Thịt bò là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho hệ vận động, vừa chống oxy hóa vừa hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, người bị ho ăn thịt bò được không? Bạn có thể tham khảo ngay những thông tin sau đây để giải đáp thắc mắc trên và có được lối sống lành mạnh hơn.
Ho ăn thịt bò được không?
Triệu chứng ho được chia thành nhiều loại khác nhau như ho có đờm, ho khan, ho thành cơn… Ngoài việc sử dụng các loại thuốc điều trị ho, một chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần làm giảm thiểu các triệu chứng bệnh. Nhiều người thắc mắc ho ăn thịt bò được không, sau đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.
Khi bị ho, cơ thể nhức mỏi, việc hạn chế các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò không phải là giải pháp phù hợp. Theo các chuyên gia, thịt bò không hề tạo nên các phản ứng gây ngứa, khó chịu, đau rát vùng họng.
Thay vào đó, loại thực phẩm này lại chứa nhiều vitamin, sắt, kẽm… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ và chống lại các tác nhân gây bệnh.
Lượng sắt trong thịt bò có dạng heme kèm theo hàm lượng kẽm dồi dào giúp hạn chế tình trạng mệt mỏi, tốt cho miễn dịch, làm tăng cảm giác ngon miệng và kháng khuẩn.
Ngoài ra, thực phẩm này còn hỗ trợ bảo vệ tim mạch, điều hòa hoạt động lưu thông, trao đổi máu, cải thiện trí não và cơ bắp. Tóm lại, thịt bò không hề làm ảnh hưởng đến các triệu chứng ho mà trái lại còn làm bệnh nhanh khỏi hơn.
Khi bị ho ăn thịt bò như thế nào mới đúng cách?
Thịt bò tuy tốt nhưng không thể ăn một cách bừa bãi. Nhất là những người mắc bệnh ho thì nên phân chia liều lượng, chọn món ăn sao cho phù hợp. Vậy nên ăn thịt bò như thế nào mới đúng cách?
Khối lượng thịt tiêu chuẩn
Ăn quá nhiều thịt không những làm phản tác dụng mà còn khiến cơ thể tích tụ nhiều chất đạm ảnh hưởng đến hệ vận động. Đừng vì những lợi ích tuyệt vời mà thịt bò mang lại mà quên đi nhiệm vụ chăm sóc và điều dưỡng bản thân khi bị ho. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt bò chỉ nên sử dụng một lượng khoảng từ 300g đến 500g mỗi tuần.
Ngoài ra không nên ăn liên tiếp mà nên ăn cách ngày. Điều này có nghĩa là mỗi bữa bạn chỉ nên dung nạp tối đa hơn 100g thịt và không được ăn liên tiếp nếu như không muốn mắc phải một số bệnh như tiểu đường, tim mạch. ung thư…
Các món ăn bổ dưỡng chế biến từ thịt bò
Chế độ ăn uống quyết định một phần không nhỏ trong việc điều trị căn bệnh ho. Nếu bạn sử dụng thuốc mà không kết hợp bổ sung các loại thực phẩm giàu năng lượng có thể kết hợp với thịt bò thì ho sẽ kéo dài lâu hơn. Một số món ăn sau đây vừa đơn giản lại ngon miệng, hãy áp dụng cho thực đơn ăn uống hàng ngày nhé!
Cháo thịt bò bí đỏ
Bị ho có ăn thịt bò được không, nên ăn món nào tốt? Bạn có thể tham khảo món cháo thịt bò bí đỏ. Đây là một trong những món ngon, dễ làm, đặc biệt tốt cho trẻ. Người trưởng thành và người cao tuổi ăn vào cũng sẽ tăng sức đề kháng. Trước khi nấu ăn, khâu quan trọng nhất là chuẩn bị nguyên liệu.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Thịt bò: 200g
- Bí đỏ: 400g
- Gạo tẻ: 100g
- Gia vị: Mắm, bột ngọt, đường, dầu ăn.
- Dụng cụ: Nồi, bếp, bát, thìa, muôi múc.
Công đoạn thực hiện
- Bước 1: Đầu tiên phải sơ chế nguyên liệu. Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hết phần ruột bên trong sau đó cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
- Bước 2: Chuẩn bị một chiếc nồi hấp. Nếu không có nồi hấp chuyên dụng có thể hấp cách thủy bằng nồi thường. Hấp đến khi bí đỏ mềm thì lấy ra và dằm nhuyễn.
- Bước 3: Thịt bò rửa sạch đem đi xay sau đó trộn gia vị. Ướp khoảng ⅓ thìa cà phê hạt nêm, ⅓ thìa cà phê nước mắm trong thời gian 10 phút.
- Bước 4: Gạo vo sạch và ngâm tầm 30 phút trước khi đem đi nấu. Gạo chín nhừ thì đổ thịt bò và bí đỏ đã sơ chế vào nồi. Khuấy đều và tiếp tục đun tầm 15 phút trên lửa nhỏ là món cháo đã hoàn thành.
- Bước 5: Múc ra bát và thưởng thức.
Canh rau ngót nấu thịt bò
Món thứ hai trong danh sách này đó chính là canh rau ngót nấu với thịt bò. Các nguyên liệu thực hiện có thể dễ dàng mua tại chợ hoặc cửa hàng bán thực phẩm. Nguyên liệu và cách chế biến tiến hành theo các bước sau.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Thịt bò: 200g
- Rau ngót: 2 mớ
- Gia vị: Tỏi, tiêu, hạt nêm và nước tương.
- Dung cụ: Nồi, bát, thìa, muôi múc, bếp.
Nguyên liệu có thể cân nhắc thêm hoặc bớt tùy vào số lượng người ăn.
Các bước chế biến
- Bước 1: Rau sau khi mang về tuốt lấy phần lá và đem rửa sạch với nước. Một mẹo hay để rửa rau sạch đó là ngâm với nước vo gạo hoặc ngâm với một chút muối trong thời gian 20 phút.
- Bước 2: Thịt bò sau khi mua về rửa sạch, thái mỏng vừa ăn để không bị dai. Ướp thêm ⅓ thìa nước tương, ⅓ thìa dầu ăn trong thời gian 15 phút để thịt ngấm.
- Bước 3: Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và thái nhỏ, phi thơm trên bếp với dầu ăn. Sau đó cho thịt bò đã sơ chế vào đảo đều. Không nên xào kỹ chỉ xào thịt vừa tới ăn mới ngon. Đổ thịt ra một chiếc bát nhỏ.
- Bước 4: Rau sau khi rửa sạch thì vò lá hơi dập. Bạn cho một chút dầu vào nồi để xào rau qua qua. Đến khi rau hơi xe lại thì đổ nước vào nồi.
- Bước 5: Nước canh sôi nhẹ thì đổ thịt bò đã xào vào chờ tầm 3 đến 5 phút tắt bếp. Múc canh ra bát và thưởng thức cùng cơm.
Bò hầm khoai tây
Ngoài các loại thuốc thảo dược trị ho, những nguyên liệu quen thuộc như khoai tây khi kết hợp với thịt bò cũng có tác dụng làm bệnh mau khỏi. Ngày đông sẽ lạnh rất thích hợp để thưởng thức một bát canh thịt bò hầm khoai tây. Nếu bạn đang bị ho có thể nấu canh bò hầm khoai tây vừa chắc bụng lại vừa dễ ăn.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Thịt bò: 500g
- Khoai tây: 3 củ
- Cà chua: 3 quả
- Cà rốt: 1 củ
- Hành lá: 500g
- Mùi tàu: 50g
- Gia vị: Hạt nêm, ngũ vị hương, dầu ăn, muối, đường.
- Dụng cụ: Nồi, bếp, bát, muôi múc canh.
Các bước tiến hành
- Bước 1: Đầu tiên phải sơ chế nguyên liệu. Khoai tây và cà rốt gọt vỏ và cắt thành những miếng vừa ăn. Khoai ngâm với nước tầm 10 phút để loại bỏ bớt nhựa. Cà rốt, cà chua, thịt bò, hành lá bỏ rễ, mùi tàu đem rửa sạch với nước.
- Bước 2: Cà rốt cắt nhỏ giống như khi cắt khoai tây. Cà chua cắt dọc theo hình múi cau còn hành lá và mùi tàu cắt đoạn ngắn tầm 1cm. Khi cắt hành, bạn chỉ cắt phần lá, để riêng phần đầu trắng.
- Bước 3: Sơ chế thịt bò bằng cách rửa sạch, thái hình vuông, ướp với 2 thìa cà phê hạt nêm, nửa gói ngũ vị hương và ⅓ thìa tiêu. Nếu ăn được ngọt có thể ướp thêm ⅓ thìa đường.
- Bước 4: Đổ dầu ăn vào nồi để xào thịt bò. Xào đến khi thịt săn lại thì đổ thêm nước hầm.
- Bước 5: Xào đầu hành và cà chua sau đó cho tiếp khoai tây và cà rốt vào. Thêm gia vị vừa ăn chờ khi chín đổ vào hầm cùng với thịt bò. Hầm tầm 30 phút đến khi khoai tây bở là thịt bò cũng mềm tới.
- Bước 6: Tắt bếp và múc ra bát, cho hành lá, mùi tàu lên chốc và thưởng thức. Món này nên ăn nóng sẽ ngon hơn.
Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh ho
Trẻ ho có ăn được thịt bò không? Ho xuất hiện ở cả trẻ nhỏ, người lớn, người cao tuổi. Tuy nhiên trẻ em có sức đề kháng yếu nên khi mắc bệnh ho sức khỏe sẽ yếu hơn so với người trưởng thành.
Nhất là khi trẻ bị ho gà. Để phòng bệnh bạn nên đưa bé đến các trung tâm y tế tại địa phương, tiêm chủng theo đúng quy định. Thông thường trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi có thể tiêm phòng và tiêm nhắc lại khoảng hơn 1 năm sau đó.
Đối với người trưởng thành, người cao tuổi, để phòng chống bệnh ho cần phải tuân thủ theo những lưu ý dưới đây:
- Tích cực bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất, các loại vitamin A và C.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày đồng thời vệ sinh thân thể, vệ sinh nơi học tập, làm việc, sinh sống thật sạch sẽ.
- Nên uống nước ấm sẽ rất tốt cho cổ họng.
- Hạn chế đến những nơi quá đông người, không tiếp xúc gần với những cá nhân đang sử dụng thuốc lá.
- Sử dụng nước muối loãng để vệ sinh răng miệng, cổ họng mỗi ngày 2 lần. Có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha sẵn tại nhà đều được. Nước muối không chỉ giúp cổ họng cảm thấy dễ chịu hơn mà còn có tác dụng diệt khuẩn.
- Không ăn các loại thực phẩm đông lạnh và các loại đồ uống có đá ngay sau khi lấy ra từ tủ lạnh. Tuyệt đối không nên ăn kem sẽ khiến cổ họng đau rát hơn.
- Bị vết thương hở ăn thịt bò được không? Không nên ăn vì có thể sẽ để lại sẹo hoặc vết thâm.
Ho ăn thịt bò được không? Câu trả lời lá có nhưng phải ăn với một chế độ hợp ý nhất. Ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng. Các món ăn gợi ý trên đây là giải pháp hợp lý để bạn vừa bảo vệ sức khỏe vừa giúp bệnh ho nhanh khỏi hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!