch lại.

Chữa bệnh gout bằng lá lốt

Theo y học cổ truyền, lá lốt có chứa hoạt chất giảm đau, kháng viêm. Bên cạnh đó lá lốt còn có tác dụng phục hồi các tổn thương ở khớp do gout gây ra. Sở dĩ lá lốt có các tác dụng như trên là bởi chúng có chứa hợp chất alcaloid, flavonoid, tinh dầu beta-caryophylen… 

Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị khoảng 30g lá lốt tươi, rửa sạch. Sau đó đun sôi lá lốt với 1 lít nước và 5g muối. Để nước bớt nóng, bạn lấy nước rửa những vùng khớp bị gout để giảm triệu chứng đau nhức.

Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng, đau ở khớp
Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng, đau ở khớp

Các mẹo dân gian chữa bệnh gout chỉ nên thực hiện cho những trường hợp nhẹ, bệnh mới khởi phát. Đối với tình trạng gout nặng, bạn không nên tự ý trị bệnh ở nhà. Người bệnh cần được đưa đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

Top các bác sĩ điều trị bệnh gout giỏi hiện nay

Tìm kiếm được những bác sĩ giỏi, chuyên môn cao để điều trị triệt để bệnh gout là mong muốn của hầu hết người bệnh. Dưới đây là các bác sĩ hàng đầu trong việc điều trị bệnh gout:

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Thư

Phó Giáo sư, tiến sĩ Lê Anh Thư đã có hơn 40 năm nghiên cứu và điều trị bệnh gout. Bác sĩ là một trong những chuyên gia điều trị bệnh gout hàng đầu tại TPHCM. Bác sĩ hiện đang đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch Hội thấp khớp học Việt Nam. Đồng thời bác sĩ đang công tác ở bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Lê Anh Thư đã chẩn đoán và điều trị chuyên sâu cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh tăng axit uric trong máu, mắc bệnh gout. Hơn nữa, bác sĩ còn thăm khám và chữa trị cho những bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng khớp, ung thư xương khớp, đau nhức xương…

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Khoa

Một trong những vị bác sĩ đi đầu trong việc điều trị bệnh gout hiện nay đó là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Khoa. Bác sĩ đã từng công tác nhiều năm tại khoa Cơ xương khớp, bệnh viện Bạch Mai. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Khoa đã trải qua quá trình thăm khám, điều trị khỏi cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh gout ở mức độ nhẹ đến nặng.

Bác sĩ Nguyễn Đình Khoa đã có thời gian là nghiên cứu sinh ở các đại học y lớn của Nhật và Mỹ. Chính vì thế, bác sĩ có nhiều chuyên môn, kinh nghiệm điều trị bệnh gout từ nền y học tiên tiến của quốc tế. 

Bệnh gout có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Bạn có thể phòng ngừa bệnh gout bằng cách xây dựng thói quen sống lành mạnh, chế độ ăn uống phù hợp. Cụ thể:

  • Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá mức, gây béo phì. Bạn nên lên kế hoạch ăn uống khoa học và lành mạnh. Đồng thời cắt giảm lượng chất đạm dư thừa trong mỗi bữa ăn.
  • Bỏ uống rượu bia và các loại đồ uống có cồn. Bởi các loại đồ uống này sẽ khiến bệnh gout diễn biến trầm trọng hơn.
  • Mỗi ngày, bạn cần uống từ 2 – 3 lít nước để làm tan axit uric trong máu và đào thải ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu. Điều này ngăn chặn nguy cơ tích tụ axit uric trong cơ thể lâu ngày.
  • Xây dựng thói quen tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày để duy trì một sức khỏe ổn định.
  • Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc trong chế độ ăn uống hàng ngày. Các loại thực phẩm này giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ thải độc ra khỏi cơ thể.
  • Khi phát hiện các triệu chứng bệnh đau nhức khớp, người bệnh không nên chủ quan. Bạn nên đến bác sĩ để thăm khám và điều trị triệt để.

Bệnh gout có lây không đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Bệnh hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm mà chỉ tự phát ở mỗi người bệnh. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nên tự theo dõi sức khỏe của mình và đến bệnh viện điều trị bệnh sớm nhất.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Bệnh gout có lây không là một vấn đề quan trọng mà nhiều người bệnh quan tâm. Để trả lời câu hỏi trên cũng như tìm hiểu về cách điều trị bệnh, bạn hãy tham khảo thông tin bài viết dưới đây.  Bệnh gout có lây không? Các đường lây lan bệnh gout Về bản chất, bệnh gout là tình...
Cao gắm chữa gout là một trong những phương pháp điều trị gout bằng dược liệu tự nhiên hiện được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả điều trị nhất định. Tuy nhiên, cao gắm có thực sự tốt không và cách sử dụng sản phẩm này như thế nào hiệu quả thì không phải ai cũng biết....
Tìm được những bệnh viện gout chuyên khoa, điều trị hiệu quả là điều hầu hết bệnh nhân đều mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc những bệnh viện gút chuyên khoa, uy tín nhất hiện nay.  Các tiêu chí chọn bệnh viện gout điều trị hiệu quả Gout là một bệnh lý rất nguy...
Gout đau ở đâu? Thông thường, khi bị gout người bệnh phải gánh chịu những cơn đau đớn, sưng viêm. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ vị trí đau của bệnh gout để chẩn đoán bệnh chính xác. Vậy bị gút đau ở đâu? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần biết. Bệnh gout...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan