Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Rối loạn tiền đình ở người già là tình trạng thường gặp và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, tai biến mạch máu não. Do đó, quan sát triệu chứng và lựa chọn các phương pháp chữa trị phù hợp là rất cần thiết, sẽ giúp người già kéo dài tuổi thọ hơn. 

Rối loạn tiền đình ở người già là gì?

Rối loạn tiền đình ở người già là tình trạng mà hệ thống tiền đình – bộ phận giúp duy trì thăng bằng và nhận thức về vị trí của cơ thể trong không gian – hoạt động không bình thường. Triệu chứng thường gặp bao gồm chóng mặt, mất thăng bằng, cảm giác xoay vòng, và có thể kèm theo buồn nôn. Rối loạn này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày.

roi-loan-tien-dinh-o-nguoi-gia (1)
Rối loạn tiền đình ở người già gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh

Triệu chứng thường gặp khi rối loạn tiền đình ở người già

Biểu hiện đặc trưng nhất của rối loạn tiền đình là người bệnh gặp các cơn chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, mất thăng bằng. Nhất là khi thay đổi tư thế sẽ thường xuyên bị choáng, dễ bị ngã. Các triệu chứng này thường khởi phát đột ngột và tái phát thường xuyên.

Ở một số trường hợp nặng hơn, người bệnh có triệu chứng buồn nôn kèm đau đầu, chân tay tê cứng, nhịp tim đập nhanh như đánh trống ngực, không ngồi dậy được. Với những bệnh nhân mắc các bệnh về huyết áp, nếu huyết áp cao thì chỉ số sẽ tăng, nếu huyết áp thấp thì chỉ số sẽ giảm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, mắt nhìn mờ,....

Triệu chứng Rối Loạn Tiền Đình Ở Người Già phổ biến

Nguyên nhân khiến người già bị rối loạn tiền đình

Tiền đình hoạt động dựa vào các nhóm thần kinh nằm trong não bộ, có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Do đó, khi chúng ta di chuyển, chạy, xoay, cúi người,... thì hệ thống tiền đình cũng sẽ di chuyển theo các động tác này để giữ thăng bằng cho cơ thể. Tuy nhiên, ở người già, hệ thần kinh suy giảm nên thường bị bệnh rối loạn tiền đình. Các bệnh lý chủ yếu gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Thiếu máu não: Bệnh lý này thường xuất hiện ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc người bệnh bị thiểu năng tuần hoàn não cũng dẫn đến thiếu máu.
  • Rối loạn lipid máu: Người bệnh mắc gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch.
  • Một số bệnh về thần kinh: Gồm các bệnh như u dây thần kinh, viêm dây thần kinh,...
  • Bệnh huyết áp: Bệnh nhân mắc bệnh huyết áp cao hoặc huyết áp thấp
  • Cơ xương bị tổn thương: Gồm các bệnh như thoái hóa cột sống, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm,...

Ngoài những nguyên nhân nhân, người già có thể gặp một số nguy cơ khác như: thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường sống nhiều tiếng ồn, người ít vận động, thường xuyên sử dụng rượu bia, áp lực công việc, thần kinh căng thẳng,...

roi-loan-tien-dinh-o-nguoi-gia (2)
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiền đình ở người già

Biến chứng nguy hiểm khi người già bị rối loạn tiền đình

Bệnh tiền đình ở người già thường xuất hiện trong một vài ngày rồi biến mất hoặc ở một số trường hợp nặng có thể kéo dài. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tái phát thường xuyên nếu không được chữa trị kịp thời và dứt điểm.

Dễ bị ngã, chấn thương

Người già bị rối loạn tiền đình sẽ thường gặp triệu chứng choáng váng, chóng mặt, hoa mắt,... Lúc này nếu cố di chuyển sẽ dễ ngã, gây chấn thương chân tay hoặc chấn thương sọ não. Ngoài ra, tình trạng rối loạn tiền đình ở người già sẽ khó ngủ, mất ngủ thường xuyên dẫn đến suy nhược thần kinh, cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày.

Dễ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não

Theo nghiên cứu y khoa, người già bị rối loạn tiền đình sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, lưu lượng máu và oxy tới não suy giảm nghiêm trọng nên người bệnh dễ bị tai biến mạch máu não hoặc đột quỵ, đe dọa tới tính mạng.

Dễ bị trầm cảm

Thường xuyên gặp những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai khiến người già luôn cảm thấy mệt mỏi và thiếu sức sống. Từ đó dễ nảy sinh tâm lý chán nản, suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm.

roi-loan-tien-dinh-o-nguoi-gia (3)
Biến chứng rối loạn tiền đình ở người già tương đối nguy hiểm nếu không kiểm soát kịp thời

Nhìn chung, biến chứng rối loạn tiền đình ở người già tương đối nguy hiểm nếu không kiểm soát kịp thời. Do vậy, người thân không nên chủ quan, cần đưa cha, mẹ tới các cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị dứt điểm, tránh bệnh tái phát thường xuyên.

Biện pháp chẩn đoán tình trạng bệnh

Việc chẩn đoán rối loạn tiền đình ở người già đòi hỏi sự kết hợp giữa khám lâm sàng và các xét nghiệm chuyên sâu.

Khám lâm sàng:

Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử chi tiết về các triệu chứng, thời gian khởi phát, các yếu tố làm tăng hoặc giảm triệu chứng, cũng như tiền sử bệnh lý và các loại thuốc đang sử dụng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thực hiện các bài kiểm tra đánh giá sự cân bằng, phối hợp động tác và chức năng thần kinh.

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu: Đánh giá các chỉ số liên quan đến tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn điện giải hoặc các bệnh lý toàn thân khác có thể gây chóng mặt.
  • Chụp X-quang, CT scan hoặc MRI: Hình ảnh học giúp đánh giá cấu trúc của não, tai trong, mạch máu và các cơ quan khác có thể liên quan đến rối loạn tiền đình.
  • Điện não đồ (EEG): Đánh giá hoạt động điện của não, phát hiện các bất thường liên quan đến động kinh hoặc các bệnh lý thần kinh khác.
  • Các xét nghiệm tiền đình: Các bài kiểm tra như đo điện nhãn đồ (ENG), đo phản xạ tiền đình (VEMPs), và các bài kiểm tra xoay ghế giúp đánh giá chức năng của hệ thống tiền đình.
  • Các xét nghiệm thính lực: Đánh giá chức năng thính giác, phát hiện các vấn đề về tai trong có thể gây chóng mặt.

Chăm sóc, ngăn ngừa rối loạn tiền đình ở người già

Bệnh tiền đình ở người già nếu không có biện pháp chữa trị dứt điểm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, đột quỵ,... Ngoài điều trị bằng các phương pháp khác nhau thì người cao tuổi cũng cần một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng điều độ để hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa tình trạng này.

Có một chế độ ăn uống phù hợp, khoa học

Các chuyên gia cho rằng, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với các bệnh nhân rối loạn tiền đình, đặc biệt là người già. Nếu bạn đọc băn khoăn không biết rối loạn tiền đình nên ăn gì, hãy ghi nhớ một số lưu ý về dinh dưỡng như sau:

  • Bổ sung nhiều thực phẩm có chứa nhiều hàm lượng vitamin A, C, D, E và các loại thức ăn giàu chất xơ, axit folic.
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt, đậu.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để giúp tinh thần tỉnh táo, cải thiện tình trạng mất nước.
  • Người cao tuổi không được nhịn bữa, bỏ bữa vì điều này sẽ làm tăng triệu chứng rối loạn tiền đình, ảnh hưởng tới quá trình điều trị.

Ngoài xây dựng dinh dưỡng hợp lý, người cao tuổi cần hạn chế một số thực phẩm sau:

  • Nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo: Bao gồm bánh kẹo, mỡ động vật, sữa dừa,... Đây là những loại thức ăn có thể gây tắc tĩnh mạch, tăng cường nồng độ cholesterol, không chỉ tăng triệu chứng rối loạn tiền đình ở người già mà còn là nguyên nhân của một số bệnh lý khác.
  • Thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt, đồ uống có ga, có cồn: Những loại thực phẩm này không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người có tiền sử tiền đình.
  • Thực phẩm chứa axit amin Tyramine: Bao gồm xúc xích, thịt xông khói, rượu vang sẽ dễ gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Thay đổi thói quen sinh hoạt điều độ

Bên cạnh việc lưu ý về chế độ dinh dưỡng, người già bị rối loạn tiền đình cần có thói quen sinh hoạt điều độ, khoa học. Một số lưu ý như sau:

  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya: Việc duy trì giấc ngủ đều đặn, đúng giờ là rất quan trọng với người cao tuổi khi điều trị rối loạn tiền đình. Tình trạng thiếu ngủ có thể khiến bệnh trở nặng hơn, khó chữa dứt điểm.
  • Hạn chế tình trạng căng thẳng, stress: Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người già, đặc biệt là người bị rối loạn tiền đình.
  • Để gối cao khi ngủ: Khi kê gối cao hợp lý sẽ tốt cho quá trình tuần hoàn máu, giảm tình trạng nghẽn tĩnh mạch và thiếu oxy lên não.
  • Khi có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt phải nghỉ ngơi: Khi gặp triệu chứng này, người già phải nằm nghỉ, không cố gắng vận động vì sẽ tăng nguy cơ bị ngã, đột quỵ, xuất huyết não.
  • Duy trì ngâm chân với nước ấm hàng ngày: Việc này sẽ giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn và ngủ ngon, sâu giấc hơn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người già cần đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng sau:

  • Chóng mặt dữ dội: Cảm giác chóng mặt mạnh mẽ không cải thiện.
  • Mất thăng bằng: Nếu có cảm giác mất thăng bằng khi đứng hoặc đi.
  • Triệu chứng kèm theo: Nếu có các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, hoặc khó thở.
  • Chấn thương gần đây: Nếu có tiền sử chấn thương đầu và triệu chứng chóng mặt xuất hiện sau đó.

Phương pháp chữa bệnh tiền đình ở người già

Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà có phương pháp chữa trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp mà người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn

Điều trị rối loạn tiền đình bằng các loại thuốc Tây y

Thuốc Tây ý có ưu điểm là hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng tức thời. Một số loại thuốc Tây y thường được bác sĩ kê đơn bao gồm: Ginkgo biloba, Duxil, Flunarizine,... Tuy nhiên, đây cũng như con dao 2 lưỡi, dễ gây nhiều tác dụng phụ cho người già. Do vậy, nếu lựa chọn phương pháp này, người bệnh nhất định phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Sử dụng các bài thuốc Đông y

Theo y học cổ truyền, chứng rối loạn tiền đình là do ngũ tạng suy yếu, âm dương bất hòa, tích nhiều độc tố mà khó đào thải dẫn đến ảnh hưởng tới đầu. Điều trị bằng thuốc Đông y sẽ tác động tận gốc, bồi bổ hệ thần kinh và cơ thể để ngăn bệnh tái phát lại. Các bài thuốc Đông y được bào chế bằng các dược liệu thiên nhiên nên không gây ra tác dụng phụ, rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, khi kết hợp với biện pháp xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình sẽ sẽ nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

Các phương pháp điều trị bằng Đông y thường cần thời gian, không mang lại hiệu quả tức thời như Tây y. Do vậy, người bệnh cần kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ của bác sĩ đưa ra để đảm bảo tối ưu việc điều trị.

roi-loan-tien-dinh-o-nguoi-gia (4)
Chữa rối loạn tiền đình ở người già bằng phương pháp Đông y rất an toàn, không gây tác dụng phụ

Chữa tiền đình ở người già bằng những bài tập

Ngoài việc áp dụng phương pháp Đông y hay Tây y thì kết hợp với các bài tập rèn luyện sức khỏe là không thể thiếu khi điều trị rối loạn tiền đình.  Một số bài tập dễ thực hiện mà người bệnh có thể tham khảo như sau:

  • Tập yoga: Yoga là một trong những bài rèn luyện thể chất rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là những bệnh nhân rối loạn tiền đình. Tập yoga giúp cơ thể dẻo dai, điều hòa tim mạch, giảm căng thẳng, rèn luyện sự tập trung,....
  • Tập vẩy tay: Duy trì tập vẩy tay hàng ngày có thể giúp người già giảm triệu chứng hoa mắt, đau đầu. Tư thế thực hiện bao gồm: Đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai, từ từ đưa hai tay lên trước mặt sau đó vung mạnh về phía sau.
  • Luyện tập mắt: Bài tập này giúp người cao tuổi cải thiện được khả năng nhìn và tầm nhìn tốt hơn. Người bệnh nhìn thẳng và tập trung vào 1 vật ở phía trước và cần giữ nguyên điểm nhìn đó.
  • Tập nằm nghiêng: Bài tập này được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên thực hiện. Người bệnh ngồi thẳng người, quay mặt khoảng 45 độ, giữ nguyên đầu và từ từ nằm xuống.

Ngoài ra, người cao tuổi nên duy trì đi bộ từ 30 đến 45 phút hàng ngày, rất tốt cho sức khỏe, vừa điều hòa hệ thần kinh lại tăng cường sự dẻo dai.

Huyệt đạo hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình ở người già

Theo y học cổ truyền, một số huyệt đạo có thể được tác động để hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình ở người già, bao gồm:

  • Huyệt Phong trì: Nằm ở chỗ lõm phía sau gáy, hai bên cột sống.
  • Huyệt Bách hội: Nằm ở đỉnh đầu, nơi giao nhau của đường nối hai đỉnh tai và đường dọc giữa đầu.
  • Huyệt Nội quan: Nằm ở mặt trong cánh tay, trên lằn chỉ cổ tay, cách lằn chỉ 3 khoát ngón tay.
  • Huyệt Túc tam lý: Nằm ở mặt ngoài cẳng chân, dưới xương bánh chè khoảng 4 khoát ngón tay.

Các phương pháp tác động vào huyệt đạo có thể bao gồm bấm huyệt, châm cứu, hoặc xoa bóp. Tuy nhiên, cần thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Trên đây là những triệu chứng cơ bản và phương pháp điều trị rối loạn tiền đình ở người già. Ở độ tuổi này, người cao tuổi dễ mắc các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, đột quỵ nên cần phải thăm khám và điều trị kịp thời khi có những triệu chứng của rối loạn tiền đình.

Danh sách huyệt đạo tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Rối loạn tiền đình là bệnh lý phổ biến hiện nay, và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ thông tin về bệnh này: Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị rối loạn tiền đình như thế nào? Rối loạn tiền đình có nguy...
Chữa rối loạn tiền đình ở bệnh viện nào là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Việc tìm đúng trung tâm y tế uy tín, chất lượng sẽ giúp sớm xác định được nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả. Chuyên trang xin gửi tới quý độc giả Top 10 địa chỉ chữa bệnh...
Bà bầu bị rối loạn tiền đình là tình trạng phổ biến mà các sản phụ thường gặp phải. Tình trạng này khiến chị em vô cùng lo lắng cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy phụ nữ mang thai bị rối loạn tiền đình có nguy hiểm không, phải xử lý làm sao để an toàn cho...
Rối loạn tiền đình với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, ù tai… gây nhiều ảnh hưởng tới người bệnh. Nhưng không phải ai cũng biết bị rối loạn tiền đình phải làm sao? Khắc phục các triệu chứng khó chịu này như thế nào? Bạn có thể tham khảo các biện pháp sơ cứu bước...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Rối Loạn Tiền Đình Ở Người Già bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan