Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tuyến giáp bán cấp là một bệnh lý gây đau nhức và khó chịu ở khu vực tuyến giáp. Tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về bệnh viêm tuyến giáp bán cấp

Tuyến giáp là một bộ phận ở cổ họng có tác dụng sản sinh ra nhiều loại hormone để thể hiện cảm xúc của con người. Khi khu vực này bị viêm sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe của người bệnh.

Viêm tuyến giáp là gì?

Viêm tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp của người bệnh xảy ra phản ứng gây viêm. Tuyến giáp là một tuyến ở phía trước cổ, khu vực này tiết ra nhiều loại hormone giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Những hormone này có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động thể chất và kiểm soát cảm xúc của con người.

viem tuyen giap ban cap
Viêm tuyến giáp bán cấp là một bệnh lý hiếm gặp ở vùng tuyến giáp

Khi tuyến giáp bị viêm sẽ kéo theo một loạt các nhóm triệu chứng khác đi kèm. Hầu hết các loại viêm tuyến giáp thường gây ra các triệu chứng như cường tuyến giáp, suy giáp,... Trong đó, cường tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp đang bị hoạt động quá mức, sản xuất ra quá nhiều hormone. Ngược lại, tình trạng suy giáp có nghĩa là tuyến giáp hoạt động không hiệu quả, không tạo ra đủ lượng hormone cho cơ thể. Cả hai tình trạng này xảy ra đều khiến chỉ số cảm xúc của người bệnh bị thay đổi, dễ sinh ra cảm giác bồn chồn, lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi,...

Viêm tuyến giáp bán cấp là gì?

Viêm tuyến giáp bán cấp là một căn bệnh hiếm gặp ở khu vực tuyến giáp, gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Ở giai đoạn đầu, người mắc viêm tuyến giáp có thể gặp phải những triệu chứng của bệnh cường giáp. Đến giai đoạn sau lại gặp phải những triệu chứng của bệnh suy giáp.

Những triệu chứng của bệnh mặc dù chỉ xuất hiện tạm thời nhưng lại gây đau và khó chịu ở khu vực tuyến giáp. Nếu không điều trị kịp thời có thể khiến bệnh chuyển sang thể mãn tính.

Bệnh viêm tuyến giáp bán cấp xảy ra do đường hô hấp bị vi khuẩn, virus tấn công, gây viêm nhiễm. Những người bị cảm cúm, quai bị thường dễ mắc phải căn bệnh này hơn.

Khi cơ thể có sự xâm nhập của virus, hệ miễn dịch sẽ hoạt động bằng cách làm tuyến giáp sưng lên để chống lại các tác nhân xâm nhập vào bên trong. Điều này có thể khiến cho quá trình sản xuất hormone bị gián đoạn.

Bệnh viêm tuyến giáp bán cấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là ở những phụ nữ trung niên từ 40-50 tuổi.

Triệu chứng bệnh viêm tuyến giáp bán cấp

Người bị viêm tuyến giáp bán cấp thường xuất hiện các triệu chứng cơ bản như: Đau cổ họng, toàn thân nhức mỏi, sốt nhẹ. Sau đó bệnh dần dần nặng lên, người bệnh bị sốt cao và bị đau dữ dội ở cổ họng, vùng tuyến giáp bắt đầu sưng to, sờ vào thấy có nhân rắn. Những cơn đau ở cổ lan dần sang bên tai và phía sau gáy. Người bệnh có thêm những dấu hiệu khác như khó nuốt, khó thở, khàn tiếng.

Hầu hết người bệnh đều có những triệu chứng của cường giáp trong giai đoạn đầu của bệnh viêm tuyến giáp bán cấp. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có các triệu chứng bao gồm:

  • Thần kinh bị căng thẳng, dễ nổi nóng, lo âu
  • Cơ thể mệt mỏi do mất ngủ.
  • Khả năng chịu nóng kém hơn người bình thường.
  • Xuất hiện tình trạng tiêu chảy.
  • Bị sút cân đột ngột mà không phải do thực hiện chế độ ăn kiêng nào.
  • Nhịp tim không đều hoặc tăng nhanh bất thường
  • Thân nhiệt tăng nhanh nên thường bị đổ mồ hôi.

viem tuyen giap ban cap
Đau cổ họng là triệu chứng thường gặp

Giai đoạn đầu của bệnh viêm tuyến giáp bán cấp thường kéo dài khoảng 3 tháng. Sau đó bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn sau với những triệu chứng của bệnh suy giáp. Khi đó, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như:

  • Cơ thể mệt mỏi không còn chút năng lượng nào.
  • Tóc bị khô xơ, dễ gãy rụng.
  • Các khớp xương bị đau cứng
  • Khả năng chịu lạnh kém hơn người bình thường.
  • Xuất hiện tình trạng táo bón.
  • Bị tăng cân đột ngột khó kiểm soát.
  • Thường hay lơ đãng, kém tập trung.

Ở giai đoạn này, bệnh có thể kéo dài thêm từ 9 đến 15 tháng. Nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ rất dễ chuyển sang thể mãn tính. Bởi tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát quá trình chuyển hóa. Chính vì thế nếu khu vực này bị viêm nhiễm lâu ngày sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới những sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Vì thế các bác sĩ khuyên người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra khi thấy bản thân nằm trong số những trường hợp sau:

  • Người bệnh đang mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Người bệnh đang muốn có con.
  • Người bệnh bắt đầu điều trị bằng hormone giáp mà bị đau ngực và tim đập nhanh.
  • Người bệnh bị dị ứng với các loại thuốc điều trị
  • Người bệnh dù đã được điều trị một thời gian nhưng vẫn thấy sốt cao, mệt mỏi.

Nguyên nhân và cơ chế phát sinh bệnh

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm tuyến giáp bán cấp là do virus gây ra. Cơ thể thường phát bệnh sau vài tuần nhiễm virus.

Hiệu giá kháng thể kháng virus cúm thường tăng cao, sau đó giảm dần sau vài tháng. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn không thể tìm thấy thể vùi của virus trong mô tuyến giáp. Kể cả khi thực hiện cấy máu cũng rất khó cho ra kết quả dương tính.

Tổn thương ở tuyến giáp cũng giống như những tổn thương do virus viêm gan gây ra. Bệnh viêm tuyến giáp sẽ phá hủy các tế bào tuyến giáp, giải phóng FT3,FT4, TSH hạ thấp gây ra tình trạng nhiễm độc giáp.

Khả năng hấp thụ i ốt và tổng hợp hormone sẽ giảm dần do các tế bào tuyến giáp bị phá hủy. Thấm nhuận đơn bào và đa nhân trung tính.

Khi đó khu vực tuyến giáp sẽ có xuất hiện các u hạt với các tế bào epithelioid bao quanh. Ngoài ra còn có cả những tế bào khổng lồ nhiều nhân. Ở giai đoạn sau còn có thể thấm nhuận mô sợi. Tuy nhiên, dù tuyến giáp bị phá hủy nhiều trong giai đoạn này, thế nhưng sau đó cấu trúc mô học của các tế bào sẽ lại phát triển bình thường trở lại.

viem tuyen giap ban cap
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus xâm nhập

Biến chứng của viêm tuyến giáp bán cấp

Mặc dù hiếm gặp, viêm tuyến giáp bán cấp không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Suy giáp vĩnh viễn: Trong một số trường hợp, tình trạng viêm kéo dài có thể gây tổn thương tuyến giáp, dẫn đến suy giảm chức năng tuyến giáp vĩnh viễn. Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và nhiều chức năng quan trọng khác.
  • Bão giáp: Đây là biến chứng cực kỳ hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, xảy ra khi lượng hormone tuyến giáp tăng đột biến trong máu. Bão giáp có thể gây ra các triệu chứng như sốt cao, tim đập nhanh, rối loạn ý thức và thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
  • Tái phát: Mặc dù viêm tuyến giáp bán cấp thường tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng, nhưng ở một số người, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây khó khăn trong việc kiểm soát triệu chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Cách chẩn đoán chính xác bệnh

Việc chẩn đoán viêm tuyến giáp bán cấp dựa trên các yếu tố sau:

  • Triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân thường có biểu hiện đau vùng cổ, sốt, mệt mỏi, đau cơ. Đau cổ thường có đặc điểm lan lên hàm và tai, tăng lên khi nuốt hoặc quay đầu.
  • Xét nghiệm máu:
    • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: Thường cho thấy mức hormone tuyến giáp T3 và T4 tăng cao trong giai đoạn đầu (cường giáp), sau đó giảm xuống mức bình thường hoặc thấp (suy giáp).
    • Xét nghiệm máu lắng: Tốc độ máu lắng thường tăng cao, cho thấy tình trạng viêm trong cơ thể.
  • Siêu âm tuyến giáp: Giúp đánh giá hình thái và kích thước tuyến giáp, phát hiện các bất thường như sưng, phù nề.
  • Chụp xạ hình tuyến giáp: Giúp đánh giá khả năng hấp thu iốt của tuyến giáp, hỗ trợ phân biệt viêm tuyến giáp bán cấp với các bệnh lý tuyến giáp khác.

Đối tượng có nguy mắc bệnh cao

Viêm tuyến giáp bán cấp có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng một số nhóm đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Phụ nữ trung niên: Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 50.
  • Người có tiền sử nhiễm virus: Viêm tuyến giáp bán cấp thường xảy ra sau khi bị nhiễm virus đường hô hấp trên như cảm cúm, quai bị...
  • Người có tiền sử bệnh tự miễn: Những người mắc các bệnh tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ... có nguy cơ cao hơn bị viêm tuyến giáp bán cấp.
  • Người có yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy viêm tuyến giáp bán cấp có thể có liên quan đến yếu tố di truyền.

Phòng ngừa viêm tuyến giáp bán cấp

Bên cạnh những phương pháp chữa bệnh viêm tuyến giáp bán cấp. Bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng các phương pháp sau đây:

  • Cần ăn uống khoa học, hợp lý theo thực đơn dinh dưỡng của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tập thể dục mỗi ngày khoảng 30-45 phút để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ, cần ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày.
  • Người bệnh nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội tiết ngay lập tức:

  • Đau vùng cổ: Đặc biệt là đau dữ dội, đau lan lên hàm, tai và tăng lên khi nuốt hoặc quay cổ.
  • Sốt: Sốt cao liên tục, có thể kèm theo ớn lạnh.
  • Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi kéo dài, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Các triệu chứng cường giáp: Run tay, hồi hộp, tim đập nhanh, đổ mồ hôi nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Các triệu chứng suy giáp: Mệt mỏi, chậm chạp, tăng cân, da khô, rụng tóc, táo bón.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu cảm giác mệt mỏi kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Hãy đến gặp bác sĩ nếu cảm giác mệt mỏi kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Lưu ý:

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời viêm tuyến giáp bán cấp sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng và giúp bạn nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Đừng chần chừ, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào nhé.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Thông thường các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh là lâm sàng và cận lâm sàng, cụ thể như:

Phương pháp chẩn đoán lâm sàng

Bệnh viêm tuyến giáp bán cấp thường gặp ở những người phụ nữ trong độ tuổi từ 40-50 với những triệu chứng thường gặp như:

  • Người bệnh có biểu hiện của bệnh cúm: Đau đầu mệt mỏi, đau cơ, đau các khớp, đau cổ họng, sốt nhẹ từ 37 độ - 38 độ C, người gầy sút cân.
  • Người bệnh bị đau ở vùng cổ, những cơn đau xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, đau nhiều hơn khi nuốt.
  • Tuyến giáp ở cổ họng sưng to hơn gấp 2-3 lần so với bình thường.
  • Đau ở một bên giáp hoặc cả hai bên, cơn đau sau đó lan lên tai, lan ra xung quanh cổ, khu vực hàm và vùng thái dương. Trường hợp người bệnh không xuất hiện triệu chứng đau vùng cổ cũng không loại trừ chẩn đoán viêm tuyến giáp bán cấp.
  • Người bệnh bị bướu cổ, cổ sờ vào thấy cứng, phình to ở cả 2 bên hoặc có thể to không đều, khi khám thấy đau.
  • Người bệnh có dấu hiệu nhiễm độc giáp như: Tim đập nhanh, run tay, vã mồ hôi, kèm theo các triệu chứng khác như sút cân, mệt mỏi,...

Giai đoạn nhiễm độc giáp có thể kéo dài từ 1-2 tháng. hết giai đoạn này sẽ chuyển sang giai đoạn bình giáp với những triệu chứng không rõ ràng.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Đối với phương pháp cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ thăm khám và xác định được người bệnh có bị viêm tuyến giáp bán cấp hay không. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện:

  • Xác định người bệnh có mắc hội chứng viêm hay không.
  • Khi khám thấy số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ tế bào lympho bình thường, máu lắng cao.
  • Khi điện di protein thấy tăng σ và globulin
  • Tiến hành xét nghiệm chức năng tuyến giáp cho kết quà: Giai đoạn cấp: TSH giảm, FT3 và FT4 tăng; Giai đoạn sau: FT3, FT4 về bình thường;
  • Kiểm tra thấy kháng thể kháng tuyến giáp thường (-)
  • Xạ hình tuyến giáp thấy tuyến giáp không bắt I131
  • Siêu âm tuyến giáp, thông qua hình ảnh giảm âm thấy nhu mô tuyến giáp không đều.

viem tuyen giap ban cap
Các bác sĩ sẽ thăm khám và xác định tình trạng bệnh

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh viêm tuyến giáp bán cấp được phân biệt với những căn bệnh khác có cùng triệu chứng như:

  • Bệnh viêm tuyến giáp bán cấp cần phân biệt với các triệu chứng đau vùng trước cổ do nằm sai tư thế hoặc do vận động mạnh.
  • Phân biệt với tình trạng xuất huyết trong nang tuyến hay trong tuyến gây đau khu trú.
  • Phân biệt với bệnh viêm giáp Hasimoto khi có biểu hiện cấp tính.
  • Phân biệt với bệnh viêm giáp do vi trùng sinh mủ. Bệnh này có phản ứng viêm nghiêm trọng hơn, bạch cầu trong máu tăng cao, người bệnh có phản ứng với sốt.
  • Trong giai đoạn đầu của bệnh viêm tuyến giáp bán cấp, các bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm với căn bệnh Basedow. Tuy nhiên bệnh Basedow không gây đau vùng tuyến giáp, độ tập trung I131 cũng cao hơn.
  • Cần chẩn đoán phân biệt các triệu chứng của viêm tuyến giáp bán cấp với bệnh ung thư di căn bằng phương pháp chọc tế bào bằng kim nhỏ.

Mức độ tiến triển của bệnh

Bệnh viêm tuyến giáp bán cấp với những triệu chứng lâm sàng rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác ở vùng hầu họng. Vì vậy nhiều người bệnh thường lờ là chủ quan. Căn bệnh này có mức độ tiến triển khá chậm, cụ thể như:

  • Ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường kéo dài khoảng 3 tháng. Các chức năng của tuyến giáp vẫn hoạt động bình thường trong vòng 6 tuần kể từ ngày phát bệnh.
  • Sau đó bệnh sẽ giảm đau trong vòng 15 ngày, máu lắng trở về mức bình thường nhưng chậm hơn.
  • Bệnh khi ở giai đoạn 2 sẽ có thời gian kéo dài từ 9-15 tháng.
  • Có khoảng từ 1-5% số ca bệnh sẽ có biểu hiện của suy giáp vĩnh viễn. Có một số trường hợp sau khi điều trị tích cực có thể khỏi hoàn toàn.
  • Bệnh viêm tuyến giáp bán cấp nếu không được điều trị kịp thời và tích cực có thể dẫn đến viêm giáp tự miễn mạn tính.

Phương pháp điều trị bệnh

Việc điều trị các bệnh về tuyến giáp có thể được thực hiện bằng các phương pháp Tây y và Đông y. Dưới đây là phương pháp điều trị viêm tuyến giáp bán cấp người bệnh có thể tham khảo:

Điều trị viêm tuyến giáp bán cấp bằng thuốc Tây y

Khi người bệnh được chẩn đoán bị viêm tuyến giáp bán cấp, các bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau để kiểm soát triệu chứng sưng viêm. Bệnh có khả năng tự khỏi nên thuốc chủ yếu được sử dụng để làm giảm đau nhức khó chịu. Trong một số trường hợp, đây là phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Một số loại thuốc có thể sử dụng bao gồm:

Điều trị khi bệnh ở thể nhẹ:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) Aspirin (Aspegic): uống 1 – 3g/ngày.
  • Thuốc chống viêm nonsteroid: Voltaren 50mg uống 3lần/ngày.
  • Thuốc giảm đau Paracetamol.
  • Thuốc chẹn beta: Loại thuốc này có thể được sử dụng cho người bệnh bị cường giáp giai đoạn đầu.

Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên bạn nên sử dụng theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn. Tuyệt đối không được tự ý uống hoặc ngưng sử dụng.

viem tuyen giap ban cap
Điều trị viêm tuyến giáp bán cấp bằng thuốc Tây y

Ở giai đoạn đầu của bệnh, việc điều trị cường giáp rất quan trọng, tuy nhiên, khi tình trạng bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng thì những loại thuốc thông thường sẽ không còn tác dụng gì nhiều. Khi đó, người bệnh cần bổ sung hormone tuyến giáp bằng đường uống.

Điều trị khi bệnh ở thể nặng:

  • Prednisolon 20 – 40mg/ngày uống trong 2 – 3 tuần, sau 3 tuần sử dụng cần giảm bớt liều lượng, sau 6 tuần là có thể ngưng sử dụng.
  • Người bệnh thường đáp ứng tốt với điều trị Prednisolon. Tuy nhiên một số trường hợp khi ngừng sử dụng prednisolon thì lại xuất hiện triệu chứng trở lại.
  • Những người bệnh có biểu hiện cường giáp cần điều trị chẹn giao cảm Arlocardyl 1 – 2 viên/ngày, nên uống thành nhiều lần.
  • Người bệnh bị suy giáp kéo dài có thể sử dụng thêm Levothyrox.
  • Hiện chưa có chỉ định sử dụng thuốc kháng giáp để điều trị.

Các loại thuốc Tây y này giúp làm giảm nhanh những triệu chứng của bệnh viêm tuyến giáp bán cấp. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá thường xuyên và liên tục sẽ khiến người bệnh dễ gặp phải những tác dụng phụ như: Rối loạn tiêu hóa, suy thận, viêm loét dạ dày, buồn nôn, buồn ngủ,...

Điều trị viêm tuyến giáp bán cấp bằng thuốc Đông y

Hiện nay, thay vì điều trị bằng phương pháp Tây y, nhiều người bệnh có xu hướng lựa chọn điều trị viêm tuyến giáp bán cấp bằng thuốc Đông y. Các vị thuốc Đông y được bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên, giúp làm giảm viêm, tiêu sưng, có thể sử dụng lâu dài mà vẫn an toàn cho sức khỏe.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm tuyến giáp bán cấp mà bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc 1

  • Bài thuốc này có tác dụng giúp hóa đàm tiêu thũng, hỗ trợ điều trị các bệnh ung bướu hiệu quả.
  • Nguyên liệu: Thiên hoa phấn, Bối mẫu, Hạ khô thảo, Bột ngao sò biển và muối.
  • Cách sử dụng: Bạn đem tất cả nguyên liệu trên nghiền thành bột rồi trộn với mật ong để tạo thành hỗn hợp dạng sệt. Sau đó bạn vo viên lại bảo quản trong hũ thủy tinh để dùng dần. Mỗi lần nên sử dụng từ 1-2 viên, nên uống 2 lần/ngày để bệnh viêm tuyến giáp bán cấp nhanh khỏi.

Bài thuốc 2

  • Bài thuốc này có tác dụng kháng u rất mạnh, giúp dần dần loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể, đồng thời có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn rất mạnh.
  • Nguyên liệu: Xạ đen khô 15g, cây cải trời 15g, ké đầu ngựa 15g cho bài thuốc này.
  • Cách sử dụng: Bạn đem sắc những nguyên liệu trên với 1.5 lít nước và uống trong ngày. Kiên trì sử dụng liên tục trong vòng 2 tháng để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Bài thuốc 3

  • Bài thuốc này dùng để đắp lên vùng cổ bị sưng đau.
  • Nguyên liệu: Nhũ hương, Sinh mã tiền tử, Ngô công, Bạch chỉ, Khương hoàng, Đại hoàng, Hoàng tử, Băng phiến.
  • Người bệnh nghiền nhỏ các nguyên liệu sau đó trộn với mật ong và giấm, tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Sau đó cho vào một túi vải xô sạch và đắp lên vùng cổ bị sưng viêm.
  • Sau 1-2 tiếng tháo ra để kiểm tra, tránh trường hợp người bệnh bị dị ứng với các loại thuốc đắp.

Các bài thuốc Đông y trên đây chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh không nên tự ý bốc thuốc mà không có sự chỉ dẫn của thầy thuốc giàu kinh nghiệm.

Huyệt đạo hỗ trợ điều trị bệnh

Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm tuyến giáp bán cấp (viêm tuyến giáp De Quervain) thường do sự xâm nhập của tà khí phong nhiệt hoặc phong hàn vào kinh lạc, gây bế tắc khí huyết, kinh lạc không thông, dẫn đến sưng đau, nóng đỏ ở vùng cổ. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể liên quan đến âm hư hỏa vượng, can khí uất kết hoặc đàm thấp ứ trệ.

Việc bấm huyệt đạo sẽ chữa từ căn nguyên của bệnh, nâng cao sức khỏe tổng thể của bệnh nhân:

Thiên Đột

  • Vị trí: Huyệt Thiên Đột nằm ở giữa cổ, trên chỗ lõm của xương ức, ngay dưới yết hầu.
  • Cơ chế tác động:
    • Giảm đau: Huyệt Thiên Đột có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, làm dịu các cơn đau nhức vùng cổ do viêm tuyến giáp gây ra.
    • Thông kinh hoạt lạc: Kích thích huyệt này giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm sưng đau và cải thiện chức năng tuyến giáp.

Huyệt thiên đột giúp giảm sưng đau và cải thiện chức năng tuyến giáp
Huyệt thiên đột giúp giảm sưng đau và cải thiện chức năng tuyến giáp

Nhân Nghênh

  • Vị trí: Huyệt Nhân Nghênh nằm ở phía trước cổ, trên đường giữa, ngang mức sụn giáp, cách yết hầu khoảng 1,5 thốn (khoảng 2,5 cm).
  • Cơ chế tác động:
    • Giảm đau, tiêu viêm: Huyệt Nhân Nghênh có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, làm dịu các cơn đau nhức vùng cổ.
    • Hạ hỏa, giải độc: Giúp giảm các triệu chứng sốt, bứt rứt, khó chịu do viêm tuyến giáp gây ra.

 

Liêm Tuyền

  • Vị trí: Huyệt Liêm Tuyền nằm ở phía trước cổ, trên đường giữa, ngay dưới yết hầu, trên chỗ lõm của xương móng.
  • Cơ chế tác động:
    • Thông kinh hoạt lạc: Kích thích huyệt Liêm Tuyền giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm sưng đau và cải thiện chức năng tuyến giáp.
    • Giảm ho, long đờm: Hỗ trợ giảm các triệu chứng ho, khàn tiếng do viêm tuyến giáp gây ra.

Nội Quan

  • Vị trí: Huyệt Nội Quan nằm ở mặt trong cẳng tay, trên đường nối giữa hai lằn chỉ cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn (khoảng 3 cm).
  • Cơ chế tác động:
    • Giảm buồn nôn, nôn: Huyệt Nội Quan có tác dụng điều hòa chức năng dạ dày, giảm buồn nôn, nôn - những triệu chứng thường gặp trong viêm tuyến giáp bán cấp.

Cách bấm huyệt

  • Day ấn nhẹ nhàng: Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ day ấn nhẹ nhàng vào huyệt, mỗi lần khoảng 1-2 phút, ngày 2-3 lần.
  • Kết hợp xoa bóp: Sau khi bấm huyệt, bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng vùng xung quanh huyệt để tăng hiệu quả.
  • Thực hiện thường xuyên: Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên bấm huyệt đều đặn hàng ngày.

Lưu ý:

  • Bấm huyệt chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị, không thay thế hoàn toàn cho các phương pháp điều trị khác.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bấm huyệt, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, người cao tuổi và người có bệnh lý nền.

Dược liệu hỗ trợ điều trị viêm tuyến giáp bán cấp

Theo y học cổ truyền, viêm tuyến giáp bán cấp thường do phong hàn, phong nhiệt xâm nhập hoặc do âm hư hỏa vượng, can khí uất kết, đàm thấp ứ trệ gây nên. Các dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh theo các cơ chế sau:

  • Tán phong hàn/nhiệt, thanh nhiệt giải độc: Hạ khô thảo, kim ngân hoa, liên kiều, hoàng cầm giúp giảm sốt, giảm viêm, giảm đau.
  • Hóa đàm, chỉ khái: Bối mẫu, cát cánh, trần bì hỗ trợ giảm ho, long đờm.
  • Lương huyết, hoạt huyết: Đan sâm, xích thược, nga truật giúp giảm đau, giảm sưng.
  • Tư âm dưỡng huyết: Sinh địa, thục địa, mạch môn giúp cải thiện các triệu chứng nóng trong, bứt rứt.
  • Sơ can lý khí: Sài hồ, hương phụ, chỉ xác giúp giải uất, điều hòa khí huyết.

Việc kết hợp các dược liệu này trong các bài thuốc cổ truyền sẽ giúp tác động toàn diện vào các nguyên nhân gây bệnh, giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi.

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo có vị đắng, cay, tính hàn, quy kinh can và đởm. Nó có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, tán kết, thường được dùng để điều trị các chứng viêm nhiễm, sưng đau, đặc biệt là ở vùng cổ.

  • Thành phần hóa học: Hạ khô thảo chứa các hoạt chất như ursolic acid, oleanolic acid, rutin, hyperoside... có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và chống oxy hóa.
  • Phương thuốc: Hạ khô thảo thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, kết hợp với các vị thuốc khác như hoàng cầm, liên kiều, kim ngân hoa... để tăng cường hiệu quả điều trị viêm tuyến giáp bán cấp.

Bối mẫu (Fritillaria cirrhosa)

Bối mẫu có vị đắng, tính hàn, quy kinh phế. Nó có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, hóa đàm, chỉ khái, thường được dùng để điều trị các chứng ho, viêm họng, khản tiếng, đặc biệt là khi có kèm theo sốt và đau nhức.

  • Thành phần hóa học: Bối mẫu chứa các alkaloid như peimisine, peiminine, verticine... có tác dụng chống viêm, giảm đau, long đờm và giảm ho.
  • Phương thuốc: Bối mẫu thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, kết hợp với các vị thuốc khác như cát cánh, mạch môn, bách bộ... để giảm ho, giảm đau và kháng viêm trong viêm tuyến giáp bán cấp.

Bối mẫu dùng để giảm ho, giảm đau và kháng viêm trong viêm tuyến giáp bán cấp
Bối mẫu dùng để giảm ho, giảm đau và kháng viêm trong viêm tuyến giáp bán cấp

Hoàng bá

Hoàng bá có vị đắng, tính hàn, quy kinh thận, bàng quang và đại tràng. Nó có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa giải độc, thường được dùng để điều trị các chứng viêm nhiễm, nhiệt độc, đặc biệt là khi có kèm theo các triệu chứng như sốt, khát nước, tiểu vàng.

  • Thành phần hóa học: Hoàng bá chứa các alkaloid như berberine, palmatine, jatrorrhizine... có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, hạ sốt và giảm đau.
  • Phương thuốc: Hoàng bá thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, kết hợp với các vị thuốc khác như chi tử, hoàng liên, hoàng cầm... để thanh nhiệt giải độc, giảm viêm trong viêm tuyến giáp bán cấp.

Tri mẫu

Tri mẫu có vị đắng, ngọt, tính hàn, quy kinh phế, vị và thận. Nó có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, dưỡng âm, nhuận táo, thường được dùng để điều trị các chứng nóng trong, khát nước, bứt rứt, mất ngủ, đặc biệt là khi có kèm theo các triệu chứng như sốt, khô miệng, táo bón.

  • Thành phần hóa học: Tri mẫu chứa các saponin steroid như timosaponin A-III, mangiferin... có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt và an thần.
  • Phương thuốc: Tri mẫu thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, kết hợp với các vịthuốc khác như thạch cao, sinh địa, mạch môn... để thanh nhiệt, dưỡng âm, giảm viêm trong viêm tuyến giáp bán cấp.

Địa cốt bì (Lycium chinense)

Địa cốt bì có vị ngọt, tính hàn, quy kinh can và thận. Nó có tác dụng tư âm, bổ thận, thanh nhiệt, lương huyết, thường được dùng để điều trị các chứng âm hư, nóng trong, mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, đặc biệt là khi có kèm theo các triệu chứng như sốt về chiều, đổ mồ hôi trộm, ù tai, hoa mắt, chóng mặt.

  • Thành phần hóa học: Địa cốt bì chứa các hoạt chất như betaine, cerebroside, polysaccharide... có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, bảo vệ gan và thận.
  • Phương thuốc: Địa cốt bì thường được dùng thuốc khác như kỷ tử, thục địa, sơn thù... để tư âm, bổ thận, thanh nhiệt trong viêm tuyến giáp bán cấp.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh viêm tuyến giáp bán cấp. Hãy đến gặp ngay bác sĩ để thăm khám nếu xuất hiện bất cứ những triệu chứng nào của bệnh. Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan trước những thay đổi dù là nhỏ của sức khỏe. Việc thăm khám bệnh đúng cách và kịp thời có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe của người bệnh.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Tuyến Giáp Bán Cấp bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan