Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Ợ hơi buồn nôn khi mang thai là những triệu chứng rất phổ biến, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tình trạng này có thể xuất phát từ những thay đổi sinh lý trong cơ thể khi mang thai hoặc liên quan tới các chứng bệnh dạ dày. Mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp phù hợp để cải thiện tùy thuộc vào mức độ biểu hiện của những triệu chứng này.

Tại sao mẹ bầu bị ợ hơi buồn nôn khi mang thai?

Ợ hơi buồn nôn khi mang thai là biểu hiện không xa lạ gì với các mẹ bầu. Tình trạng này có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý:

  • Nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ có thai thay đổi khiến cơ thắt thực quản, dạ dày giãn ra gây nên chứng ợ hơi, buồn nôn.
  • Mẹ bầu ăn uống không khoa học, ăn nhanh, sử dụng thực phẩm nhiều chất béo, nước uống có ga dẫn tới đầy bụng và ợ hơi.
  • Lo lắng suy nghĩ nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây nên chứng ợ hơi buồn nôn.
Ợ hơi buồn nôn khi mang thai là tình trạng phổ biến, có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý
Ợ hơi buồn nôn khi mang thai là tình trạng phổ biến, có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý.

Nguyên nhân bệnh lý: bên cạnh những nguyên nhân sinh lý, tình trạng đầy hơi buồn nôn khi mang thai cũng có thể do mẹ bầu mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như: viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày…

Ợ hơi buồn nôn khi mang thai có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp ợ hơi buồn nôn ở bà bầu xuất phát từ nguyên nhân sinh lý do các thay đổi nội tiết tố và thói quen sinh hoạt của mẹ bầu trong quá trình mang thai. Tình trạng này thông thường không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Tuy nhiên, nếu bị ợ khi mang thai đi kèm với các triệu chứng khác như đau rát thượng vị, khó tiêu, đầy bụng thì nhiều khả năng mẹ bầu đang mắc phải các bệnh lý đường tiêu hóa. Chứng ợ hơi buồn nôn do bệnh dạ dày xuất hiện thường xuyên sẽ gây ra nhiều mệt mỏi, khó chịu; ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Trong trường hợp này, người bệnh nên đi khám để xác định tình trạng bệnh và nhận được tư vấn chuyên môn của bác sĩ.

Chứng ợ hơi buồn nôn thông thường do các nguyên nhân sinh lý thường không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi
Chứng ợ hơi buồn nôn thông thường do các nguyên nhân sinh lý thường không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Khi bị ợ hơi buồn nôn trong thai kỳ do đau dạ dày, mẹ bầu trước hết nên thực hiện những điều chỉnh trong ăn uống và chế độ sinh hoạt. Nếu không cải thiện được tình trạng bệnh thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc, tuyệt đối không được tự ý sử dụng. Thai kỳ là giai đoạn hết sức nhạy cảm, dùng thuốc tùy tiện có thể gây ra những tác hại khó lường gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.

Biện pháp cải thiện ợ hơi buồn nôn khi mang thai

Có nhiều biện pháp mẹ bầu có thể sử dụng để cải thiện các triệu chứng ợ hơi buồn nôn trong thai kỳ như điều chỉnh lối sống, dùng thảo dược tự nhiên, sử dụng các biện pháp chăm sóc không dùng thuốc. Nếu đã áp dụng các giải pháp này mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm, bà bầu có thể sẽ cần sử dụng tới thuốc điều trị theo đơn kê của bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh.

Điều chỉnh lối sống

Điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mẹ bầu là biện pháp có thể đem lại hiệu quả cao trong cải thiện tình trạng ợ hơi, buồn nôn. Đây là biện pháp hữu ích dù ợ hơi buồn nôn xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý. Các biện pháp chăm sóc này nên được thực hiện từ đầu thai kỳ để phòng tránh những triệu chứng thai nghén khó chịu và nguy cơ đau dạ dày khi mang bầu.

Những lưu ý về chế độ ăn uống:

  • Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đầy đủ và cân bằng chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và các vi chất dinh dưỡng.
  • Thịt nạc, cá, trứng và các loại đậu là nguồn bổ sung chất đạm tốt cho bà bầu bị ợ hơi buồn nôn.
  • Tăng cường sử dụng rau xanh, hoa quả và các loại hạt để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.
  • Sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa cũng giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe và đẩy lùi các triệu chứng thai nghén.
  • Hạn chế ăn các món ăn chiên xào, cay nóng; các loại thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm có chứa chất kích thích.
  • Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng ợ khi mang thai. Nên uống nước lọc hoặc sử dụng nước ép hoa quả là tốt nhất.
  • Ngay cả khi bị nghén đồ chua, mẹ bầu chỉ nên sử dụng thực phẩm chua và các loại thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối, kim chi… ở mức độ hợp lý.
  • Nên sử dụng các món ăn được chế biến bằng cách luộc, hấp, hầm, hạn chế dùng nhiều dầu mỡ và gia vị trong nấu nướng.
Một chế độ ăn đa dạng và cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp bà bầu phòng ngừa và kiểm soát tình trạng ợ hơi buồn nôn
Một chế độ ăn đa dạng và cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp bà bầu phòng ngừa và kiểm soát tình trạng ợ hơi buồn nôn.

Những lưu ý về thói quen sinh hoạt:

  • Ăn chậm, nhai kỹ; tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói mới dùng bữa.
  • Phụ nữ có thai bị đau dạ dày nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày (dùng khoảng 4-5 bữa một ngày) để giảm áp lực, giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Sau khi ăn nên đi lại nhẹ nhàng để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, tránh vận động mạnh hoặc đi nằm ngay.
  • Bà bầu cần tăng cường nghỉ ngơi, tránh thức khuya hoặc làm việc quá sức gây ảnh hưởng sức khỏe và tăng nguy cơ bị đau dạ dày khi mang thai.
  • Tạo thói quen tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn, đồng thời phòng tránh và cải thiện tốt chứng ợ hơi buồn nôn.
  • Duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh lo âu suy nghĩ nhiều cũng sẽ giúp giảm bớt tình trạng mệt mỏi, khó chịu trong thai kỳ.

Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên giúp giảm ợ hơi buồn nôn khi mang thai

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn và thói quen sinh hoạt, mẹ bầu có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược tự nhiên có tác dụng thanh nhiệt, giảm tiết axit dạ dày để cải thiện tình trạng ợ hơi buồn nôn khi mang thai.

  • Gừng: gừng là một loại thảo dược tự nhiên có tính ấm, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giải độc. Phụ nữ mang thai uống trà gừng ấm sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và đau dạ dày.
  • Cam thảo: đây là loại thảo dược tự nhiên có khả năng thanh nhiệt, giải độc, ức chế tiết axit dạ dày. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng trà cam thảo để cải thiện tình trạng ợ hơi buồn nôn. Tuy nhiên cần lưu ý chỉ nên sử dụng khoảng 4-6g cam thảo/ngày và dùng cách nhật.
  • Trà chanh mật ong: trà chanh mật ong là thức uống thơm ngon, dễ sử dụng, giúp mẹ bầu bổ sung rất nhiều dưỡng chất cần thiết đồng thời có khả năng kháng khuẩn. Uống trà chanh mật ong ấm thường xuyên sẽ giúp bà bầu phòng tránh và cải thiện triệu chứng buồn nôn trong thai kỳ.
Trà chanh mật ong là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng giúp bà bầu cải thiện triệu chứng buồn nôn trong thai kỳ
Trà chanh mật ong là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng giúp bà bầu cải thiện triệu chứng buồn nôn trong thai kỳ.

Sử dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe không dùng thuốc

Bà bầu bị ợ hơi buồn nôn khi mang thai có thể tìm tới các biện pháp tập luyện như yoga, thiền hay xoa bóp thư giãn và trị liệu. Dù nguyên nhân gây ra tình trạng ợ hơi buồn nôn là gì, các biện pháp này cũng đều hữu ích cho mẹ bầu trong việc cải thiện triệu chứng và tăng cường sức khỏe thai kỳ.

  • Yoga: tập yoga bầu đem lại nhiều lợi ích cho thai phụ như giảm stress; giảm các triệu chứng đau, tê bì tay chân, buồn nôn và nôn khi mang thai. Đồng thời tập yoga còn là cách chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở và giúp mẹ bầu nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh.
  • Thiền: là một biện pháp khác giúp bà bầu thư giãn, thoải mái tinh thần và duy trì sức khỏe ổn định trong suốt thai kỳ. Thiền hàng ngày giúp bà bầu cân bằng tâm lý, cải thiện giấc ngủ và sức khỏe của hệ miễn dịch, từ đó có thể đẩy lùi các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ.
  • Xoa bóp: xoa bóp là biện pháp trị liệu của YHCT có ích trong việc giúp bà bầu thư giãn, giảm stress, đau nhức cơ thể và giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ. Xoa bóp thư giãn và trị liệu cũng giúp cải thiện các triệu chứng ợ hơi buồn nôn trong thai kỳ cho bà bầu.
Xoa bóp massage là liệu pháp đơn giản giúp bà bầu thư giãn, giảm đau nhức cơ thể và các triệu chứng ợ hơi buồn nôn khó chịu.
Xoa bóp massage là liệu pháp đơn giản giúp bà bầu thư giãn, giảm đau nhức cơ thể và các triệu chứng ợ hơi buồn nôn khó chịu.

Khi tập yoga hoặc thiền, bà bầu nên tìm tới các trung tâm uy tín để được chuyên gia trực tiếp hướng dẫn các bài tập dành riêng cho bà bầu. Với chăm sóc sức khỏe bằng xoa bóp massage, cần tới các cơ sở trị liệu tin cậy để được chăm sóc bởi các kỹ thuật viên có tay nghề. Nếu muốn tự thực hiện tại nhà, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Sử dụng thuốc

Trong trường hợp bị ốm nghén nặng hoặc bị đau dạ dày thai kỳ biểu hiện với các triệu chứng ợ hơi buồn nôn nặng nề và diễn ra nhiều lần trong ngày, bà bầu cần gặp bác sĩ để được tư vấn hướng xử trí phù hợp. Lúc này, bà bầu có thể sẽ được kê đơn với một số loại thuốc giúp cải thiện triệu chứng và kiểm soát tình trạng bệnh như: vitamin B6, doxylamine, thuốc chống nôn, thuốc kháng axit.

Bà bầu cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ liều hay tăng liều. Đồng thời tuyệt đối không tùy tiện mua thuốc uống, đặc biệt thận trọng với các loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé như thuốc giảm đau, thuốc chống nôn domperidon.

Ợ hơi buồn nôn khi mang thai là tình trạng xảy ra phổ biến. Mẹ bầu gặp phải những triệu chứng này không nên quá lo lắng mà hãy tăng cường nghỉ ngơi và điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt cho phù hợp. Nếu tình trạng vẫn không được cải thiện, hãy đi khám để xác định nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Có thể bạn quan tâm:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Bình luận (0)

  1. Bích Đào 666 says: Trả lời

    Em đau dạ dày, mới đi khám phát hiện ra HP (+), có nguy hiểm lắm không cả nhà?

    1. ID: 123456789 says:

      Hầu hết người bị bệnh dạ dày đều có hp hết à, con vi khuẩn này lây qua ăn uống nhưng cũng nên điều trị triệt để. Để lâu cũng ảnh hưởng rồi biến chứng đấy, Hp là 1 trong những yếu tố có thể gây ung thư đó à.

  2. Huyền Thanh says: Trả lời

    Mọi người ơi qua đây khám có phải nội soi không ạ, em đi viện khám nội soi mấy lần em ớn đến già rồi, sợ lắm, em mới khám hôm nọ thôi, giờ mà đến đây khám thì mang cái kết quả nội soi ấy đi cho bác sĩ xem để đỡ phải nội soi có được không nhỉ? 🙁

    1. bông lúa vàng says:

      Bên thuốc dân tộc bác sĩ khám thì chỉ bắt mạch thôi bạn ạ, đông y người ta khám theo hình thức không xâm lấn vào trong cơ thể đâu. Bạn cứ mang hết giấy tờ kết quả xét nghiệm đi bác sĩ tư vấn cho. Đợt đi khám bên này mình cũng mang kết quả siêu âm nội soi qua để bác sĩ khám tư vấn đó

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan