Rối loạn tiền đình với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, ù tai… gây nhiều ảnh hưởng tới người bệnh. Nhưng không phải ai cũng biết bị rối loạn tiền đình phải làm sao? Khắc phục các triệu chứng khó chịu này như thế nào? Bạn có thể tham khảo các biện pháp sơ cứu bước đầu và điều trị lâu dài theo hướng dẫn trong bài viết dưới đây.
Bị rối loạn tiền đình phải làm sao?
Người bị rối loạn tiền đình thường gặp khó khăn trong việc cân bằng, chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững, dễ ngã, đau đầu, hoa mắt. Các triệu chứng này có thể vô tình gây ra những tai nạn nguy hiểm đến tính mạng khi người bệnh đang tham gia giao thông hay làm việc, vận hành máy móc, đi lại ở chỗ cao… Lúc này người bị rối loạn tiền đình phải làm sao?
Theo tư vấn từ bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên – Trưởng khoa Thần kinh Trung tâm Thuốc dân tộc, bạn cần thực hiện ngay các giải pháp sơ cứu tại chỗ theo những bước dưới đây.
- Di chuyển người bệnh đến chỗ thoáng khí: Trong trường hợp người bị rối loạn tiền đình gặp phải triệu chứng choáng váng, hoa mắt… ở nơi đông người, trước tiên, bạn nên kêu gọi mọi người tản ra chỗ khác hoặc di chuyển người bệnh đến nơi thoáng khí và yên tĩnh. Bởi lúc này, do thiếu máu lên não nên việc hô hấp và chức năng tim mạch của người bệnh không được đảm bảo.
- Để người bệnh nghỉ ngơi: Tránh việc tiếp tục hoạt động có thể gây các tai nạn không mong muốn. Người bị rối loạn tiền đình ngay khi xuất hiện các dấu hiệu ù tai, hoa mắt… cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở nơi thoáng mát. Tư thế phù hợp nhất lúc này là nằm nghiêng sang một bên, sao cho người bệnh cảm thấy thoải mái, có thể kê cao phần đầu để đảm bảo việc lưu thông máu lên não. Duy trì tư thế nằm này trong một khoảng thời gian nhất định để tránh bệnh nhân có thể bị chóng mặt, buồn nôn, đau đầu do thay đổi tư thế liên tục, đột ngột.
- Hạn chế nơi có nguồn sáng mạnh: Ánh sáng gay gắt từ mặt trời hay đèn chiếu trực tiếp vào mặt có thể khiến các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình thêm nghiêm trọng. Do đó, bạn cần tránh các nguồn sáng mạnh chiếu trực tiếp vào người bệnh.
- Bổ sung nước: Một trong các triệu chứng cơ bản của bệnh rối loạn tiền đình là nôn, buồn nôn và choáng váng. Giải đáp thắc mắc bị rối loạn tiền đình phải làm sao trong trường hợp này, người bệnh cần được bổ sung nước và chất điện giải (có thể sử dụng dung dịch orezol).
- Uống sữa nóng: Tránh việc hạ đường huyết và suy kiệt sức khỏe, cơ thể mệt mỏi do nôn quá nhiều, bên cạnh việc uống bù nước, bạn nên khuyến khích người bệnh rối loạn tiêu hóa uống sữa nóng có đường.
- Massage bằng dầu gió: Đây là 1 trong những mẹo chữa tiền đình được nhiều người áp dụng. Việc xoa bóp nhẹ nhàng một số sinh hoạt trên cơ thể bằng dầu gió sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, thư giãn và tăng cường lưu thông máu. Do đó, một trong những gợi ý cho thắc mắc bị rối loạn tiền đình phải làm sao là kết hợp xoa bóp. Bạn nên massage nhẹ nhàng các vị trí thái dương và vùng trán bằng dầu gió để giảm triệu chứng đau đầu, ù tai, hoa mắt.
Điều trị rối loạn tiền đình lâu dài
Những biện pháp sơ cứu cơ bản chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, là giải pháp tạm thời. Trong trường hợp các triệu chứng của hội chứng rối loạn tiền đình không thuyên giảm, có xu hướng ngày càng trầm trọng, bạn cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị. Đồng thời, người bị rối loạn tiền đình cần tuân thủ các hướng dẫn điều trị lâu dài.
Độc giả có thể tham khảo một số biện pháp điều trị lâu dài, áp dụng cho những người đang thắc mắc bị rối loạn tiền đình phải làm sao.
Các bài tập vận động hỗ trợ điều trị tiền đình
Các triệu chứng của bệnh tiền đình không chỉ làm giảm hiệu quả công việc (suy giảm tập trung, trí nhớ kém) mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn…. khiến cơ thể và tâm trạng bị mệt mỏi. Người bị rối loạn tiền đình phải làm sao?
Để khắc phục các hiện tượng này, bạn nên thường xuyên luyện tập bài tập về vận động dưới đây.
Bài tập cho tay
- Hướng dẫn: Đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai, hai tay ở phía trước thân, tạo thành một góc 30 độ, lòng bàn tay hướng xuống dưới, ngón tay khép kín. Sau đó, thực hiện động tác vẩy tay mạnh ra phía sau, lòng bàn tay hướng lên trên. Thường xuyên thực hiện động tác vẩy tay ít nhất 2 lần mỗi ngày, sau khi ăn khoảng 20 – 30 phút. Những người mới bắt đầu có thể tập khoảng 200 – 300 lần, và tăng dần cho đến khi đạt số lượng khoảng 2.000 lần trong vòng 30 phút.
- Tác dụng: Thải độc trong cơ thể, tăng cường lưu thông máu và khí huyết, hạn chế sự xuất hiện của các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.
Bài tập cho tai
- Hướng dẫn: Xoa hai bàn tay vào với nhau để sinh nhiệt. Sau đó úp lòng bàn tay vào 2 bên tai ở tư thế ngồi, toàn thân thả lỏng. Từ từ tác động mạnh dần vào vành tay theo vòng tròn khoảng 10 lần.
- Tác dụng: Đảm bảo quá trình lưu thông máu đến bộ phận tiền đình, giúp giảm triệu chứng ù tai và tăng khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.
Bài tập cho vùng đầu và cổ
- Hướng dẫn: Cơ thể đứng thẳng ở tư thế thoải mái. Sau đó gập đầu theo các hướng trước – sau và trái – phải 10 lần.
- Tác dụng: Đây là bài tập cơ bản cho những người còn đang thắc mắc bị rối loạn tiền đình phải làm sao. Áp dụng bài tập này hàng ngày giúp giảm hiện tượng đau vai gáy và tăng cường lưu thông máu, hạn chế triệu chứng choáng váng ở người bệnh tiền đình khi thay đổi tư thế một cách đột ngột.
Bài tập cho chân
- Hướng dẫn: Tay thả lỏng, hai chân dậm tại chỗ như đang hành quân trong vòng 3 phút.
- Tác dụng: Thường xuyên thực hiện các động tác này giúp não bộ thích nghi với các chuyển động lặp đi lặp lại, giảm hiện tượng chóng mặt, hoa mắt.
Bài tập cho mắt
- Hướng dẫn: Tập trung nhìn vào một vật thể cố định cách mắt khoảng 1 sải tay hoặc phóng tầm nhìn vào một không gian thoáng đãng. Di chuyển tròng mắt từ từ theo tốc độ từ chậm đến nhanh theo các hướng trái – phải, lên – xuống.
- Tác dụng: Cải thiện thị lực ở những người bị rối loạn tiền đình. Đồng thời, thường xuyên luyện tập bài tập này cũng giúp tăng cường khả năng tập trung.
Bài tập toàn thân (Romberg)
- Hướng dẫn: Duy trì cơ thể ở tư thế đứng thẳng, mắt nhắm, chân chụm lại và tay thả dọc, sát người trong khoảng 30 giây. Sau đó khi đã quen với bài tập này, bạn thêm động tác hai tay đưa lên cao song song với mặt đắt.
- Tác dụng: Bài tập này có tác dụng tăng cường khả năng giữ thăng bằng ở người bị bệnh rối loạn tiền đình. Từ đó hạn chế các triệu chứng khó chịu như đi đứng không vững, dễ ngã, hoa mắt, choáng váng.
Bài tập nằm nghiêng
- Hướng dẫn: Trước tiên, người bệnh cần ngồi thẳng người, quay đầu một góc 45 độ sang bên trái hoặc bên phải (lựa chọn tư thế thoải mái). Sau đó từ từ nằm xuống ở hướng đối diện vị trí quay đầu (nằm sang trái nếu quay đầu phải và ngược lại) sao cho vị trí sau tai chạm giường. Duy trì tư thế này khoảng 30 giây đến khi cảm thấy cơ thể cân bằng, hết chóng mặt thì quay về tư thế ban đầu. Đổi bên và lặp đi lặp lại động tác này khoảng 6 lần.
- Tác dụng: Nguyên tắc của bài tập này là giúp cơ thể làm quen với sự phân tán của vật thể thông qua các chuyển động lặp đi lặp lại. Nhờ đó, người bị rối loạn tiền đình sẽ không cảm thấy bất ngờ với triệu chứng chóng mặt và có biện pháp xử lý kịp thời.
Nhìn chung, các bài tập vận động dành cho người bị tiền đình rất đơn giản, có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên luyện tập với cường độ cao ngay từ đầu và nghỉ ngơi, thư giãn khi thấy cơ thể có dấu hiệu chóng mặt, quá sức.
Thói quen sinh hoạt khoa học
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, ngoài những bài tập vận động, người bệnh rối loạn tiền đình cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học:
- Ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya vào buổi tối để đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái thoải mái, dồi dào năng lượng. Khuyến khích người bệnh rối loạn tiền đình sử dụng các loại gối có độ cao vừa phải để tăng cường lưu thông máu.
- Duy trì các hoạt động thể dục mỗi ngày để nâng cao thể trạng và ngăn ngừa chứng thiếu máu lên não. Yoga, tập gym, thiền, dưỡng sinh… vào buổi sáng rất tốt cho sức khỏe, giúp thư giãn cơ thể, giảm stress hiệu quả.
- Hạn chế việc giữ nguyên tư thế ngồi quá lâu khi làm việc. Bởi việc thường xuyên nhìn vào máy tính và giữ nguyên tư thế ngồi không chỉ gây hại cho mắt mà còn ảnh hưởng vai gáy và các dây thần kinh, tăng nguy cơ bị suy giảm thị lực, chóng mặt, hoa mắt ở người bệnh tiền đình.
- Tránh làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng, stress kéo dài, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, thư giãn
- Khuyến khích ngâm chân bằng thảo dược hoặc gừng vào buổi tối (dùng nước ấm). Điều này giúp hoạt huyết, giữ ấm cơ thể và ngăn ngừa được hiện tượng tắc mạch máu, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Song song với việc duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, lành mạnh, người bệnh bị rối loạn tiền đình cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Những người đang tìm câu trả lời cho câu hỏi bị rối loạn tiền đình phải làm sao, rối loạn tiền đình nên ăn gì cần nhớ những nguyên tắc cơ bản sau:
- Chú ý ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng để tránh tụt huyết áp, hạ đường huyết dẫn đến buồn nôn, hoa mắt, ù tai.
- Bổ sung vào thực đơn hàng ngày thực phẩm giàu chất xơ, axit folic và các thực phẩm giàu vitamin nhóm C, D, B6 như bông cải xanh, đậu tương, sữa, nấm, súp lơ, ngũ cốc, cải xanh…
- Tăng cường chế biến các món ăn từ các loại thảo dược dễ kiếm, có tác dụng an thần, hoạt huyết như mộc nhĩ đen, ngải cứu, đinh lăng, lạc tiên…
- Hạn chế các món ăn nhanh, đồ ngọt và các loại thức ăn, đồ uống có chứa chất kích thích.
- Mỗi ngày uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước để đảm bảo các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt.
Hy vọng bài viết trên đây của chuyên trang sức khỏe đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi bị rối loạn tiền đình phải làm sao. Tuy nhiên, các biện pháp này cần được cân nhắc khi áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt như trẻ nhỏ, người có tiền sử các bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu bị rối loạn tiền đình phải làm sao?
Bên cạnh việc nhanh chóng đưa ra giải pháp xử lý đúng và kịp thời khi gặp các triệu chứng bệnh tiền đình, người bệnh tiền đình cần đi thăm khám bác sĩ và thực hiện điều trị theo đúng phác đồ để chữa bệnh tận gốc.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!