Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Ho xảy ra khi các tế bào dọc theo đường hô hấp bị kích thích làm phổi đẩy không khi ra ngoài với tốc độ và áp lực cao. Nếu không khắc phục kịp thời, ho có thể tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm amidan, viêm họng hạt… Trước vấn đề này, bài viết xin chia sẻ các phương pháp trị ho an toàn, hiệu quả.

Bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả

Bài thuốc dân gian trị ho được phát triển, lưu giữ qua nhiều thế hệ và mang lại các tác dụng chữa bệnh tích cực. Với ưu điểm đơn giản, lành tính, tiết kiệm, những mẹo chữa bệnh dân gian hiện nay vẫn được rất nhiều người ưu tiên lựa chọn.

Bài thuốc dân gian an toàn, lành tính, phù hợp với mọi đối tượng
Bài thuốc dân gian an toàn, lành tính, phù hợp với mọi đối tượng

Cụ thể, dưới đây là Top các bài thuốc dân gian trị ho được sử dụng phổ biến nhất.

Sử dụng mật ong trong điều trị ho

Mật ong chứa nhiều thành phần có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế quá trình oxy hóa giúp phục hồi tế bào tổn thương và giảm ho nhanh chóng. Đồng thời, trong mật ong còn sở hữu các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và hệ miễn dịch như vitamin và carbohydrate.

Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mật ong hoạt động như một loại thuốc giảm đau, giúp tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc cổ họng và làm giảm tình trạng kích ứng. Tác dụng của dược liệu này có thể so sánh với dextromethorphan - một thành phần chứa trong thuốc không kê đơn để giảm ho và chống nhiễm trùng.

Cách sử dụng mật ong trong chữa, khắc phục tình trạng ho như sau:

  • Chuẩn bị: 1 - 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
  • Cách thực hiện: Người bệnh ngậm trực tiếp mật ong nguyên chất rồi từ từ nuốt xuống cổ họng. Để đạt hiệu quả điều trị cao, người bệnh duy trì thực hiện phương pháp này 2 - 3 lần/ngày đến khi tình trạng ho được đẩy lùi.

Sử dụng gừng

Theo Đông y, gừng là vị thuốc có tính ấm, vị cay nồng, phát huy công dụng rất tốt trong điều trị các bệnh lý về đường hô hấp trong đó có ho khan, ho có đờm, cảm cúm...  Ngoài ra, loại gia vị thường dùng trong nhà bếp này còn có khả năng ức chế virus RSV - nguyên nhân gây các bệnh hô hấp, nhất là ở trẻ nhỏ.

Gừng có tính ấm giúp điều trị các bệnh về hô hấp trong đó có trị ho hiệu quả
Gừng có tính ấm giúp điều trị các bệnh về hô hấp trong đó có trị ho hiệu quả

Cách thức sử dụng gừng trong điều trị, làm giảm các triệu chứng của ho như sau:

  • Chuẩn bị: 1 củ gừng tươi, 1 - 2 thìa mật ong nguyên chất.
  • Cách thực hiện: Người bệnh rửa sạch gừng, thái lát mỏng sau đó cho vào nồi đun sôi trong vòng 15 phút. Tiếp theo, người bệnh chắt nước gừng ra cốc rồi cho thêm mật ong vào khuấy đều. Nước gừng mật ong nên được uống khi còn ấm, duy trì thực hiện đều đặn hằng ngày để đạt hiệu quả điều trị cao.

Trị ho bằng lá hẹ hiệu quả

Trong lá hẹ có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh như allicin, odorin, sunfit, Saponin… giúp tiêu độc, long đờm, đẩy lùi tình trạng ho hiệu quả.

Cách sử dụng lá hẹ chữa ho tại nhà như sau:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá hẹ tươi, 3 - 4 lát nghệ tươi đã giã nhuyễn và 1 - 2 viên đường phèn.
  • Cách thực hiện: Người bệnh cho tất cả các nguyên liệu trên đi chưng cách thủy trong vòng 15 - 20 phút rồi chắt lấy nước cốt và uống luôn khi còn ấm. Duy trì thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp làm dịu các triệu chứng của ho hiệu quả.

Sử dụng chanh trong chữa ho

Chanh có thành phần là các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm nhờ vậy nó có tác dụng khắc phục các triệu chứng của ho, nhất là ho dai dẳng kéo dài. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C có chứa nhiều trong chanh còn giúp nâng cao sức đề kháng.

Cách sử dụng chanh trong điều trị ho như sau:

  • Chuẩn bị: 2 - 3 thìa cà phê nước cốt chanh, 1 - 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất và 2 thìa cà phê dầu dừa.
  • Cách thực hiện: Người bệnh cho tất cả các hỗn hợp trên vào nồi, trộn đều rồi đun liu riu trên bếp đến khi dầu dừa chảy hoàn toàn. Hỗn hợp sau khi đun được bảo quản trong lọ kín, chia 2 lần sử dụng trong ngày.

Trị ho đơn giản bằng muối

Muối có tác dụng tiêu diệt, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hiệu quả. Trị ho bằng muối có thể sử dụng trong mọi trường hợp từ ho khan, ho có đờm hay tình trạng ho kéo dài dai dẳng.

Cách chữa ho bằng muối khá đơn giản, người bệnh chỉ cần súc miệng bằng nước muối hằng ngày. Ngoài cách thực hiện hòa tan muối với nước ấm, người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Trị ho hiệu quả bằng quất

Quất có vị chua, tính ôn, có tác dụng tiêu đờm, thông phổi, giảm viêm, trị ho hiệu quả. Bài thuốc trị ho bằng quất phát huy công dụng tốt trong nhiều trường hợp kể cả tình trạng viêm amidan, ho dữ dội, ho dai dẳng lâu ngày.

Phương pháp chữa ho hiệu quả, đơn giản bằng quất như sau:

  • Chuẩn bị: 0,5kg quất tươi, đường, bình thủy tinh có nắp đậy.
  • Cách thực hiện: Người bệnh rửa sạch quất sau đó châm lỗ trên mỗi quả. Tiếp theo, người bệnh cho quất và đường vào bình thủy tinh, đậy nắp rồi ngâm trong ít nhất 7 ngày. Để sử dụng, người bệnh lấy quất ra rồi ngậm trong miệng để vị ngọt, dưỡng chất tan dần rồi nhai quất và nuốt.

Sử dụng cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương đã được công nhận là thảo dược có công dụng điều trị, làm giảm các triệu chứng của viêm phế quản, ho hay nhiễm trùng đường hô hấp. Sở dĩ, có được khả năng này là nhờ xạ hương chứa thành phần flavonoid giúp thư giãn khí quản và các hoạt chất kháng khuẩn, giảm viêm hiệu quả.

Cỏ xạ hương đã được kiểm chứng và công nhận về tác dụng chữa ho 
Cỏ xạ hương đã được kiểm chứng và công nhận về tác dụng chữa ho

Cách thực hiện khá đơn giản, người bệnh chỉ cần lấy khoảng 1 thìa lá xạ hương khô hãm cùng 300ml nước sôi là có thể sử dụng. Để tăng hiệu quả cũng như giúp dễ uống hơn, người bệnh có thể cho thêm một chút mật ong nguyên chất vào trà xạ hương.

Phương pháp này nên được sử dụng 3 lần/ngày, duy trì đều đặn để đem lại hiệu quả điều trị cao.

Khắc phục triệu chứng ho hiệu quả bằng quả lê

Theo Đông y, quả lê có tính mát, vị hơi chua, giúp bổ phế, tiêu đờm hiệu quả. Nhờ vậy, loại quả này phát huy công dụng hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh ho khan, ho có đờm,

Chữa ho nhanh chóng bằng quả lê như sau:

  • Chuẩn bị: 1 - 2 quả lê, 300g hạt sen đã bỏ tâm cùng một chút đường phèn.
  • Cách thực hiện: Người bệnh thái nhỏ lê và bẻ đôi hạt sen rồi cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun sôi cùng một ít đường phèn. Người bệnh đun đến khi hạt sen và lê mềm nhuyễn là có thể sử dụng, nên ăn cả nước và cái để phát huy tối đa công dụng điều trị.

Bài thuốc dân gian từ lâu đời đã được sử dụng để điều trị các triệu chứng ho nhẹ. Một số ưu điểm của phương pháp này bao gồm:

  • Dễ kiếm, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên an toàn.
  • Thích hợp cho các trường hợp ho nhẹ, do cảm lạnh thông thường.
  • Chi phí thấp.

Tuy nhiên, nhược điểm của bài thuốc dân gian là:

  • Hiệu quả chậm, không phù hợp với các trường hợp ho nặng.
  • Tác dụng chưa được kiểm chứng bằng các nghiên cứu y khoa.
  • Một số bài thuốc có thể kỵ với cơ địa của người bệnh.

Lưu ý: Khi sử dụng các bài thuốc dân gian, cần lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, rõ nguồn gốc. Mặc dù là thảo dược thiên nhiên nhưng không phải hoàn toàn vô hại. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng, đặc biệt với trẻ em, phụ nữ mang thai và người đang cho con bú.

Trị ho bằng Tây y

Điều trị Tây y thường tập trung làm giảm triệu chứng, người bệnh sẽ nhanh chóng cảm nhận được các phản ứng tích cực, bệnh thuyên giảm đáng kể. Phương pháp này phù hợp với mọi tình trạng bệnh, tiện lợi nên được nhiều người lựa chọn.

Một số loại thuốc thường được dùng trong phác đồ điều trị ho như sau:

  • Thuốc long đờm: Natribenzoat, Terpinhydrat…Nhóm thuốc này có tác dụng làm loãng dịch nhầy đường hô hấp, giúp dễ dàng tống xuất đờm ra ngoài bằng cơ chế ho hoặc dẫn lưu qua đường thở. Acetylcysteine (ACC) và Ambroxol là hai loại thuốc long đờm thường được sử dụng.
  • Thuốc giảm ho: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế trung tâm ho ở hành não, giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn ho. Dextromethorphan là thuốc giảm ho điển hình, thường được chỉ định cho các trường hợp ho khan do kích ứng.
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ định trong trường hợp ho do nhiễm vi khuẩn đường hô hấp, chẳng hạn như viêm phế quản cấp do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh không có tác dụng với ho do virus. Một số loại thuốc kháng sinh trị ho thường được kê đơn như amoxicillin, roxithromycin…
  • Thuốc giúp ức chế phản xạ ho như siro, kẹo ngậm, glycerol…
  • Thuốc ức chế hệ thần kinh điều hành phản xạ ho như menthol, lidocain…
  • Các loại thuốc giảm sưng, viêm, đau rát cổ họng như serrapeptase, alphachymotrypsin…

Thuốc Tây tập trung làm giảm triệu chứng, tình trạng bệnh cải thiện nhanh chóng
Thuốc Tây tập trung làm giảm triệu chứng, tình trạng bệnh cải thiện nhanh chóng

Thuốc Tây có thể làm phát sinh các biến chứng phụ khi sử dụng, tạo áp lực lên dạ dày cũng như gan, thận. Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, mua thuốc đúng loại và dùng thuốc đúng liều lượng.

Điều trị ho bằng thuốc Đông y

YHCT quan niệm rằng ho thường do sự mất cân bằng giữa các tạng phủ, chủ yếu liên quan đến Tỳ Vị (hệ tiêu hóa) và Phế (phổi). Các yếu tố như ngoại tà xâm nhập (phong hàn, nhiệt độc), khí hư (suy giảm chính khí), huyết hư (thiếu hụt máu) cũng có thể gây ra ho. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, YHCT phân chia các chứng ho thành nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như:

  • Phế hàn ho: Do cảm nhiễm phong hàn, biểu hiện ho khan, nhiều đờm trắng loãng, người thường sợ lạnh, có thể kèm theo sổ mũi, hắt hơi.
  • Phế nhiệt ho: Do phế vị tích nhiệt, biểu hiện ho khan hoặc có đờm vàng dính, rát họng, khát nước, táo bón.
  • Khát ho: Do âm hư nội nhiệt, biểu hiện ho khan, cổ họng khô rát, khát nước, người thường gầy yếu, dễ sốt về chiều.
  • Tỳ Vị hư ho: Do Tỳ Vị suy yếu, không đủ khả năng vận hóa sinh tân dịch, biểu hiện ho có nhiều đờm, người mệt mỏi, chán ăn, dễ tiêu chảy.

Các bài thuốc Đông y trị ho thường bao gồm:

  • Bài thuốc giải cảm: Sử dụng trong trường hợp Phế hàn ho, thường bao gồm các vị thuốc như: Ma hoàng, Quế chi, Bạch chỉ, Gừng tươi, Cam thảo.
  • Bài thuốc thanh nhiệt: Dùng cho Phế nhiệt ho, thường gồm các vị thuốc như: Hoàng cầm, Sài hồ, Cát cánh, Cam thảo.
  • Bài thuốc bổ phế: Thích hợp cho trường hợp Tỳ Vị hư ho, thường dùng các vị thuốc như: Bạch truật, Hoàng kỳ, Thang dược, Cam thảo.
  • Bài thuốc nhuận phế: Dùng cho khát ho, thường gồm các vị thuốc như:Mạch môn đông, Sa sâm, Thiên môn, Cam thảo.

tri-ho
Thuốc Đông y trị ho bằng thảo dược thiên nhiên an toàn, ít tác dụng phụ

Điều trị ho bằng thuốc Đông y có ưu điểm là tác dụng từ gốc, giúp điều hòa lại cân bằng giữa các tạng phủ, phục hồi chức năng của phổi. Bên cạnh đó, thuốc Đông y thường có ít tác dụng phụ so với thuốc Tây y. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả thường chậm hơn, đòi hỏi quá trình điều trị kiên trì. Ngoài ra, việc kê đơn thuốc Đông y cần dựa trên phân tích các triệu chứng rồi đưa ra phương hướng điều trị. Do đó, người bệnh cần tìm đến các thầy thuốc YHCT có chuyên môn để được thăm khám, chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp.

Dược liệu chữa bệnh

Nhiều loại dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên được sử dụng lâu đời trong (Y học cổ truyền) YHCT với mục đích hỗ trợ điều trị ho. Tác dụng của các dược liệu này thường tập trung vào:

  • Giảm ho, long đờm: Một số dược liệu có tác dụng làm dịu niêm mạc họng, giảm kích ứng dẫn đến cơn ho. Đồng thời, chúng có thể giúp loãng dịch nhầy ở đường hô hấp, giúp cơ thể dễ dàng tống xuất đờm ra ngoài.
  • Kháng viêm, kháng khuẩn: Nhiều loại dược liệu có hoạt tính kháng viêm, kháng khuẩn, giúp giảm viêm nhiễm đường hô hấp - một trong những nguyên nhân gây ho.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Một số dược liệu có tác dụng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh từ môi trường, qua đó giảm nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp, bao gồm cả ho.

Một số dược liệu thường dùng trong điều trị ho theo YHCT:

  • Húng chanh: Dược liệu có tính kháng viêm, sát trùng nhẹ. Lá húng chanh thường được dùng để ngâm nước uống hoặc xông hơi giúp giảm ho, long đờm.
  • Kha tử: Kha tử có vị ngọt, tính hơi lạnh, tác dụng nhuận phế, giảm ho. Thường được dùng dưới dạng sắc thuốc uống hoặc kết hợp với các dược liệu khác.
  • Lá hẹ: Dược liệu có tính ấm, tác dụng giải cảm, long đờm, giảm ho. La hẹ thường được dùng để sắc thuốc uống hoặc xông hơi.
  • Hoa đu đủ đực: Trong Đông y, hoa đu đủ đực được coi là một loại thuốc mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bổ phế. Hoa đu đủ đực chứa nhiều hoạt chất quý như flavonoid, tanin, saponin, vitamin A, C, E. Những hoạt chất này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa, giúp làm dịu các triệu chứng viêm họng và ho.

tri-ho
Hoa đu đủ được là thảo dược trị ho hiệu quả

Ho không chỉ khiến cổ họng sưng đau, khó chịu mà còn kích thích quá trình sản sinh đờm làm nghẹt cổ họng, người bệnh mất tiếng, mệt mỏi. Việc sớm có các biện pháp điều trị ho là điều rất cần thiết nhằm tránh bệnh trở nặng cũng như hạn chế các ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống xuống mức tối thiểu.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tai Mũi Họng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan