Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Trẻ bị nổi mề đay rất khó chịu, hoạt động hàng ngày và sự phát triển đều bị ảnh hưởng. Bố mẹ nên biết, có đến 50% các bé bị biến chứng do sự chủ quan của người lớn khi không cho trẻ khám và điều trị kịp thời. Ngay từ hôm nay, hãy chủ động tìm hiểu cách phòng, điều trị và chăm sóc con bị nổi mề đay.

Nổi mề đay ở trẻ là gì?

Ở nước ta, thời tiết giao mùa là thời điểm nhiều trẻ bị nổi mề đay. Theo thống kê của Bộ y tế, có đến 20% người Việt xuất hiện triệu chứng mề đay ít nhất 1 lần trong đời. Một phần không nhỏ là các em bé.

Nổi mề đay là tình trạng trẻ bị mẩn ngứa, sẩn phù, nóng đỏ ngoài da. Phản ứng tự nhiên của bé lúc này là cào, gãi, quấy khóc, bỏ ăn do khó chịu. Khảo sát cho hay có 15% trẻ nhỏ bị mề đay khi chưa đến 10 tuổi. Những em bé này có nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng rất cao.

Các bác sĩ cho biết, nổi mề đay ở trẻ nhỏ được chia làm 2 loại chính:

  • Mề đay cấp tính: Biểu hiện bệnh xuất hiện đột ngột, phát triển theo đợt và thường không đều nhau. Sau chưa đến 6 tuần, vùng da bệnh của bé sẽ hết sần phù. Vì vậy, sức khỏe và hoạt động thường ngày ít bị ảnh hưởng.
  • Mề đay mãn tính: Trẻ bị nổi mề đay nếu không kiểm soát từ đầu và dứt khoát, bệnh dễ chuyển sang mãn tính. Khi đó, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài đến vài năm sau mới tái phát. Đồng thời, nó dễ kéo theo những biến chứng khôn lường về sức khỏe của trẻ.

Dấu hiệu trẻ bị nổi mề đay

  • Em bé thường hay gãi ở vùng da nào đó. Tuỳ theo cấp độ ngứa mà phản ứng cào gãi của bé rõ rệt hơn. Bố mẹ nên kiểm soát chặt chẽ hành động này bởi nó dễ gây ra vết thương hở và nhiễm trùng da.
  • Trẻ bị nổi mề đay thường có phần mao mạch phù, lộ rõ với kích thước nhỏ do histamin bị kích thích.
  • Màu sắc vùng da bệnh thường trắng hơn da thường hoặc hồng nhạt, hồng đỏ.
  • Trẻ cảm thấy rát tại vị trí nổi mề.
  • Vị trí nổi mẩn đầu tiên chủ yếu là đùi, tay, chân và bụng. Ở nhiều em bé, vùng mẩn ngứa có thể lan ra toàn thân.
  • Kèm theo biểu hiện trên da, trẻ sơ sinh bị mề đay sẽ bỏ bú, khó ngủ, quấy khóc nhiều hơn.

Hình ảnh trẻ bị nổi mề đay

noi-me-day-o-tre-em

noi-man-do-ngua-o-lung

Triệu chứng Nổi mề đay ở trẻ em phổ biến

Nguyên nhân nổi mề đay ở trẻ em

  • Di truyền: Nếu bố hoặc mẹ có tiền sử bị mề đay thì nguy cơ trẻ mắc phải cao hơn bé khác 25%.
  • Bệnh đường hô hấp: Những em bé bị hen suyễn cũng có nguy cơ bị mề đay nhiều hơn trẻ bình thường 20%.
  • Giới tính: Những cuộc khảo sát nghiên cứu thực tiễn cho hay tỷ lệ bé gái bị mề đay cao hơn bé trai.
  • Đề kháng: Những em bé chưa hoàn thiện hệ miễn dịch, sinh non, da yếu ớt dễ bị yếu tố gây bệnh tấn công.
  • Dinh dưỡng: Trẻ bị nổi mề đay do chế độ ăn không cân bằng dinh dưỡng, gây kích thích tác nhân dị ứng.
  • Trẻ tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên: Những em bé thích vuốt ve thú cưng hoặc hay chạy nhảy nơi đồng cỏ hay có biểu hiện mề đay do lông thú, phấn hoa chính là dị nguyên gây bệnh. Bên cạnh đó, bong bóng xà phòng cũng được xếp vào nhóm dị nguyên này.
  • Thời tiết: Ở Việt Nam, thời điểm giao mùa độ ẩm, nhiệt độ rất thất thường. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh da liễu nói chung, nổi mề đay ở trẻ em nói riêng.

Nổi mề đay ở trẻ em có nguy hiểm không?

  • 40% trường hợp có dấu hiệu phù mao mạch.
  • Phù các vùng nhạy cảm như mí mắt, môi.
  • Khó thở, rối loạn nhịp thở.
  • Mắc bệnh mề đay bẩm sinh, mãn tính.
  • Gây bội nhiễm, nhiễm trùng da.
  • Còi xương, chậm phát triển, suy giảm hệ miễn dịch.
  • Nổi mề đay ở trẻ sơ sinh

noi-me-day-o-tre-em
Nổi mề đay ở trẻ em gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Chẩn đoán bệnh chính xác

Với các em bé, bố mẹ cần lưu ý theo dõi sức khoẻ của con thường xuyên để trao đổi với bác sĩ. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bé cùng người thân về thời gian phát hiện biểu hiện bệnh, tiền sử bố mẹ có bị mề đay hay không…

Tiếp theo, bác sĩ sẽ quan sát kỹ vùng da bệnh của trẻ để có đánh giá sơ bộ. Nếu bé có biểu hiện bị nhiễm trùng da, gia đình sẽ được đề nghị làm xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra rối loạn miễn dịch, dị ứng và hàm lượng bạch cầu ái toan.
  • Sinh thiết da: Nhằm xác định trẻ bị nhiễm khuẩn, nấm hay không.

Những xét nghiệm này rất quan trọng, là cơ sở để bác sĩ khẳng định trẻ bị nổi mề đay hay không. Từ đó cho gia đình lời khuyên, hướng điều trị hợp lý nhất.

Đối tượng dễ mắc

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang hoàn thiện miễn dịch, dưới 3 tuổi.
  • Em bé có chung huyết thống với người bị bệnh da liễu tương tự.
  • Trẻ gầy yếu, sinh non, sức đề kháng kém.
  • Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất.
  • Những em bé hiếu động, hay nghịch ngợm mà không được hướng dẫn vệ sinh cẩn thận.

Phòng ngừa nổi mề đay ở trẻ

  • Cho trẻ tắm bằng nước ấm hoặc kết hợp với các loại lá có tính dịu nhẹ như lá khế, chè xanh…
  • Vệ sinh da cho trẻ đúng cách, tránh gãi ngứa để hạn chế tổn thương da.
  • Hạn chế sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa cao vì có thể làm khô da, kích ứng da và khiến tình trạng mề đay nặng hơn.
  • Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế bụi bẩn, nấm mốc.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, khói bụi,...
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, ưu tiên chất liệu cotton mềm mại.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ để tăng cường sức đề kháng.

noi-me-day-o-tre-em
Vệ sinh da thường xuyên cho trẻ là cách phòng chống tốt nhất

Khi nào cần khám bác sĩ?

  • Vùng da mẩn ngứa lan ra toàn thân.
  • Trẻ có biểu hiện sốt nhẹ nghi ngờ do viêm, nhiễm khuẩn.
  • Bé gãi ngứa thường xuyên gây ra vết thương hở.
  • Con quấy khóc, bỏ ăn, có biểu hiện mệt mỏi.
  • Trẻ khó thở, đau bụng…

Khi trẻ bị nổi mề đay phải chữa thế nào?

Bố mẹ nên tham khảo những tư vấn của bác sĩ về tình trạng bệnh và hướng điều trị cho trẻ. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng, bố mẹ có thể chọn chữa tại nhà hay đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Cách chữa mẹo tại nhà

Một cách cải thiện triệu chứng tiết kiệm chi phí nhất là dùng mẹo dân gian. Bằng việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên, lành tính, bố mẹ có thể giúp con giảm ngay cảm giác khó chịu do mề đay gây ra.

  • Dùng lá khế: Giải pháp tắm lá khế thường được áp dụng vào mùa hè vì lúc này rất sẵn nguyên liệu. Mẹ lấy một nắm lá khế ngâm rửa sạch với nước muối rồi đun sôi kỹ. Sau đó chắt ra pha với nước máy cho vừa ấm rồi tắm cho con. Phần lá mẹ vò nát rồi chà nhẹ lên chỗ ngứa để diệt khuẩn.
  • Chườm lạnh: Nhiệt độ thấp có thể làm giảm cơn ngứa tức thì cho trẻ. Những ngày nắng nóng, mẹ nên bọc đá vào khăn xô rồi chườm lên vùng da bị mề đay của trẻ. Mỗi lần chườm khoảng 10 phút, cách 3 giờ lại tiếp tục chườm để trẻ bớt khó chịu.
  • Dùng tía tô: Trẻ bị nổi mề đay đắp lá tía tô rất tốt. Mẹ chỉ cần lấy 8 - 10g lá tươi đem rửa sạch rồi giã nát. Sau đó vệ sinh da cho trẻ và đắp bã lá lên, cố định bằng gạc một thời gian rồi rửa sạch.
  • Đắp gel nha đam: Một cách làm hay nữa là dùng lõi nha đam trị mề đay ở trẻ nhỏ. Sau khi loại bỏ vỏ, gai, mẹ lấy phần gel trong thái nhỏ, cho vào tủ lạnh 30 phút. Tiếp theo, vệ sinh da trẻ thật sạch và đắp gel lên để giảm ngứa.

Các cách chữa dân gian cho hiệu quả giảm ngứa là chủ yếu. Bố mẹ nên kết hợp với đơn thuốc của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả.

Chữa bằng thuốc Tây

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tân dược giúp giảm triệu chứng mề đay ở trẻ nhỏ nhanh, rõ rệt. Tuy nhiên, bố mẹ không cho con dùng lâu dài được vì trẻ sẽ bị nhờn thuốc, gặp nhiều tác dụng phụ.

  • Trẻ bị mề đay cấp tính: Dùng thuốc bôi ngoài da chứa menthol, steroid hoặc nhóm corticoid với lượng vừa đủ. Bố mẹ chỉ bôi trên vùng da bệnh và không bôi liên tục quá thời gian bác sĩ chỉ định.
  • Trẻ bị mề đay mãn tính: Lúc này cần kết hợp kem bôi ngoài da với thuốc uống. Nhóm thuốc uống chủ yếu chứa chất kháng histamin H1, H2 hoặc là sản phẩm kháng viêm.

noi-me-day-o-tre-em

Điều trị nổi mề đay ở trẻ em bằng thuốc Tây có thể gây tác dụng phụ

Chữa bằng Đông y

Y học cổ truyền cho rằng mề đay nói chung và tình trạng nổi mề đay ở trẻ em nói riêng là do ứ khí, giảm miễn dịch. Để điều trị bệnh lý cần tác động vào việc hỗ trợ đào thải độc tố, hoá ứ khí và tăng đề kháng. Để làm được như vậy, người bệnh phải kiên trì theo đuổi liệu trình. Đối với trẻ nhỏ, mùi thảo dược đôi khi không dễ uống, bố mẹ phải luôn đồng hành cùng con.

  • Bài 1: Sử dụng vỏ quế kết hợp trần bì, khương thanh, thạch xương bồ và một số vị khác đem sắc với nước cho cạn đặc rồi uống. Mỗi ngày cho trẻ dùng 1 thang như vậy, chia 2 - 3 lần.
  • Bài 2: Phối hợp liên kiều, kinh giới, phòng phong, với rễ ngưu báng, bèo cái và một số vị đem sắc lấy nước cạn đặc rồi cho trẻ uống ấm. Uống hết 1 thang như vậy trong ngày, có thể chia nhiều lần.
  • Bài 3: Sử dụng bồ công anh, thược dược, linh bì, trần bì kết hợp với bội lan và một số vị. Đem sắc với nước cho cạn đặc rồi chắt ra cho trẻ uống ấm. Chia nhỏ để trẻ uống hết trong ngày.

Với mỗi bài thuốc này, bố mẹ đều phải kiên trì sắc uống nhiều ngày cho đến hết liệu trình. Trong quá trình đó cần cho trẻ đi thăm khám định kỳ để kiểm tra tiến triển của bệnh.

Danh sách huyệt đạo tham khảo

Dược liệu trị mề đay cho trẻ nhỏ

Những dược liệu dùng trong các bài thuốc chữa mề đay cho trẻ đều là những thảo dược tự nhiên, rất lành tình. Tuy nhiên, khi kết hợp với nhau, chúng vẫn có thể gây tác dụng phụ. Bố mẹ cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, không tự ý phối hợp các vị thuốc với nhau để cho trẻ uống. Tốt nhất, để trị mề đay cho trẻ bằng Đông y, nên sử dụng đúng thang thuốc được kê.

Trẻ bị nổi mề đay là hiện tượng phổ biến và không thực sự nguy hiểm. Tuy nhiên, những biến chứng của nó có thể ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của trẻ. Bố mẹ nên tìm hiểu kỹ về bệnh, phòng và điều trị cho con từ sớm, tránh để bị mãn tính, bội nhiễm.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Mề đay là căn bệnh phổ biến với 20% dân số ở mọi độ tuổi có thể mắc phải và khó điều trị dứt điểm. Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc chữa mề đay nổi tiếng của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc  thu hút sự quan tâm của rất nhiều người vì hiệu quả và an...

Mẹ có thể căn cứ vào nguyên nhân bệnh cũng như cách thức điều trị đang sử dụng để quyết định việc cho bé bú bình thường hay tạm hoãn. Lưu ý tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trong thời gian cho con bú để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Dựa trên nguyên tắc điều trị mề đay trong Đông y, trong dân gian lưu truyền rất nhiều các loại lá tắm có thể sử dụng cho bé bị nổi mề đay tắm. Bạn có thể tham khảo: lá trầu không, trà xanh, kinh giới...

Bệnh nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Khi mắc phải cần lưu ý gì và cách điều trị bệnh ra sao để đạt hiệu quả nhanh chóng và tận gốc…? Đây là băn khoăn của rất nhiều người. Để giải đáp những vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây với những...

Khi đang nổi mề đay, làn da bệnh nhân đã bị tổn thương, dễ nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với gió, bụi bẩn bên ngoài. Vì vậy, người bệnh nên tránh gió. Tuy nhiên, kiêng gió không đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải hoàn toàn ở trong phòng kín, tách biệt với môi trường bên ngoài.

Nổi mề đay có thể tắm tuy nhiên cần lựa chọn cách vệ sinh da đúng cách, người bệnh cũng cần thực hiện kiên chế độ kiêng khem trong thói quen sinh hoạt, luyện tập hằng ngày

Bệnh mề đay có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính bệnh tái phát từ vài giờ đến vài ngày là có thể tự thuyên giảm, nhưng nếu để chuyển sang mãn tính, bệnh có thể phát triển nghiêm trọng, nhất là có thể chuyển sang giai đoạn biến chứng với nhiều nguy cơ rủi ro.

Uống rượu bị nổi mề đay là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Kiêng thực phẩm cay nóng và chất kích thích: Để giảm các triệu chứng mề đay nên tránh ớt, tiêu, gừng, món ăn quá cay. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm đường, muối trong chế độ ăn uống. Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu.... Không nên tiếp xúc với nước quá nóng.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Nổi mề đay ở trẻ em bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan