Việc phải hứng chịu những cơn đau do bệnh gai cột sống gây ra mỗi ngày là nỗi ám ảnh của tất cả người bệnh. Cơn đau nhức do bệnh gây ra khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến tinh thần và công việc hàng ngày. Gai cột sống có nguy hiểm không? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị hiệu quả là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Nhận biết triệu chứng gai cột sống điển hình
Gai cột sống là khái niệm dùng để chỉ phần xương mọc thừa ra hai bên hoặc phía ngoài cột sống nguyên nhân do những tổn thương về xương khớp trước đó như chấn thương, thoái hóa cột sống theo thời gian, thoát vị đĩa đệm.
Nhiều bệnh nhân may mắn phát hiện bệnh sớm thông qua việc chụp Xquang còn đại đa số chỉ phát hiện khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng. Thông thường ở giai đoạn đầu, gai xương mọc ra nhưng không có biểu hiện bất thường khiến người bệnh chủ quan. Càng về sau triệu chứng càng rõ rệt:
- Đau ở một bộ phận bất kỳ trên cột sống, thường là cổ hoặc lưng, đau nhiều hơn khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
- Tê liệt, mất cảm giác ở phần cột sống có gai xương .
- Đau lan dọc xuống hai cánh tay (nếu gai xương ở cổ)
- Đau lan dọc xuống hông và hai chân (nếu gai xương mọc ở đốt sống lưng)
- Sức mạnh chân tay giảm đi
- Hoa mắt chóng mặt
Gai cột sống có nguy hiểm không?
Theo thống kê của Hiệp hội xương khớp Việt Nam, mỗi năm nước ta có khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh gai cột sống. Đáng nói là bệnh không chỉ gặp ở người cao tuổi mà đối tượng trẻ tuổi cũng có nguy cơ bị bệnh. Độ tuổi mắc gai cột sống dao động từ 30 – 45 và phần lớn là đối tượng dân văn phòng ngồi nhiều, ít vận động.
Với thắc mắc bệnh gai cột sống có nguy hiểm không? Bác sĩ, chuyên gia xương khớp Đỗ Minh Tuấn, giám đốc hệ thống nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường chia sẻ: “Bất cứ căn bệnh xương khớp nào cũng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Và bệnh gai cột sống cũng vậy, một số biến chứng do bệnh gây ra mọi người cần nắm được để từ đó chủ động hơn trong quá trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe bản thân”.
Mối nguy hiểm của bệnh gai cột sống vùng cổ
- Hội chứng cổ – vai gáy: Người bệnh đau nhức cổ, vai gáy, không thể xoay cổ như bình thường, cơn đau tăng nặng khi cố gắng vận động cổ.
- Hội chứng cổ – vai- cánh tay: Cơn đau lan dọc từ cổ, xuống vai và hai cánh tay làm hạn chế chức năng cử động. Cánh tay dần dần bị tê yếu, cầm nắm, làm việc khó khăn. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới teo cơ tay, tê tay, mất cảm giác và mất khả năng vận động ở tay.
- Chèn ép tủy cổ: Gai xương mọc dài ra sẽ chèn ép lên hệ thống dây thần kinh vùng cổ biểu hiện ra ngoài bằng những cơn đau tăng lên từ từ từng ngày. Nếu gai mọc ở đốt sống cổ cao có thể khiến liệt ngoại vị hai chi trên, nếu gai mọc ở đốt sống cổ thấp, gần gáy sẽ khiến liệt trung ương hai chi dưới rất nguy hiểm.
- Hội chứng thân nền: Gai xương xuất hiện dư thừa chèn ép lên các động mạch đốt sống khiến máu không thể lưu thông đến não vì thế người bệnh thường bị đau kèm hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp do thiếu máu lên não.
Gai đốt sống lưng và biến chứng nguy hiểm
- Hội chứng đau dây thần kinh tọa: Đây là dây thần kinh có chiều dài lớn nhất cơ thể bao quát từ lưng qua hông xuống đến hai chân nên một khi dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ tạo ra một chuỗi đau liên hoàn dọc các bộ phận này. Người bệnh đứng ngồi không yên, nằm không xong, có khi đau âm ỉ có khi dữ dội, đau nhiều hơn khi ho, hắt hơi, cười lớn.
- Hội chứng đau dây thần kinh liên sườn: Đây là biến chứng phổ biến của gai cột sống lưng với triệu chứng điển hình là cơn đau kéo dài hàng giờ dọc theo các dây thần kinh liên sườn, đau lên cả ngực, ức và thường đau một bên.
- Rối loạn chức năng đại tiểu tiện: Dây thần kinh bị chèn ép khiến người bệnh rơi vào tình trạng đại tiểu tiện không tự chủ.
- Hạn chế chức năng vận động: Tùy thuộc vào mức độ chèn ép của rễ thần kinh, có trường hợp mông đùi cẳng chân người bệnh bị teo dần, đứng và bước đi không vững cũng có trường hợp bệnh nặng, chân bị tê bì, không bước đi được.
- Liệt nửa người: Xảy ra khi gai xương phát triển mạnh chèn ép thần kinh dẫn đến hẹp ống sống, liệt chi dưới.
Khi nào cần phẫu thuật ?
Trong tất cả những phương pháp điều trị gai cột sống hiện nay chỉ có duy nhất phẫu thuật là chữa được bệnh dứt điểm. Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ các gai xương dư thừa để giảm sự chèn ép lên các vùng xung quanh đồng thời ổn định lại hoạt động của cột sống.
Tuy nhiên, mổ gai cột sống sẽ chỉ được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân dùng thuốc, vật lý trị liệu trên 6 tháng nhưng bệnh không thuyên giảm.
- Gai xương phát triển không thể kiểm soát được chèn ép lên các dây thần kinh dẫn đến một loạt các biến chứng chúng ta vừa kể ở trên.
Có những phương pháp mổ gai cột sống nào?
- Mổ truyền thống: Nhận thấy gai xương quá lớn các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật mổ cắt gai theo trình tự bình thường. Mặc dù cách làm này khiến người bệnh đau đớn nhiều, thời gian phục hồi lâu nhưng bù lại cấu trúc cột sống sẽ được định hình chuẩn hơn.
- Mổ nội soi: Đây là phương pháp mổ ít xâm lấn nhất để giảm tối đa sự đau đớn cho người bệnh. Cụ thể, các bác sĩ sẽ tạo ra một vết cắt nhỏ gần vùng cột sống bị tổn thương sau đó dùng dụng cụ nội soi có gắn đầu camera vào, hình ảnh thu nhận được camera sẽ phản chiếu trực tiếp lên một màn hình rộng, bác sĩ nhìn vào đó đánh giá được tình trạng bệnh và cắt bỏ gai xương.
- Cắt lát đốt sống: Phương pháp này thực hiện bằng cách cắt bỏ lát mỏng ở phần cột sống có gai xương mọc thừa ra, tạo ra một khoảng không gian hở giữ hai đốt sống liền nhau để giảm lực ép lên các đĩa đệm và cơ quan xung quanh.
- Cấy miếng đệm lên mỏm gai: Nếu kích thước gai xương còn nhỏ, mới phát hiện thì người bệnh sẽ được áp dụng cách cấy các miếng đệm vào giữa hai đốt sống để giảm ma sát, giảm đau cho người bệnh.
Mỗi phương pháp phẫu thuật cột sống đều có ưu – nhược điểm khác nhau, chi phí cho từng loại cũng không giống nhau. Thông thường nếu mổ truyền thống giao động 15 – 20 triệu, mổ nội soi từ 20 – 40 triệu. Với những trường hợp bệnh phức tạp, đã xuất hiện nhiều biến chứng thì chi phí sẽ lên khoảng hơn 50 triệu. Cần căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể cùng điều kiện kinh tế bác sĩ sẽ giúp bạn chọn được phương pháp phù hợp nhất.
Lời khuyên của bác sĩ
Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn nhắc nhở người bệnh cần chủ động hơn trong quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh. Đừng chủ quan cho rằng mình còn trẻ, khỏe bởi gai cột sống có thể xảy ra với bất kỳ ai. Theo đó mọi người cần chăm sóc sức khỏe xương khớp cho mình bằng cách bổ sung canxi, vitamin D để làm chậm lại quá trình thoái hóa cột sống.
Biết cách cân bằng giữa ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi, thực hiện những tư thế đúng có lợi cho cột sống khi vận động, hạn chế đứng, ngồi một chỗ quá lâu hay không nên gắng sức mang vác vật nặng là những điều cần thiết để ngăn ngừa căn bệnh gai cột sống.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!