Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tê tay khi mang thai tháng cuối là hiện tượng xuất hiện phổ biến ở mẹ bầu, nhất là thời điểm những tháng đầu và cuối thai kỳ. Khi gặp phải tình trạng này, các mẹ bầu cần chú ý những gì để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời chính xác và chi tiết nhất ở bài viết dưới đây.

Tê tay khi mang thai tháng cuối là bị gì? Có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai ở tháng cuối thường xuất hiện các cơn tê tay hoặc chân bất chợt kèm theo các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, co cơ. Hiện tượng tê bắt đầu từ các ngón tay và dần lan xuống lòng bàn tay, bàn chân. Bà bầu thường bị bị tê chân tay khi mang thai 3 tháng đầu và cuối thai kỳ nhưng rõ rệt nhất là ở 3 tháng cuối.

Tê tay khi mang thai tháng cuối là cảm giác tê ở đầu ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân, thường có cảm giác châm chích hoặc như kiến bò dưới da khó chịu. Ngoài ra, các bà bầu bị tê tay thường kèm theo hiện tượng đỏ rát và nóng ran ở tay, chân.

Một số mẹ bầu còn xuất hiện những cơn đau nhẹ ở đầu ngón tay, cơn đau có thể bất chợt đến và hết ngay nhưng cũng có thể kéo dài tới vài tháng cho tới lúc sinh. Hiện tượng chuột rút cũng thường xuất hiện vào ban đêm gây đau đớn, khó chịu.

te-tay-khi-mang-thai-thang-cuoi-1.jpg
Phụ nữ mang thai ở tháng cuối thường xuất hiện các cơn tê tay hoặc chân bất chợt kèm theo các biểu hiện khác

Vậy, bà bầu có hiện tượng tê tay ở tháng cuối có nguy hiểm không? Đây không phải là triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe mẹ và bé.

Xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, mẹ bầu có thể hết các triệu chứng khi sinh em bé xong hoặc thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu. Tuy nhiên, một số trường hợp nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, nghĩa là bản thân người mẹ mắc những bệnh tiềm ẩn khác sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi.

Các bệnh lý như tụt đường huyết hay tiểu đường sẽ gây ra hiện tượng tê tay, tê chân khi mang thai nhất là bị tê khi ngủ. Khi xuất hiện triệu chứng này dù là triệu chứng nhỏ nhất mẹ bầu cũng nên đến các cơ sở y tế để được làm xét nghiệm và có hướng điều trị kịp thời.

Bà bầu tê tay khi mang thai tháng cuối là do đau?

Bước vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có nhiều sự thay đổi trong cơ thể đặc biệt là từ tuần thứ 28 trở đi. Vậy tại sao khi mang thai lại bị tê tay?

Huyết áp thấp

Huyết áp thấp hay tụt huyết áp chính là bệnh lý nguy hiểm làm ảnh hưởng toàn bộ hệ thống dây thần kinh cũng như lượng máu cơ thể. Bệnh huyết áp thấp kéo theo tốc động tuần hoàn máu và lưu lượng máu giảm đi đáng kể, từ đó khiến cho máu không lưu thông tới các chi dẫn tới hiện tượng tê bì chân tay, đau nhức kèm theo mệt mỏi.

Do trong quá trình mang thai, các chất dinh dưỡng và máu trong cơ thể người mẹ còn phải cung cấp để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Điều này khiến cho sức khỏe người mẹ giảm sút đáng kể, tụt huyết áp là điều không thể tránh khỏi trong giai đoạn này.

Khi xuất hiện hiện tượng này, các bà bầu hãy siết chặt hai bàn tay lại, xoa bóp nhẹ nhàng cánh tay để giúp máu lưu thông, giảm đi triệu chứng tê nhức.

Tiểu đường

Tiểu đường trong giai đoạn đang mang thai là cực kỳ nguy hiểm. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và bé mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm, một trong số đó là hiện tượng tê bì chân tay. 

te-tay-khi-mang-thai-thang-cuoi-2.jpg
Tiểu đường trong giai đoạn đang mang thai là cực kỳ nguy hiểm

Dịch chuyển khớp

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sinh ra hormone relaxin làm các khớp xương ở tay, chân bị nới lỏng. Loại hormone này có tác dụng kích thích xương chậu mở rộng hơn trong khi chuyển dạ để em bé dễ dàng chui ra ngoài. Tuy nhiên, chính loại hormon này cũng khiến các khớp xương dịch chuyển làm xuất hiện hiện tượng tê bì chân tay. 

Hội chứng ống cổ tay

Bà bầu hay bị tê tay chân khi mang thai hoặc đau nhức cánh tay rất có thể nguyên nhân là do hội chứng ống cổ tay gây ra. Theo thống kê, nguy cơ các chị em mắc phải hội chứng ống cổ tay trong giai đoạn thai kỳ lên đến 31 - 62%.

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do sự tích tụ chất dịch lỏng ở cổ tay khiến cho dây thần kinh nối cổ tay xuống ngón tay bị chèn ép gây tê ngứa. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc cầm, nắm khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Nếu không được tìm hiểu và điều trị ngay khi mới có triệu chứng nhỏ, hội chứng ống cổ tay sẽ tiếp tục phát triển ảnh hưởng đến giai đoạn sau sinh. 

Các đối tượng thường có nguy cơ mắc phải hội chứng này cao đó là:

  • Những người đang trong giai đoạn thai kỳ
  • Người thừa cân, béo phì đang mang thai
  • Khi mang bầu có hiện tượng ngực phát triển quá mức

Ít vận động

Khi mang thai những tháng cuối, cơ thể trở nên nặng nề hơn khiến cho các bà bầu lười vận động, ngồi một chỗ nhiều hơn. Điều này làm cho hệ tuần hoàn máu không lưu thông tốt, tình trạng tê chân tay ở bà bầu ngày càng nặng hơn. 

Ngược lại, nếu thường xuyên vận động, cơ thể được tăng cường cung cấp máu đến các vùng ngoại vi như tay, chân.

Thiếu chất dinh dưỡng

Trong giai đoạn cuối thai kỳ, đây là giai đoạn người mẹ cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhất để nuôi dưỡng thai nhi phát triển.

Tuy nhiên, nếu bà bầu không nắm được nguyên tắc dinh dưỡng hoặc không đáp ứng đủ dinh dưỡng khiến cơ thể người mẹ thiếu chất, thai nhi không đủ trọng lượng. Từ đó làm giảm sức đề kháng cơ thể, ảnh hưởng đến các dây thần kinh làm tê ngón tay và khớp tay.

Để không bị tê tay khi mang thai tháng cuối, bà bầu cần phải bổ sung nhiều nước, các vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin nhóm B, canxi, magie,... để hỗ trợ quá trình chuyển hóa, nuôi dưỡng thai nhi phát triển, tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật.

Các nguyên nhân sinh lý

Tê bì chân tay khi mang thai thường xuất hiện nhiều từ tháng 5 trở đi của thai kỳ. Giai đoạn này thai nhi phát triển nhanh cả về trọng lượng cũng như kích thước. 

Điều này làm cho các dây thần kinh ngoại biên bị chèn ép, việc lưu thông máu không diễn ra bình thường, xuất hiện hiện tượng tê mỏi, đôi lúc có cảm giác đau nhức tay.

Cơ thể người mẹ khi mang thai cũng có thay đổi đáng kể, các triệu chứng sinh nhiệt cơ thể, phù nề chân, tay diễn ra thường xuyên làm cho tình trạng tê nhức càng nặng hơn.

Triệu chứng đặc trưng khi tê tay ở cuối thai kỳ

Triệu chứng tê tay khi mang thai tháng cuối có thể xuất hiện ở một bên tay hoặc cả hai tay. Khi dùng nhiều sức cho bàn tay để thực hiện sẽ làm triệu chứng phát triển mạnh hơn:

  • Tê ở đầu ngón tay đặc biệt ở 3 ngón đầu là ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa.
  • Cảm giác bị châm chích như kiến bò hoặc kim đâm vào lòng bàn tay, ngón tay
  • Cầm nắm đồ vật khó khăn hoặc không chặt
  • Sưng và nóng rát tại vị trí cổ tay, cánh tay, bàn tay. Đầu các ngón tay sưng phồng.
  • Hiện tượng đau nhức tay, cổ tay, bàn tay và có thể lan rộng hơn đến cổ, vai.

Cách điều trị tê tay khi mang thai tháng cuối

Phương pháp trị tê tay chân khi mang thai chủ yếu dựa vào nguyên nhân và triệu chứng biểu hiện bên ngoài để cải thiện. Do trong quá trình mang thai bà bầu tuyệt đối không được sử dụng thuốc Tây nên các phương pháp đều sử dụng thành phần chính là các dược liệu tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh và bảo vệ an toàn cho thai nhi.

Sử dụng các mẹo dân gian

Các mẹo dân gian chữa tê tay khi mang thai tháng cuối đều được chọn lựa bằng những loại thực phẩm tự nhiên sử dụng hàng ngày nên tương đối an toàn và lành tính. Cụ thể:

  • Dùng lá ngải cứu

Ngải cứu được biết đến nhiều thông qua các món ăn quen thuộc hàng ngày. Tuy nhiên, đây là loại dược liệu có tính ấm, kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Khi sử dụng ngải cứu đắp trực tiếp lên vị trí tê tay sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu, nhờ vậy, các bà bầu có thể giảm hẳn triệu chứng tê tay chân.

Cách thực hiện: Sử dụng 1 nắm ngải cứu cùng 1 ít muối trắng. Rửa sạch ngải cứu sau đó đem đi sao nóng cùng với muối đến khi nguyên liệu khô ráo. Bọc nguyên liệu vừa sao vào túi vải hoặc túi chườm để bớt nguội sau đó đắp trực tiếp lên vị trí tê bì tay chân. 

te-tay-khi-mang-thai-thang-cuoi-3.jpg
Lá ngải cứu có thể làm giảm hẳn triệu chứng tê tay chân

  • Bắp cải

Nếu tê nhức tay khi mang bầu xuất phát từ hội chứng ống cổ tay thì sử dụng bắp cải chính là phương pháp an toàn mà hiệu quả. 

Các thực hiện: Lấy 1 cây bắp cải tách ra từng lá, rửa sạch và để cho ráo nước. Để lá bắp cải vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 2 - 3 giờ đồng hồ sau đó lấy ra và cuốn trực tiếp lên vị trí tê buốt ở cổ tay. Khi lá mềm, ướt người bệnh có thể lấy lá mới đắp đến khi triệu chứng không còn nữa.

  • Ngâm tay chân

Ngâm tay chân với nước ấm là mẹ dân gian được áp dụng cho tất cả các đối tượng bệnh nhân mắc bệnh xương khớp nói chung. Việc ngâm chân với nước ấm kết hợp cùng các dược liệu như gừng hay tinh dầu tràm giúp đả thông mạch máu, giảm đau nhức và tê bì tay chân. 

Ngoài ra, hoa cúc tươi cũng là dược liệu cho hiệu quả không ngờ. Các bà bầu chỉ cần chuẩn bị chậu nước ấm, bỏ hoa cúc tươi vào và ngâm tay từ 30 - 50 phút sẽ lập tức hết tê buốt tại tay.

Ngâm tay chân với nước ấm còn giúp các bà bầu thoải mái, dễ chịu và giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cần phải sự kiên trì áp dụng trong một thời gian dài.

  • Chườm lạnh giảm tê tay khi mang thai tháng cuối

Chườm lạnh là phương pháp quá quen thuộc đối với rất nhiều người. Để giảm hiện tượng tê nhức và kiểm soát cơn đau, người bệnh chỉ cần dùng khăn lạnh hoặc đá lạnh chườm lên các đầu ngón tay và mu bàn tay.

Phương pháp chườm lạnh chỉ nên thực hiện trong thời gian ngắn, các bà bầu không nên thường xuyên sử dụng. Tuyệt đối không chườm nóng tại đầu ngón tay sẽ khiến khớp xương bị sưng tấy, gây nguy hiểm cho bà bầu.

Xoa bóp, massage chữa chứng tê tay ở phụ nữ mang thai

Bị tê tay khi mang thai tháng cuối và 3 tháng đầu là tình trạng quá phổ biến. Việc massage, xoa bóp sẽ làm giúp lưu thông bình thường. Xoa bóp các đầu ngón tay còn giúp các cơ tay linh hoạt hơn, ngăn ngừa hiện tượng cứng khớp.

te-tay-khi-mang-thai-thang-cuoi-4.jpg
Xoa bóp các đầu ngón tay còn giúp các cơ tay linh hoạt hơn, ngăn ngừa hiện tượng cứng khớp

Các bà bầu có thể áp dụng một số cách xoa bóp chữa tê nhức tay dưới đây:

  • Dùng tay trái nắm lấy cổ tay phải, xoa bóp cổ tay theo chuyển động tròn
  • Thực hiện gập, duỗi cả cánh tay, cổ tay nhẹ nhàng, không nên dùng quá nhiều sức gây chấn thương ống cổ tay.
  • Nhờ người hỗ trợ xoa bóp nhẹ nhàng ở cổ, tay bàn tay lên đến nách, vai. Massage nhẹ nhàng lên đến cổ và làm ngược lại đến cổ tay.

Đông y chữa tê tay khi mang thai tháng cuối

Khi trong giai đoạn thai kỳ, Thuốc Tây tuyệt đối không được sử dụng thì Đông y lại là sự lựa chọn an toàn cho các bà bầu. Các vị thuốc Đông y đều là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng tăng tuần hoàn máu, giúp thai nhi ổn định. Người bệnh tê chân tay sau sinh mổ cũng có thể sử dụng thuốc bằng cách xoa bóp.

Các bà bầu chọn 1 trong 2 dược liệu dưới đây để chữa tê tay, tê chân:

  • Thục địa: là dược liệu quý và bổ đối với phụ nữ đang mang thai. Thục địa chính là phần rễ cây địa hoàng có tác dụng bổ máu, an thai, lưu thông khí huyết và làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê tay chân.
  • Hoài sơn: Tức củ mài là loại dược liệu có vị ngọt, tính bình. Hoài sơn có tác dụng bổ máu, bổ tỳ vị, đả thông mạch máu, giảm đau. Phụ nữ mang thai sử dụng hoài sơn tương đối an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.

Các bà bầu khi có hiện tượng tê tay không nên lựa chọn phương pháp châm cứu để giảm tê nhức do có thể làm ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.

Lưu ý để phòng tránh hiện tượng tê tay khi mang thai tháng cuối

Để phòng ngừa tình trạng mẹ bầu bị tê chân tay, dưới đây là một số lưu ý nhất định cần bỏ túi:

  • Thay đổi tư thế ngủ: Tư thế ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu. Nếu trong thời gian ngủ, bà bầu thường xuyên dùng tay kê đầu hoặc nằm chèn lên tay sẽ làm cho giấc ngủ không được sâu, điều này diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến tê bì tay chân. Và khi thức dậy sẽ làm đau nhức đầu ngón tay do máu không được lưu thông. Vì vậy, các bà bầu khi ngủ cần giữ tư thế nằm thoải mái nhất, kê cao gối và thả lỏng cơ thể. 

te-tay-khi-mang-thai-thang-cuoi-5.jpg
Thay đổi tư thế ngủ sẽ làm giảm các triệu chứng tê tay

  • Nẹp cổ tay: Khi mắc hội chứng ống cổ tay, bà bầu có thể dùng nẹp để cố định cổ tay trong thời gian làm việc hoặc đeo dây nẹp sẽ giúp cơn tê bì tay chân không còn xuất hiện vào ban đêm.
  • Hoạt động nhẹ nhàng, không mang nặng: Bị tê tay khi mang thai tháng cuối do mang vác nhiều, nặng làm ngưng đọng máu bơm về ngón tay, lưu thông máu không thể diễn ra. Từ đó làm các khớp xương càng bị đau nhức hơn, thậm chí bị liệt chi. Khi đó, bà bầu nên dừng hoạt động, kê ngón tay lên ghế và thả lỏng cơ thể.
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể: Thừa cân, béo phì ở giai đoạn mang thai làm cho cơ thể bị sưng phù, giảm hoạt động lưu thông máu trong mạch máu. Do đó, các bà bầu phải kiểm soát tốt cân nặng của mình, vận động nhẹ để lưu thông máu và giúp thai nhi phát triển.
  • Giữ tâm lý thoải mái: Tâm lý thoải mái tác động đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu.
  • Thiết lập chế độ ăn khoa học: Bà bầu nên thiết lập một chế độ ăn uống thích hợp để phòng tránh tê bì chân tay và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Các loại thực phẩm nên bổ sung là vitamin nhóm B: bao gồm vitamin B1, B6, B12 giúp tăng sức đề kháng cơ thể, giảm quá trình thoái hóa xương khớp. Canxi: Canxi giúp ngăn ngừa loãng xương, đau nhức xương khớp, tê chân tay, làm hệ xương của thai nhi phát triển. Canxi có nhiều ở sữa, bông cải, các loại cá,...
  • Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng: Ít vận động hay ngồi nhiều tại một chỗ khiến các dây thần kinh bị chèn ép làm hoạt động tuần hoàn không diễn ra bình thường. Các bà bầu có thể vận động nhẹ nhàng hoặc tham gia lớp yoga cho bà bầu vừa giảm tê bì tay chân vừa giúp quá trình sinh dễ dàng hơn.

Kết luận

Hiện tượng tê tay khi mang thai tháng cuối có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bà bầu hiểu được và có phương pháp chăm sóc bản thân phù hợp cho cả mẹ và bé.


Top địa chỉ phòng khám Tê Tay Khi Mang Thai Tháng Cuối


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan