Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em khiến cha mẹ lo lắng vì ảnh hưởng đến làn da, thẩm mĩ ở trẻ. Chưa kể tình trạng này còn gây ngứa ngáy, khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ có phương án điều trị kịp thời nhằm đạt hiệu quả cao và an toàn cho trẻ.
Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ trên đầu trẻ là gì?
Bất cứ trẻ nào từ trẻ sơ sinh, trẻ trong độ tuổi 2 - 6 tuổi đều dễ bị ngứa, nổi mẩn da. Bên cạnh các vùng da mặt, lưng, bẹn, cổ có rất nhiều bé bị mẩn đỏ ở da đầu. Tuy nhiên phần lớn cha mẹ đều bỏ qua, xem nhẹ dấu hiệu này.
Theo các chuyên gia da liễu, tuy nổi mẩn đỏ trên đầu lành tính nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này từ đó có giải pháp điều trị phù hợp. Bởi nếu hiện tượng mẩn đỏ li ti, nổi mẩn như muỗi đốt hay có nước, vảy kéo dài có thể là dấu hiệu của các bệnh da liễu mãn tính...
Một số nguyên nhân chính gây nổi mẩn đỏ ở da đầu trẻ bao gồm:
Nấm da đầu
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị nấm da đầu. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các nốt mẩn đỏ và có các mảng gàu đục màu trắng bong tróc, gây ngứa ngáy dữ dội, khiến tóc bé bị rụng nhiều.
Nguyên nhân của bệnh này chủ yếu là do cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ cho con. Hoặc cũng có thể bé lây nhiễm từ người bị bệnh nấm da đầu.
Viêm da tiết bã nhờn gây nổi mẩn đỏ trên đầu trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi dễ bị vi nấm Malassezia furfur kí sinh, gây ra bệnh viêm da tiết bã nhờn. Triệu chứng điển hình là nổi mẩn đỏ ở trên đầu, bong tróc vảy và sờ vào sẽ có cảm giác nhờn.
Ngoài da đầu, vùng da ở má, cằm, bẹn sau tai, lông mày, 2 cánh mũi cũng dễ xuất hiện mẩn đỏ do viêm da tiết bã nhờn.
Bé nổi mẩn đỏ trên đầu do dị ứng
Việc cho trẻ sử dụng các loại dầu gội hoặc sữa tắm không phù hợp, cũng như sự tiếp xúc với các hóa chất có trong mỹ phẩm hoặc sữa tắm của người lớn, đặc biệt là từ mẹ, cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về dị ứng da cho trẻ. Các loại sản phẩm này thường chứa các hóa chất và chất phụ gia mà da nhạy cảm của trẻ có thể phản ứng mạnh. Khi tiếp xúc với những hóa chất này, vùng da đầu của trẻ có thể phát triển các mẩn đỏ nhỏ, thường không gây ngứa.
Điều này có thể xảy ra do da của trẻ cảm thấy kích ứng và phản ứng với các thành phần không phù hợp trong các sản phẩm mỹ phẩm và sữa tắm. Làn da, đặc biệt là vùng da đầu của trẻ, thường là nơi dễ bị tổn thương và nhạy cảm nhất. Khi da đầu bị kích ứng, các mẩn đỏ có thể xuất hiện như một biểu hiện ngay lập tức của tình trạng dị ứng.
Trẻ bị vảy nến da đầu
Trẻ bị nổi mẩn đỏ trên đầu có thể là dấu hiệu của bệnh vảy nến. Kèm theo đó, là tình trạng ngứa ngáy, vảy trắng nhiều ở trán, tai, thậm chí là toàn bộ da đầu. Ngoài ra, trẻ còn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu và khô ráp ở vùng da tổn thương.
Nguyên nhân chính của bệnh này là do hệ miễn dịch của bé bị rối loạn hoặc do cơ địa.
Rôm sảy
Trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy vào thời tiết mùa hè. Thời điểm này, mồ hôi trẻ đổ nhiều, cộng thêm bụi bẩn khiến lỗ chân lông dễ bị tắc nghẽn, gây ra hiện tượng rôm sảy. Vì thế, các nốt mẩn đỏ xuất hiện ở đầu, mặt, cổ hay toàn thân và có thể không ngứa hoặc ngứa.
Bé bị nổi mẩn đỏ trên đầu do phát ban đỏ
Phát ban đỏ có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ trên da đầu của bé, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy và cảm giác khó chịu. Các nốt ban này có thể xuất hiện một cách đơn lẻ hoặc hình thành thành nhóm, thường xuất hiện sau khi trẻ sốt cao và sau đó hạ nhiệt. Điều này có thể là do phản ứng cơ thể với sự thay đổi nhiệt độ và sự mất cân bằng nhiệt độ trong cơ thể của trẻ, dẫn đến việc phát triển các vết ban đỏ trên da đầu.
Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em điều trị thế nào?
Hầu hết, bé nổi mẩn đỏ ở đầu đều là lành tính và việc điều trị không quá khó khăn nếu cha mẹ phát hiện sớm, lựa chọn đúng phương pháp. Căn cứ vào từng mức độ nổi mẩn đỏ mà có biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:
Điều trị nổi mẩn đỏ trên đầu bé bằng phương pháp dân gian
Nếu trẻ chỉ bị nổi mẩn đỏ ở mức độ nhẹ mà không xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường, cha mẹ có thể dùng các mẹo dân gian để điều trị. Những mẹo này sử dụng các thảo dược thiên nhiên nên lành tính, không gây hại cho trẻ. Tuy nhiên chúng chỉ cho hiệu quả rõ rệt với thể bệnh nhẹ và cần kiên trì sử dụng lâu dài, đều đặn.
Một số mẹo hay bạn có thể tham khảo là:
- Sử dụng nước lá khế để gội đầu: Lá khế có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn. Do đó, cha mẹ có thể đun nước lá khế sôi thật kỹ và đợi khi nước ấm thì dùng để gội đầu cho bé.
- Dùng lá trầu không để gội đầu: Loại lá này có đặc tính chống nấm, chống viêm và diệt khuẩn. Vì thế, cha mẹ có thể đun nước lá trầu không sôi cho kỹ và dùng gội đầu cho con.
- Nước chanh muối để gội đầu: Bạn có thể pha loãng nước chanh cùng muối và tiến hành gội đầu cho trẻ. Cách này vừa giúp điều trị viêm da tiết bã nhờn, vừa làm sạch vảy gàu và hỗ trợ ngừa rụng tóc hiệu quả.
- Gội đầu với tinh dầu tràm: Cha mẹ có thể cho vào nước ấm vài giọt tinh dầu tràm trà và gội đầu cho bé. Biện pháp này vừa giúp giảm mẩn ngứa vừa chống nấm, kháng viêm mà còn giúp bảo vệ làn da trước các tác hại từ yếu tố bên ngoài.
Phương pháp Tây y điều trị nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em
Thuốc Tây y có tác dụng nhanh trong việc làm giảm triệu chứng nổi mẩn đỏ trên đầu trẻ. Thông thường, các loại thuốc được chỉ định để điều trị bao gồm:
- Thuốc Bactroban: Đây là thuốc kháng sinh tại chỗ, có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trên da. Đồng thời, góp phần làm những tổn thương trên da đầu bé được phục hồi.
- Thuốc Eosin 2%: Loại thuốc này với tác dụng chính là diệt khuẩn, làm dịu da và cải thiện các bệnh ngoài da khá lành tính.
- Atopalm: Đây là kem bôi ngoài da có tác dụng duy trì độ ẩm cho làn da, khắc phục khô da và giúp các tổn thương trên da sớm được phục hồi, làm lành.
Tuy nhiên, khi dùng thuốc Tây cho bé, cha mẹ cần chú ý lưu ý như sau:
- Chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ, vì thuốc Tây có thể gây ra tác dụng phụ.
- Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn về cách sử dụng và liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Theo dõi các phản ứng của cơ thể khi trẻ sử dụng thuốc. Nếu trẻ có các triệu chứng lạ như nôn mửa, sốt cao, hoặc giảm cân, hãy đưa trẻ đi thăm bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Phương pháp đông y chữa nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em
Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em có thể khắc phục hiệu quả bằng bài thuốc đông y. Bởi đông y sẽ điều trị tận gốc, căn nguyên của bệnh nên cho hiệu quả cao, ngừa tái phát và an toàn. Ngoài ra, các thảo dược còn có tác dụng tăng sức đề kháng, cải thiện sức đề kháng cho trẻ. Nhờ đó, vừa giúp điều trị bệnh thành công vừa giúp trẻ khỏe mạnh và phòng ngừa các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Tùy từng cơ địa, sức khỏe, độ tuổi mà các lương y sẽ kê bài thuốc gội đầu hoặc bài thuốc uống. Hoặc có thể kết hợp cả hai.
Thông thường các vị thảo dược hay được dùng trong các bài thuốc đông y điều trị nổi mẩn đỏ trên đầu bé là kinh giới, kim ngân, sinh địa, quế chi, tử tố, lô căn, trúc diệp, phòng phong… Tuy nhiên, các vị thuốc và liều lượng sẽ được gia giảm dựa trên nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh. Vì thế, cha mẹ cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn, liệu trình để đạt hiệu quả cao, tránh gây hại cho bé.
Chăm sóc, phòng ngừa nổi mụn đỏ trên đầu ở trẻ em
Để hỗ trợ điều trị nổi mẩn đỏ trên đầu cũng như phòng ngừa tình trạng này, các bậc cha mẹ nên chú ý chăm sóc con theo những nguyên tắc sau:
- Chỉ dùng sữa tắm, dầu gội loại chuyên dụng cho bé.
- Nên vệ sinh, tắm rửa và gội đầu thường xuyên để cơ thể trẻ luôn thơm tho, sạch sẽ.
- Nơi ở và không gian sống cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên lau chùi để loại bỏ bụi bẩn, ô nhiễm.
- Không nên đội mũ quá lâu cho bé và chỉ nên đội mũ khi thật sự cần thiết nhằm giúp da đầu luôn được khô thoáng, tránh gây tắc nghẽn nang lông.
- Không lên để trẻ cài gãi đầu nhằm bảo vệ làn da tránh hiện tượng tổn thương, viêm nhiễm và trầy xước.
- Cho trẻ mặc quần áo thấm hút mồ hôi, khô thoáng, sạch sẽ và rộng rãi.
- Chú ý quan sát dấu hiệu bệnh của trẻ. Nếu bệnh tình không thuyên giảm cần nhanh chóng đưa con đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị đúng chuẩn.
Kết luận
Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em với các thông tin liên quan đã được bật mí trên đây. Hy vọng bài viết sẽ bổ sung thêm những kinh nghiệm hữu ích cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc con yêu luôn khỏe mạnh và an toàn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!