Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi từ lâu đã được áp dụng với những tác dụng nổi bật như kháng viêm, diệt khuẩn, làm thông mũi… Tuy nhiên, áp dụng công thức chữa như thế nào an toàn, hiệu quả vẫn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Do đó, bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm được cách dùng tỏi trị viêm mũi dị ứng phù hợp nhất với bản thân.
Công dụng của tỏi trong việc chữa viêm mũi dị ứng
- Hoạt chất allicin trong tỏi đã được khoa học chứng minh là một chất kháng sinh tự nhiên cực mạnh. Chất này có khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn lẫn vi rút gây bệnh.
- Allicin còn có tác dụng điều trị viêm nhiễm và ngăn ngừa, đẩy lùi những phản ứng dị ứng cũng như bội nhiễm xảy ra đối với cơ thể.
- Allicin đóng vai trò thúc đẩy tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể. Kích thích lưu thông máu và chống lại các gốc oxy hóa gây hại. Nhờ đó, hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
- Trong tỏi còn chứa tinh dầu, vitamin A, C, các khoáng chất như canxi, photpho, magie… có lợi cho sức khỏe, tăng sức đề kháng và đẩy lùi các tác nhân gây bệnh.
Nhờ những thành phần và tác dụng kể trên, tỏi hoàn toàn có thể dùng để điều trị viêm mũi dị ứng nếu như chúng ta áp dụng đúng cách, đúng liều lượng.
Top 7 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi tại nhà
Ăn tỏi trực tiếp
Tỏi sống có vị hăng và mùi hôi khó chịu nên nhiều người không thích ăn tỏi. Thế nhưng, việc ăn sống tỏi lại là giải pháp đơn giản và giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất một cách tốt nhất. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi này là mẹo đơn giản nhất.
Trong mỗi bữa ăn, bạn có thể dùng 2 – 3 tép tỏi sống cho vào miệng và nhai nát một cách trực tiếp. Nếu cảm thấy khó ăn, bạn có thể thưởng thức tỏi cùng thức ăn hoặc giã nát pha nước chấm hay làm gia vị trong các món ướp, xào…
Nước tỏi với mật ong
Mật ong có tính chống khuẩn, kháng viêm, cấp ẩm nên khi kết hợp với tỏi sẽ giúp giảm nhanh cơn ngứa do viêm mũi dị ứng. Đồng thời, gia tăng hiệu quả chữa bệnh tốt hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Tỏi tươi: 1 củ
- Mật ong nguyên chất
- Bông gòn sạch
Cách thực hiện:
- Lột hết lớp vỏ bên ngoài tỏi, sau đó rửa sạch. Ép lấy nước cốt tỏi.
- Cho nước cốt vào chén, thêm mật ong vào. Đảm bảo lượng mật ong gấp đôi lượng nước tỏi. Tiến hành trộn thật đều.
- Dùng bông gòn nhúng trực tiếp và hỗn hợp vừa tạo. Sau đó nhét vào 2 bên lỗ mũi trong khoảng 10 – 15 phút thì bỏ ra.
Với cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi cần kiên trì áp dụng ngày 3 lần để sớm giảm các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra.
Tỏi ngâm mật ong chữa viêm mũi dị ứng
Ngoài cách dùng hỗn hợp tỏi và mật ong trị viêm mũi dị ứng thì bạn có thể áp dụng công thức tỏi ngâm mật ong cũng mang đến hiệu quả chữa bệnh.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Tỏi: 100g
- Mật ong: 200g
- Bình thủy tinh sạch
Cách thực hiện:
- Đem bóc vỏ 100g tỏi, sau đó giã nát.
- Cho tỏi vào bình thủy tinh, thêm mật ong vào. Cần đảm bảo mật ong ngập hết tỏi.
- Đậy kín lại và bảo quản ở nhiệt độ phòng, tại nơi thoáng mát, khô ráo trong vòng 15 – 20 ngày.
- Mỗi lần dùng, bạn lấy 2 tép tỏi cùng 1 – 2 thìa mật ong và ăn trực tiếp.
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong còn có thể áp dụng để phòng ngừa bệnh liên quan đến đường hô hấp khi thời tiết giao mùa hoặc có sự thay đổi đột ngột.
Rượu tỏi
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tỏi tươi: 1kg
- Rượu trắng ngon: 2 lít
- Bình thủy tinh sạch có nắp đậy: 4 lít
Cách thực hiện:
- Đem tỏi tươi lột bỏ hết vỏ, sau đó giã nát. Việc giã nát sẽ giúp hoạt chất allicin được giải phóng nên hiệu quả của rượu tỏi mới được phát huy.
- Cho hết lượng tỏi đã giã vào bình thủy tinh. Sau đó, đổ hết lượng rượu vào và đảm bảo tỏi ngập hết trong rượu.
- Đậy nắp kín lại, bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong điều kiện thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Thời gian ngâm rượu tỏi khoảng 10 – 15 ngày, khi bạn thấy rượu chuyển sang màu vàng nghệ là có thể sử dụng.
Cách dùng:
- Mỗi ngày, uống 2 lần rượu tỏi, mỗi lần 20ml.
- Trong trường hợp không uống được rượu, bạn có thể cho rượu tỏi vào lọ nước nhỏ mũi Nacl 0,9% đã dùng hết. Sau đó, nhỏ khoảng 2 giọt vào mỗi bên lỗ mũi cũng có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm và giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi.
Tỏi và dầu vừng
Thành phần trong dầu vừng chứa chất chống oxy hóa, vitamin E, B có tác dụng trung hòa, phá hủy các gốc tự do gây hại cho niêm mạc mũi xoang, giúp hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường. Vì thế, kết hợp dầu vừng với tỏi đúng cách sẽ mang đến hiệu quả trị viêm mũi dị ứng khá tốt.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- ½ củ tỏi
- Dầu vừng nguyên chất
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ tỏi rồi đem giã nát, ép lấy nước cốt.
- Cho nước cốt tỏi và chén, thêm lượng dầu mè bằng tỏi và trộn thật đều để thu được hỗn hợp đồng nhất.
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý. Sau đó, cho bông gòn nhúng vào hỗn hợp tỏi dầu vừng rồi nhét vào mũi.
- Để nguyên trong khoảng 10 phút thì lấy bông gòn ra.
Công thức này nên duy trì mỗi ngày 2 – 3 lần để sớm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
Xông hơi với tỏi
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi này sẽ giúp hoạt chất allicin theo hơi nước đi vào tận bên trong khoang mũi và niêm mạc hô hấp trên. Nhờ đó, tăng cường dẫn lưu dịch tiết, giảm ngứa mũi và thông mũi.
Cách thực hiện như sau:
- Bóc vỏ 1 củ tỏi, rửa sạch rồi đập dập.
- Cho 1 lít nước vào đun sôi thì thêm tỏi cùng 2 thìa cà phê muối vào. Khuấy đều và đun thêm 3-4 phút thì tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu và đặt mặt cách chậu khoảng 25- 30cm. Dùng chiếc khăn trùm đầu và tiến hành xông hơi từ 10 -15 phút.
- Trong quá trình xông hơi, nếu có mũi nên xì ra để giúp niêm mạc hô hấp thông thoáng và loại bỏ dịch tiết ứ đọng gây ngạt mũi.
- Kết thúc quá trình xong, bạn nhớ dùng nước muối sinh lý để rửa mũi nhằm loại bỏ giúp niêm mạc hô hấp được làm dịu. Đồng thời, các chất gây dị ứng nếu có như mạt bụi, phấn hoa… sẽ được loại bỏ ra ngoài.
Cách xông mũi này nên áp dụng ngày 1 – 2 lần.
Tính hiệu quả của phương pháp
Những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi chỉ là dân gian lưu truyền lại. Đến nay chưa có một khoa học nào chứng minh về hiệu quả của những phương pháp kể trên. Do đó, các bạn không nên quá kỳ vọng vào tỏi trong việc điều trị bệnh.
Ngoài ra, hiệu quả trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi chỉ phát huy khi bệnh mới bị và đang ở giai đoạn nhẹ. Trong trường hợp, bệnh nghiêm trọng và chuyển nặng thì phương pháp này hầu như không cho hiệu quả.
Những lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Đối tượng không nên sử dụng
- Những người có vấn đề về máu hoặc đang chuẩn bị phẫu thuật thì không nên dùng tỏi để trị viêm mũi dị ứng. Lý do là tỏi có thể khiến người bệnh bị loãng máu.
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ không nên dùng tỏi để trị bệnh.
- Những người đang mắc bệnh táo bón, trĩ hay nóng trong người thì không nên dùng tỏi vì sẽ làm tình hình các bệnh đang mắc phải ngày càng trầm trọng hơn.
Những lưu ý khác
- Chỉ nên lựa chọn tỏi ta, xuất xứ rõ ràng để trị bệnh, tránh chọn tỏi có tẩm ướp hóa chất dễ gây hại cho sức khỏe.
- Điều trị bằng tỏi cần kiên trì áp dụng đều đặn mới thu được hiệu quả.
- Tuyệt đối không nhỏ trực tiếp nước tỏi nguyên chất vào lỗ mũi vì có thể gây bỏng rát, xót mũi và càng làm tổn thương niêm mạc.
- Nên dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng kết hợp với chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý, vệ sinh răng miệng để hỗ trợ điều trị bệnh.
- Nếu sau thời gian áp dụng chữa bệnh bằng tỏi mà không hiệu quả, bạn nên tìm đến phương pháp khác hoặc đi thăm khám bác sĩ để được điều trị chuẩn xác, hiệu quả.
Như vậy, từ những chia sẻ trên đây, các bạn đã nắm được các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi cũng như những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn sớm thoát khỏi tình trạng viêm mũi dị ứng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!