Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa mãn tính là bệnh lý hình thành do sự tấn công dai dẳng của các loại vi rút, vi khuẩn khiến tai giữa viêm nhiễm lâu ngày. Nếu không được trị dứt điểm, bệnh này có thể khiến người bệnh bị suy giảm thính lực, nhiễm trùng lân cận,… Do đó, chúng ta cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý những cách chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính phổ biến nhất để bạn tham khảo.

Cách điều trị viêm tai giữa mãn tính tại nhà

Ưu điểm của phương pháp này là không tốn thời gian, công sức di chuyển và quá nhiều chi phí. Dưới đây là những bài thuốc, cách chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính được nhiều người truyền tai nhau. 

Cách điều trị viêm tai giữa mạn tính bằng cây sống đời

Công dụng:

  • Cây sống đời có tính mát, giúp cơ thể giải nhiệt và đẩy lùi cảm giác nóng rát ở vùng tai giữa. 
  • Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được giảm sưng, tiêu viêm, loại bỏ tình trạng viêm nhiễm tại tai giữa.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá cây sống đời, đem rửa sạch rồi để ráo
  • Tiếp theo, bạn đem lá nghiền thật nát để lấy nước cốt.
  • Bạn dùng nước cốt này nhỏ vào tai 1 – 3 giọt.
  • Thực hiện phương pháp này liên tục trong 7 đến 10 ngày, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm.

Hiệu quả trị bệnh từ lá kinh giới

Công dụng

  • Lá kinh giới có chứa nhiều khoáng chất vô cùng có lợi cho cơ thể. Có thể kể đến các chất như acid béo omega 3, mangan, sắt và các chất chống oxy hóa. 
  • Ngoài ra, thảo dược này còn có hơn 40 thành phần dinh dưỡng khác, đặc biệt là Flavonoid. Flavonoid có tác dụng tương tự như kháng sinh, giúp vùng tai giữa tiêu viêm, sát khuẩn và đẩy lùi bệnh viêm tai giữa.

Kinh giới có tác dụng kháng sinh, giúp vùng tai giữa tiêu viêm
Kinh giới có tác dụng kháng sinh, giúp vùng tai giữa tiêu viêm

Cách thực hiện:

  • Trước hết, bạn chuẩn bị những nguyên liệu sau đây: lá kinh giới, cam thảo, xương bồ, ngân hoa, xuyến chi, liên kiều.
  • Trộn tất cả thảo dược trên lại với nhau rồi đun sôi với nước, đến khi nước cạn còn một nửa thì bạn tắt bếp.
  • Mỗi ngày, người bệnh uống 3 bát thuốc. Cứ duy trì đều đặn như vậy từ 10 đến 15 ngày, triệu chứng sẽ được thuyên giảm.

Dùng rau diếp cá chữa bệnh tại nhà

Công dụng

  • Rau diếp cá có mùi tanh, vị chua cay, mang tính mát, không mang độc. 
  • Tác dụng của lá diếp cá là giải độc, thanh nhiệt, sát khuẩn,... giúp cơ thể đẩy lùi các triệu chứng sưng viêm, đau nhức.

Thực hiện:

  • Bạn đem rau diếp cá phơi ngoài nắng cho đến khi khô lại. 
  • Sau đó đem chúng cùng táo đỏ sắc với nước cho đến khi còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Mỗi ngày bạn uống thuốc 3 lần. 
  • Cứ duy trì đều đặn như vậy khoảng 1 tuần, triệu chứng bệnh sẽ giảm.

Chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính bằng phèn chua

Công dụng:

  • Phèn chua còn được biết đến với cái tên phàn thạch, khô phàn hay minh phàn,... Đây là loại muối có màu trắng hoặc không màu tan được trong nước. 
  • Y học cổ truyền quan niệm, phèn không độc, mang tính hàn, đi vào kinh tỳ để sát trùng, kháng viêm, diệt khuẩn và giảm ngứa ngáy.

Thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 0.5g phèn chua và ngũ bột tử rồi cho chúng lên miếng sắt, đặt trên bếp làm nóng.
  • Khi phèn chảy ra, hòa chung với ngũ bột tử thì tắt bếp. Bạn nghiền hỗn hợp này thành bột mịn rồi cho chúng vào một chiếc lọ sạch.
  • Để sử dụng, bạn vệ sinh tai sạch sẽ bằng oxy già. Lấy một tờ giấy cứng cuộn thành hình phễu, đưa đầu nhỏ vào gần tai. 
  • Sau đó lấy hỗn hợp thuốc đã chuẩn bị thổi vào phía bên trong. Khi sử dụng phương pháp này, người bệnh nên tạm ngưng dùng thuốc kháng sinh trong 24 giờ.

Chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính bằng phèn chua
Chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính bằng phèn chua

Dùng sáp ong

Công dụng:

  • Sáp ong được hình thành từ ong mật thuộc chi Apis. Nó là một khối màu vàng và có nhiều lỗ nhỏ. 
  • Sáp ong có nhiều chất quan trọng như caffein, acid phenethyl ester (CAPE), bioflavonoids, các nhóm vitamin và khoáng chất. Nhờ đó, nó có tác dụng giảm đau, cải thiện triệu chứng sưng, viêm, nấc cụt, tiêu chảy và hỗ trợ làm mềm da.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị một miếng mật ong rừng, đem vắt bỏ mật, lấy sáp. Tiếp đó, bạn đem phần sáp này đun nóng cho tan ra rồi phết lên một tờ giấy mỏng. Bạn nên thực hiện bước này khi sáp còn nóng. Nếu để nguội, sáp sẽ bị cứng rất khó thực hiện.
  • Tiếp theo, bạn cuộn tờ giấy thành hình điếu thuốc rồi đốt cháy một đầu để tạo khói. Sau đó hướng đầu không đốt vào thẳng góc với lỗ tai. Khói được xông vào lỗ tai sẽ cải thiện tình trạng bệnh.
  • Mỗi lần, người bệnh đốt từ 2 đến 3 cuộn, cứ duy trì liên tục từ 7 ngày đến 10 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm.

Cách chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính bằng lông nhím

Công dụng: Lông nhím có khả năng hành khí, chỉ thống, cầm máu và giải độc. Do đó, nhiều người thường sử dụng lông nhím để giảm đau và đẩy lùi viêm tai giữa.

Thực hiện:

  • Bạn đem vài chiếc lông nhím sao cho vàng, sau đó xay nhuyễn thành bột mịn
  • Tiếp đó, bạn chuẩn bị một tờ giấy, gấp thành hình phễu rồi ghé vào tai người bị viêm.
  • Đổ bột vào phễu rồi thổi vào tai người bệnh. Thực hiện cách chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính này 2 đến 5 sẽ giúp các triệu chứng thuyên giảm.

Thực tế, các mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà đã đem đến những hiệu quả rõ rệt với các trường hợp cấp tính. Tuy nhiên với các trường hợp mãn tính, nếu ở giai đoạn nhẹ vẫn có thể hỗ trợ, còn trường hợp viêm mãn tính lâu năm người bệnh nên điều trị theo phác đồ y khoa để tránh biến chứng.

Cách chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính bằng lông nhím
Cách chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính bằng lông nhím

Cách chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính bằng thuốc Tây y

Phương pháp Tây y được đánh giá là cách chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính hiệu quả và phổ biến nhất. Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như sau:

  • Để vệ sinh tai tại chỗ, bác sĩ có thể sẽ làm thuốc tai nhằm loại bỏ dịch trong tai giữa bệnh nhân. Trong đó, phương pháp dùng nước muối sinh lý nhỏ vào tai, hút rửa và lau khô là cách vệ sinh phổ biến nhất.
  • Những dung dịch kháng sinh nhỏ tai như: Gentamycin, Neomycin, Polymyxin hoặc Chloromycetin. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể phối hợp với steroids để kháng viêm. Đối với những người bị nhiễm vi khuẩn Pseudomonas, chúng ta sẽ sử dụng dung dịch acid acetic 1,5%, mỗi ngày nhỏ tai từ 2 đến 4 lần tùy theo tình trạng bệnh.
  • Trong các đợt cấp của viêm tai giữa mãn tính, bác sĩ có thể dùng kháng sinh đường toàn thân cho bệnh nhân. Tuy vậy, nếu không thực sự cần thiết thì không nên sử dụng phương pháp này. Ngoài ra, một số loại thuốc kháng sinh có thể dùng để trị viêm tai giữa mạn tính là: Cefixime, Augmentine hay Sparloxacine,...
  • Cách chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính với thuốc kháng viêm có thể kể đến như: Non-steroid (Diclofenac) hay Steroide (Methylprednisolone, Prednisolone).
  • Thuốc giảm đau thường dùng trong cách  chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính như: Paracetamol (Panadol, Efferalgan, Acemol, Dafalgan,...)
  • Thuốc kháng Histamine trong điều trị viêm tai giữa mãn tính như: Fexofenadine, Actifed, Cetirizine, Chlopheniramin,...

Phẫu thuật trị viêm tai giữa mãn tính

Khi tình trạng bệnh diễn ra quá phức tạp và ảnh hưởng đến các xương nhỏ trong tai, xương hàm, xương chùm,... bệnh nhân có thể phải phẫu thuật điều trị hoặc thay thế xương.

Để trị bệnh, bác sĩ sẽ đặt một ống nhỏ thông giữa tai trong và tai ngoài. Ống này có chức năng thông dịch, giảm nhiễm trùng và áp lực tai. Ống thông khí thường được đặt ở cả hai tai và tự rơi ra sau 6 đến 18 tháng.

Tuy vậy, phương pháp này có chi phí khá cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó người bệnh cần suy nghĩ thật kỹ trước khi phẫu thuật.

Phẫu thuật trị viêm tai giữa mãn tính hiệu quả
Phẫu thuật trị viêm tai giữa mãn tính hiệu quả

Tây y trong điều trị viêm tai giữa mãn tính mang lại ưu điểm về hiệu quả nhanh chóng và kiểm soát triệu chứng tốt nhờ các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm và giảm đau. Bên cạnh đó, các phương pháp phẫu thuật như nạo VA, đặt ống thông khí, vá nhĩ cũng giúp giải quyết triệt để các vấn đề về cấu trúc và chức năng tai giữa.

Tuy nhiên, Tây y cũng tồn tại nhược điểm như nguy cơ kháng thuốc kháng sinh, tác dụng phụ của thuốc và khả năng tái phát bệnh sau phẫu thuật.

Cách chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính bằng thuốc Đông y

Bên cạnh phương pháp chữa bệnh tại nhà hay thuốc Tây y, Đông y cũng là một trong những cách chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính hiệu quả. Đối với bệnh lý này, Đông Y chia thành 3 thể, mỗi thể lại có bài thuốc chữa bệnh riêng biệt: 

Thể can kinh thấp nhiệt

Đây là tình trạng cấp tính của bệnh viêm tai giữa mãn tính. Người bệnh lúc này sẽ xuất hiện những cơn đau nhức trong tai, có mủ loãng vàng, đặc, dính và hôi. Để đẩy lùi tình trạng này, bạn sử dụng bài thuốc sau:

Bài thuốc: cam thảo, sài hồ, chi tử, kim ngân hoa, long đởm thảo, sinh địa, hoàng cầm, mỗi loại 8 đến 12 g. Đem những nguyên liệu đã chuẩn bị sắc rồi uống, mỗi ngày 1 thang. 

Thể âm hư hay thận hư hỏa thượng viêm

Đối với những người lớn tuổi, bệnh viêm tai giữa mãn tính có thể gây ra tình trạng dịch mủ chảy nhiều, lưỡi khô đắng, nghe kém hoặc mất khả năng nghe, khó ngủ,...

Bài thuốc: Thục địa, hoàng bá, kim ngân hoa,trạch tả, sài hồ, đan bì,… Mỗi ngày sắc một thang uống đều đặn sẽ hạn chế tình trạng bệnh chuyển biến xấu.

Thể tỳ hư thấp nhiệt

Không giống với thể thận hư, tỳ hư xuất hiện phổ biến hơn ở trẻ nhỏ. Lúc này, trẻ xuất hiện tình trạng dịch mủ chảy nhiều và kéo dài, kèm theo đó là suy dinh dưỡng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,…

Bài thuốc: Biển đậu, cát cánh, hoàng bá, hoàng liên, sa nhân, bạch truật, đẳng sâm, cam thảo, ý dĩ, trần bì, đương quy, phục linh,… Đem những nguyên liệu này sắc uống đều đặn trong vòng 2 tuần. Mỗi ngày 1 thang để thuốc phát huy công dụng tốt nhất.

Cách chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính bằng thuốc Đông y an toàn
Cách chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính bằng thuốc Đông y an toàn

Bài thuốc dùng trực tiếp

Để cách chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính hiệu quả hơn, người bệnh có thể sử dụng thêm bài thuốc như sau:

  • Bạn chuẩn bị hàn the, băng phiến, hoàng liên để tán thành bột mịn. Sau đó, sử dụng một tờ giấy cứng, cuộn thành hình phễu rồi cho bột vào, thổi nhẹ vào ống tai.
  • Mỗi ngày, bạn thực hiện phương pháp này 1 đến 2 lần. Trước khi thực hiện, người bệnh cần vệ sinh tai sạch sẽ với nước muối sinh lý.

Điều trị viêm tai giữa mãn tính bằng Đông y mang lại nhiều ưu điểm như sử dụng các thảo dược tự nhiên, ít tác dụng phụ, có thể kết hợp với Tây y để tăng hiệu quả điều trị, đặc biệt hiệu quả trong việc giảm đau, giảm viêm và cải thiện sức đề kháng cho người bệnh.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là thời gian điều trị thường kéo dài, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh, hiệu quả chậm và khó đánh giá chính xác, cần có sự tư vấn và hướng dẫn cụ thể từ thầy thuốc có chuyên môn.

Dược liệu hỗ trợ trị bệnh an toàn, lành tính

Trong y học cổ truyền, một số dược liệu đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm tai giữa mãn tính nhờ vào các đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau. Dưới đây là một số dược liệu thiên nhiên tiêu biểu thường được dùng:

  • Hoàng liên chứa berberin, palmatin và nhiều alkaloid khác có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và giảm viêm nhiễm trong tai giữa.
  • Kim ngân hoa với các flavonoid và saponin giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm đau và kháng viêm, hỗ trợ làm dịu các triệu chứng khó chịu do viêm tai giữa gây ra.
  • Liên kiều chứa các acid chlorogenic và isochlorogenic có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và giảm tổn thương ở tai giữa.
  • Bồ công anh giàu vitamin A, C và các khoáng chất như sắt, canxi, kali có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm viêm và giảm đau, hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể sau khi bị viêm nhiễm.
  • Ké đầu ngựa chứa các chất đắng và tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau và giảm ngứa, giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa biến chứng của viêm tai giữa.
  • Cúc hoa chứa các flavonoid, tinh dầu và adenin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau và an thần, giúp giảm viêm nhiễm, giảm đau và cải thiện giấc ngủ cho người bệnh.

Các dược liệu trên thường được sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột để uống. Liều lượng và cách dùng cụ thể cần được tư vấn bởi bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Tác động huyệt đạo cải thiện bệnh

Trong y học cổ truyền, việc tác động vào các huyệt đạo được coi là một phương pháp hỗ trợ điều trị viêm tai giữa mãn tính hiệu quả. Dưới đây là một số huyệt đạo mang đến hiệu quả trong việc hỗ trợ trị bệnh:

Huyệt Nghinh Hương:

  • Vị trí: Nằm ở điểm lõm phía trên cánh mũi, ngang với đường giữa của đồng tử khi mắt nhìn thẳng.
  • Công dụng: Có tác dụng thông khiếu mũi, giảm đau, tiêu viêm, làm thông thoáng đường thở, giảm tắc nghẽn ở vòi nhĩ - một yếu tố quan trọng góp phần gây viêm tai giữa mãn tính.

Huyệt Nghinh Hương có tác dụng thông khiếu mũi, giảm đau, tiêu viêm
Huyệt Nghinh Hương có tác dụng thông khiếu mũi, giảm đau, tiêu viêm

Huyệt Hạ Quan:

  • Vị trí: Nằm ở chỗ lõm phía trước và dưới tai, trên đường ngang của góc hàm khi há miệng.
  • Công dụng: Có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, giảm sưng, đặc biệt hiệu quả với các triệu chứng đau nhức tai, khó nhai nuốt do viêm tai giữa mãn tính.

Huyệt Phong Trì:

  • Vị trí: Nằm ở chỗ lõm giữa bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang, ngang với đốt đội sống cổ thứ nhất.
  • Công dụng: Có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, giảm đau đầu, chóng mặt, ù tai, hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu ở vùng tai.

Huyệt Hợp Cốc:

  • Vị trí: Nằm ở mu bàn tay, giữa khe xương bàn tay thứ nhất và thứ hai, khi khép ngón cái và ngón trỏ lại.
  • Công dụng: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, giảm sưng, hỗ trợ điều trị các chứng viêm nhiễm, trong đó có viêm tai giữa mãn tính.

Huyệt Dịch Môn:

  • Vị trí: Nằm ở sau tai, chỗ lõm giữa hai mỏm chũm của xương thái dương.
  • Công dụng: Có tác dụng thanh nhiệt, thông khiếu, giảm đau, giảm sưng, đặc biệt hiệu quả với các trường hợp viêm tai giữa mãn tính kèm theo ù tai, chảy mủ tai.

Cách tác động:

  • Bấm huyệt: Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ ấn vào huyệt đạo với lực vừa phải, mỗi lần khoảng 1-2 phút, ngày 2-3 lần.
  • Xoa bóp: Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ xoa bóp nhẹ nhàng vùng huyệt đạo theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ, mỗi lần khoảng 5-10 phút, ngày 2-3 lần.
  • Châm cứu: Yêu cầu thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn.

Những lưu ý khi chữa viêm tai giữa mãn tính

Viêm tai giữa mãn tính có thể chữa dứt điểm bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên để những phương pháp này đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần thực hiện những lưu ý sau:

  • Khi thực hiện cách chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính tại nhà, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc về vấn đề vệ sinh. Khi thấy xuất hiện những tình trạng xấu, người bệnh cần đến cơ quan y tế chuyên môn thăm khám.
  • Việc sử dụng phương pháp chữa bệnh tại nhà có tác dụng không đồng nhất. Mỗi người bệnh sẽ có hiệu quả khác nhau. Hơn nữa, cách chữa bệnh này cũng đòi hỏi người bệnh phải thực hiện trong thời gian lâu dài mới hiệu quả.
  • Khi chữa viêm tai giữa bằng thuốc tây, người bệnh cần thực hiện theo các chỉ định của bác sĩ. Uống thuốc đều đặn, không bỏ thuốc hoặc tự ý mua thuốc sử dụng. Điều này vừa khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm, vừa dễ khiến cơ thể lờn thuốc làm quá trình điều trị bệnh kéo dài.
  • Hiện nay, tình trạng thuốc Đông y giả đang diễn biến vô cùng phức tạp trên thị trường. Do đó nếu muốn chữa bệnh bằng thuốc Đông y, người bệnh nên đến các cơ sở uy tín và được cấp phép khám chữa bệnh.

Trên đây là những cách chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính phổ biến nhất mà chúng tôi tổng hợp được. Tùy vào tình trạng bệnh và điều kiện của mỗi người, bạn có thể chọn cho mình cách chữa bệnh phù hợp nhất. Ngoài ra, đừng quên chăm sóc bản thân thật tốt để bảo vệ sức khỏe.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tai Mũi Họng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan