Tùy theo thể trạng, thể bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị rối loạn tiền đình phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ việc sử dụng thuốc kết hợp chế độ ăn uống, kiêng khem và các bài tập tăng cường sức khỏe thần kinh. Thông tin chi tiết về những điều này sẽ được chuyên trang chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình theo thuốc Tây y
Thuốc Tây chữa rối loạn tiền đình là lựa chọn của nhiều người bệnh. Tùy theo triệu chứng lâm sàng mà người bệnh gặp phải bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị khác nhau. Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình bằng thuốc Tây bao gồm một số loại thuốc phổ biến sau đây:
Cinnarizin:
Đây là loại thuốc thuộc nhóm kháng histamine H1. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc để kiểm soát cơn say tàu xe cũng như điều trị các triệu chứng ù tai, mất thăng bằng, chóng mặt do bệnh tiền đình gây ra. Cinnarizin cũng cho tác dụng tốt trong điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên và chứng đau nửa đầu.
Flunarizine:
Để phòng ngừa hoặc giảm triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu từng cơn, giảm chóng mặt do rối loạn tiền đình bác sĩ sẽ kê thêm thuốc Flunarizine. Loại thuốc rối loạn tiền đình này thường gây ra nhiều tác dụng phụ do đó liều lượng sử dụng cần tham vấn ý kiến bác sĩ.
Vipocetin:
Là thuốc Tây bảo vệ sức khỏe hệ thống thần kinh được chỉ định điều trị nhiều bệnh lý trong đó có rối loạn tiền đình. Loại thuốc này cần được sử dụng sau bữa ăn để tránh những chuyển biến xấu do tác dụng phụ mà thuốc gây ra.
Duxil:
Trường hợp xác định tiền đình rối loạn do thiếu oxy ở các mô, điển hình là mô não bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc Duxil để cải thiện tình trạng choáng váng. Loại thuốc này cũng được chỉ định tăng tuần hoàn máu não, điều trị chứng rối loạn tiền đình ốc tai hoặc điều trị cho người bệnh vừa bị tai biến mạch máu não.
Tanganil:
Khi tìm hiểu phác đồ rối loạn tiền đình, ta không thể bỏ qua thuốc Tanganil. Trong loại thuốc này chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng trong việc điều trị chứng chóng mặt và rối loạn tiền đình. Thuốc có công dụng làm giảm hoa mắt, đau đầu, buồn nôn.
Ngoài ra Tanganil cũng có tác dụng điều trị chứng chóng mặt không xác định được nguyên nhân như chóng mặt sau phẫu thuật, sau chấn thương. Tanganil có tương tác với một số loại thuốc do dó người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Ginkgo biloba:
Là thuốc bổ tiền đình có tác dụng cải thiện lưu thông mạch máu não, giúp giãn tĩnh mạch, tăng tuần hoàn động mạch. Ginkgo biloba được kê trong toa đơn điều trị chứng suy giảm trí nhớ, âu lo, mất thị lực hay rối loạn tiền đình ở người già.
Nguyên tắc trong phác đồ điều trị triệu chứng bệnh tiền đình theo Tây y đó là ức chế vào dây thần kinh làm thuyên giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên người bệnh cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng bởi thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Rối loạn tiêu hóa, người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón
- Một số thành phần thuốc có thể gây viêm loét bao tử
- Thuốc gây buồn ngủ, mệt mỏi cả ngày
- Một số trường hợp bị dị ứng nổi mày đay trên da
- Lạm dụng thuốc nhiều khiến rối loạn chức năng tim mạch
- Người bệnh có thể bị phụ thuộc vào thuốc, nghiện thuốc
Thuốc Tây được ví như con dao hai lưỡi do đó bạn luôn phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình theo Đông y hiệu quả, ngăn tái phát
Trong YHCT, chứng rối loạn tiền đình xảy ra do cơ thể bị ngoại tà xâm nhập dẫn tới âm dương bất hòa, ngũ tạng suy yếu, độc tố tích tụ quá nhiều mà không thể đào thải ra ngoài cơ thể dẫn tới nóng trong mà bốc lên đầu. Để điều trị bệnh cần tìm ra căn nguyên và loại bỏ chúng, đồng thời bồi bổ cơ thể, bồi bổ hệ thống thần kinh để ngăn bệnh tái phát.
Một số bài thuốc Đông y điều trị rối loạn tiền đình người bệnh có thể tham khảo bao gồm:
Bài thuốc điều trị bệnh tiền đình do hư chứng
- Nguyên liệu gồm có: Sơn thù, cúc hoa, kỷ tử, hà thủ ô, thạch quyết minh mỗi vị 10g; hoài sơn, thục địa, bạch linh, bạch thược, mẫu lệ mỗi vị 12g.
- Cách thực hiện: Đem hỗn hợp nguyên liệu rửa sạch rồi sắc cùng 750ml nước. Để lửa nhỏ liu riu tới khi trong ấm còn khoảng 250ml thì tắt bếp.
Bài thuốc trị rối loạn tiền đình do thực chứng
- Nguyên liệu gồm: Đỗ trọng, thạch quyết minh, câu đằng, ngưu tất, hoàng cầm, tang ký sinh, đan bì mỗi vị 12g; thiên ma, long cốt mỗi vị 8g; mẫu lệ đơn, long đờm thảo mỗi vị 10g.
- Cách thực hiện: Mỗi ngày đem sắc một thang thuốc sử dụng khi còn ấm để đạt hiệu quả cao nhất.
Các biện pháp hỗ trợ trong phác đồ điều trị rối loạn tiền đình
Ngoài áp dụng phác đồ điều trị rối loạn tiền đình muốn đạt hiệu quả cao ngoài sử dụng thuốc đặc trị, người bệnh cũng cần thực hiện một số biện pháp hỗ trợ sau đây:
Loại bỏ triệu chứng rối loạn tiền đình bằng những bài tập
Các bài tập thường ngày để giảm triệu chứng không thể thiếu trong phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình. Để cải thiện bệnh tật, người bệnh có thể tham khảo một số bài tập dưới đây:
Bài tập Yoga:
Yoga là một trong những bài tập thể chất rất tốt cho những người bị rối loạn tiền đình. Tập Yoga giúp tăng cường sức khỏe, điều hòa ổn định tim mạch và đặc biệt rèn luyện sự tập trung rất tốt, giảm triệu chứng bệnh tiền đình.
Bài tập vẩy tay:
Người bị bệnh tiền đình có thể giảm triệu chứng chóng mặt bằng bài tập vẩy tay. Bạn thực hiện tư thế đứng thẳng người, chân rang rộng bằng vai và giữ thăng bằng trên mặt san. Từ từ giơ tay lên trước mặt sau đó khép tay rồi vung thật mạnh về phía sau.
Bài luyện tập mắt:
Bài tập mắt trong phác đồ chữa rối loạn tiền đình giúp người bệnh cải thiện được tầm nhìn và khả năng nhìn một điểm, một vật thể đứng yên trong khi di chuyển. Bạn hãy nhìn thẳng mắt về phía trước và tập trung vào một vật trước mặt. Người bệnh có thể di chuyển chậm nhưng cần giữ nguyên điểm nhìn ở vật thể.
Bài tập đầu và cổ:
Những người bị tiền đình ngoại biên với cơn đau đầu, chóng mặt từng thời điểm có thể áp dụng bài tập này. Đầu tiên từ từ gập và ngửa đầu lên xuống trái, chú ý thực hiện ngược chiều kim đồng hồ. Giữ vằm và đầu sau đó vặn nhẹ sang bên trái, làm tương tự với bên phải.
Bài tập nằm nghiêng:
Đây cũng là bài tập được bác sĩ chuyên khoa tư vấn người bệnh trong phác đồ điều trị bệnh tiền đình. Bạn ngồi thẳng người, chú ý quay mặt tầm 45 độ sau đó giữ nguyên đầu và nằm xuống từ từ. Chú ý động tác nếu quay đầu bên trái thì bạn hãy nghiêng người sang bên phải và ngược lại. Động tác này giúp giảm tình trạng hoa mắt, choáng váng, chao đảo hiệu quả.
Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng:
Người bệnh có thể thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng tại nhà như chạy bộ, đi bộ từ 15 – 20 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Thiết lập chế độ ăn uống khoa học cho người bị bệnh tiền đình
Các chuyên gia sức khỏe khẳng định chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phác đồ điều trị rối loạn tiền đình. Người bệnh cần thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo dung nạp cho cơ thể thực phẩm lành mạnh.
- Ăn nhiều thức ăn chứa hàm lượng vitamin A, C, D và E; thực phẩm nhiều chất xơ, giàu axit folic.
- Những nguồn thực phẩm này sẽ được tìm thấy nhiều trong các loại rau củ quả, trái cây, các loại đậu, hạt. Bên cạnh đó trứng, sữa, thịt, cá cũng là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho người bệnh để giảm chứng buồn nôn, ù tai, hoa mắt,…
- Mỗi ngày người bị rối loạn tiền đình nên uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước để cải thiện tình trạng mất nước, giúp tinh thần luôn tỉnh táo. Ngoài ra không được bỏ bữa hay nhịn ăn bởi điều này có thể làm tăng triệu chứng rối loạn tiền đình, ảnh hưởng tới quá trình trị bệnh.
Đặc biệt, phác đồ chữa bệnh rối loạn tiền đình chỉ rõ những thực phẩm người bệnh cần tránh bao gồm:
- Thực phẩm dầu mỡ, nhiều chất béo: Người bị rối loạn tiền đình nên tránh thu nạp thực phẩm giàu chất béo như mỡ động vật, bánh kem, sữa dừa,… Đây đều là những thực phẩm có thể làm tắc tĩnh mạch, tăng lượng cholesterol trong máu.
- Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, tất cả đồ uống có cồn đều là những thứ người bị rối loạn tiền đình nên kiêng.
- Thực phẩm nhiều ga, quá mặn hay quá ngọt: Thực phẩm chứa nhiều ga hay được chế biến quá mặn hoặc quá ngọt sẽ làm bệnh rối loạn tiền đình ngày càng nặng hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều axit amin Tyramine: Thịt xông khói, xúc xích, rượu vang đỏ sẽ làm tăng triệu chứng hoa mắt, đau đầu.
Thay đổi thói quen rút ngắn thời gian trị bệnh
Bên cạnh việc tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị rối loạn tiền đình bác sĩ kê đơn, người bệnh cần thay đổi thói quen sống lành mạnh để giảm thiểu triệu chứng và ngăn chặn rối loạn tiền đình.
- Ngủ đủ giấc: Việc ngủ đủ giấc vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe não bộ cũng như bảo vệ hệ thống thần kinh, tiền đình. Mỗi ngày nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng để không làm cơ thể bị kiệt quệ.
- Khi ngủ để gối ở tư thế cao: Kê gối cao vừa phải khi nằm ngủ giúp quá trình tuần hoàn máu lên não được tốt hơn. Thói quen này giúp giảm thiểu tình trạng nghẽn tĩnh mạch gây thiếu oxy lên não.
- Khi chóng mặt, hoa mắt hãy nằm nghỉ ngơi: Nếu đột nhiên cơn chóng mặt hoa mắt, đau đầu, ù tai xuất hiện bạn hãy nhanh chóng nằm xuống nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát. Ngoài ra bạn cũng không nên cố lái xe hay điều khiển máy móc nếu thấy người chao đảo, lâng lâng.
- Không thay đổi tư thế ngồi quá đột ngột: Người bị rối loạn tiền đình không nên đứng lên ngồi xuống, quay trái quay phải liên tục vì sẽ dễ gây ra tình trạng mất thăng bằng, té ngã.
- Làm việc khoa học, nghỉ ngơi hợp lý: Những người làm việc văn phòng không nên ngồi liên tục nhiều giờ trước máy tính. Bạn nên đứng dậy đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng sau 2 – 3 tiếng làm việc.
Ngoài ra người bị rối loạn tiền đình nên kết hợp ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp lưu thông mạch máu tốt hơn.
Khi thực hiện phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nên kiên trì kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để rút ngắn thời gian điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!