Tổ đỉa là bệnh lý viêm da thường gặp ở nữ giới trong thời kỳ mang thai do sự thay đổi về tâm lý, nội tiết tố,… Để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, bà bầu bị tổ đỉa cần tránh sử dụng một số loại thuốc đặc trị, dẫn đến thời gian điều trị lâu hơn. Vậy đâu là giải pháp chữa tổ đỉa cho bà bầu an toàn, hiệu quả nhất?
Tổ đỉa ở bà bầu là gì?
Tổ đỉa ở bà bầu là một loại bệnh viêm da phổ biến, gây ra các ổ mụn nước tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc lan rộng theo các kẽ ngón tay, ngón chân. Những mụn nước này rất khó vỡ, mọc dày chi chít, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
Có nhiều loại tổ đỉa dễ gặp ở bà bầu, được xác định dựa trên thể lâm sàng cùng mức độ tổn thương ở da. Cụ thể:
- Thể đơn giản: Thường gặp nhất, mức độ gây tổn thương trên da nhẹ.
- Thể nhiễm khuẩn: Khuẩn bệnh xâm nhập sâu vào da, có mụn mủ.
- Thể bọng nước: Mụn nước dạng to, tổn thương da sâu.
- Thể khô: Da chỉ đỏ rát, bong tróc, không có mụn nước.
Triệu chứng nhận biết tổ đỉa ở bà bầu
- Xuất hiện ổ mụn nước: Mụn nước nhỏ li ti, kích thích từ 1mm - 2mm tập trung thành ổ ở phía rìa hoặc lòng bàn tay, bàn chân, giữa các kẽ ngón tay, ngón chân. Cảm nhận bằng xúc giác sẽ thấy ổ mụn rất chắc, nổi cộm trên da và khó vỡ.
- Ngứa rát: Bà bầu sẽ cảm thấy ngứa ngáy, đau rát tại vùng xuất hiện ổ mụn nước. Trường hợp vùng da bệnh tiếp xúc với chất tẩy rửa như xà phòng, sữa tắm, nước rửa bát sẽ càng ngứa rát hơn. Khi gãi, chà xát quá mạnh, mụn nước có thể vỡ, gây xót và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng: Ổ mụn nước khi bị nhiễm trùng sẽ có kích thước lớn hơn, màu sắc từ trong chuyển sang vàng đục. Vùng da xung quanh ổ mụn có dấu hiệu đỏ tấy và sưng. Lúc này, vi khuẩn đã xâm nhập vào vùng da bệnh.
- Ổ mụn tự vỡ hình thành vảy da chết: Ổ mụn nước có thể tự vỡ hoặc không, từ đó hình thành trên vùng da bệnh những mảng da sần cứng, có màu vàng. Khi vết thương lành, vùng da sần thành vảy da chết và bong từ từ.
- Móng tay, móng chân biến dạng: Đây là biến chứng nặng nhất của bệnh tổ đỉa ở bà bầu. Móng tay, móng chân dễ bị biến dạng do sự xuất hiện của viêm hoặc sưng hạch bạch huyết. Bên cạnh đó, bà bầu còn có biểu hiện sốt, cơ thể khó chịu, mệt mỏi.
Hình ảnh tổ đỉa ở bà bầu
Nguyên nhân gây tổ đỉa ở bà bầu
Bà bầu bị tổ đỉa xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, những tác nhân gây bệnh điển hình ở bà bầu là:
Thay đổi nội tiết tố
Bà bầu trong thời kỳ mang thai sẽ có sự thay đổi lớn về nồng độ hormone gây rối loạn nội tiết. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch và hệ thống tuyến tiết dưới da. Điều này khiến những vùng da ở lòng bàn tay, bàn chân dễ đổ mồ hôi, ẩm ướt và tạo điều kiện cho sự tấn công của các khuẩn bệnh, gây ra những ổ mụn nước tổ đỉa.
Tâm lý lo âu, căng thẳng
Trạng thái lo âu, căng thẳng kéo dài cũng làm suy giảm hệ miễn dịch ở bà bầu. Hệ miễn dịch kém làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu ở bà bầu, điển hình là bệnh tổ đỉa.
Nguyên nhân gây bệnh khác
Bên cạnh hai tác nhân chính trên, bà bầu bị tổ địa còn có thể do những nguyên nhân khác như:
- Môi trường sống bị ô nhiễm, nguồn nước sử dụng không đảm bảo vệ sinh.
- Lối sống sinh hoạt không khoa học, vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ.
- Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất hoặc chất tẩy rửa.
- Bị dị ứng chất vải.
Biến chứng tổ đỉa thường gặp ở bà bầu
Bà bầu bị tổ đỉa không hề gây hại đến sức khỏe của bản thân nhưng có thể di truyền cho em bé cũng như để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đời sống cũng như tinh thần của bà bầu. Nếu không được điều trị kịp thời và hợp lý, bà bầu có thể gặp phải một số biến chứng sau:
- Mất thẩm mỹ: Ổ mụn nước sau khi bong tróc sẽ biến đổi màu, có thể gây sạm và khiến vùng da bệnh trở nên sần sùi. Một số trường hợp bệnh chưa điều trị dứt điểm khiến ổ mụn nước tái đi tái lại nhiều lần làm vùng da kém thẩm mỹ hơn rất nhiều.
- Khó khăn khi di chuyển: Ổ mụn nước hình thành ở chân có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao do thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn. Nếu không được vệ sinh, chăm sóc thích hợp, chúng dễ gây sưng viêm, đau rát, cản trở việc di chuyển, cử động bình thường của bà bầu.
- Nguy cơ bội nhiễm cao: Ổ mụn nước vỡ sẽ tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các khuẩn bệnh, tăng nguy cơ bội nhiễm cao. Điều này kéo theo sự hình thành của những ổ mụn mủ viêm khó lành, dễ bị viêm mô tế bào hoặc viêm hạch bạch huyết.
Các phương pháp chẩn đoán tổ đỉa ở bà bầu
Bà bầu bị tổ đỉa dễ dàng chẩn đoán thông qua những triệu chứng lâm sàng do bệnh rất dễ nhận biết. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán dựa trên việc khai thác thông tin về bệnh sử của bà bầu và gia đình.
Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, bà bầu sẽ được chỉ định làm thêm một số cận lâm sàng khác để đảm bảo kết quả chẩn đoán là chính xác nhất, tránh nhầm lẫn với một số bệnh lý da liễu khác như chàm, viêm da tiếp xúc, tay chân miệng.
Theo đó, một số cận lâm sàng điển hình được chỉ định là:
- Xét nghiệm máu
- Làm sinh thiết
- Xét nghiệm dị nguyên
Bà bầu bị tổ đỉa ở giai đoạn nào của thai kỳ?
Tổ đỉa có thể xảy ra ở bất kỳ ai, từ trẻ nhỏ đến người già. Trong đó, trường hợp bà bầu bị tổ đỉa có thể xảy ra trước, trong và sau thời kỳ mang thai.
Cách phòng ngừa tổ đỉa ở bà bầu
Để phòng ngừa bệnh tổ đỉa, tăng hiệu quả lành bệnh, ngăn tái phát hiệu quả, bà bầu có thể pháp dụng một số biện pháp sau:
Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh
Các loại hóa chất độc hại, có tính tẩy rửa mạnh, lông động vật, nguồn nước bị ô nhiễm đều có nguy cơ gây bệnh tổ đỉa cao. Trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc thì cần sử dụng các đồ vật bảo hộ như quần áo phòng hộ, gang tay, khẩu trang, mũ chắn giọt bắn.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Bà bầu cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết nhằm tăng đề kháng, phòng ngừa bệnh lý hiệu quả. Cụ thể:
- Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh tổ đỉa.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng hoặc thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ.
- Uống đủ nước, hạn chế hoặc kiêng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích.
Sinh hoạt khoa học, vận động điều độ
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, luôn để tinh thần ở trạng thái thoải mái, thư giãn nhất.
- Vệ sinh sạch sẽ, giữ gìn cơ thể, các vùng dễ nhiễm bệnh như tay, chân phải luôn sạch và khô thoáng.
- Thường xuyên vận động thể dục thể thao tăng cường đề kháng, tuy nhiên không nên tập luyện quá sức, tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Bà bầu bị tổ đỉa nên khám bác sĩ khi nào?
Khi xuất hiện những ổ mụn nước đầu tiên, nhiều bà bầu thường chủ quan không điều trị ngay, cho rằng mụn sẽ tự hết. Điều này dễ để lại biến chứng cho bản thân, tăng nguy cơ lây nhiễm cho mọi người xung quanh.
Vì thế, bà bầu cần đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Tay, chân hoặc trên bất kỳ vùng da nào xuất hiện các ổ mụn nước tập trung dày đặc theo vùng.
- Có cảm giác ngứa rát, xuất hiện hồng ban.
- Vùng da lân cận ổ mụn nước có hiện tượng sưng đỏ, tấy rát.
Phương pháp điều trị tổ đỉa ở bà bầu
Tùy vào thể bệnh, mức độ lây lan trên da mà sẽ có phương pháp chữa tổ đỉa cho bà bầu phù hợp. Mỗi phương pháp trị tổ đỉa đều có những ưu - nhược điểm riêng, cần tham vấn từ bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo hiệu quả trị bệnh hiệu quả mà không gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Một số phương pháp điều trị bà bầu có thể tham khảo là:
Dùng thuốc Tây y
Dùng thuốc Tây y trị tổ đỉa có ưu điểm là cho tác dụng nhanh, giảm chứng ngứa rát và làm lành tổn thương hiệu quả. Tuy nhiên thuốc Tây y theo đường uống, bôi đều dễ ảnh hưởng đến sự phát của thai nhi, cần có sự chỉ dẫn chi tiết từ phía chuyên gia.
Một số loại thuốc Tây y thường được dùng cho bà bầu bị tổ đỉa như:
- Kem dưỡng ẩm: Dùng kem dưỡng ẩm sau khi các ổ mụn nước đã vỡ, chai cứng, có nguy cơ hình thành vảy để giảm tình trạng bong tróc, khô ráp da.
- Thuốc bôi ngoài da: Có thể dùng thuốc chấm có khả năng sát khuẩn như Milian hoặc cồn BSI 1 - 3% (dùng khi mụn mủ mới hình thành) hoặc thuốc mỡ chứa corticoid, kháng sinh, kháng nấm hoặc chống dị ứng (dùng khi ổ mụn trở nặng)
- Uống thuốc: Chỉ dùng khi bệnh đã trở nặng, thường là thuốc kháng sinh hoặc chống nấm.
- Dùng thủ thuật: Sử dụng liệu pháp ánh sáng để trị tổ đỉa thông qua tia UVB.
Áp dụng mẹo dân gian
Trường hợp tổ đỉa chỉ mới chớm phát bệnh, chưa lan rộng và hình thành mủ, bà bầu có thể áp dụng những mẹo dân gian sau để trị bệnh ngay tại nhà, đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi:
- Dùng lá trầu không: Lá trầu không ngâm nước muối rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng da bệnh trong 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Áp dụng 2-3 lần mỗi ngày.
- Dùng lá lốt: Lá lốt ngâm nước muối rửa sạch, giã nát với muối hạt (30g lá dùng 2,5g muối). Vắt lấy nước cốt pha hòa vào 300ml nước lọc, sun sôi trong 5 phút rồi tắt bếp, chia đều thành 2 lần uống trong ngày.
- Dùng lá đào: Lá rửa sạch, đem giã nát rồi nấu cả bã và nước cốt với nước. Dùng nước để ngâm chân, rửa tay mỗi ngày.
- Dùng dây đau xương: Lấy dây đau xương ngâm nước muối rửa sạch, thái nhỏ, đem phơi khô rồi sao trên chảo đến khi vàng. Sắc nước dây đau xương uống trước khi ngủ khoảng 1-2 tiếng.
Phương pháp Đông y
Nếu áp dụng mẹo dân gian mãi không khỏi nhưng e ngại dùng thuốc Tây, bà bầu có thể áp dụng một số bài thuốc, phương pháp Đông y trị tổ đỉa sau:
Bài thuốc uống
Bài thuốc 1
- Thành phần: Liên kiều, cỏ nhọ nồi, tỳ giải, ý dĩ, xương truật, ích mẫu, huyết dụ, sinh địa, xuyên khung, thương nhĩ tử, hoàng bá, kinh giới, đương quy, bạch thược.
- Cách dùng: Sắc thang thuốc với 1,5l nước, đun trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 700ml nước, để nguội, chia đều thành 3 lần uống dùng trong ngày.
Bài thuốc 2
- Thành phần: Đương quy, sinh địa, bạch thược, kinh giới, liên kiều, hoàng bá, xuyên khung, thương truật.
- Cách dùng: Sắc thang thuốc với 1,5l nước, đun trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 700ml nước, để nguội, chia đều thành 3 lần uống dùng trong ngày.
Bài thuốc 3
- Thành phần: Sinh địa, hoàng bá, kinh giới, tỳ giải, ích mẫu, ké đầu ngựa, cỏ nhọ nồi và ý dĩ.
- Cách dùng: Sắc thang thuốc với 1,5l nước, đun trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 700ml nước, để nguội, chia đều thành 3 lần uống dùng trong ngày.
Bài thuốc dạng bôi
Bài thuốc 1
- Thành phần: Cây mỏ quả
- Cách dùng: Cây mỏ quả rửa sạch, bỏ cọng, đun trên lửa nhỏ với lượng nước vừa đủ đến khi quánh lại thành cao. Bôi cao mỏ quạ lên vùng da bị tổn thương, duy trì bôi 2 lần mỗi ngày.
Bài thuốc 2
- Thành phần: Ô tặc cốt, phèn phi, bằng sa và thanh đại
- Cách dùng: Rửa sạch rồi sao khô hỗn hợp thảo dược. Sau khi hỗn hợp khô, giòn mang đi nghiền thành bột mịn. Rắc bột vào vùng da bệnh rồi rửa lại bằng nước sắc lá tô mộc.
Bài thuốc ngâm chân
Bài thuốc 1
- Thành phần: Lá móng tay
- Cách dùng: Sắc lá móng tay với khoảng 1,5l nước, đun đến khi hỗn hợp đặc lại, dùng để rửa tay và chân hàng ngày.
Bài thuốc 2:
- Thành phần: Hoàng cầm, hương phụ, thương nhĩ, khổ sâm, thương truật và phù bình
- Cách dùng: Sắc hỗn hợp dược liệu với lượng nước vừa đủ làm nước ngâm tay, chân hàng ngày.
Bài thuốc 3:
- Thành phần: Bán chi liên
- Cách dùng: Sắc bán chi liên với lượng nước vừa đủ làm nước ngâm tay, chân. Bài thuốc cho hiệu quả tốt nhất là ngâm khi còn ấm.
Dược liệu trị tổ đỉa dùng trong Đông y cho bà bầu
Sử dụng dược liệu Đông y trị bệnh tổ đỉa cho bà bầu tuy có thời gian tác dụng lâu nhưng an toàn cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Dựa vào mức độ bệnh lý của bà bầu mà có thể sử dụng bài thuốc uống, thuốc bôi hoặc ngâm chân phù hợp.
Theo đó, những loại thảo dược được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y trị tổ đỉa là: Liên kiều, cỏ nhọ nồi, ké đầu ngựa, sinh địa, đương quy, … Tùy vào liều lượng và cách thức kết hợp mà hiệu quả mỗi vị dược liệu mang lại là khác nhau. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, bạn nên tham vấn ý kiến các thầy thuốc Đông y.
Bà bầu bị tổ đỉa rất dễ mắc phải và có thể di truyền sang con trong thời kỳ mang thai. Để kịp thời chữa trị, bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi tốt nhất, trên đây là mọi thông tin chi tiết về bệnh lý cũng như các phương pháp điều trị an toàn, khoa học bà bầu nên tham khảo.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!