Ngứa mẩn đỏ khắp người là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe. Việc xác định nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng bệnh là cực kỳ quan trọng để tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “Ngứa mẩn đỏ khắp người là bệnh gì?”, đồng thời cung cấp thông tin về nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.
Ngứa mẩn đỏ khắp người là bệnh gì?
Ngứa mẩn đỏ khắp người là dấu hiệu của một phản ứng dị ứng trong cơ thể. Thường xuất hiện những nốt mẩn đỏ trên bề mặt da gây cảm giác ngứa khó chịu. Tuy nhiên, biểu hiện trên mỗi người khác nhau, có thể là những nốt nhỏ giống như vết đốt muỗi hoặc tạo thành các vùng mẩn lớn khác nhau. Thời gian và tần suất của cơn ngứa cũng biến đổi tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Những vùng thường bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở cổ, mặt, chân và tay, trường hợp nặng, có thể lan rộng khắp cơ thể. Khi cảm thấy ngứa, người bệnh thường có xu hướng gãi, nhưng việc này chỉ làm tăng thêm cảm giác ngứa và gây ra nhiều mẩn đỏ hơn. Điều này có thể gây tổn thương cho da và tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoặc để lại sẹo sau khi lành.
Những nguyên nhân gây ngứa mẩn đỏ khắp người
Ngứa mẩn đỏ do các bệnh ngoài da
- Phản ứng dị ứng từ môi trường: Một số người dị ứng với các chất tiếp xúc như phấn hoa, lông động vật, các chất hóa học trong sản phẩm tẩy rửa và mỹ phẩm. Điều này có thể gây ra các biểu hiện nổi mẩn đỏ và ngứa trên da.
- Nhiễm nấm da (Hắc lào): Nhiễm nấm da thuộc nhóm Dermatophytes cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra nổi mẩn và ngứa trên da. Các vùng da bị nhiễm thường xuất hiện đỏ, hồng hoặc nâu, thường kèm theo mụn mủ và có thể lan rộng ra các vùng khác.
- Bệnh vảy nến: Đây là một bệnh da liễu mãn tính, khiến da xuất hiện các lớp vảy màu trắng dưới các vùng da đỏ hoặc hồng, gây cảm giác ngứa và không đẹp mắt.
- Nổi mề đay: Triệu chứng này thường đi kèm với các tổn thương da phát ban, đỏ, hồng hoặc trắng, thường không đều và gây cảm giác ngứa ngáy. Nguyên nhân có thể do dị ứng với thời tiết, thức ăn, mỹ phẩm, thuốc hoặc tiếp xúc với lông chó mèo.
Bị mẩn ngứa do các bệnh lý bên trong cơ thể
- Bệnh lý về gan và thận: Gan và thận có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất độc hại khỏi cơ thể. Những bệnh như men gan cao, suy gan, suy thận làm giảm chức năng của hai cơ quan này, dẫn đến việc tích tụ độc tố trong cơ thể. Điều này có thể gây ra mẩn đỏ và cảm giác ngứa trên da.
- Bệnh tiểu đường: Một trong những biểu hiện của tiểu đường là mẩn đỏ và ngứa khắp cơ thể. Sự tăng đường trong máu gây tổn thương mạch máu dưới da và làm giảm khả năng cung cấp dưỡng chất cho da, dẫn đến mẩn đỏ gây cảm giác ngứa.
- Rối loạn tuyến giáp: Cường giáp hoặc suy giáp có thể gây ra sự mất cân bằng trong hệ miễn dịch và hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Kết quả là da xuất hiện các nốt mẩn đỏ cùng cảm giác ngứa tương tự như bị đốt của muỗi.
- Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Các bệnh như lậu, giang mai, HIV gây ra các triệu chứng mẩn ngứa trên toàn cơ thể. Thậm chí trong quá trình điều trị, người bệnh gặp phải các vấn đề về da do tác dụng phụ của các loại thuốc kháng virus.
Nguyên nhân khác
- Tâm lý căng thẳng: Stress kích thích não bộ sản xuất những chất gây tổn hại cho sức khỏe. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa trên da khắp cơ thể.
- Thay đổi nồng độ nội tiết tố: Sự biến đổi bất thường trong nồng độ nội tiết tố trong cơ thể cũng gây ra các triệu chứng mẩn ngứa. Điều này thường xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sau sinh, ở độ tuổi tiền mãn kinh, hoặc trong giai đoạn dậy thì.
- Thời tiết nóng bức: Trong những ngày thời tiết nóng, cơ thể thường tiết ra nhiều mồ hôi. Bụi bẩn tích tụ và gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến cảm giác ngứa và khó chịu trên da.
Khi nào cần gặp bác sĩ
- Mẩn đỏ và ngứa dữ dội: Mức độ ngứa ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, gây khó ngủ, mất tập trung.
- Mẩn đỏ lan rộng: Nổi mẩn đỏ xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể, lan rộng nhanh chóng.
- Mẩn đỏ kèm theo các triệu chứng khác: Sốt, khó thở, sưng mặt, sưng môi, co thắt họng, buồn nôn, tiêu chảy.
- Mẩn đỏ không rõ nguyên nhân: Không xác định được nguyên nhân gây mẩn đỏ, ngứa.
- Mẩn đỏ kéo dài: Mẩn đỏ và ngứa dai dẳng hơn 2 tuần không thuyên giảm.
- Mẩn đỏ có dấu hiệu nhiễm trùng: Nổi mẩn đỏ có mủ, chảy nước, sưng tấy, đau nhức.
- Lịch sử bệnh: Nếu bạn đã từng gặp phải các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, bệnh da liễu hoặc vấn đề nội tiết, bạn cũng nên thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Phương pháp điều trị ngứa mẩn đỏ khắp người
Các mẹo điều trị ngứa mẩn đỏ tại nhà
Với trường hợp mẩn ngứa không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số cách khắc phục tại nhà dưới đây:
Chườm đá
Chườm đá giúp làm giảm ngứa ngáy trên da bằng cách tê liệt các dây thần kinh. Việc tiếp xúc với đá tạo cảm giác lạnh sẽ làm giảm sự kích ứng và cảm giác ngứa trên da.
Cách thực hiện:
- Lấy miếng vải mỏng và sạch để bọc đá lạnh.
- Chườm nhẹ lên vùng da bị ngứa trong khoảng 15 phút.
Phương pháp chườm đá là một cách đơn giản và hiệu quả để giảm ngứa ngáy trong trường hợp ngứa nhẹ, không nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần lưu ý không chườm đá trực tiếp lên da mà nên sử dụng miếng vải mỏng để bọc đá, tránh làm tổn thương da.
Ngâm mình trong nước ấm
Ngâm mình trong nước ấm giúp giảm ngứa bằng cách làm giãn nở mạch máu và tăng cường lưu thông máu trên da. Nước ấm cũng giúp làm giảm căng thẳng và thư giãn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một chậu nước ấm (từ 35-37 độ C). Có thể kết hợp với một số loại thảo dược có tính kháng viêm như lá trầu không, lá trà xanh,…
- Ngâm mình trong nước này trong khoảng thời gian mong muốn.
Phương pháp ngâm mình trong nước ấm là một biện pháp an toàn, dễ thực hiện để giảm ngứa và thư giãn. Tuy nhiên, nên chú ý đến nhiệt độ của nước để tránh làm tổn thương cho da. Không nên ngâm mình quá lâu, tránh gây mệt mỏi hoặc mất nước cơ thể.
Tắm gừng
Tắm trong nước gừng nóng có thể giúp giảm ngứa và cung cấp sự thoải mái cho cơ thể. Gừng chứa các hợp chất có khả năng chống vi khuẩn và chống viêm, giúp làm dịu và làm sạch da.
Cách thực hiện:
- Rửa thật sạch gừng và đập dập.
- Chuẩn bị nước tắm nóng với gừng đã được chuẩn bị sẵn.
- Tắm trong khoảng thời gian mong muốn.
Khi tắm gừng cần lưu ý kiểm tra nhiệt độ của nước để tránh làm tổn thương da, không tắm quá lâu tránh gây mệt mỏi. Đồng thời, người có da nhạy cảm hoặc dị ứng với gừng cần thận trọng khi áp dụng phương pháp này.
Dùng thuốc Tây y
Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh, các loại thuốc sau đây thường được sử dụng để điều trị ngứa mẩn đỏ khắp cơ thể:
- Thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc có tác dụng làm giảm cảm giác ngứa trên da bằng cách ức chế hoạt động sản xuất histamin trong cơ thể. Các loại thuốc thông thường bao gồm Hydrocortisone – Pramoxine, Hydroxyzine, Doxepin, Clobetasol…
- Thuốc Corticosteroid: Loại thuốc này thường được sử dụng cho các trường hợp ngứa nặng. Chúng giúp giảm nhanh sưng ngứa bằng cách làm giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch. Một số loại thuốc được kê đơn như Hydrocortisone, Betamethasone, Triamcinolone…
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường được chỉ định sử dụng khi da có dấu hiệu của nhiễm trùng, như vết đỏ, sưng tấy, mủ. Các loại kháng sinh thường gặp trong đơn thuốc của người bị ngứa mẩn đỏ như Amoxicillin, Cephalexin, Doxycycline …
- Kem dưỡng ẩm: Các loại kem như Fluocinolone, Betamethasone, Permethrin, Hydrocortisone cung cấp dưỡng chất cho da và giúp làm giảm các vết loét và mụn nước li ti, giảm ngứa, làm dịu da.
Hãy nhớ rằng việc điều trị bằng Tây y cần được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc nhà y tế chuyên nghiệp để đảm bảo rằng điều trị là phù hợp và an toàn. Điều này sẽ giúp tránh được các tác dụng phụ không mong muốn và đảm bảo hiệu quả tối đa của liệu pháp.
Lưu ý sinh hoạt khi bị ngứa mẩn đỏ khắp người
- Hạn chế cào gãi: Tránh cào gãi vùng da bị mẩn đỏ vì việc này có thể làm tổn thương da và lan rộng vừng ngứa mẩn đỏ.
- Giữ vệ sinh cơ thể: Luôn giữ da sạch sẽ và khô thoáng. Chọn quần áo rộng rãi và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để ngăn ngừa tình trạng mồ hôi tích tụ, làm tăng ngứa ngáy.
- Hạn chế tiếp xúc với mỹ phẩm và hóa chất độc hại: Tránh tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm mỹ phẩm và hóa chất độc hại. Nếu không thể tránh khỏi, cần sử dụng biện pháp bảo vệ da.
- Chế độ dinh dưỡng cân đối: Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu đạm và dễ gây dị ứng như hải sản, cá ngừ. Bổ sung thêm rau củ, trái cây tươi vào chế độ ăn uống.
- Sống lành mạnh: Duy trì một lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Cảm giác ngứa mẩn đỏ khắp người không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu việc chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả, hãy chủ động đi khám bác sĩ và tuân thủ điều trị để sớm lấy lại làn da khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!