Bệnh viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương, gây nên những cơn đau cho người bệnh. Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu các cách chữa bệnh viêm đại tràng thường được sử dụng hiện nay và có sự chọn lựa phù hợp với thể trạng nhất.
Điều trị bệnh viêm đại tràng tại nhà
Bị bệnh viêm đại tràng có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà bao gồm:
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng và ăn uống hàng ngày: Bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh viêm đại tràng cần chú ý loại bỏ những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất trong thực đơn bữa ăn hàng ngày.
- Tập các bài thể dục nhẹ: Tập thể dục giúp giảm các biến chứng liên quan đến căn bệnh viêm đại tràng. Kết hợp thể dục với chế độ ăn uống sẽ cải thiện tình trạng sức khỏe người bệnh và đẩy nhanh tiến trình điều trị.
- Giảm căng thẳng: Sử dụng các liệu pháp tâm lý giúp giải tỏa căng thẳng sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng của căn bệnh viêm đại tràng.
- Sử dụng các loại thảo dược: Để điều trị và giảm các triệu chứng của bệnh, các loại thảo dược hoặc trà cùng có thể được sử dụng. Tuy nhiên, với một số loại thảo dược có dược tính cao, bệnh nhân cần tìm hiểu và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Dưới đây, các chuyên gia phân tích ưu và nhược điểm của phương pháp trị bệnh viêm đại tràng tại nhà như sau:
Ưu điểm:
- Phần lớn sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm, an toàn.
- Bệnh nhân có thể áp dụng linh hoạt các phương pháp tùy theo nhu cầu và yêu cầu công việc hàng ngày.
Nhược điểm:
- Chỉ có thể làm phương án tạm thời với những cơn đau cấp hoặc hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
- Không có tác dụng thay thế được các loại thuốc đặc trị.
Điều trị bằng Tây y
Để trị bệnh viêm đại tràng, tùy từng triệu chứng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các loại thuốc uống Tây y bao gồm:
- Spasmaverine: Tác dụng chính của loại thuốc này là ức chế các cơn co thắt và giảm thiểu các triệu chứng như tiêu chảy và đau bụng của người bệnh.
- Thuốc kháng sinh Metronidazole: Về bản chất, đây là loại thuốc kháng sinh được chỉ định dùng cho các bệnh nhân bị chứng viêm đại tràng do khuẩn Amip gây ra. Chúng sẽ giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, nhưng đồng thời cũng có một số tác dụng phụ đối với những người có cơ địa nhạy cảm.
- Thuốc kháng sinh Vancomycin: Vancomycin sẽ có chức năng ngăn chặn quá trình sinh trưởng cũng như tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, đối với dạng vi khuẩn Gram âm thì thuốc này không phát huy được tác dụng.
- Trimebutin: Đối với những người bị viêm đại tràng và thường xuyên xuất hiện tình trạng co thắt, Trimebutin được chỉ định để ức chế cũng nhiều điều chỉnh nhu động ruột. Tuy nhiên, đây là loại thuốc có thể đem lại một số tác dụng phụ ngoài ý muốn nên bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng bằng thuốc Tây y có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Hiệu quả có thể nhận biết sau khi sử dụng thuốc một thời gian ngắn.
- Tùy cơ địa và mức độ bệnh của bệnh nhân, bác sĩ có thể lựa chọn loại thuốc đặc trị phù hợp nhất.
Nhược điểm:
- Nhiều loại thuốc có các thành phần gây tác dụng phụ với người bệnh.
- Dược tính của thuốc cao nên cần chú ý làm theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.
Điều trị bằng bài đông y
Đông y áp dụng nhiều bài thuốc giúp điều trị bệnh viêm đại tràng giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm rõ rệt. Một số bài thuốc phổ biến như:
Bài thuốc 1
Bài thuốc giúp điều trị viêm đại tràng thể tỳ vị hư.
- Chuẩn bị dược liệu: Bạch truật 12 gram, phục linh 12 gram, đảng sâm 12 gram, chính hoài 12 gram, quốc lão 5 gram, ý dĩ 10 gram, vỏ quýt khô 5 gram và sa nhân 5 gram.
- Cách thực hiện: Làm sạch rồi bỏ đồng thời các dược liệu vào ấm, đun sôi ngập nước. Giữ lửa nhỏ cho đến khi nước cạn chỉ còn một nửa. Mỗi ngày chia làm 3 lần uống trước các bữa ăn chính tầm 30 phút để có hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc 2
Bài thuốc có tác dụng chữa viêm đại tràng thể can tỳ bất hòa.
- Chuẩn bị dược liệu: Phòng phong 12 gram, giải thương 12 gram, nhân trần 12 gram, khoai mài 12 gram, vỏ quýt khô 8 gram, chi tử 8 gram, bạch truật 16 gram, mao tra 6 gram, hương phụ 6 gram và 3 quả táo tàu.
- Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày chia ra làm 3 lần và cần uống trước bữa ăn 30 phút.
Bài thuốc 3
Trường hợp người gặp chứng viêm đại tràng mãn tính có thể áp dụng bài thuốc dưới đây.
- Chuẩn bị dược liệu: Rau sam (sao vàng) 40 gram, hạn liên thảo (sao đen) 40 gram, đậu đỏ (sao chín) 40 gram, thái dụng (sao đen) 80 gram.
- Cách thực hiện: Làm sạch rồi sắc các dược liệu với 250ml nước. Đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 100ml nước thì dừng. Mỗi lần chỉ nên uống 50ml thuốc.
Phương pháp dùng thuốc Đông y chữa bệnh viêm đại tràng có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Ngăn chặn tình trạng bệnh viêm đại tràng tái phát.
- Các bài thuốc Đông y không để lại tác dụng phụ cho người bệnh.
Nhược điểm:
- Cần tìm mua và tốn thời gian chuẩn bị cũng như sắc thuốc.
- Các bài thuốc này đều có vị đắng, tương đối khó uống.
Dược liệu chữa bệnh
Một số dược liệu có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng được các chuyên gia khuyến nghị như sau:
Cây ngải tiên
Cây ngải tiên có thành phần chứa lượng lớn Diterpenes Coronerin -hoạt chất kháng sinh tựnhieen giúp tiêu diệt các vi khuẩn, nấm kí sinh trong đường ruột, chữa trị cho các vết loét trên niêm mạc đại tràng. Do đó, Cây ngải tiên được ứng dụng khá rộng rãi đối với những người bị bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính.
Cách dùng: Chuẩn bị 12g rễ ngải tiên đem rửa sạch, phơi khô. Sau đó đem sắc với nước để uống hằng ngày.
Cao lương khương
Cao lương khương được dùng đối với bệnh nhân viêm đại tràng cấp và mãn tính. Với đặc tính cay ấm, Cao lương khương (củ riềng) có thể làm ấm tỳ vị và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh liên quan đến đại tràng.
Cách dùng: Sử dụng cao lương khương 20 gram kết hợp với bạch truật 16 gram, lệ chi 20 gram và quế tốt 8 gram. Làm sạch rồi sắc thành thuốc để uống mỗi ngày từ 2 đến 3 lần.
Hoàng bá
Theo Y học cổ truyền, hoàng bá có vị đắng, tính hàn, có khả năng điều trị bệnh tiêu hóa nhờ tác dụng thanh nhiệt tán thấp. Dược liệu còn chứa lượng lớn berberin và Lacton có khả năng giảm co thắt đại tràng, nhuận tràng, hỗ trợ chữa bệnh viêm đại tràng hiệu quả và giảm các vết loét trên thành đại tràng.
Cách dùng: Cho các dược liệu gồm Hoàng bá, Cam thảo, Chi tử vào ấm sắc nước. Uống nước thuốc mỗi ngày trước các bữa ăn.
Huyệt đạo hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng
Khai thông huyệt đạo thích hợp sẽ hỗ trợ điều trị một số bệnh viêm đại tràng nhờ cơ chế kích thích đào thải độc tố khỏi cơ thể của phương pháp này. Hiện Y học cổ truyền sẽ áp dụng 2 phương pháp khai thông huyệt đạo là châm cứu và bấm huyệt.
Dưới đây là hệ thống huyệt đạo được ứng dụng trong liệu pháp trị bệnh viêm đại tràng:
- Huyệt Quan nguyên
- Huyệt Túc tam lý
- Huyệt Đại trường du
- Huyệt Tiểu trường du
- Huyệt Thiên khu
Bài viết cung cấp các thông tin về những phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng. Tùy vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, mỗi phương pháp sẽ có thể phát huy các tác dụng riêng. Do đó, người bệnh cần tham khảo để chọn được phương pháp phù hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!