Nhóm thuốc đặc trị viêm loét dạ dày – tá tràng có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, tái tạo và phục hồi lại những vết thương tổn và phòng ngừa biến chứng. Nhưng có những loại thuốc chữa cụ thể nào, công dụng và cách dùng rao sao. Do vậy tapchidongy.org đã tổng hợp toàn bộ kiến thức đó thông qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh tiêu hóa phổ biến, là hiện tượng dịch vị axit trong dạ dày bị dư thừa gây thương tổn cho niêm mạc và hình thành các vết viêm loét với mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do nhiễm khuẩn HP, chế độ ăn uống không đảm bảo, sử dụng thường xuyên chất kích thích (rượu bia, thuốc lá…), lạm dụng thuốc kháng sinh… Với mỗi triệu chứng, yếu tố gây bệnh và mức độ nặng nhẹ đều có thuốc đặc trị viêm loét dạ dày – tá tràng khác nhau.
Nhóm thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng theo Tây y
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng tận gốc, bởi sau khi ngừng uống thuốc thì bệnh nhân vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm nếu không đảm bảo thực hiện đúng với những biện pháp phòng dự bệnh. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường thấy trong phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng.
Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tiêu diệt vi khuẩn Hp
Dựa theo thống kê Y tế thì gần như 90% người mắc bệnh về dạ dày dương tính với vi khuẩn Hp, do vậy thuốc kháng khuẩn HP cũng là loại thuốc chuyên biệt và được sử dụng phổ biến đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng.
Thường thì bác sĩ cũng sẽ chỉ định bệnh nhân uống kết hợp nhóm thuốc này với nhiều loại thuốc khác nữa để đạt được hiệu quả cao nhất.
Dưới đây là một số tên thuốc trị khuẩn HP mà bạn nên biết:
- Tetracyclin: Liều dùng tùy thuộc vào từng mức độ bệnh khác nhau, dao động từ 1 – 2g/ ngày, mỗi ngày chỉ uống từ 1 – 2 lần.
- Metronidazole/ Tinidazole: Liều dùng tối đa cho bệnh nhân khoảng 1g/ ngày, đối với người bệnh nặng hơn có thể điều chỉnh theo chỉ định của bác sĩ.
- Amoxicillin: Tương tự như thuốc Tetracyclin, liều dùng từ 1 – 2g/ ngày.
- Clarithromycin: Liều dùng tùy vào từng thể bệnh khác nhau, dao động từ 500 – 1000mg/ ngày theo chỉ định bác sĩ.
Lưu ý: Trước khi sử dụng hoặc ngừng sử dụng đều cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chỉ định vì dùng không đúng cách có thể khiến vô hiệu hóa hoạt tính của thuốc và không thể tiêu diệt được vi khuẩn HP, bị nhờn thuốc. Nếu lạm dụng thuốc chữa loét dạ dày tá tràng này còn có thể khiến vi khuẩn có lợi trong đường ruột bị tiêu diệt.
Thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng trung hòa axit dạ dày
Thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng này có tác dụng làm tăng độ pH dịch vụ trong dạ dày, khi đó nồng độ axit cũng sẽ giảm và ngăn chặn, làm chậm quá trình bào mòn niêm mạc. Từ đó người bệnh sẽ thuyên giảm được những triệu chứng của bệnh hiệu quả.
Dưới đây một số tên thuốc thuộc nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày:
- Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel): Liều dùng 1 – 2 gói/ ngày, dùng trong 2 – 3 ngày.
- Thuốc Yumangel: Liều dùng ½ gói/ lần, 2-4 lần/ngày.
- Thuốc dạ dày Gastropulgite: Liều dùng từ 2-4 gói/ ngày.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như rối loạn đại tiện, suy thận, loãng xương, giảm phosphat trong máu… Vậy nên bệnh nhân cần tham vấn và thực hiện theo đúng với chỉ định của bác sĩ.
Các thuốc đặc trị viêm loét dạ dày – tá tràng tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Như đã chia sẻ ở trên thì viêm loét dạ dày là hiện tượng dịch vị axit bị dư thừa, chúng sẽ làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, sau một thời gian sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Chính vì vậy, thuốc tạo màng bọc sẽ giúp ngăn chặn được quá trình tấn công của axit dạ dày và các tác nhân khác nữa.
Ngoài ra, nhóm thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng này có thể làm trung hòa (giảm nồng độ) axit nhưng không có tác dụng chuyên biệt và hiệu quả bằng nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày.
Dưới đây là một số tên thuốc tạo màng bọc hiệu quả:
Thuốc Prostaglandin:
- Tác dụng: Giảm bài tiết dịch vị, tăng bài tiết bicarbonat và chất nhầy.
- Cách dùng: Liều uống dao động từ 400mg – 800mg/ngày, ngày uống từ 2 – 3 lần vào bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Thuốc Sucralfat:
- Tác dụng: Hấp thu pepsin và dịch mật, tăng bài tiết bicarbonat và chất nhầy, tăng tưới máu niêm mạc dạ dày.
- Liều dùng: Chỉ uống 1g/ lần, ngày có thể uống từ 3 – 4 lần và không nên uống cùng thức ăn.
Thuốc Bismuth subcitrat:
- Tác dụng: Tăng bài tiết bicarbonat và chất nhầy, Bao phủ chọn lọc lên đáy ổ loét, ức chế hoạt tính của pepsin, diệt vi khuẩn helicobacter pylori.
- Liều dùng: Uống mỗi lần 1 viên 120mg, một ngày có thể uống tối đa 4 lần vào lúc trước ăn khoảng 30 phút.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng nếu thấy cơ thể có biểu hiện lạ nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng xử lý, điều trị phù hợp nhất.
Nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng anti H2 (kháng histamin H2)
Thuốc anti H2 hoạt động bằng cách ức chế và làm giảm hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày. Đặc biệt là nhóm thuốc này còn có khả năng ức chế tiết dịch lúc bụng đói và ban đêm.
Đa phần các thuốc đặc trị viêm dạ dày tá tràng này đều được bác sĩ chỉ định uống khoảng 1 – 2 lần/ ngày vào buổi chiều. Tùy vào một số loại thuốc khác nhau, cụ thể như sau:
- Thuốc Cimetidine: Liều dùng 400mg/lần, có thể uống từ 3 – 4 lần/ngày vào bữa ăn hoặc trước khi ngủ.
- Thuốc Ranitidin: Liều dùng 150 – 200 mg/ lần, ngày 2 lần vào sáng và tối.
- Thuốc Famotidin: Liều dùng 20mg – 40mg, ngày có thể uống 2 lần tùy vào chỉ định của bác sĩ
Khi sử dụng thuốc có thể xuất hiện một vài tác dụng phụ như: Buồn ngủ, choáng đầu, ảo giác, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn, rụng tóc… Nên khi sử dụng cần tuân thủ và làm theo đúng với hướng dẫn được bác sĩ điều trị tư vấn để loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn của thuốc Tây.
Thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng ức chế bơm proton (PPI)
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) có khả năng giảm khả năng bài tiết dịch axit dạ dày, phục hồi ổ loét nên thường được phối hợp với kháng khuẩn trong điều trị vi khuẩn Hp.
Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này là:
- Rabeprazole: Liều dùng 20mg/ lần/ngày, bệnh nhân dùng tối đa từ 4 – 8 tuần theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Pantoprazole: Liều dùng dao động từ 20- 40 mg/ lần /ngày vào buổi sáng, uống tối đa trong 4 tuần.
Lưu ý: Khi dùng thuốc bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, buồn nôn nhưng khi sử dụng lâu hoặc không đúng cách có thể sẽ bị biến chứng thành bệnh loãng xương.
Thuốc đặc trị viêm loét dạ dày- tá tràng dùng kết hợp
Thông thường khi đưa ra phác đồ điều trị các bác sĩ cũng có thể kết hợp với nhiều loại thuốc khác nhau sao cho phù hợp với tình trạng bệnh, biểu hiện của từng người.
- Thuốc an thần: Librax, Tranxene và Valium… Kết hợp với thuốc chống co thắt như Spasmaverin, Nospa…
- Một số loại vitamin: Vitamin B1 và B6, vitamin A, vitamin C và U… hỗ trợ quá trình điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả hơn.
Lưu ý khi sử dụng thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng
Việc sử dụng thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt và hiểu biết về các lưu ý quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu và giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Không tự ý mua và sử dụng thuốc, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kê đơn phù hợp.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Trước khi dùng thuốc, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ đúng liều lượng, thời gian điều trị.
- Báo cáo tác dụng phụ: Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy báo cáo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Kết hợp với lối sống lành mạnh: Bên cạnh việc dùng thuốc, hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, và quản lý stress hiệu quả.
- Tái khám định kỳ: Đừng quên tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết.
Trên đây là danh sách tổng hợp các loại, nhóm thuốc đặc trị viêm loét dạ dày- tá tràng đang được đánh giá cao từ bệnh nhân và chuyên gia trong lĩnh vực tiêu hóa. Mặc dù vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại nào thì bệnh nhân vẫn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!