Các huyệt vị trên cơ thể đều ẩn chứa những điều vô cùng kỳ diệu. Nếu bạn có sự hiểu biết về huyệt đạo và cách ứng dụng chúng trong việc giữ gìn và nâng cao sức khỏe bản thân thì rất tuyệt vời. Những thông tin về huyệt Túc Tam Lý dưới đây có thể giúp bạn có thêm kiến thức y học cho mình.
Tìm hiểu về huyệt Túc Tam Lý
Tên gọi khác: Huyệt Trường Sinh, Quỷ Tà, Hạ Lăng, Tam Lý, Hạ Tam Lý
Ý nghĩa tên huyệt: Tên huyệt có thể được hiểu theo 2 cách sau:
- Trong các truyền thuyết, ý nghĩa tên huyệt được hiểu theo cách việc châm cứu bấm huyệt Túc Tam Lý sẽ giúp cho các binh lính đi bộ được hơn 3 dặm (gọi là Tam Lý) mà không bị mệt mỏi.
- Các nhà y học cổ truyền khác lại cho rằng tên gọi này có ý nghĩa là nơi hội tụ đầy đủ của 3 phủ chính bao gồm Đại Đường (nằm phía trên), Vị (nằm ở giữa) và Tiểu Trường (nằm ở dưới)
Xuất xứ: Thánh Huệ Phương
Đặc tính: Huyệt Túc Tam Lý có những đặc tính sau:
- Là huyệt vị thứ 36 trong kinh Vị
- Thuộc hành Thôt, huyệt Hợp
- Huyệt Túc Tam Lý đưa khí huyết xuống phần dưới cơ thể
- Là huyệt vị quan trọng có thể tác động trực tiếp hoặc phối hợp với các huyệt vị khác trên cơ thể để điều trị các bệnh lý về tiêu hóa, đau bụng, đau mắt, bệnh cao huyết áp.
- Là 1 trong 6 huyệt quan trọng chủ trị đau bụng
- Thuộc nhóm “Hồi Dương Cửu Châm” mang tác dụng nâng cao và phục hồi Dương khí
- Là một trong 14 Yếu Huyệt của cơ thể (Theo cuốn Châm Cứu Chân Tủy của Nhật Bản) giúp điều trị bệnh dạ dày, nâng cao chính khí
Truyền thuyết về huyệt Túc Tam Lý
Nhật Bản thời xa xưa, có một chàng trai đã kế thừa một bí kíp vô giá từ gia đình, đó chính là cách xác định huyệt đạo trên cơ thể để cứu chữa hàng trăm loại bệnh khác nhau.
Từ những hướng dẫn của cha, chàng trai ấy đã ứng dụng hàng ngày trên cơ thể và đã sống khỏe mạnh qua vài triều đại nhật hoàng.
Một câu chuyện khác được lưu truyền phổ biến tại Nhật Bản về huyệt Túc Tam Lý đề cập đến việc có một huyệt đạo chỉ cần châm vào có thể giúp cho một gia đình thọ đến 200 tuổi.
Tuy những câu chuyện trên chưa được kiểm chứng độ xác thực nhưng hầu như người dân Nhật Bản đều tin rằng huyệt đạo này có thể chữa được rất nhiều bệnh, giúp con người kéo dài tuổi thọ, lưu giữ nét thanh xuân và cải thiện sức khỏe đáng kể.
Ngoài những câu chuyện về huyệt đạo tại Nhật, Y học cổ truyền Trung Hoa cũng rất coi trọng huyệt đạo này. Người Trung Quốc gọi huyệt Túc Tam Lý là điểm huyệt trường thọ và đã ứng dụng phương pháp này giúp chữa hàng trăm loại bệnh qua hàng nghìn năm lịch sử. Do đó, người ta hay gọi huyệt Túc Tam Lý bằng tên gọi khác đó là huyệt Trường Sinh.
Huyệt Túc Tam Lý nằm ở đâu? Cách xác định vị trí huyệt
Theo mô tả của Y học cổ truyền, huyệt Trường Sinh nằm ở vị trí dưới mắt đầu gối khoảng 3 thốn và cách phần bờ xương ống chân khoảng 1 thốn (1,8 cm).
Vị trí huyệt Túc Tam Lý được xác định theo 3 cách sau:
- Dưới mắt gối ngoài khoảng 3 thốn, phần ngoài xương mác khoảng tầm 1 khoát ngón tay. Đây là vị trí gần cơ cẳng chân trước và khe giữa của xương mác và xương chầy.
- Người bện úp lòng bàn tay vào đầu gối sao cho ngón giữa chạm vào xương ống chân (hay xương chầy). Đo ra bên ngoài khoảng 1 thốn chính chính là huyệt Túc Tam Lý
- Cách xác định huyệt Túc Tam Lý dưới lõm phía ngoài xương bánh chè 3 thốn (Độc Ty)
Theo giải phẫu sẽ xác định:
- Dưới da là bộ phận cơ cẳng chân trước, là nơi bám của các thớ gân ở 2 đầu đùi, phần khi giữa xương chầy, xương mác hay màng gân cốt
- Thần kinh vận động cơ trên huyệt là phần nhánh của dây thần kinh hông to và nhánh của dây thần kinh chầy trước.
- Phần da ở gần huyệt vị bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5
Huyệt Túc Tam Lý có tác dụng gì?
Trong Đông y khi nói về huyệt này đã có câu: “Tam lý cứu bất tuyệt, nhất thiết tại bệnh tức”. Câu nói này ý chỉ khi tác động vào huyệt sẽ giúp tránh được nhiều tai ương về bệnh tật trên cơ thể con người. Huyệt Túc Tam Lý trị bệnh gì là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh.
Trong cuốn “Chữa bệnh không dùng thuốc” của Lê Hà đã viết rằng “huyệt Túc Tam lý dùng để chữa các triệu chứng bệnh ở bộ máy tiêu hóa như viêm dạ dày, ăn uống khó tiêu và cải thiện việc lưu thông khí huyết ở chi bên dưới, vùng khớp gối”.
Ngoài ra, huyệt Trường Sinh còn có tác dụng giúp tăng cường sinh lực, giúp cải thiện tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết ở toàn thân, làm gia tăng tuần hoàn ngoại biên. Huyệt vị này tác dụng hữu hiệu điều trị các chứng bệnh như suy nhược thần kinh, hen suyễn, kích ngất, cao huyết áp và dị ứng.
Kích thích huyệt Túc Tam Lý còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng từ đó khiến việc ăn uống trở nên ngon miệng hơn, tay chân chân linh hoạt, tâm lý thoải mái.
Ngoài ra, việc tác động đến huyệt Trường Sinh còn có tác dụng giải quyết một số vấn đề sức khỏe như:
- Điều hòa huyết áp
- Ổn định lượng đường trong máu và lượng insulin
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa
- Giải quyết bệnh suy nhược thần kinh hoặc suy nhược cơ thể
- Cải thiện sau đột quỵ
- Phòng chống viêm nhiễm, nâng cao hệ miễn dịch
- Giảm căng thẳng, lo âu và các vấn đề về thần kinh
- Cải thiện sức khỏe đôi chân
- Đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, ăn không tiêu, ợ hơi, ợ nóng và bệnh táo bón,...
Phương pháp day bấm huyệt
Trong các tài liệu Y học cổ truyền, có rất nhiều bài viết hướng dẫn cách thức và thời điểm có thể tác động đến huyệt Tam Túc Lý giúp chữa bệnh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có rất nhiều sách viết rằng, người bệnh nên thực hiện vào 8 ngày trước khi trăng non (vào thời điểm cuối tháng) Trong truyền thuyết về gia đình Nhật Bản sống được 200 tuổi là do cách họ thực hiện đều đặn hàng ngày từ mùng 1 - 8 hàng tháng.
Cứu huyệt
Cứu huyệt là phương pháp sử dụng sức nóng tác động lên huyệt vị để điều hòa khí huyết, phù chính khu tà, ôn kinh hoạt lạc. Có rất nhiều cách thức tác động lên huyệt Tam Túc Lý có thể kể đến như cứu bằng gừng, tỏi, điếu ngải, bấm huyệt, khí công,...
- Cứu bằng điếu ngải: Dùng ngải cứu khô tán vun ra, lấy giấy bản cuốn thành điếu bằng ngón tay. Thực hiện bằng cách châm lửa rồi hơ trên huyệt trong khoảng 3 - 5 phút đến khi vùng huyệt trở nên nóng ấm thì kết thúc. Một cách khác đó là đặt điểu ngải cách da một khoảng cảm thấy đủ nóng và di chuyển điếu ngải theo hình vòng tròn từ trong ra ngoài.
- Cứu bằng tỏi, gừng: Sử dụng tỏi tươi hoặc gừng tươi thái lát mỏng đắp lên vị trí huyệt. Sau đó người bệnh có thể dùng một nhúm nhỏ ngải nhung ép thành hình quả núi đặt lên vị trí tỏi và gừng. Tiến hành châm lửa cho cháy.
Lưu ý: Trong trường hợp không có ngải nhung thì người bệnh có thể dùng tạm 3 nén hương, sau đó chụm lại để kích thích. Không nên để bỏng da và thực hiện đầy đủ cả 2 bên.
Cách day bấm Túc Tam Lý huyệt
- Người bệnh ngồi lên trên ghế, chân chạm đất hoặc ngồi trên mặt phẳng và co chân với góc độ vừa phải sao cho khi day ấn huyệt có lực tác động mạnh nhất.
- Cần tập trung tối đa khi day ấn huyệt
- Người bệnh lấy tay phải day chân phải, tay trái day chân trái. Định vị chính xác vùng huyệt. Sau đó đặt 4 ngón tay bọc lấy chân, ngón tay cái cong lại hướng về phía trước mặt huyệt và day liên tục trong khoảng 3 phút
- Nên thực hiện từ 2 - 3 lần mỗi ngày mới đạt được hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh có thể phối kết hợp với các huyệt đạo khác để tăng hiệu quả điều trị như huyệt Bách Hội, đường Kinh Đởm,...
Những lưu ý khi bấm huyệt Túc Tam Lý
Huyệt Túc Tam Lý tuy có nhiều công dụng trong điều trị bệnh nhưng để điều trị hiệu quả người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Không nên thực hiện day bấm trên huyệt đối với trẻ em hoặc những người đang mắc viêm nhiễm cấp tính
- Khi thực hiện cần dùng lực vừa đủ đến khi có cảm giác căng tức là được
- Trước giờ đi ngủ không nên thực hiện day bấm huyệt vì nó có thể gây mất ngủ.
- Những người có tạng nhiệt nên giảm bớt thời gian châm cứu và bấm huyệt trên huyệt vị này.
Huyệt Túc Tam Lý được Y học cổ truyền phương Đông rất coi trọng vì có nhiều công dụng cho sức khỏe. Đây được coi là liều thuốc an toàn để chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bệnh xương khớp, bệnh thần kinh. Hy vọng những thông tin này có thể giúp mọi người thêm hiểu biết và có phương pháp ứng dụng huyệt hiệu quả để chữa bệnh và lưu giữ nét thanh xuân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!