Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Ợ hơi là tình trạng không khí ứ đọng trong dạ dày được đẩy ra khỏi cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là triệu chứng bệnh lý về hệ tiêu hóa, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, chế độ dinh dưỡng không khoa học. Bạn đọc tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Ợ hơi liên tục là bệnh gì?

Ợ hơi là tình trạng cơ thể loại bỏ không khí được dung nạp vào cơ thể và ứ đọng ở hệ tiêu hóa bằng đường miệng. Không khí ứ đọng trong cơ thể được đẩy ra ngoài bằng ợ hơi và xì hơi.

Hiện tượng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng tình trạng này kéo dài, diễn ra liên tục là dấu hiệu của bệnh lý. Khi đó người người bệnh cần đi thăm khám và điều trị sớm. Hiện nay ợ hơi được chia thành: ợ hơi sinh lý, ợ hơi do bệnh lý và ợ hơi ở trẻ nhỏ

Ợ hơi là tình trạng phổ biến nhiều bệnh nhân gặp phải
Ợ hơi là tình trạng phổ biến nhiều bệnh nhân gặp phải

Ợ hơi sinh lý

Đây là hiện tượng cơ thể phản ứng khi do tác động của một số yếu tố như:

  • Bạn ăn quá no, dung nạp cơ thể một lượng thức ăn lớn hoặc thức ăn có tính kích thích như dưa chua, tỏi, ướt,.
  • Tần suất ợ hơi sinh lý là 3-4 lần/ tuần và thường kết thúc sau 2 giờ ăn
  • Ợ hơi sinh lý không kèm theo axit trong dịch vị, không bị ợ chua, miệng đắng và các triệu chứng khác

Ợ hơi do bệnh lý

Ợ hơi bệnh lý diễn ra với tần suất nhiều, thường xuyên, không kiểm soát được. Sau khi ợ hơi kèm theo triệu chứng nóng rát họng, miệng chua, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đau tai, táo bón, xì hơi,…

Tình trạng này là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Đây là hiện tượng dịch vị gồm thức ăn, axit, pepsin trào ngược lên thực quản. Một số triệu chứng của bệnh như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, nóng rát thượng vị. Hiện nay tỷ lệ trào ngược thực quản ngày càng tăng do ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều rượu bia, hút thuốc lá,…

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ bị bào mòn, dẫn đến bị tổn thương và hình thành ổ viêm loét. Khi bị viêm loét dạ dày người bệnh thường xuất hiện triệu chứng như ợ hơi nhiều lần trong ngày, ợ chua, bụng đau, buồn nôn,… Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư nguy hiểm đến tính mạng

Đau dạ dày

Đau dạ dày dẫn đến hệ tiêu hóa hoạt động kém, cơ chế đóng mở thực quản bị rối loạn gây ợ hơi, ợ chua cùng nóng rát thượng vị.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mãn tính) khiến người bệnh đau bụng, ợ hơi liên tục, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon,  do tình trạng co thắt quá mức, khiến không khí bên trong đường ruột bị trào ngược lên.

Viêm thực quản do trào ngược axit

Không chỉ gây ra hiện tượng ợ hơi kéo dài nhiều lần còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống, đau rát cổ họng,…

Ợ hơi ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ thường hay bị ợ hơi sau khi bú đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời. Do đó sau khi bú mẹ vỗ nhẹ giúp đẩy khí thừa, bé dễ chịu và không quấy khóc, từ đó phòng ngừa hiện tượng nôn trớ sau khi ăn hoặc ngủ.

Ợ hơi do bệnh lý người bệnh cần đi thăm khám và điều trị sớm
Ợ hơi do bệnh lý người bệnh cần đi thăm khám và điều trị sớm

Triệu chứng ợ hơi thường gặp

Bên cạnh ợ hơi, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết triệu chứng đi kèm như:

  • Ợ hơi kèm ợ chua, đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn.
  • Sau mỗi lần ợ hơi, người bệnh có cảm giác nóng rát thượng vị
  • Tình trạng này thường xả ra sau khi ăn quá no hoặc bụng đói
  • Buồn nôn: Khi nhu động của dạ dày hoạt động kém, cơ co bóp đẩy thức ăn trào ngược gây ra hiện tượng buồn nôn, ợ hơi. Người bệnh có cảm giác nôn nao và khó chịu.
  • Khó thở: Trong quá trình lên men thức ăn, lượng hơi dư dừa khiến người bệnh đau tức, khó thở, ợ hơi thường xuyên.

Người bệnh cần đi gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng:

  • Ợ hơi, ợ nóng xuất hiện thường xuyên và kéo dài liên tục
  • Đau bụng dữ dội
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ăn uống không ngon miệng
  • Buồn nôn, nôn mửa tần suất thường xuyên

Khi đó bạn cần đi khám bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng phòng ngừa tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn.

Người bệnh cần nhận biết dấu hiệu bệnh để thăm khám và điều trị sớm
Người bệnh cần nhận biết dấu hiệu bệnh để thăm khám và điều trị sớm

Tại sao ợ hơi? Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là gì?

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phổ biến:

  • Dấu hiệu bệnh lý: Đây là dấu hiệu bệnh lý như đau dạ dày, viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…
  • Thói quen sinh hoạt: Người bệnh thức khuya, vận động mạnh sau khi ăn ảnh hưởng đến nhu động co bóp của dạ dày khiến người bệnh ợ hơi, buồn nôn,…
  • Lạm dụng thuốc Tây: Người bệnh sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại xuất hiện các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng khó tiêu

Chế độ ăn uống không khoa học. Trong thực đơn hằng ngày bổ sung nhiều thực phẩm kích thích tiết axit trong dạ dày, đồ ăn khó tiêu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Ợ hơi nên kiêng gì ăn gì?

Chế độ ăn là một trong những nguyên nhân dẫn đến ợ hơi, do đó người bệnh cần chế độ dinh dưỡng khoa học giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn

Thực phẩm nên bổ sung

  • Sữa chua: axit probiotic trong sữa chua giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch từ đó giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị,… Tuy nhiên không nên sử dụng sản phẩm này khi đói
  • Đu đủ chín: enzyme papain giúp tiêu hóa protein, giải phóng khí trong đường ruột, chuyển hóa lượng thức ăn trong dạ dày từ đó giảm ợ hơi, đầy bụng.
  • Chuối: Lượng natri giảm triệu chứng ợ hơi sau khi ăn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
  • Dứa: Trong dứa có nhiều hoạt chất có lợi cho đường tiêu hóa như bromelin, cellulo, hemicellulo giúp đường ruột hoạt động tốt hơn, thức ăn được tiêu hóa không bị ứ đọng trong dạ dày
  • Giấm táo: Enzyme trong giấm táo giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hơn nữa axit trong thực phẩm này tiêu diệt vi khuẩn có hại. Bạn bổ sung giấm táo với cốc nước ấm sử dụng trước khi ăn
Bổ sung sữa chua giúp cải thiện cải thiện tình trạng bệnh
Bổ sung sữa chua giúp cải thiện cải thiện tình trạng bệnh

Thực phẩm không nên ăn:

  • Đồ chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ
  • Không sử dụng tinh dầu như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp bởi tinh dầu gây giãn nở thượng vị và là nguyên nhân gây trào ngược, ợ hơi, ợ chua
  • Không sử dụng chất kích thích, bia, rượu, hút thuốc lá
  • Không sử dụng thực phẩm chứa nhiều axit như chanh, bưởi, quýt, cam,
  • Không để bổ bụng quá đói hoặc ăn quá no

Ợ hơi nhiều phải làm sao? – Cách trị ợ hơi liên tục

Ợ hơi là phản ứng bình thường của cơ thể khi loại bỏ không khí trong dạ dày và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài, liên tục ảnh hưởng đến giao tiếp, sức khỏe và là dấu hiệu của bệnh lý. Do đó Bạn có thể áp dụng một số cách điều trị bệnh phổ biến dưới đây để cải thiện tình trạng trên:

Sử dụng thuốc Tây y

Với trường hợp ợ hơi liên tục là tình trạng bệnh lý, triệu chứng được cải thiện khi bệnh thuyên giảm. Hơn nữa, người bệnh được cải thiện tình trạng bệnh mang đến

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Một số thuốc được sử dụng như Esomeprazol, Lansoprazol, Omeprazol giảm nồng độ axit trong dạ dày, từ đó cải thiện ợ hơi và triệu chứng đi kèm.
  • Nhóm kháng H2: Thuốc ức chế giải phóng histamin và kiểm soát hoạt động bài tiết axit trong dạ dày. Thuốc được sử dụng như: Cimetidin, Famotidin, Ranitidin…
  • Thuốc điều hòa sự co bóp của dạ dày: Bệnh nhân được bác sĩ kê đơn một số thuốc Domperidon (điều hòa nhu động của ống tiêu hóa), Cisaprid (kích thích nhu động co bóp dạ dày, từ đo quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra nhanh hơn), hay thuốc Metoclopramid (kiểm soát triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn, ăn không tiêu)
  • Men tiêu hóa: Các chế phẩm men tiêu hóa được sử dụng như: Enzyme Go, Neopeptine, T.Pepsin…. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng trong khoảng từ 7-10 ngày, không nên lạm dụng gây rối loạn hệ tiêu hóa.

Sử dụng thuốc tây chứa nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó bạn cần tham vấn y khoa trước khi sử dụng.

Men tiêu hóa Neopeptine được nhiều người bệnh sử dụng
Men tiêu hóa Neopeptine được nhiều người bệnh sử dụng

Mẹo dân gian

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, để cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua bạn có thể sử dụng một số biện pháp thực hiện đơn giản tại nhà dưới đây:

Trà gừng 

Gừng là dược liệu quen thuộc được sử dụng trong bài thuốc Đông y điều trị đau dạ dày, cải thiện ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, buồn nôn. Hơn nữa hoạt chất trong gừng tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương.

Thực hiện

  • Gừng rửa sạch, thái lát
  • Cho gừng vào hãm nước sôi khoảng 250ml nước
  • Sử dụng trà gừng khi còn ấm

Ngoài ra bạn có thể thêm mật ong giúp gia tăng hương vị và hiệu quả của bệnh

Lưu ý: Không sử dụng phương pháp này với trường hợp người bệnh xuất huyết dạ dày, phụ nữ mang thai, người bệnh đang sử dụng thuốc Aspirin

Sử dụng trà gừng cải thiện triệu chứng ợ hơi
Sử dụng trà gừng cải thiện triệu chứng ợ hơi

Kết hợp chanh và mật ong 

Trong chanh chứa enzyme giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Mật ong bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương, nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Kết hợp mật ong và chanh giúp giảm ợ hơi, đầy bụng cảm giác buồn nôn và triệu chứng bệnh lý về đường tiêu hóa khác

Thực hiện

  • Cho nước cốt 1/4 quả chanh vào nước ấm
  • Thêm 2 thìa mật ong và khuấy đều
  • Sử dụng hỗn hợp khi còn ấm

Để mang đến hiệu quả bạn nên uống và mỗi buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều chanh, bởi axit trong chanh có thể dẫn đến viêm loét và tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Uống trà hoa cúc

Hoa cúc là nguyên liệu được sử dụng giúp an thần, chống mất ngủ, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa tốt hơn. Theo một số nghiên cứu, sử dụng trà hoa cúc giảm ợ hơi, táo bón,… Hơn nữa hoạt chất apigenin trong hoa cúc ức chế tế bào ung thư phát triển.

Bạn sử dụng trà hoa cúc khi dạ dày nóng rát, trước khi đi ngủ giúp ngủ ngon giấc và hạn chế hiện tượng trào ngược.

Trà hoa cúc tác dụng an thần, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
Trà hoa cúc tác dụng an thần, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Trà bạc hà 

Hoạt chất trong bạc hà tác dụng điều hòa nhu động ruột, cải thiện triệu chứng của hệ tiêu hóa như đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu. Hơn nữa, bạc hà còn hạn chế buồn nôn, giảm hôi miệng có khả năng sát trùng.

Thực hiện

  • Lá bạc hà rửa sạch và cắt nhỏ
  • Đem lá bạc hà hãm với khoảng 200ml nước sôi và sử dụng trực tiếp

Lời khuyên chuyên gia phòng tránh biện pháp ợ hơi

Bạn có thể phòng tránh ợ hơi qua một số biện pháp dưới đây:

  • Ợ hơi tần suất thường xuyên là dấu hiệu của bệnh lý cần đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ
  • Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, không nằm ngay sau khi ăn
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, rượu bia, chất kích thích và không nhai kẹo cao su
  • Nên ăn chậm nhai kỹ và có thể chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày
  • Vận động thường xuyên giúp loại bỏ khí thừa trong cơ thể, tránh tình trạng thừa cân béo phì và nâng cao sức khỏe của bạn

Ợ hơi là tình trạng phổ biến ở hệ tiêu hóa, tình trạng này thường là dấu hiệu  của vấn đề về đường tiêu hóa. Do đó người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng tránh đi thăm khám và điều trị sớm.

Có thể bạn cần:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Nội soi dạ dày là thủ thuật Y khoa được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bệnh thông qua nhiều quy trình và phương pháp khác nhau. Mặc dù thủ thuật rất phổ biến nhưng nhiều bệnh nhân chưa biết thời gian thực hiện mất bao lâu, chi phí bao nhiêu tiền, có lây không? Tham khảo bài...
Viêm dạ dày ruột cấp là một tình trạng bệnh lý phổ biến gây ra những triệu chứng khó chịu do nhiễm trùng đường tiêu hóa. Hãy tìm hiểu về viêm dạ dày ruột cấp, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả. Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày ruột cấp Dạ dày và...
Bị xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Làm thế nào để chữa? Đây là dấu hỏi chấm mà nhiều người bệnh băn khoăn. Trong bài viết này cung cấp thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ và cách điều trị bệnh hiệu quả. Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Xuất huyết dạ dày hay còn gọi...
Nội soi dạ dày xong bị đau họng, đau bụng là tình trạng không hiếm gặp. Đây là những vấn đề thường xảy ra do tác động của ống nội soi và thao tác chưa chuẩn xác của bác sĩ. Tình trạng này có nguy hiểm cho sức khỏe không và nên làm gì để khắc phục? Những thông tin...
Ợ hơi là tình trạng không khí ứ đọng trong dạ dày được đẩy ra khỏi cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là triệu chứng bệnh lý về hệ tiêu hóa, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, chế độ dinh dưỡng không khoa học. Bạn đọc tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới...
Có rất nhiều người bệnh thắc mắc nên uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn? Trong quá trình điều trị bệnh dạ dày cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ với từng loại thuốc và tùy theo nguyên nhân của cơn đau sẽ có những cách uống khác nhau. Bạn cần tìm hiểu và cân...

Để xét nghiệm vi khuẩn HP một cách chính xác và uy tín, bạn có thể thực hiện tại các cơ sở y tế hàng đầu như bệnh viện Bạch Mai, Đại học y Hà Nội, bệnh viện E, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhiệt Đới, bệnh viện Nhân dân 115. Các bệnh viện này nổi bật với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, đảm bảo chất lượng dịch vụ và kết quả xét nghiệm chính xác.

Trước khi nội soi dạ dày, bạn cần nhịn ăn để dạ dày trống rỗng, giúp quá trình nội soi diễn ra an toàn và chính xác hơn. Thời gian nhịn ăn thường là từ 6 đến 8 giờ trước khi thực hiện thủ thuật.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan