Ngứa quanh miệng là hiện tượng vùng da quanh miệng có cảm giác ngứa ngáy đi kèm một số triệu chứng khác như mẩn đỏ, khô ráp, da bong tróc. Ngứa, đau rát quanh vùng miệng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bị khó khăn trong việc ăn uống, trò chuyện. Vậy tình trạng này do tác nhân nào gây ra? Làm thế nào để điều trị?
Ngứa quanh miệng xuất hiện do đâu?
Ngứa xung quanh miệng đôi khi chỉ là một tình trạng ngứa đơn thuần và nhanh chóng chấm dứt mà không cần phải điều trị. Thế nhưng, có lúc ngứa quanh miệng lại là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh lý nào đó. Theo các bác sĩ chuyên khoa, ngứa xung quanh miệng có thể do những nguyên nhân sau đây gây nên:
Chàm quanh miệng gây ngứa rát
Chàm quanh miệng hay còn được gọi với tên khác là chàm môi, viêm da miệng thuộc loại bệnh viêm da dị ứng. Bệnh không lây từ người sang người và khi mắc phải mọi người sẽ gặp thấy xuất hiện nốt ban, tấy đỏ, ngứa da… Đồng thời, môi và vùng da xung quanh miệng bị nứt nẻ, khô cứng, lở loét… rất khó chịu.
Viêm da quanh miệng
Viêm da quanh miệng là một loại viêm da cơ địa, là một hiện tượng phát ban và nổi mẩn đỏ xung quanh miệng, thậm chí là có thể gây ảnh hưởng đến vùng da mũi, cằm. Thông thường, viêm da quanh miệng sẽ nổi hạt, chứa dịch bên trong, vì thế mà gây ra ngứa nhẹ, nóng rát.
Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm thường xảy ra khi bạn ăn phải những thực phẩm lạ như hải sản, một số loại gia vị, các loại đậu… Biểu hiện thường gặp của tình trạng này đỏ rát, ngứa xung quanh miệng, sưng môi, một số trường hợp còn có thể kèm sốc, khó thở.
Ảnh hưởng của thuốc
Một số thuốc điều trị bệnh cao huyết áp, một số thuốc kê đơn, không kê đơn cũng có thể khiến cơ thể bị kích ứng và gây mẩn đỏ, ngứa xung quanh miệng.
Do vấn đề vệ sinh răng miệng
Vệ sinh miệng là việc mà ai cũng cần quan tâm, bởi nếu không vệ sinh đúng cách có thể xảy ra tình trạng kích ứng, ngứa ngáy ngoài da. Thông thường, các trường hợp ửng đỏ, kích ứng và bị ngứa tại miệng do vệ sinh không đúng cách sẽ có các dạng điển hình như:
- Vệ sinh vùng miệng kém sạch làm cho vi khuẩn gia tăng bên trong khoang miệng và cả bề mặt da quanh miệng.
- Vệ sinh răng miệng một cách quá mức cũng dẫn đến những ảnh hưởng tại vùng miệng.
- Ngoài ra, lạm dụng nước súc miệng, súc quá nhiều khiến miệng, môi cùng vùng da quanh miệng bị bỏng rát, gây ngứa khó chịu.
Thiếu chất dinh dưỡng
Làn da khỏe mạnh hay không một phần chịu ảnh hưởng bởi nguồn dinh dưỡng mà bạn hấp thụ. Theo đó, những người bị thiếu các chất như vitamin B, đặc biệt là vitamin B12, thiamin (vitamin B1), thiếu folate… có thể làm khô da. Khô da sẽ kéo theo hiện tượng ngứa ngáy quanh miệng, đỏ rát, khó chịu.
Bị mề đay mẩn ngứa
Trong một số trường hợp, bị ngứa quanh miệng có thể là dấu hiệu bị mề đay mẩn ngứa. Ban đầu, cơn ngứa xuất hiện ở quanh miệng, môi rồi lan khắp mặt và cơ thể. Tình trạng này có thể kéo theo dấu hiệu sưng môi, mặt, cùng với mẩn đỏ vô cùng mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Như chúng tôi đã đề cập ở phần đầu, nhiều trường hợp ngứa có thể hết trong khoảng thời gian ngắn nếu không có dấu hiệu bệnh lý hoặc bạn tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, nếu trường hợp ngứa do bệnh lý thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Hãy gặp bác sĩ chuyên khoa nếu như gặp những dấu hiệu dưới đây:
- Ngứa xung quanh miệng kéo dài trên 2 tuần và không có dấu hiệu cải thiện dù đã dùng một số biện pháp khắc phục.
- Ngứa da quanh miệng kèm theo cảm giác mệt mỏi, buồn nôn.
- Vùng da quanh miệng xuất hiện mụn nước có chứa dịch bên trong.
- Cảm giác đau rát dữ dội đi kèm cơn ngứa, kéo dài dai dẳng không dứt.
- Sưng tấy quanh miệng và gặp khó khăn khi nói chuyện hoặc ăn uống.
Cách khắc phục mẩn ngứa quanh miệng hiệu quả
Ngứa xung quanh miệng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh mà nó còn cảnh báo bạn đang gặp phải các bệnh lý da liễu. Vậy làm sao để khắc phục, điều trị triệt để tình trạng này?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, muốn khắc phục ngứa xung quanh miệng cần xác định được nguyên nhân từ đó sẽ đưa phương pháp điều trị phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:
Khắc phục ngứa rát quanh miệng không phải bệnh lý
Đôi khi ngứa xung quanh miệng chỉ là hiện tượng dị ứng và mẫn cảm tạm thời của vùng da tại đây với thực phẩm, thuốc hoặc thời tiết. Ứng với từng tác nhân gây ngứa quanh vùng miệng sẽ có phương pháp khắc phục phù hợp bạn có thể tham khảo là:
- Dị ứng thực phẩm: Tránh xa những loại thực phẩm mà cơ thể dị ứng hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng như các loại hải sản, động vật có vỏ, … Trường hợp mua đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm ăn liền thì cần đọc kỹ thành phần, tránh nguy cơ ăn phải những món ăn có chứa nguyên liệu cơ thể dị ứng.
- Dị ứng mỹ phẩm: Dừng sử dụng ngay lập tức và xác định đâu là loại mỹ phẩm gây ngứa. Khi chọn mua mỹ phẩm, bạn nên dựa trên đặc điểm, tính chất của làn da cũng như ưu tiên sản phẩm có thành phần bào chế từ tự liên lành tính. Trước khi dùng một loại mỹ phẩm mới, nên thoa một lượng nhỏ lên da để kiểm tra mức độ kích ứng của da.
- Dị ứng do các tác nhân môi trường: Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, thay chăn ga gối đệm và sử dụng máy lọc không khí để tránh mạt bụi, phấn hoa, … có thể gây dị ứng. Khi ra ngoài, bạn nên thoa kem chống nắng và mặc đồ kín để bảo vệ da trước tác động của tia cực tím.
- Ảnh hưởng từ thuốc điều trị: Ngưng dùng thuốc và thông báo cho bác sĩ chủ trị để được xử trí. Từ đó bạn có thể dừng toàn bộ thuốc đang điều trị và thay bằng các thuốc khác để tránh tình trạng kích ứng da.
- Do khô da: Sử dụng thêm kem dưỡng ẩm, toner và đắp mặt nạ chiết xuất tự nhiên để cân bằng độ ẩm, tránh khô da, từ đó cải thiện được tình trạng ngứa, bong tróc quanh miệng.
Khắc phục ngứa quanh miệng nguyên nhân do bệnh lý
Nếu sau khi thăm khám xác định ngứa xung quanh miệng do bệnh lý người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc nhằm khắc phục tình trạng ngứa ngáy và các biểu hiện khác bệnh như đau rát, sưng tấy. Cụ thể:
- Viêm da quanh miệng: Người bệnh sẽ được kê đơn một số loại thuốc có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm, giảm sưng đỏ như: Thuốc bôi chứa steroid hoạt phổ nhẹ (Eumovate, chlorocide H, fucicort, fobancort…; kem bôi làm dịu da như vitamin E, vaseline; kháng sinh histamin (phenergan, loratadin).
- Chàm quanh miệng: Người bệnh có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng ẩm; thuốc kháng histamin H1, Corticoid dạng bôi, thuốc ức chế calcineurin, thuốc kháng nấm, kháng sinh.
Những nguyên tắc quan trọng khi bị ngứa vùng miệng
Nếu như bạn không muốn tình trạng bệnh này kéo dài cũng như không tái phát thì cần phải đặc biệt tuân thủ những lưu ý dưới đây:
- Nguyên tắc đầu tiên bạn cần nhớ đó là không nên dùng tay gãi lên vùng da quanh môi khi bị ngứa. Bởi hành động này có thể khiến vùng da ngứa lan rộng, thậm chí là nhiễm trùng.
- Bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cần thiết nuôi dưỡng làn da, sớm khắc phục tình trạng ngứa ngáy, khô rát.
- Bổ sung nhiều loại trái cây, rau xanh để cung cấp lượng vitamin và khoáng chất. Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn tránh tình trạng khô da, ngứa ngáy, bệnh da liễu do thiếu hụt chất dinh dưỡng.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong điều trị bệnh, nhất là tình trạng ngứa rát quanh miệng do nguyên nhân bệnh lý như chàm, viêm da cơ địa…
- Giữ vệ sinh da mặt sạch sẽ, dùng các sản phẩm chăm sóc da có tính chất dịu nhẹ và hạn chế dùng các loại mỹ phẩm, trang điểm trong thời gian mắc bệnh.
- Bên cạnh một chế độ ăn uống khoa học bạn cũng cần tập luyện thể dục thể thao. Nâng cao sức đề kháng bằng tập luyện thể thao sẽ giúp cơ thể bạn chống lại những tác nhân gây hại.
- Sau liệu trình điều trị bạn cần đến cơ sở y tế tái khám dù triệu chứng có thuyên giảm hay không.
Kết luận
Hi vọng rằng, bài viết này đã giúp cho bạn biết được các nguyên nhân gây ngứa quanh miệng và làm sao để khắc phục hiệu quả. Đừng chủ quan với ngứa vùng miệng vì đó không chỉ là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý mà nó còn gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý của bạn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!