Chữa bệnh tổ đỉa bằng Đông y là một giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng. Với cơ chế tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh, phương pháp hỗ trợ kiểm soát tốt bệnh lý, ngừa tái phát hay lây lan rộng. Dưới đây là những bài thuốc Đông y chữa tổ đỉa cho hiệu quả cao bạn đọc có thể tham khảo.
Nguyên lý trị chữa bệnh tổ đỉa trong Đông y
Theo Đông y, tổ đỉa là một bệnh da liễu thuộc thể mãn tính. Tổ đỉa khởi phát ở chân gọi là thấp cước khí, ở tay gọi là nga chưởng phong. Căn nguyên hình thành bệnh là do nhiệt tà, độc tà, kết hợp với phong và thấp bì phu bàn tay. Thấp nhiệt đi cùng phong tích tụ sẽ gây ra các ổ mụn nước ăn sâu vào lòng bàn tay, bàn chân, dẫn tới triệu chứng ngứa ngáy, da sưng loét, sinh mủ.
Dựa vào nguồn gốc sinh bệnh, các phương pháp Đông y đều tập chung điều trị theo cơ chế khu phong, thanh nhiệt và lợi thấp để điều hòa khí huyết. Từ đó người bệnh cải thiện các triệu chứng lâm sàng trên da.
Nếu thuốc Tây y bài từ trực tiếp các biểu hiện, triệu chứng thể hiện bên ngoài thì Đông y lại đi sâu, tác động đến căn nguyên gây bệnh tổ đỉa. Do đó, đánh giá bằng mắt thường, dùng thuốc Đông y sẽ làm thuyên giảm các ổ mụn nước, viêm nhiễm lâu hơn nhưng lại kiểm soát tốt việc lây nhiễm và ngăn ngừa tái phát.
Đánh giá ưu nhược điểm phương pháp trị tổ đỉa bằng Đông y
Điều trị bệnh tổ đỉa bằng Đông y là phương pháp điều trị bệnh khá toàn diện. Không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng ngứa, đau rát và tổn thương thực thể, phương pháp này còn tác động đến căn nguyên gây bệnh. Đặc biệt, đây là giải pháp tối ưu dành cho những người bị kích ứng, xuất hiện tác dụng phụ khi dùng thuốc Tây y.
Tuy nhiên, thuốc Đông y vẫn có những mặt mặt hạn chế nhất định mà người bệnh cần nắm được trước khi điều trị. Cụ thể:
Về ưu điểm:
- Các bài thuốc Đông y khi điều trị bệnh khá lành tính, có độ an toàn cao, phù hợp với nhiều bệnh nhân.
- Chữa bệnh tổ đỉa bằng Đông y giúp cải thiện bệnh toàn diện, vừa đẩy lùi các triệu chứng, vừa điều trị căn nguyên gây bệnh.
- Có thể sử dụng thuốc Đông y trong thời gian dài mà không gặp phải các tác dụng phụ của thuốc.
Về nhược điểm:
- Đa số các bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm, do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
- Tác dụng của các bài thuốc này phụ thuộc nhiều vào cơ địa của bệnh nhân.
- Không cho hiệu quả cao với trường hợp bệnh chuyển biến nặng. Nếu ổ viêm lan rộng, gây lở loét nghiêm trọng, người bệnh vẫn buộc phải sử dụng thuốc Tây theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát khuẩn bệnh.
Các bài thuốc Đông y chữa tổ đỉa hiệu quả
Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh tổ đỉa có sự kết hợp giữa bài thuốc uống, bài thuốc ngâm rửa và bài thuốc bôi ngoài da. Tùy thuộc vào vị trí, thời điểm phát bệnh và tình trạng bệnh sẽ có bài thuốc khác nhau.
Người bệnh nếu muốn điều trị bằng phương pháp này nên đến các phòng khám, trung tâm Đông y để được chẩn trị, bốc thuốc một cách phù hợp nhất.
Điều trị thể nga chưởng phong
Thể bệnh nga chưởng phong là tình trạng bệnh tổ đỉa khởi phát ở lòng bàn tay, ngón tay. Lúc này, người bệnh có các triệu chứng là nổi mụn nước nhỏ, ngứa ngáy nhưng chưa có biểu hiện sưng đỏ hoặc đau rát. Các mụn nước chứa dịch trong suốt, hơi dính và có dấu hiệu teo đi theo thời gian, trở nên khô, đóng vảy.
Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc sau đây để điều trị bệnh:
Bài thuốc uống
- Bài thuốc số 1: Gồm đương quy, khương truật, liên kiều, hoàng bá mỗi loại 12gr; sinh địa, kinh giới mỗi loại 16gr. Bệnh nhân sắc mỗi ngày một thang thuốc và chia thuốc thành 3 lần uống hết trong ngày.
- Bài thuốc số 2: Gồm có liên kiều, khương truật, huyết dụ, xuyên khung, tỳ giải, đương quy, hoàng bá mỗi loại 12gr; thương nhĩ tử, kinh giới, ích mẫu, sinh địa, cỏ nhọ nồi mỗi loại 16gr; ý dĩ 15gr. Bạn sắc mỗi ngày một thang thuốc và dùng hàng ngày.
- Bài thuốc số 3: Các nguyên liệu cần có ích mẫu, sinh địa, cỏ nhọ nồi, kinh giới mỗi loại 16gr; hoàng bá, tỳ giải mỗi loại 12gr. Chúng ta sắc mỗi ngày 1 thang thuốc và chia thành 3 lần uống.
Bài thuốc bôi ngoài da
- Bài thuốc số 1:Gồm thanh đại, bằng sa, ô tặc cốt, phèn phi… Tán các nguyên liệu thành bột mịn và rắc lên vùng da bị tổn thương.
- Bài thuốc số 2: Sử dụng cây mỏ quả nấu thành cao. Bệnh nhân sử dụng thuốc để thoa lên vùng da bị tổ đỉa 2 lần mỗi ngày.
Bài thuốc ngâm rửa
- Bài thuốc số 1: Gồm hoàng cầm, khương truật, phù bình, thương nhĩ, khổ sâm mỗi loại 12gr; 10gr hương phụ. Người bệnh sử dụng thuốc sắc để ngâm rửa chân tay hàng ngày.
- Bài thuốc số 2: Sử dụng 60gr bán chi liên, sắc thuốc, để nguội bớt và tiến hành ngâm chân, tay trong vòng 15 phút.
- Bài thuốc số 3: Sử dụng lá móng tay hoặc lá tô mộc, sắc đặc để ngâm, rửa chân tay mỗi ngày.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng Đông y: Điều trị thể thấp cước khí
Thể thấp cước khí có biểu hiện bệnh ở lòng bàn chân, mu bàn chân và ngón chân. Các tổn thương này tương tự với thể nga chưởng phong nhưng khác ở vị trí ảnh hưởng. Các bài thuốc để điều trị thể bệnh này là:
- Bài thuốc số 1: Gồm 40gr thổ phục linh, 16gr ý dĩ, tỳ giải, ké đầu ngựa. Bệnh nhân sắc mỗi ngày 1 thang thuốc, chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc số 2: Gồm 12gr cam thảo đất, kinh giới, cứt lợn; 16gr ý dĩ, ké đầu ngựa, sinh địa; 18gr thổ phục. Bạn sắc thuốc và uống hết trong ngày.
Điều trị thể thấp nhiệt
Thể thấp nhiệt biểu hiện qua tình trạng da sưng trướng, có dấu hiệu loét và chảy dịch màu vàng, đi kèm với tình trạng đau nhức, ngứa ngáy. Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc điều trị sau đây:
Các nguyên liệu cần chuẩn bị: 3gr sao xương truật, 9gr các loại nhân trần, xích linh, chi tử, sinh ý dĩ, ngân hoa mỗi loại 9gr; xuyên bá phiến, đan bì mỗi loại 4,5gr; 6gr hoài ngưu tất. Người bệnh sắc mỗi ngày 1 thang thuốc, chia nhỏ thuốc và uống hết trong ngày.
Những lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa bằng Đông y
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng Đông y có thể đem lại hiệu quả tốt nhất nếu người bệnh chú trọng đến các lưu ý sau đây:
- Các bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì áp dụng để đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Trong trường hợp các tổn thương bùng phát, diễn biến phức tạp hoặc có nguy cơ gây ra biến chứng. Người bệnh nên sử dụng thuốc Tây để kiểm soát các triệu chứng nhanh chóng.
- Trong quá trình dùng thuốc, nếu người bệnh có dấu hiệu dị ứng cần dừng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ để khắc phục bệnh kịp thời.
- Những người có cơ địa nhạy cảm hoặc trẻ em cần có chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Bên cạnh biện pháp điều trị, người bệnh cần vệ sinh da sạch sẽ, tránh gãi, cào, chà xát da quá mạnh.
- Chúng ta cần uống nhiều nước và bổ sung các dưỡng chất tốt cho cơ thể để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh một cách tốt nhất.
Trên đây là một số bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng Đông y người bệnh có thể áp dụng để cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh nên đến các phòng khám, trung tâm Đông y để được thăm khám bệnh trước khi dùng thuốc để được kê đơn bài thuốc phù hợp nhất với tình trạng của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!