Viêm da tiết bã bội nhiễm hình thành khi tuyến bã nhờn trên da hoạt động quá mức. Nó tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm (thường là Malassezia) phát triển, dẫn đến viêm nhiễm nặng. Căn này bệnh dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm và dễ gặp nhất ở da đầu, mặt, ngực và lưng.
Viêm da tiết bã bội nhiễm là bệnh gì?
Viêm da tiết bã (hay viêm da dầu) là một bệnh da liễu mãn tính, dễ tái phát và không thể điều trị dứt điểm. Bệnh hình thành do rối loạn tuyến bã nhờn hoặc nhiễm nấm Malassezia dẫn đến hiện tượng tiết bã nhờn ở vùng da mặt, da đầu, ngực. Tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ chuyển biến nặng thành thể bội nhiễm.
Căn bệnh này xuất hiện khi vi khuẩn, vi nấm tấn công vùng da bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng. Thông thường, bệnh chỉ gây ngứa nhẹ, đỏ da tuy nhiên khi đã vào giai đoạn bội nhiễm, vùng da tổn thương sẽ sưng viêm, đau nhức và kéo theo nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác.
Triệu chứng viêm da tiết bã bội nhiễm thường gặp
Triệu chứng viêm da bội nhiễm ở trẻ em
Viêm da tiết bã thường xuất hiện ở đối tượng trẻ em từ 0 đến 3 tuổi. Vùng bệnh phát triển phổ biến nhất là da đầu với các triệu chứng tiêu biểu như:
- Xuất hiện các mảng da dày, cứng bám chặt vào da đầu và chân tóc.
- Phần da bị bệnh có các màu trắng, đen, vàng, nâu tuỳ vào từng mức độ của bệnh và có thể lan xuống cơ thể.
- Trẻ có biểu hiện khó chịu, quấy khóc, chán ăn và không chịu ngủ.
- Da sưng tấy, đỏ và có dấu hiệu viêm nhiễm nặng khi chuyển sang giai đoạn bội nhiễm.
Triệu chứng viêm da dầu bội nhiễm ở người lớn
Viêm da tiết bã nhờn ở người lớn thường gặp ở vùng đầu, sai tai, cánh mũi, da mặt, vùng ngực… Các triệu chứng thường gặp đó là:
- Da bị nổi ban đỏ hoặc hồng và lan rộng sang các vùng xung quanh.
- Vùng da tổn thương có thể xuất hiện vảy bong tróc.
- Da nhờn rít, ẩm.
- Sưng tấy, đỏ khi sang giai đoạn bội nhiễm.
Triệu chứng bệnh viêm da tiết bã thể bội nhiễm:
Nguyên nhân gây bệnh viêm da dầu bội nhiễm
Viêm da dầu bội nhiễm xảy ra khi quá trình tái tạo da bị rút ngắn. Điều này dẫn đến tình trạng bong tróc các tế bào lớp sừng, kết dính tạo thành vảy. Chưa có nghiên cứu chính xác về nguyên nhân chính gây viêm da tiết bã. Tuy nhiên, tác nhân hình thành bệnh có thể xuất phát từ các yếu tố:
- Tình trạng da nhờn, tiết dầu nhiều
- Hormon làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh, bệnh viêm da tiết bã ở nam giới nhiều hơn nữ giới do sự ảnh hưởng từ androgen lên đơn vị nang lông tiết bã.
- Di truyền từ người thân trong gia đình sang các thế hệ sau này.
- Tâm trí căng thẳng, tinh thần suy giảm hoặc mắc các bệnh tâm thần cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm da tiết bã.
- Nội tiết tố thay đổi, chế độ dinh dưỡng bất hợp lý, cơ thể mệt mỏi kéo dài, suy giảm miễn dịch… làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Hệ miễn dịch suy yếu, đặc biệt là những bệnh nhân HIV, ung thư… có tỷ lệ mắc bệnh viêm da tiết bã cao.
- Thói quen ăn uống sử dụng nhiều chất kích thích đặc biệt là rượu bia gây tình trạng viêm da tiết bã nặng.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh
- Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn, virus trên vùng da bị viêm sẽ đi sâu vào các tổ chức liên kết da, sau đó xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu và gây nhiễm trùng huyết. Đây là biến chứng nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm độc toàn thân và có nguy cơ tử vong cao.
- Viêm mô tế bào: Đây là tình trạng các tổ chức liên kết trên da bị nhiễm trùng, nếu bệnh trở nặng có thể dẫn đến tử vong.
- Hen suyễn và viêm mũi dị ứng: Biến chứng này thường gặp ở trẻ em. Hen suyễn và viêm mũi dị ứng nếu trở nặng có thể đe dọa tính mạng vô cùng nguy hiểm.
Ngoài ra, viêm da tiết bã kéo dài còn ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần của người bệnh. Người bệnh ngại giao tiếp, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Chẩn đoán viêm da tiết bã bội nhiễm
- Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ quan sát các triệu chứng của bệnh bên ngoài trên da để đưa ra chẩn đoán lâm sàng ban đầu.
- Xét nghiệm sinh thiết: Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và phân biệt với các loại bệnh lý khác, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết da, xét nghiệm máu.
Đối tượng thường mắc bệnh viêm da tiết bã bội nhiễm
- Trẻ sơ sinh: Có tới 30% trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm da tiết bã, hiện tượng này còn được gọi là nắp nôi ở trẻ.
- Người có hệ miễn dịch suy yếu: Thường là những nhóm đối tượng mắc bệnh HIV/AIDS, ung thư có hệ miễn dịch yếu.
- Nhóm người mắc bệnh lý thần kinh: Những người mắc bệnh lý Parkinson, Alzheimer hoặc các bệnh về thần kinh khác có nguy cơ bị viêm da tiết bã cao hơn người bình thường.
Cách phòng ngừa bệnh viêm da tiết bã
- Thăm khám và điều trị sớm, tránh để tình trạng trở nặng và có nguy cơ bội nhiễm.
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ mỗi ngày.
- Không cọ xát mạnh, không gãi ở vùng da bị tổn thương.
- Điều chỉnh giấc ngủ, hạn chế căng thẳng mệt mỏi.
- Bổ sung chế độ ăn giàu chất xơ, ăn nhiều rau xanh, trái cây.
- Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh và các chất kích thích.
- Sử dụng sản phẩm dưỡng da, vệ sinh da lành tính.
- Dưỡng ẩm da đầy đủ hằng ngày.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Triệu chứng trở nên nghiêm trọng: Vùng da bị tổn thương bị sưng tấy, đỏ rực, tiết nhiều dầu và lan rộng, bao phủ nhiều bộ phận trên cơ thể gây ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ. Cơ thể xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như da nóng rát, chảy mủ, sưng tấy, có mùi hôi.
- Điều trị tại nhà không hiệu quả: Bạn đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà trong 2 đến 4 tuần nhưng tình trạng không cải thiện, thậm chí đi kèm các bệnh lý khác.
- Người bệnh cảm thấy lo lắng và cần tư vấn: Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hoang mang về tình trạng bệnh, hoặc cần được tư vấn về cách chăm sóc da, cách điều trị hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được giải đáp và hướng dẫn cụ thể.
Phương pháp điều trị bệnh viêm da tiết bã bội nhiễm
Điều trị viêm da dầu bội nhiễm bằng mẹo dân gian
Các mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên lành tính, tuy không có tác dụng đặc trị nhưng lại hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo dân gian người bệnh nên áp dụng:
- Dùng dầu cám gạo: Thành phần dầu cám gạo giúp dưỡng ẩm, cải thiện các tình trạng ngứa rát, đỏ da. Cách dùng đơn giản: bôi trực tiếp dầu cám gạo và mát xa nhẹ nhàng trên da trong vòng 10 phút, sau đó rửa lại với nước sạch và lau khô da nhẹ nhàng.
- Dùng mật ong: Mật ong giúp kháng khuẩn, dưỡng ẩm da hiệu quả. Dùng mật ong bôi, mát xa trực tiếp lên da sau 15 phút rửa lại với nước sạch.
- Dùng lá trầu không: Trầu không có tính sát khuẩn cao, giúp giảm viêm ngứa và phục hồi các vết thương hở hiệu quả. Cách dùng: Giã lấy nước cốt lá trầu không bôi lên da trong vòng 5 - 10 phút sau đó rửa lại với nước sạch.
Điều trị viêm da tiết bã bằng Tây y
Phương pháp điều trị Tây y thường được áp dụng trong giai đoạn bội nhiễm nặng. Điều trị bằng Tây y chủ yếu sử dụng các loại thuốc uống và thuốc bôi viêm da bội nhiễm.
- Thuốc chống viêm (Clobetasol, Neomycin sulfate, Fluocinolon acetoni): Có tác dụng giảm các triệu chứng ngứa, đỏ trên da. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài.
- Thuốc kháng nấm ( Nizoral Cream, Pirolam): Có tác dụng giảm các triệu chứng bệnh, giảm ngứa và hạn chế tình trạng viêm nhiễm trên da.
- Thuốc ức chế chứa calcineurin (Tacroz, Elidel, Protopic): Loại thuốc này hỗ trợ làm giảm sự phát triển của các tế bào miễn dịch và giảm viêm trên da. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Lưu ý: Thuốc Tây y có nhiều tác dụng phụ không mong muốn vì thế, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc.
Điều trị viêm da bội nhiễm bằng Đông y
Nguyên tắc điều trị Đông y tập trung vào giải quyết căn nguyên gây bệnh. Đông y sử dụng các loại thảo dược lành tính hỗ trợ thông quan huyết mạch, giảm viêm, kháng khuẩn và bồi bổ sinh khí. Các bài thuốc Đông y không có tác dụng đặc trị bệnh nhưng giúp cải thiện tình trạng bệnh rất hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc mà người bệnh nên biết:
Bài thuốc 1
- Thành phần: ké đầu ngựa, kinh giới, kim ngân hoa, rau má mỗi loại 20g; thương truật 16g; hoàng kỳ và cam thảo mỗi loại 12g.
- Cách dùng: Sắc tất cả các nguyên liệu với 1,5 lít nước sau đó uống thay nước mỗi ngày.
Bài thuốc 2
- Thành phần: 20g hoàng liên; 16g hoàng bá; ngưu bàng tử, kim ngân hoa, bồ công anh, ké đầu ngựa mỗi loại 12g; cam thảo 6g.
- Cách dùng: Sắc tất cả các nguyên liệu với 1,5 lít nước và uống mỗi ngày.
Bài thuốc 3
- Thành phần: khổ qua, rau diếp cá, bồ công anh mỗi loại 20g; kim ngân hoa 16g; ké đầu ngựa, hoàng kỳ 12g; cam thảo 6g.
- Cách dùng: Sắc tất cả các nguyên liệu với 1,5 lít nước và uống mỗi ngày.
Một số dược liệu điều trị bội nhiễm da hiệu quả
Các loại dược liệu có tính hàn, kháng khuẩn, chống viêm hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị viêm da tiết bã. Một số loại dược liệu thường gặp mà các bài thuốc Đông y hay sử dụng đó là: hoàng kỳ, cam thảo, kim ngân hoa, kinh giới, rau má, ké đầu ngựa… Dược liệu không có tác dụng đặc trị nhưng các thành phần tự nhiên lành tính sẽ là bài thuốc hữu hiệu cho bệnh viêm da tiết bã.
Viêm da tiết bã bội nhiễm khó điều trị dứt điểm tuy nhiên nếu biết cách áp dụng phương pháp phù hợp, bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng. Hãy thường xuyên theo dõi cơ thể để kịp thời phát hiện các triệu chứng bệnh bất thường.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!