Gai cột sống – căn bệnh xương khớp phổ biến và ngày càng trẻ hóa, là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Để chống lại những cơn đau hầu hết mọi người đều sẽ lựa chọn thuốc tân dược. Dưới đây là các nhóm thuốc chữa gai cột sống đang được lưu hành tại nước ta cũng như ưu nhược điểm khi dùng. Bạn đọc có thể tham khảo từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với mình.
7 nhóm thuốc chữa gai cột sống phổ biến hiện nay
Đối với việc điều trị các căn bệnh cột sống nói chung và bệnh gai cột sống nói riêng thì hầu hết đều nghiêng về hướng điều trị bảo tồn. Dùng thuốc để khống chế triệu chứng, bảo tồn cấu trúc cột sống và phục hồi phần nào chức năng vận động.
Thuốc chữa gai cột sống, thoát vị đĩa đệm được dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa dựa trên tình trạng bệnh thực tế của bệnh nhân. Các nhóm thuốc phổ biến là:
Thuốc giảm đau
- Một số loại phổ biến: Paracetamol (hạ sốt, giảm đau ở mức độ nhẹ và vừa), Arthrotec và Thuốc naproxen, thuốc vicodin và percoce (giảm đau liều mạnh dùng khi cơn đau vượt quá ngưỡng chịu đựng).
- Ưu điểm: Đây là loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, người bệnh có thể mua được dễ dàng với giá rẻ. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn não bộ nhận thức các cơn đau từ đó giúp người bệnh quên đi cơn đau từ đó bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
- Hạn chế: Người có tiền sử nghiện rượu hoặc thiếu máu không nên dùng.
Thuốc chống viêm không steroid
- Một số thuốc phổ biến: Ibuprofen, Ketoprofen, Naproxen, Rofecoxib, Piroxicam, Valdecoxib…
- Ưu điểm: Vừa có tác dụng giảm đau vừa chống viêm, thường dùng nếu người bệnh không đáp ứng thuốc Paracetamol
- Hạn chế: Thuốc dạng này tổng hợp prostaglandin quy mô toàn thân dẫn tới viêm loét dạ dày, tá tràng, tăng nguy cơ đột quỵ vì thế chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn.
Thuốc giãn cơ
- Một số thuốc phổ biến: Cyclobenzaprine, Tolperisone, Eperisone
- Ưu điểm: giảm đau nhức và giảm tê ở vùng cột sống có gai xương hiệu quả đồng thời kích thích máu lưu thông tốt hơn, giảm thiểu tối đa những cơn đau cho người bệnh.
- Hạn chế: Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không dùng được loại thuốc này. Ngoài ra người bệnh có thể gặp các biểu hiện buồn nôn, chán ăn, phát ban, chóng mặt, đau dạ dày do tác dụng phụ của thuốc.
Thuốc chống viêm có steroid
- Một số thuốc phổ biến: Thuốc chống viêm có steroid còn có tên gọi khác là thuốc corticoid thường dùng như Methylprednisolon.
- Ưu điểm: Dùng khi bệnh nhân không đáp ứng lại các thuốc giảm đau thông thường. Thuốc này hoạt động trên cơ sở ức chế hệ miễn dịch từ đó giảm viêm khi gai xương chèn ép lên các cơ quan xung quanh như mô mềm, dây chằng, dây thần kinh.
- Hạn chế: Chỉ sử dụng khi thật cần thiết bởi corticoid gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, lạm dụng sẽ dẫn tới cao huyết áp, tiểu đường, dạ dày, suy tim…
Thuốc chống động kinh
- Một số thuốc phổ biến: Gabapentin
- Ưu điểm: Làm giảm nhanh những cơn đau nhức khi dây thần kinh bị tổn thương do gai xương chèn ép.
- Nhược điểm: Nhiều tác dụng phụ, nhẹ thì chóng mặt buồn nôn, tụt huyết áp, nặng thì suy gan suy thận, tê liệt hệ thần kinh.
Các Vitamin nhóm B
- Một số thuốc phổ biến: Vitamin B1, B6, B12 liều cao.
- Ưu điểm: Giúp phục hồi chức năng của các dây thần kinh đang bị chèn ép tổn thương, giảm căng cơ, co cơ và tăng cường tuần hoàn máu.
- Hạn chế: Các loại vitamin này chỉ mang tính chất bổ sung, không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh nên không được lạm dụng tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Nhóm thuốc chống thoái hóa
- Một số thuốc phổ biến: Glucosamine, Chondroitin, MSM cùng các khoáng chất khác.
- Ưu điểm: Giúp giảm triệu chứng bệnh, cải thiện độ dẻo dai của sụn khớp, đĩa đệm, bài trừ các tác nhân gây hại xương và làm chậm quá trình lão hóa. Nếu được sử dụng thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh xương khớp mãn tính như thoái hóa cột sống, loãng xương.
- Hạn chế: Các loại thuốc này có tác dụng chậm nên cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài, nếu cơn đau khởi phát bất ngờ cần báo ngay với bác sĩ để được chỉ định thêm các loại thuốc khác.
Những lưu ý khi dùng thuốc chữa gai cột sống
Ai cũng mong dùng thuốc để cải thiện cơn đau, khống chế triệu chứng bệnh đồng thời hỗ trợ phục hồi những phần cơ quan bị tổn thương tuy nhiên thực tế, nhiều người bệnh lạm dụng hoặc chưa hiểu rõ về loại thuốc mình đang dùng dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn. Vì thế để thuốc trị gai cột sống hiệu quả hơn hãy nhớ:
- Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ người có chuyên môn cho dù đó chỉ là thực phẩm chức năng, viên uống hỗ trợ.
- Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định về liều lượng, thời gian sử dụng. Không được tự ý tăng giảm lượng thuốc hoặc thấy bệnh đã đỡ thì dừng ngay.
- Khám định kỳ 3-6 tháng 1 lần để đánh giá hiệu quả của loại thuốc đang sử dụng, sẵn sàng đổi thuốc khi cần.
- Báo cho bác sĩ biết tiền sử dị ứng thuốc trước đó của bản thân cũng như những loại thuốc đã từng dùng qua.
- Bên cạnh dùng thuốc hãy áp dụng cách chườm lạnh, xoa bóp bấm huyệt, tập thể dục để giảm đau an toàn hơn, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thuốc.
- Khi đang dùng thuốc chữa gai cột sống không nên uống bia rượu, đồ uống chứa cồn, thức ăn nhiều axit hoặc được chế biến quá nhiều dầu mỡ sẽ làm giảm sự hấp thụ thuốc.
- Dừng thuốc ngay và thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy những tác dụng phụ bất thường.
- Gai cột sống là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên mà bất kể ai cũng đều phải trải qua vì thế hãy tập cho mình thói quen ăn uống, nghỉ ngơi sinh hoạt điều độ, dành thời gian tập thể thao để tăng cường sức khỏe cho xương khớp.
- Việc dùng thuốc chữa gai cột sống tốt nhất chỉ nên áp dụng với những người bệnh nhẹ đến trung bình. Với những người bị gai cột sống nắng đã có biểu hiện rối loạn tiểu tiện, liệt nửa người hoặc mất hoàn toàn chức năng vận động thì nên tiến hành thăm khám để có những biện pháp can thiệp ngoại khoa kịp thời.
Hy vọng với những thông tin bên trên sẽ giúp ích cho người gai cột sống trong quá trình tìm kiếm các loại thuốc chữa bệnh. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!