Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là bệnh lý về da liễu có tính bẩm sinh và khá hiếm gặp. Tuy nhiên, tình trạng này có thể dẫn tới nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì và các dấu hiệu như thế nào, mời bạn đọc tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì?
Vảy nến là một bệnh lý da liễu mãn tính, xuất hiện khi quá trình hình thành tế bào da diễn ra với tốc độ nhanh hơn bình thường khiến các tế bào tích tụ lại thành từng mảng đỏ, gây ngứa ngáy trên da.
Bệnh vảy nến thường xảy ra ở người từ 15 đến 35 tuổi và ít khi xuất hiện ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số trường hợp đã xác định được bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh.
Triệu chứng
Vì bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh rất hiếm gặp nên nhiều phụ huynh đã bỏ qua những triệu chứng bệnh của con. Một số triệu chứng điển hình dưới đây có thể cảnh báo tính trạng vảy nến ở trẻ mà các bậc cha mẹ cần biết:
- Trên da của trẻ xuất hiện các mảng màu đỏ kèm theo vảy cứng.
- Rất dễ dàng để phân biệt vùng da mắc bệnh với vùng da khỏe mạnh.
- Ở vùng da bị bệnh thường xuất hiện các đường viền đỏ rất rõ rệt.
- Trên vảy da có màu xám, trắng bạc và rất cứng.
- Bé có cảm giác ngứa ngáy và liên tục cào vào vùng da bị vảy nến.
- Có thể xuất hiện các mụn đỏ trên da, da bé bị khô và bong tróc.
- Trẻ khó chịu, hay quấy khóc và có dấu hiệu bỏ bú.
Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh khó phân biệt và bệnh dễ nhầm lẫn với các tình trạng da liễu khác như hăm tã, phát ban hoặc rôm sảy, viêm da tiết bã. Do vậy, cha mẹ cần hết sức chú ý đến các triệu chứng của con để kịp thời đưa con đi thăm khám và điều trị.
Nguyên nhân gây vảy nến ở trẻ sơ sinh
Vảy nến là bệnh có tính di truyền nhưng không phải là căn bệnh lây nhiễm. Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh vảy nến. Nhưng một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này:
- Trẻ có hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và tấn công các tế bào da khỏe mạnh gây viêm da và thúc đẩy quá trình hình thành tế bào da mới.
- Trẻ có thể bị vảy nến do yếu tố di truyền.
- Ngoài ra, khi trong gia đình của bé có người mắc một số bệnh rối loạn miễn dịch như tuyến giáp hoặc đa xơ cứng cũng khiến trẻ có nguy cơ cao bị vảy nến hơn.
- Trẻ bị căng thẳng hoặc ảnh hưởng của thay đổi thời tiết hoặc cha mẹ vệ sinh cho con không đúng cách cũng góp phần thúc đẩy hình thành vảy nến.
Phân loại vảy nến ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh hiếm gặp nhưng cũng được phân loại thành nhiều thể khác nhau. Một số dạng vảy nến ở trẻ thường gặp là:
- Vảy nến ở vùng mặc tã: Đây là dạng vảy nến khá đặc trưng khi trẻ sơ sinh thường phải mặc tã 24/24 giờ. Tình trạng này có thể dễ nhầm lẫn với hăm tã ở trẻ.
- Vảy nến da đầu: Vảy nến da đầu ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi trên mảng bám da đầu hình thành vùng da màu đỏ và có vảy bong tróc trên da.
- Vảy nến thể mảng: Đây là dạng phổ biến ở nhiều lứa tuổi và vị trí hình thành thường ở vùng lưng dưới, da đầu hoặc khuỷu tay, đầu gối.
- Vảy nến thể giọt: Dạng bệnh này xuất hiện khi vảy nến có các dạng chấm nhỏ, bệnh khởi phát do cảm lạnh hoặc viêm họng do liên cầu.
- Vảy nến toàn thân: Đây là tình trạng ít gặp nhất, vảy nến có thể xuất hiện ở khắp cơ thể khiến trẻ ngứa ngáy và đau đớn.
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh vốn có cơ thể và sức khỏe rất nhạy cảm, chính vì thế nếu không may bị vảy nến chắc chắn sẽ gặp phải những nguy hiểm nhất định.
Khi trẻ bị vảy nến sẽ phải đối mặt với những triệu chứng rất khó chịu của bệnh lý này như tình trạng đau đớn, ngứa ngáy. Chính vì thế, trẻ có thể quấy khóc, bỏ bú, suy nhược cơ thể dẫn tới sức đề kháng bị suy giảm nghiêm trọng, tạo tiền đề cho nhiều bệnh lý khác có cơ hội tấn công trẻ.
Nếu không được điều trị vảy nến kịp thời, trẻ có thể gặp phải các vấn đề về xương khớp, tim mạch, các bệnh lý thận hoặc tình trạng rối loạn chuyển hóa. Vảy nến cũng khiến trẻ có nguy cơ bị tiểu đường type 2.
Chính vì thế, việc điều trị kịp thời và đúng cách cho trẻ rất quan trọng, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và giúp trẻ thoải mái hơn, có được sự phát triển toàn diện nhất.
Cách điều trị
Vảy nến là bệnh lý da liễu mãn tính khó điều trị và không thể điều trị bệnh dứt điểm. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ giúp bệnh duy trì ở mức ổn định, không bùng phát và hạn chế các triệu chứng khó chịu cho cơ thể.
Đối với trẻ em, việc điều trị vảy nến sẽ phức tạp hơn vì trẻ sơ sinh có cơ thể và làn da rất nhạy cảm, khó tác động để không ảnh hưởng đến trẻ. Vì thế, khi trẻ có các dấu hiệu bệnh, cha mẹ tuyệt đối không tự ý điều trị cho trẻ mà phải đưa trẻ đến bệnh viện có uy tín để các bác sĩ chẩn đoán, điều trị một cách tốt nhất.
Đối với trẻ sơ sinh, việc điều trị vảy nến có thể được chỉ định sử dụng các loại kem dưỡng ẩm và một số chất làm mềm da, giúp da bé trở nên mịn màng và khô thoáng, hỗ trợ tốt cho việc điều trị bằng thuốc bôi.
Cha mẹ có thể sử dụng chất dưỡng ẩm từ các loại dầu tắm, các loại kem hoặc dung dịch và thuốc mỡ để thoa cho bé. Một số trường hợp có thể được chỉ định sử dụng steroid ngoài da để cải thiện tình trạng bệnh. Rất nhiều trẻ em chỉ cần sử dụng chất dưỡng ẩm và làm mềm da đã có thể kiểm soát được tình trạng vảy nến.
Việc sử dụng thuốc điều trị cho bé bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ, cha mẹ không được tự ý dùng thuốc, không tự ý thay đổi liều lượng thuốc. Đặc biệt, không được cho bé uống bất cứ thứ thuốc gì lạ và không nên áp dụng các cách chữa trị theo mẹo dân gian cho trẻ vì các phương pháp này chưa được kiểm chứng độ an toàn, có thể khiến trẻ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Những lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Việc điều trị vảy nến ở trẻ sơ sinh khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, bên cạnh việc điều trị cho bé, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây để giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách tốt nhất:
- Cần vệ sinh thường xuyên và đúng cách cho bé. Sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ, chuyên dùng cho trẻ nhỏ.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ hàng ngày.
- Không nên tắm cho trẻ bằng nước quá nóng, kiểm tra nhiệt độ nước tắm vừa phải trước khi tắm cho bé.
- Luôn duy trì nhiệt độ phòng ở mức lý tưởng. Đối với trẻ sơ sinh, nhiệt độ lý tưởng trong phòng là 26 đến 28 độ và độ ẩm đạt 40 đến 60%.
- Cho trẻ bú mẹ đều đặn và mặc quần áo thoáng mát, sạch sẽ cho trẻ.
- Theo dõi sát sao khi sử dụng thuốc điều trị cho bé.
- Cần đưa trẻ đi khám bệnh khi có các triệu chứng và tái khám đều đặn để đánh giá hiệu quả điều trị.
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh khá hiếm gặp nhưng vẫn có thể mắc phải nếu cha mẹ không chăm sóc và theo dõi con sát sao. Việc điều trị cho trẻ sơ sinh còn gặp nhiều trở ngại, chính vì thế, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý và kiến thức thật tốt, giúp con có thể phát triển một cách mạnh khỏe và toàn diện.
Vảy nến là bệnh về da liễu thường xuyên xuất hiện và có thể tự khỏi
Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường. Thậm chí, tắm biển đúng cách còn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn.
Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NB-UVB với vảy nến trung bình và nặng, cải thiện rõ rệt sau 20-36 lần điều trị và 60-70% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh bạch biến từ 40-70% bệnh nhân tái tạo sắc tố sau 4 tháng điều trị.
Ở da bệnh vảy nến thường có biểu hiện là các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến. Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Đặc biệt sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.
Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh thường thấy ngứa da, đa số triệu chứng ngứa của vảy nến thường nhẹ. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân triệu chứng ngứa có thể xảy ra dữ dội.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!