Thuốc điều trị viêm loét dạ dày nào giúp giảm đau, phục hồi vết loét thành dạ dày và cải thiện triệu chứng bệnh? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Top 10+ loại thuốc được chuyên gia khuyến cáo và bệnh nhân sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
10+ thuốc viêm loét dạ dày hiệu quả an toàn
Viêm loét dạ dày là tình trạng axit dạ dày bài tiết quá mức gây viêm và tổn thương niêm mạc. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như vi khuẩn Hp, lạm dụng thuốc kháng sinh, thói quen sinh hoạt không lành mạnh,…
Theo chuyên gia khuyên cáo, bệnh hoàn toàn khắc phục nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Ngược lại tình trạng bệnh kéo dài tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày thậm chí là ung thư, nguy cơ tử vong cao.
Một trong những phương pháp điều trị được nhiều bệnh nhân và bác sĩ khuyến cáo là sử dụng thuốc điều trị. Dưới đây là một số thuốc viêm dạ dày được sử dụng phổ biến:
Thuốc trung hòa axit dạ dày
Thuốc trung hòa axit dạ dày tác dụng giảm nồng axit trong dịch vị dạ dày hạn chế ăn niêm mạc dạ dày bị ăn mòn cải thiện cơn đau và triệu chứng đau dạ dày hiệu quả
Hơn nữa, thuốc giúp phân giải protein của pepsin ức chế hoạt động co bóp của cơ trơn dạ dày.
Tuy nhiên thuốc chứa tác dụng phụ có thể gây tiêu chảy, tích tụ nhôm trong máu, loãng xương,… Do đó người bệnh cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không nên sử dụng thuốc.
Hiện nay thuốc trung hòa axit gồm 2 loại:
- Thuốc chống axit ion (-): Thuốc chứa Natri, Carbonate monosodique, Cacbonat canxi,… khả năng trung hòa axit trong dạ dày nhưng không làm thay đổi tính axit trong dịch vị. Tuy nhiên thuốc ít sử dụng và sử dụng trong thời gian ngắn từ 1-2 ngày theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc chống axit ion (+): Nhóm thuốc này chứa Aluminum hydroxide, Aluminum phosphate, Magnesium hydroxide có khả năng thay đổi tính axit trong dịch vị dạ dày, duy trì độ PH từ 3-3,5. Thuốc chống acid ion (+ được sử dụng phổ biến điều trị bệnh về dịch vị dạ dày thực quản. Tuy nhiên, sử dụng kết hợp với loại thuốc khác cần cách nhau 2 giờ.
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thuốc tác dụng tạo màng bọc, ngăn ngừa axit xâm lấn, bào mòn lớp niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó thuốc tác dụng trung hòa axit trong dịch vị cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua, giảm viêm loét phục hồi niêm mạc bị tổn thương, chống viêm dạ dày hiệu quả
Thuốc bảo vệ niêm mạc được bác sĩ sử dụng:
- Thuốc Sucralfate: Thuốc tác động nồng độ HCL trong dạ dày, gắn kết bề mặt ổ viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động của axit, pepsin, và phục hồi viêm loét hiệu quả. Sử dụng thuốc 4 lần/ ngày sau đó sử dụng 2 lần/ ngày để duy trì, để mang đến hiệu quả nên sử dụng thuốc khi bụng đói.
- Thuốc Misoprostol: Thuốc tác dụng hạn chế axit bài tiết trong dịch vị, giảm nguy viêm niêm mạc dạ dày. Thông thường thuốc được sử dụng cho người bệnh viêm loét dạ dày do tác dụng phụ của thuốc và phòng tránh tình trạng viêm loét nghiêm trọng hơn. Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và người bệnh dị ứng với prostaglandin. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng,… Do đó nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Thuốc Bismuth: Thuốc tồn tại dang keo bền vững trong môi trường có độ PH < 5 và bị hòa tan trong nước. Tương tự như thuốc bảo vệ niêm mạc khác, thuốc bảo vệ và phục hồi vết loét bị tổn thương. Hơn nữa thành phần trong thuốc gắn kết với glycoprotein của lớp nhầy niêm mạc ngăn chặn trào ngược dạ dày và triệu chứng ợ hơi, ợ chua đi kèm
Ngoài ra thuốc hỗ trợ ức chế vi khuẩn Hp và không sử dụng thuốc cho người bị suy thận
Thuốc ức chế giải phóng histamin H2
Thuốc anti H2 ngăn chặn giải phóng histamin trong cơ thể, từ đó giảm bài tiết dịch vị trong dạ dày.
Thuốc được chia thành 3 nhóm:
- Thuốc thế hệ 2: Raniplex, Zantac, Azantac, Lysin, Aciloc
- Thuốc thế hệ 3: Một số thuốc được sử dụng như Servipep, Pepcidine, Quamatel,….
- Thuốc kháng histamin H2 và thuốc thế hệ 4: Nizaxid
Thuốc có thể gây tác dụng phụ như chóng mặt, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, rụng tóc, nhức đầu,…. Các triệu chứng đau khớp, vú bị sưng, nổi ban da, giảm tiểu cầu ít gặp ở một số bệnh nhân. Thuốc được sử dụng 1 lần/ngày và không sử dụng cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Thuốc với tác dụng giảm bài tiết axit trong dịch vị cao khi tác động vào giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất dịch vị và khả năng khả năng ức chế bơm H+ từ tế bào viền
Bạn tham khảo sử dụng thuốc PPI được sử dụng phổ biến như Lansoprazole, Omeprazole, Esomeprazole, Pantoprazole, Rabeprazole, sử dụng 1 lần/ ngày trong khoảng từ 4-8 tuần.
Không chỉ tác dụng phục hồi ổ viêm loét còn được sử dụng cải thiện trào ngược dạ dày, kết hợp với thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP.
Tuy nhiên thuộc có thể gây tác dụng phụ như đau đầu, rối loạn tiêu hóa
Lưu ý: Những người có phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bệnh nhân mắc chứng loãng xương, phụ nữ đang mang thai và người cao tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này.
Thuốc ức chế thụ thể Choline
Thuốc ức chế thụ thể choline điều trị viêm loét và ức chế axit trong dịch vị bài tiết. Một số thuốc được bác sĩ kê đơn sử dụng phổ biến như:
- Pro Banthine và Banthine: Thuốc kháng muscarinic M1 & M2
- Thuốc Pirenzepine tác động chủ yếu trên M1
Tuy nhiên không sử dụng thuốc này với trường hợp người bệnh bị tăng nhãn áp, hẹp môn vị. Khi sử dụng người bệnh cần lưu ý thuốc có thể khô miệng, dễ bị kích thích, hoang tưởng, giãn đồng tử,…
Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP
Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên để tiêu diệt vi khuẩn Hp cần kết hợp các nhóm thuốc bao gồm:
- Nhóm thuốc Bisthmus: Với thuốc được sử dụng phổ biến Pepto Bismol, Trymo, Denol.
- Nhóm thuốc lactam: Penicillin, Amoxicillin….
- Nhóm thuốc cyclin: Tetracycline, Doxycycline.
- Nhóm quinolon, imidazoles: Với loại thuốc đặc trưng Secnidazole, Metronidazole, Tinidazole, …
- Nhóm macrolides: Clarithromycin,, Roxithromycin, Erythromycin
Kết hợp nhóm thuốc trên giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, trung hòa axit trong dịch vị, cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị. Hơn nữa, các nhóm thuốc này phòng ngừa biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí ung thư.
Lưu ý: Vi khuẩn hp có khả năng kháng thuốc cao, nên người bệnh cần thực hiện theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc hay ngưng sử dụng giữa chừng
Thuốc điều trị hỗn hợp
Bệnh nhân được bác sĩ tiến hành kê đơn một số thuốc hỗn hợp như:
- Thuốc chống co thắt: Thuốc cải thiện cơn đau dạ dày, và triệu chứng đi kèm khi bị viêm loét. Một số thuốc được sử dụng như Buscopan, Spasmaverine, Nospa,…Tuy nhiên không sử dụng thuốc với trường hợp người bệnh bị hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hoá, phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi
- Thuốc an thần: Trường hợp người bệnh bị viêm loét dạ dày do căng thẳng kéo dài được bác sĩ kê đơn thuốc an thần Buscopan, Spasmaverine, Nospa,…tác dụng thư giãn, ngủ ngon giấc
- Vitamin: Một số vitamin giúp hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Vitamin B2 và B6 giảm co thắt môn vị, vitamin U phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, hay vitamin A bảo vệ thành dạ dày.
Một số thuốc điều trị viêm loét dạ dày khác
Bên cạnh nhóm thuốc được sử dụng phổ biến, bạn tham khảo thuốc điều trị và hỗ trợ bệnh được sử dụng như:
Thuốc dạ dày Phosphalugel
Thuốc dạ dày Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) được sử dụng khi axit trong dịch vị bài tiết quá nhiều.
Thành phần: Aluminum phosphate.
Công dụng
- Cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua của bệnh
- Ngăn chặn bài tiết axit và hạn chế thành dạ dày bị bào mòn
- Hỗ trợ cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, từ đó hoạt động hiệu quả hơn
Hướng dẫn sử dụng
- Người lớn: 1-2 gói/ lần
- Trẻ em: Cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ
- Người bệnh bị viêm loét dạ dày nên sử dụng 1-2 tiết trước khi ăn.
Lưu ý và chống chỉ định
- Không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai, bệnh thận, và dị ứng với thành phần nào của thuốc
- Người lớn tuổi lưu ý khi sử dụng bởi thành phần Sorbitol trong thuốc có thể gây tiêu chảy
- Cần đến cơ sở y tế và thăm khám khi nhận biết dấu hiệu như buồn nôn, chóng mặt, sốt.
Giá tham khảo: 95.000 – 100.000 VNĐ/1 hộp x 26 gói.
Thuốc điều trị đau dạ dày Yumangel
Với công dụng chống trào ngược giảm bài tiết axit dịch vị cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa giảm tình trạng viêm loét dạ dày.
Hướng dẫn sử dụng
- Người lớn: 1 gói/ lần, 4 lần/ ngày và sử dụng sau ăn khoảng 1 giờ
- Trẻ em từ 6-12 tuổi: 1/ gói/ lần và cần có sự giám sát của người lớn
Lưu ý khi sử dụng
- Không sử dụng thuốc cho người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Không kế hợp thuốc với thuốc chứa tá dược Tetracyclin
Giá tham khảo: khoảng 90.000 VNĐ.
Thuốc dạ dày Nhất Nhất
Thuốc với thành phần tự nhiên như bán hạ, chè dây, mộc hương điều trị bệnh an toàn hiệu, được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng.
Công dụng
- Điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày cấp tính và mãn tính
- Cải thiện triệu chứng ợ hơi ợ chua, đau rát thượng vị, rối loạn tiêu hóa
Sử dụng
- Nên uống 2 viên/ lần, 2 lần/ ngày và sử dụng khi đói
Lưu ý và chống chỉ định
- Không sử dụng thuốc cho người bị mẫn cảm với thành phần có trong thuốc.
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 30 tháng tuổi
- Sử dụng thuốc xuất hiện tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe cần ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám
Thuốc viêm dạ dày của Nhật Strong Wakamoto
Thuốc chữa viêm dạ dạ dày Nhật Bản Strong Wakamoto được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao dưới dạng viên nén với thành phần:
- Aspergillus oryzAe khuẩn Aspae NK dưới dạng bột
- Nấm men khô( men bia)
- Lactobacilli
- Amide nicotinic acid
- Ergillus oryzae NK
- Nitric acid thiamine
- Riboflavin (vitamin B2)
- Một số thành phần khác
Công dụng viên uống dạ dày Strong Wakamoto
- Hỗ trợ đường tiêu hóa, cải thiện triệu chứng đau dạ dày như ợ hơi, ợ chua, chán ăn, nóng rát thượng vị,…
- Cung cấp dưỡng chất, vitamin cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch hiệu quả
- Cung cấp men vi sinh ức chế men nấm và vi khuẩn có hại trong đường ruột
Hướng dẫn sử dụng
- Trẻ em từ 5-8 tuổi: 3 viên/ lần, 3 lần/ ngày
- Trẻ em từ 8-11 tuổi: 5 viên/ lần, 3 lần/ ngày
- Trẻ em từ 11-15 tuổi: 6 viên/ lần, 3 lần/ ngày
- Trẻ em trên 15 tuổi và người lớn: 9 viên/ lần và 3 lần/ ngày
Để mang đến hiệu quả, người bệnh cần sử dụng sau ăn 20-30 phút.
Giá tham khảo: 949.000 VND/lọ gồm 1000 viên
Những lưu ý khi sử dụng thuốc viêm loét dạ dày
Khi sử dụng thuốc để mang đến hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh nghiêm trọng hơn
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không ngưng sử dụng giữa chừng hoặc gấp đôi liều lượng kể cả khi quên liều
- Trong quá trình sử dụng có dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khỏe cần ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế thăm khám
- Thông báo với bác sĩ thuốc đang và sử dụng trước đó 2 tuần bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin, thực phẩm chức năng
- Phòng tránh nguyên nhân khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn như rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, đồ ăn cay nóng, không lạm dụng thuốc kháng sinh và giảm đau
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý bổ sung đầy đủ nước, thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Thuốc điều trị viêm dạ dày được nhiều bệnh sử dụng, bởi thuốc điều trị và cải thiện triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên thuốc chứa tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để mang đến hiệu quả cao nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!