Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm đại tràng co thắt là gì mà nhiều người mắc phải đến vậy? Liệu bệnh về đại tràng này có nguy hiểm không? Đó là thắc mắc của không ít bệnh nhân viêm đại tràng co thắt hiện nay. Vậy hãy cùng tham khảo bài viết để tìm câu trả lời và cập nhật thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa.

Viêm đại tràng co thắt là gì?

Bệnh viêm đại tràng co thắt (bệnh đại tràng cơ năng, hội chứng ruột kích thích) có tên gọi đầy đủ bằng tiếng anh là Irritable Bowel Syndrome (IBS). Đây là một trong những bệnh lý đặc biệt của ruột già (đại tràng), có một vài triệu chứng giống với bệnh viêm đại tràng.

Bệnh có tác động đến chức năng đại trạng như tăng co bóp nhưng lại không hề gây ra thương tổn cho thực thể ở đại tràng. Với bệnh lý bình thường, thì sự co bóp của đại tràng sẽ được diễn ra khoảng sau khi ăn 2 tiếng. Đại tràng sẽ có chức năng hấp thu các nước trong chất thải để có thể đóng chúng thành khuôn (phân) rồi thải ra ngoài.

Nghĩa là cơ thể sẽ không bị mất nước, nhưng khi mắc bệnh đại tràng co thắt thì chức năng của bộ phận này cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng rối loạn đại tiện. Các rối loạn này có thể sẽ kéo dài ít nhất 3 tháng, có thể là táo bón hoặc tiêu chảy tùy vào từng nhóm:

  • Nhóm 1: IBS - Tiêu chảy;
  • Nhóm 2: IBS - Táo bón;
  • Nhóm 3: IBS - Cả táo bón và tiêu chảy.

viem dai trang co that
Hình minh họa bệnh viêm đại tràng co thắt

Người bệnh có triệu chứng đại tràng co thắt như nào?

Mặc dù bệnh đã xuất hiện từ xa xưa và khá phổ biến với thời đại ngày nay, nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu đúng về bệnh. Trong khi đây là một căn bệnh lành tính nếu được kịp thời phát hiện và chữa trị.

Dưới đây sẽ là những dấu hiệu viêm đại tràng co thắt tiêu biểu, dễ phát hiện:

  • Đau bụng: Là biểu hiện thường thấy ở mọi bệnh nhân, những cơn đau kéo đến sau khi ăn no, ăn phải thực phẩm lạ hoặc nhiễm khuẩn, cay, nóng. Nhưng sẽ đỡ đau sau khi đi đại tiện. Ngoài ra cũng có người bệnh bị đau dai dẳng, vùng dưới rốn. Chướng bụng, ợ hơi, cảm giác khó tiêu cũng là triệu chứng được phát hiện ở bệnh nhân.
  • Nổi cục ở bụng: Sờ vào phần bụng bị đau cảm thấy có cục nổi lên vì một phần của đại tràng đang co thắt nên sẽ có đoạn bị phình (nổi cục).
  • Rối loạn đại tiện, phân bất thường: Hiện tượng này không hề hiếm gặp, bởi đa phần bệnh nhân đều sẽ gặp vấn đề này. Bởi khi bị hội chứng ruột kích thích thì chức năng của hệ tiêu hóa cũng sẽ có vấn đề, việc rối loạn là đương nhiên. Điển hình người bệnh sẽ bị tiêu chảy hoặc phân lỏng rồi đôi khi lại táo bón, trong phân sẽ có dịch nhầy. Nếu kèm theo máu thì khả năng là bệnh đại tràng khác.
  • Suy nhược cơ thể: Do hệ tiêu hóa bị rối loạn, nên việc hấp thu dưỡng chất cũng sẽ bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, mất ngủ và sụt cân.

viem dai trang co that
Bệnh nhân bị rối loạn đại tiện, phân bất thường

Triệu chứng Viêm Đại Tràng Co Thắt phổ biến

Nguyên do gây bệnh viêm đại tràng co thắt

Tìm hiểu những nguyên nhân gì dẫn đến những hệ quả này.

  • Yếu tố tâm lý: Tinh thần mệt mỏi, stress, tâm trạng luôn lo lắng, áp lực công việc.
  • Chế độ ăn uống chưa đảm bảo: Thường xuyên ăn đồ ăn nóng và dầu mỡ, đồ ôi thiu, sử dụng thực phẩm có chứa chất kích thích, dùng sữa nhiều lactose, ăn vội vàng,... tạo nhiều áp lực lên hoạt động hệ tiêu hóa.
  • Nhiễm khuẩn, viêm ruột: Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch cũng là lúc vi khuẩn xâm nhập và tấn công.
  • Nhu động tiêu hóa hoạt động yếu: Nếu bộ phận này làm việc không ổn định sẽ khiến cho cương độ co bóp thất thường theo, gây ra các triệu chứng của bệnh.
  • Rối loạn nội tiết tố: Thường thì đây là nguyên nhân lớn khiến nữ giới có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn ở nam giới. Bởi trong chu kỳ kinh nguyệt nội tiết tố sẽ thay đổi (tiền mãn kinh, bầu).

Người mắc co thắt đại tràng có nguy hiểm không?

Đau đại tràng co thắt không chỉ đơn thuần là mang lại triệu chứng như chia sẻ ở trên mà bệnh còn có những biến chứng khôn lường, điều trị cũng sẽ phức tạp hơn.

Đối với sinh hoạt hằng ngày:

Người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng tiêu chảy không kiểm soát được, táo bón nhiều ngày. Đặc biệt là chỉ cần ăn những món ăn lạ, cay nóng là bị đau bụng và đi ngoài.

Đối với sức khỏe của cơ thể:

Cơ thể sẽ bị mất thước, hệ tiêu hóa dần mất chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi đó cơ thể cần được cung cấp đủ nước, bổ sung chất điện giải. Nếu không người bệnh không chỉ bị sụt cân, mà cơ thể người bệnh cũng sẽ bị suy nhược. Hệ miễn dịch và sức đề kháng sẽ bị “tụt dốc”, thể trạng gầy yếu sẽ đeo đẳng.

Đối mặt với những biến chứng:

Sau khi bị bệnh kéo một thời gian khoảng 2 - 3 tháng mà không chữa trị, thì có thể sẽ bị biến chứng nguy hiểm và khó chữa trị hơn như: Trĩ, ung thư đại tràng hoặc một số bệnh lý về đại tràng khác nữa (thủng đại tràng, chảy máu trực tràng).

viem dai trang co that
Đau đại tràng co thắt gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Nếu nghi mắc co thắt đại tràng phải làm sao để biết chính xác?

Nội dung trên đều là những triệu chứng đau đại tràng co thắt đặc trưng, giúp bạn dễ dàng biết được khả năng mắc bệnh của mình. Tuy nhiên bạn vẫn cần đến cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nhất.

Một vài tiêu chuẩn cũng như phương pháp chẩn đoán sẽ được nêu dưới đây.

  • Xét nghiệm máu: Để xác định cũng như để tìm thấy bệnh nhân có bị viêm nhiễm hay không.
  • Xét nghiệm phân: Tìm, xác định sự tồn tại của vi khuẩn bất thường trong đường tiêu hóa.
  • Nội soi đại trực tràng: Để quan sát và đưa ra kết luận, hoặc sẽ lấy mô mẫu nhỏ để thực hiện sinh thiết hoá, xét nghiệm để cho kết quả chính xác nhất.
  • Chụp X-quang phần khung ngoài đại tràng: Sẽ dễ dàng nhìn thấy được phần bất thường trên màn hình.
  • Tiêu chuẩn Rome III (bổ sung đánh giá hội chuẩn): Thường áp dụng đối với những bệnh nhân có triệu chứng đau bụng tối thiểu đã 3 tháng và mắc phải 2 hoặc hơn những điều dưới đây: giác đỡ đau sau khi đi đại tiện; số lần đi trong ngày và hình dạng của phân cũng thay đổi (rắn, không thành khuôn, lỏng...); đại tiện phân có chất nhầy, không máu và đầy bụng,khó tiêu.
  • Tiêu chuẩn Rome IV: Phù hợp với những bệnh nhân rối loạn đường ruột, đau bụng tái phát ít nhất 1 ngày/ 1 lần. Cùng với 2 – 3 những yếu tố sau: có liên quan đến đi tiêu, hình dạng phân và số lần đại tiện thay đổi.

Ngoài ra, bác sĩ chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân theo những triệu chứng của từng người để có phương pháp điều trị thích hợp hơn. Điển hình 3 cấp độ chính:

  • Bệnh nhân đang ở giai đoạn nhẹ: Tâm lý mới bị rối loạn ít, triệu chứng chưa rõ ràng,
  • Bệnh nhân đang ở giai đoạn trung bình: Tâm lý suy giảm, triệu chứng xuất hiện đều hơn, tác động đến chất lượng sinh hoạt.
  • Bệnh nhân đang ở giai đoạn nặng: Đau bụng nhiều, tâm lý bất an, rối loạn đại tiện.

Đối tượng thường mắc viêm đại tràng co thắt

Dựa theo số liệu được thống kê thì hiện nay trên thế giới có khoảng 20% người bị nhiễm bệnh co thắt đại tràng. Đây không phải là con số nhỏ, còn đối với Việt Nam:

  • Có đến 40% người đến khám bệnh về đường tiêu hóa là được chẩn đoán là mắc bệnh.
  • Theo khảo đó cho thấy, bệnh thường gặp ở các đối tượng từ 30 - 50 tuổi, tập trung nhiều hơn ở nữ giới, thậm chí có thống kê cho rằng bệnh nhân nữ gấp 4 lần nam.

Biện pháp phòng ngừa bệnh

Điều trị bệnh là đã là điều vô cùng khó, nhưng việc duy trì cũng như bảo vệ sức khỏe sau chữa bệnh còn khó hơn. Vậy nên người bệnh cần xây dựng cho mình những chế độ khoa học và lành mạnh theo như lời khuyên của chuyên gia được chia sẻ dưới đây.

Xây dựng chế độ ăn uống - Người bệnh cần biết viêm đại tràng co thắt nên ăn gì kiêng gì

Khi mắc phải căn bệnh này, nhiều bệnh nhân cảm thấy hoang mang và lo sợ việc sử dụng thực phẩm không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Bởi trong và sau quá trình điều trị bệnh, thì bất cứ người bệnh nào cũng cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ cũng như phục hồi lại chức năng của đường ruột.

Xây dựng chế độ ăn uống khóa học
Xây dựng chế độ ăn uống khóa học

Chính vì vậy, các chuyên gian cũng đưa ra khuyến cáo về:

  • Thực phẩm nên ăn: Cá giàu omega-3 (Cá thu, cá tuyết, cá hồi); chất xơ (rau, củ); trái cây; đậu nành; sữa chua.
  • Thực phẩm không nên ăn: Mỡ động vật; đồ ăn chua cay, dầu mỡ, ôi thiu; chất kích thích, đồ uống có gas; đồ ăn sẵn (xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội,...).
  • Ngoài ra, có một vài lưu ý về ăn uống: Nên chia nhỏ thành nhiều bữa, thức ăn chín nhừ và nên thái nhỏ để kích thích hệ tiêu hóa.

Thường xuyên vận động cơ thể

Hãy lên lịch tập luyện thật khoa học để đảm bảo được sức đề kháng và khả năng miễn dịch của mình được cải thiện. Đồng thời việc tập luyện cũng sẽ giúp cho bệnh co thắt này có thể biến mất, tăng cường hệ tiêu hóa, chống táo bón và đặc biệt là giúp lưu thông khí huyết. Khi đó, các vi khuẩn có hại sẽ bị tiêu diệt.

Vậy nên hãy lựa chọn môn thể thao yêu thích để tập luyện nhé. Ví dụ như: Tập yoga, chạy bộ, đi dạo, đạp xe, nhảy múa…

Luôn biết giải tỏa căng thẳng, tạo tinh thần thoải mái

Đây là nội dung không thể thiếu trong phác đồ chữa trị của bệnh đại tràng, bởi tinh thần luôn là tác nhân gây ra sự nghiêm trọng của bệnh. Đồng thời cũng là tác nhân gây bệnh ở các bệnh nhân ở độ tuổi đôi mươi. Khi áp lực học hành, công việc, cuộc sống hôn nhân… ngày càng nhiều thì bất cứ ai cũng nên biết cách yêu bản thân hơn.

Tìm kiếm những thú vui lành mạnh để giải tỏa stress, căng thẳng và luôn giữ tinh thần lạc quan. Chỉ như vậy thôi cũng giúp bạn phần nào điều trị bệnh hiệu quả.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ mắc viêm đại tràng co thắt, đặc biệt là:

  • Đau bụng dữ dội, không giảm
  • Đi ngoài ra máu
  • Sốt cao
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân

Hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán viêm đại tràng co thắt thường dựa vào các yếu tố như triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh và các xét nghiệm cần thiết (xét nghiệm phân, nội soi đại tràng...).

Phương pháp chữa đại tràng co thắt mang lại hiệu quả lâu dài

Nếu thực sự mong muốn điều trị bệnh được an toàn, hiệu quả thì bất cứ bệnh nhân nào cũng nên dựa theo phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt dưới đây.

Chữa bệnh đại tràng co thắt bằng thuốc Tây

Có lẽ đây là lựa chọn thường được người bệnh tìm đến, bởi sự hiệu quả nhanh chóng mà thuốc mang lại.

viem dai trang co that
Thuốc Tây - lựa chọn mang lại hiệu quả nhanh chóng

  • Thuốc giảm táo bón: Forlax 10g; Duphalac 10g, Sorbitol 5g…
  • Thuốc chống tiêu chảy: Loperamid 2mg; Actapulgite, Smecta…
  • Thuốc kháng viêm: Mesalamine, Balsalazide, Rowasa…
  • Thuốc chống co thắt, giảm đau: Phloroglucinol 40mg, Phloroglucinol 40mg, Trimebutin 100mg,…

Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc, nó sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh cũng dễ dàng tái phát. Đây cũng không phải là cách duy nhất, bạn tham khảo thêm những những cách khác.

Chữa bệnh đại tràng co thắt bằng bài thuốc dân gian lâu đời

Nhờ vào nguồn dược liệu phong phú mà thiên nhiên ban tặng, nên các bài thuốc cổ truyền từ thời xa xưa cũng đa dạng hơn. Điển hình một số bài thuốc người bệnh co thắt đường ruột không nên bỏ qua như dưới đây.

Thuốc chữa viêm đại tràng co thắt từ lá vối

Nên đối với những bệnh nhân mắc bệnh đại tràng thì nó không khác gì thần dược. Chúng có khả năng tiêu diệt chủng vi khuẩn gây bệnh hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, loại lá này còn giúp hệ tiêu hóa tăng tiết dịch, chống tiêu chảy (nhờ kháng khuẩn), niêm mạc của đường ruột được đảm bảo chức năng bảo vệ. Dưới đây là cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem 200g lá vối tươi hoặc 100g lá vối khô rửa sạch, riêng lá tươi thì cần vò nát.
  • Bước 2: Sử dụng 2 lít nước cho đến khi sôi thì thả lá vào rồi tắt bếp sau 5 phút.
  • Bước 3: Để nước nguội, uống thay nước hàng ngày.

Thuốc chữa đau đại tràng co thắt từ nha đam

Nha đam vốn nổi danh là vị thuốc nhuận tràng tự nhiên, được ông cha ta sử dụng trong nhiều thuốc dân gian nhờ vào tác dụng: tiêu độc, thanh nhiệt, điều hòa đại tiện, giảm táo bón… Tuy nhiên, gần đây vị thuốc này còn được các chuyên gia chỉ ra công dụng chống viêm và sát khuẩn cực tốt, lành tính. Vậy nên, cách chữa đại tràng co thắt này có tác dụng rất tốt đối với các vết viêm loét trong đại tràng. Dưới đây là cách thực hiện.

viem dai trang co that
Nha đam - Nhuận tràng, tốt cho bệnh

  • Bước 1: Sử dụng một lượng vừa đủ (khoảng 5 lá), đem gọt vỏ, sửa sạch và thái nhỏ từng miếng.
  • Bước 2: Xay nhuyễn, trộn nha đam với mật ong nguyên chất (tỷ lệ 2:1) rồi bỏ tủ lạnh.
  • Bước 3: Khi ăn lấy trong tủ ra khoảng 30ml mỗi lần, một ngày chỉ nên sử dụng tối đa 3 lần.

*Lưu ý: Người đang tiêu chảy, phụ nữ đang mang thai là đối tượng không được sử dụng bài thuốc này.

Thuốc chữa viêm đại tràng co thắt từ nghệ tươi

Đây là thần dược đã quá quen thuộc đối với đời sống của chúng ta rồi, nó chứa hàm lượng vitamin C khá lớn, thích hợp trong việc làm lành các vết thương, chống viêm và kháng khuẩn. Và bệnh viêm đại tràng co thắt cũng rất cần công dụng của dược liệu này. Vậy nên bài thuốc này được lựa chọn khá nhiều. Cụ thể về công thức của bài thuốc:

  • Bước 1: Chuẩn bị một số nguyên liệu: Lá 300g ngải cứu, 1 cái mật lợn, 20ml mật ong và 200g nghệ vàng. Với liều lượng như vậy sẽ giúp bài thuốc đạt công hiệu tốt nhất.
  • Bước 2: Xay ngải cứu với nghệ và chắt lấy nước cốt rồi đổ vào nồi.
  • Bước 3: Cho mật ong, mật lợn vào nồi đó và đun nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp được cô đặc lại ( giống dạng cao).
  • Bước 4: Sau đó cho vào lọ (tốt nhất là thủy tinh) để uống dần. Mỗi lần chỉ lấy khoảng 2 thìa cafe rồi pha với nước ấm rồi uống. Cứ duy trì 2 - 3 lần hằng ngày trong một tháng sẽ có hiệu quả rõ rệt.

TUY NHIÊN các bài thuốc này đều có một vài hạn chế mà người bệnh cần biết:

  • Thời gian sử dụng thuốc sẽ lâu hơn thuốc Tây, vì nguyên liệu đều từ thiên nhiên thậm chí là vườn nhà nên không mang lại hiệu quả nhanh chóng.
  • Mức độ chữa trị: Chưa thể điều trị dứt điểm hoàn toàn mà chỉ hiệu quả với mức độ hỗ trợ điều trị người bệnh. Ngoài ra, người bệnh vẫn có thể mắc lại bệnh. Đối với người mắc bệnh đã sang giai đoạn nặng hơn thì nên tìm phương pháp điều trị đặc trị khác.

Huyệt đạo hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt

Y học cổ truyền cho rằng bấm huyệt đạo có thể hỗ trợ cải thiện lưu thông khí huyết, giảm đau bụng và các triệu chứng khác của viêm đại tràng co thắt. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị chính và cần được thực hiện bởi các lương y, người có chuyên môn về Y học cổ truyền.

Dưới đây là một số huyệt đạo thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt:

  • Huyệt Nội Quan: Thuộc kinh Tỳ Vị, nằm ở trên rốn khoảng 1 thốn (khoảng 1,5-2cm). Bấm huyệt Nội Quan có tác dụng điều hòa chức năng tiêu hóa, giảm đau bụng.
  • Huyệt Thiên Chư: Thuộc kinh Vị, nằm ở bụng dưới, cách rốn 1,5 thốn (khoảng 2,5cm) về phía bên trái (huyệt Đài Khí nằm cách rốn 1,5 thốn về phía bên phải). Bấm huyệt Thiên Chư có tác dụng điều hòa khí huyết, cải thiện tình trạng tiêu chảy.
  • Huyệt Túc Tam Lý: Thuộc kinh Vị, nằm dưới đầu gối ngoài khoảng 2 thốn (khoảng 3-4cm), đo dọc theo bờ ngoài của xương chày. Bấm huyệt Túc Tam Lý giúp kiện tỳ vị, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Huyệt Đại Tràng (Thừa Phù): Thuộc kinh Đại Trường, nằm cách rốn 2 thốn (khoảng 3-4cm) về phía bên phải, sát bờ cơ thẳng bụng. Bấm huyệt Đại Tràng có tác dụng thanh nhiệt, thông tiện, giảm táo bón.

Lưu ý:

  • Bấm huyệt đạo cần được thực hiện bởi các lương y, người có chuyên môn để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Bấm huyệt đạo chỉ là liệu pháp hỗ trợ, không thay thế được việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Danh sách huyệt đạo tham khảo

Dược liệu thiên nhiên hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt (IBS) là một rối loạn đường tiêu hóa chức năng phổ biến, gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, IBS có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bên cạnh các phương pháp điều trị y học hiện đại, sử dụng dược liệu thiên nhiên cũng được xem là một cách hiệu quả để hỗ trợ điều trị IBS. Dưới đây là một số loại dược liệu thiên nhiên được sử dụng phổ biến để hỗ trợ điều trị IBS:

  • Lá diếp cá: Lá diếp cá là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Lá diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, giúp giảm các triệu chứng của IBS như tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng. Người bệnh có thể rửa sạch lá diếp cá, thái nhỏ hoặc xay nhuyễn. Uống nước ép lá diếp cá mỗi ngày hoặc nấu canh lá diếp cá ăn.
  • Hoa hòe: Hoa hòe có tác dụng cầm máu, giảm đau, co mạch, giúp cải thiện tình trạng táo bón và chảy máu do trĩ thường gặp ở người bệnh IBS.
  • Rau má: Rau má có tác dụng an thần, thanh nhiệt, nhuận tràng, giúp giảm các triệu chứng của IBS như lo âu, căng thẳng, đầy hơi, táo bón.
  • Gừng: Gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm buồn nôn, giúp cải thiện các triệu chứng của IBS như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn.

Ưu điểm:

  • An toàn và lành tính: Dược liệu thiên nhiên được chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên, ít gây tác dụng phụ so với các loại thuốc tây y.
  • Hiệu quả: Nhiều loại dược liệu thiên nhiên đã được chứng minh có tác dụng điều trị hiệu quả cho nhiều loại bệnh khác nhau.
  • Dễ kiếm và giá rẻ: Dược liệu thiên nhiên thường dễ kiếm và có giá thành rẻ hơn so với các loại thuốc tây y.
  • Có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác: Dược liệu thiên nhiên có thể được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị y học hiện đại để tăng hiệu quả điều trị.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả chậm: Hiệu quả của dược liệu thiên nhiên thường chậm hơn so với các loại thuốc tây y.
  • Thành phần không đồng nhất: Thành phần của dược liệu thiên nhiên có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn gốc, điều kiện thu hái và chế biến, dẫn đến hiệu quả điều trị không đồng nhất.
  • Có thể tương tác với các loại thuốc khác: Dược liệu thiên nhiên có thể tương tác với các loại thuốc khác, gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

Lưu ý:

  • Hiệu quả của việc sử dụng dược liệu thiên nhiên để hỗ trợ điều trị IBS có thể khác nhau ở mỗi người.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào, đặc biệt là khi bạn đang mang thai, cho con bú hoặc sử dụng các loại thuốc khác.
  • Sử dụng dược liệu thiên nhiên cần kết hợp với lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học để đạt hiệu quả tốt nhất.

Với đôi lời chia sẻ về bệnh viêm đại tràng co thắt có lẽ cũng đã khiến bạn có cái nhìn thực tế và tìm ra được câu trả lời xung quanh về căn bệnh này rồi.

Câu hỏi thường gặp
Chữa viêm đại tràng bằng nghệ mật ong là một trong những mẹo dân gian điều trị bệnh đại tràng rất phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về mức độ an toàn, hiệu quả và hướng dẫn cách dùng 2 loại thảo mộc tự nhiên này để chữa bệnh viêm đại tràng. Chữa viêm đại...
Viêm đại tràng có siêu âm được không? Có phát hiện bệnh không? Ưu, nhược điểm và cần lưu ý những gì khi siêu âm? Là băn khoăn của hầu hết những người đang có dấu hiệu xuất hiện bệnh. Những thông tin hữu ích có trong bài viết sau đây chắc chắn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn...
Chữa viêm đại tràng bằng quả sung là một trong những mẹo chữa bệnh dân gian được sử dụng phổ biến. Nhưng thực tế phương pháp này có thật sự tốt cho việc điều trị viêm đại tràng và nên sử dụng quả sung như thế nào để phát huy tốt nhất hiệu quả chữa bệnh? Những thông tin này...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Đại Tràng Co Thắt bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan