Ngứa tay chân nhưng không nổi mẩn là triệu chứng khá phổ biến. Những cơn ngứa này thường sẽ tự hết hoặc kéo dài nhiều ngày. Vì không gây đau đớn nhiều người chủ quan, cho rằng đây là vấn đề da liễu bình thường. Vậy nhưng đây lại có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm về gan, thận, tuyến giáp, … mà bạn không hề hay biết.
Triệu chứng ngứa tay chân nhưng không nổi mẩn
Ngứa tay chân nhưng không nổi mẩn là tình trạng vùng da tay chân không có biểu hiện sưng tấy, không nổi mẩn đỏ hay bọng nước nhưng lại có cảm giác ngứa ngáy. Chỉ khi người bệnh gãi nhiều, da bị ma sát mạnh trong thời gian dài, các biểu hiện ngoài da mới xuất hiện.
Đây là tình trạng xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện thành từng đợt và rất khó kiểm soát. Ngứa tay chân không nổi mẩn không ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, gây phiền toái.
Tay chân ngứa ngáy không nổi mẩn do đâu?
Da thiếu độ ẩm
Thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí thấp, uống ít nước, tắm nước quá nóng, tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa… là những lý do phổ biến khiến da chân tay mất đi độ ẩm tự nhiên. Từ đó, gây cảm giác ngứa châm chích.
Bệnh lý về gan
Đây là cơ quan đảm nhận chức năng chuyển hóa, đào thải chất độc trong cơ thể. Mật trong gan giúp làm sạch ruột non, và hấp thụ dưỡng chất. Nếu gan gặp vấn đề, quá trình thải độc sẽ bị ảnh hưởng, khiến da bị ngứa mà không bị mẩn đỏ.
Các bệnh lý về gan cần được phát hiện và điều trị sớm, không để bệnh tiến triển nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy gan, ung thư gan...
Một số nguyên nhân khác
- Dị ứng: Hệ miễn dịch phản ứng với tác nhân kích thích thường gây ra nổi mề đay mẩn ngứa. Trong trường hợp dị ứng nhẹ, cơ thể chỉ biểu hiện cảm giác ngứa mà không nổi mẩn.
- Tiểu đường khiến lượng đường trong máu tăng quá cao cho nên dẫn đến ngứa ngáy tay chân nhưng không nổi mẩn.
- Thiếu Sắt trong máu có thể làm tổn thương các tế bào da, từ đó gây ra hiện tượng ngứa chân tay
- Rối loạn tuyến giáp khiến sự tái tạo da của tế bào hoạt động mạnh gây ra ngứa da.
Cách chẩn đoán ngứa tay chân nhưng không nổi mẩn
Khi đi khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như sau:
- Xét nghiệm máu: Xác định nồng độ mật, kiểm tra gan
- Chụp CT, MRI, siêu âm: Nhằm kiểm tra những tổn thương trong gan
- Sinh thiết gan: Dùng mẫu tế bào ở gan của người bệnh để phân tích, từ đó đưa ra nguyên do gây bệnh.
Tùy thuộc vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và kê thuốc phù hợp.
Cách điều trị ngứa tay chân nhưng không nổi mẩn
Dưới đây là một số cách chữa trị ngứa da, mời bạn đọc tham khảo.
Dùng thuốc Tây y điều trị bệnh lý, kiểm soát triệu chứng nhanh
Thuốc Tây thường có tác dụng nhanh, giúp kiểm soát tình trạng bệnh tốt. Các loại thuốc thường được sử dụng khi bị ngứa tay chân không có mẩn đỏ cũng tương tự các loại thuốc điều trị mề đay:
- Thuốc kháng histamin: Hydroxyzine, Clobetasol … có thể làm giảm nhanh ngứa ngáy trên da.
- Thuốc Corticosteroid: Dùng cho trường hợp bệnh nặng và tình trạng bệnh kéo dài, có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng viêm.
- Kháng sinh: Dự phòng và điều trị tình trạng bội nhiễm, nhiễm trùng da.
- Kem dưỡng ẩm: Cetaphil Daily Facial Moisturizer, Avène Cicalfate... giúp làm dịu và phục hồi da.
Lưu ý: Thuốc Tây phù hợp cho cả tình trạng ngứa nhẹ và nặng. Chúng cho hiệu quả rõ rệt chỉ sau vài lần sử dụng. Tuy nhiên, thuốc Tây cần dùng đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ và không nên lạm dụng vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe về sau.
Điều trị tại nhà giảm triệu chứng, thúc đẩy thanh lọc cơ thể
Các phương pháp chữa bệnh dân gian an toàn và lành tính, có tác dụng làm dịu da, thanh nhiệt và giải độc, giảm ngứa. Người bệnh ngứa tay chân không nổi mẩn có thể tham khảo một số biện pháp sau:
- Lá rau má: Đem lá đi rửa sạch, vò nát, giã lấy nước uống để đào thải chất độc, làm dịu ngứa da
- Bột sắn dây: Có thể pha nước uống với đường hoặc quấy bột sắn dây trên bếp lửa nhỏ thành hỗn hợp sánh lại. Sử dụng bột này có thể giúp thanh nhiệt giảm ngứa rát.
- Nhân trần: Lá cây đem rửa sạch, đun nước uống không chỉ có công dụng giải khát mà còn giải độc gan, thận.
- Đá lạnh: Bọc đá lạnh vào khăn mềm rồi chườm lên vùng da bị ngứa sẽ làm co mạch máu, giảm ngứa, giảm đau hiệu quả.
Lưu ý: Các mẹo dân gian tuy tiết kiệm, dễ thực hiện và an toàn nhưng chỉ cho hiệu quả với tình trạng ngứa nhẹ. Đồng thời, hiệu quả tác dụng của các phương pháp này tương đối lâu nên bạn cần kiên trì thực hiện mỗi ngày.
Kết luận
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về tình trạng ngứa chân tay nhưng không nổi mẩn, bạn đọc có thể tham khảo. Nếu có những triệu chứng bất thường, hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!