Thay vì sử dụng thuốc tây y hay các phương pháp phẫu thuật hiện nay thì nhiều bố mẹ đang rất quan tâm đến các mẹo chữa viêm tai giữa cho bé ngay tại nhà. Bởi những mẹo này vừa kinh tế mà lại không gây tác dụng phụ. Sau đây là top các cách trị viêm tai giữa cho trẻ phổ biến đang được ưa chuộng.
Top 11 mẹo chữa viêm tai giữa cho bé cha mẹ nên biết
Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị viêm nhiễm do sự nhân lên và phát triển của vi khuẩn cư trú: Pseudomonas aeruginosa, Moraxella catarrhalis, Streptococcus pyogenes,…. Ngoài sử dụng các phương pháp y học hiện đại thì mẹo dân gian cũng là phương pháp được nhiều bố mẹ áp dụng để điều trị bệnh cho con.
1. Mẹo chữa viêm tai giữa cho bé bằng sáp ong
Sáp ong mang đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, giúp sát khuẩn vết thương tại chỗ và làm liền vết thương nhanh chóng. Ngoài ra, sáp ong còn chứa các dưỡng chất cần thiết giúp làm mềm da, chăm sóc da, làm giảm tình trạng đau tai, ù tai do viêm tai giữa gây ra. Nhờ hiệu quả tốt, lành tính nên từ lâu mật ong đã là một trong những cách chữa viêm tai giữa cho trẻ được tin tưởng.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Một miếng sáp ong
- Một miếng giấy nhỏ để cuộn sáp ong
Tiến hành:
- Vắt hết mật ở sáp, sau đó đun sáp ong lên cho nóng rồi phết vào miếng giấy nhỏ.
- Để trẻ nằm nghiêng với bên tai đau hướng lên trên.
- Cuộn tờ giấy lại như điếu thuốc lá, sau đó đốt một đầu tạo thành khói (không có lửa).
- Để vuông góc 90° đầu giấy còn lại với ống tai của người bệnh và tiến hành xông hơi.
Mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần, mỗi lần xông hơi 2 – 3 cuộn giấy. Thực hiện phương pháp này liên tục tử 7 – 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Xông hơi bằng thuốc chữa viêm tai giữa cho bé
Với nguyên liệu là các thảo dược quý trong thiên nhiên kết hợp với nhau, tác động trực tiếp vào ống tai giữa, giúp điều trị ngay tại chỗ, chữa lành vết thương. Từ đó, làm giảm các triệu chứng chảy dịch mủ, đau tai, ù tai, sốt, buồn nôn,…
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bơm tiêm vô trùng
- Nước muối sinh lý vô trùng hoặc oxy già
- Tăm bông sạch
- Một miếng giấy để cuộn thuốc
- Các thảo dược quý (mỗi loại 10 gram): Bồ công anh, kim ngân hoa, thổ phục linh, bạch chỉ, huyết sâm, hoàng cầm, hạ thổ thảo.
Tiến hành:
- Tán bột mịn các thảo dược, sau đó cho vào miếng giấy nhỏ, cuộn thật khéo để tạo thành hình ống như điếu thuốc.
- Cho trẻ nằm nghiêng một bên với phần tai đau hướng lên trên.
- Dùng tăm bông sạch thấm nước muối sinh lý vô trùng hoặc oxy già để vệ sinh tai.
- Cho đầu bơm tiêm vào ống tai. Đút ống thuốc vào trong lõi bơm tiêm rồi đốt tạo khói.
- Thổi khói nhẹ nhàng để thảo dược đi vào bên trong ống tai.
Mỗi ngày làm 1 – 2 lần, mỗi lần ½ ống thuốc. Duy trì từ 7 – 10 ngày để nhận thấy sự khác biệt và thuyên giảm của bệnh.
3. Chữa viêm tai giữa bằng cây sống đời
Theo Đông y, cây sống đời mang tính bình, vị chua, mát có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Ngoài ra, còn giúp làm thuyên giảm các triệu chứng đau tai, buồn nôn, mệt mỏi,…ở bé. Các dưỡng chất có trong cây sống đời giúp tái tạo da, hồi phục vết thương sau khi điều trị. Vì thế, đây là một trong các mẹo chữa viêm tai giữa cho bé được rất nhiều bà mẹ thực hiện và tin dùng.
Chuẩn bị nguyên liệu
- 10 gram lá sống đời
- Tăm bông
- Vải gạc sạch
- Cối giã
- Nước muối sinh lý
Tiến hành:
- Lấy 10 gram lá sống đời rửa sạch, sau đó đem ngâm vào trong nước muối sinh lý để loại bỏ nốt bụi bẩn và vi khuẩn còn sót lại.
- Sau khi ngâm 10 – 15 phút thì vớt ra để ráo.
- Cho vào cối giã nát. Tiếp đến, cho tất cả vào vải gạc sạch vắt lấy nước cốt vào bát nhỏ.
- Dùng tăm bông thấm lấy nước cốt bôi vào bên trong ống tai.
Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày và duy trì trong vòng 7 ngày để giảm triệu chứng của bệnh.
4. Cách chữa trị viêm tai giữa cho bé bằng lá hẹ
Hẹ có vị cay, tính nóng, chứa kháng sinh giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, trong lá hẹ còn có nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể phục hồi sau khi bị bệnh. Chính vì thế mà hầu hết gia đình nào có con nhỏ đều thủ cho mình một chậu trồng hẹ.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Lá hẹ 30 gram
- Phèn chua 20 gram
- Cối giã
- Vải gạc sạch
- Vỏ lọ NaCl 0.9% nhỏ mắt (mũi)
Tiến hành:
- Lá hẹ rửa sạch, sau đó ngâm trong nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn còn sót lại. Vớt ra rổ để ráo sau khi ngâm được khoản 15 phút.
- Cho lá hẹ vào cối giã nát. Sau đó lọc lấy nước cốt bằng vải gạc sạch.
- Cho thuốc vào trong vỏ lọ NaCl 0.9%, rồi nhỏ 1 – 2 giọt vào tai bị viêm, ngày nhỏ 2 – 3 lần.
Áp dụng liên tục trong khoảng 10 ngày để điều trị bệnh đạt kết quả cao nhất.
5. Cách trị viêm tai giữa cho trẻ bằng lá diếp cá
Trong Đông y lá diếp cá được sử dụng rất nhiều để điều trị bệnh: sỏi thận, viêm ruột, đau mắt đỏ,…và viêm tai giữa. Lá diếp mang vị chua, cay, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm một cách hiệu quả. Các thành phần có trong lá diếp cá giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh, hạ sốt cho người bệnh; từ đó mà mủ trong tai giữa sẽ hết dần mà không cần phải sử dụng đến kháng sinh kéo dài.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Lá diếp cá 30 gram
- Tăm bông sạch
- Táo đỏ 10 gram
Tiến hành:
- Lá diếp cá rửa sạch, ngâm vào trong nước muối sinh lý để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn. Để 10 – 15 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.
- Cho lá diếp cá vào cối giã nát rồi dùng vải gạc sạch chắt lấy nước cốt.
- Dùng tăm bông sạch thấm lấy nước cốt diếp cá. rồi bôi nhẹ nhàng vào bên trong ống tai.
Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày và kiên trì điều trị trong vòng 7 ngày để mang lại hiệu quả.
6. Mẹo chữa viêm tai giữa cho bé bằng rau diếp cá và táo đỏ
Rau diếp cá có tính năng kháng viêm và kháng khuẩn, giúp làm giảm sưng đau và mẩn ngứa. Táo đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa và axit amin có thể giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ em trong quá trình điều trị viêm tai giữa.
Chuẩn bị nguyên liệu
- 30 gram rau diếp cá
- 10g táo đỏ
Tiến hành:
- Lá diếp cá rửa sạch hết bụi bẩn, sau đó để ráo nước rồi đem phơi cho thật khô dưới trời nắng gắt.
- Cho 30 gram lá diếp cá, cùng 10 gram táo đỏ vào nồi đất. Đổ 600 ml nước vào ngập thuốc.
- Đun nhỏ lửa cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn 200 ml thì tắt bếp.
- Chắt nước ra cốc rồi chia ra làm 3 lần uống trong ngày.
Điều trị trong vòng 7 – 10 ngày để để giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh đối với trẻ.
7. Mẹo chữa viêm tai giữa cho bé bằng phèn chua
Từ lâu, phèn chua luôn có mặt trong danh sách các chất sát khuẩn, tiêu viêm cực mạnh, giúp giảm tình trạng chảy dịch mủ ở tai. Từ đó, mà các triệu chứng đau tai, ù tai, đau đầu, buồn nôn,… cũng được cải thiện đáng kể.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Nước muối sinh lý hoặc oxy già.
- Tăm bông
- 100 gram ngũ bột tử
- 100 gram phèn chua
- Chảo chống dính
Tiến hành:
- Cho 100 gram ngũ bột tử cùng 100 gram phèn chua vào chảo chống dính, rồi đun với lửa vừa cho đến khi phèn chua tan ra, quyện vào cùng ngũ bột tử.
- Để nguội rồi mang hỗn hợp đi nghiền nát.
- Bảo quản thuốc trong hộp kín và để nơi khô thoáng.
- Mỗi lần sử dụng thì mang ra 1 lượng nhỏ bằng hạt đỗ rồi cuộn vào trong tấm giấy nhỏ sao cho vừa với lỗ tai của trẻ.
- Vệ sinh tai sạch sẽ bằng nước muối sinh lý vô khuẩn hoặc oxy già rồi để cho khô tai.
- Cha mẹ cho trẻ nằm nghiêng, sao cho tai viêm hướng lên trên.
- Đặt cuộn thuốc vào tai viêm của trẻ rồi thổi nhẹ nhàng, đều đều cho đến khi hết bột thuốc.
Thực hiện phương pháp này 1 – 2 lần/ ngày trong vòng 7 ngày.
8. Cách chữa viêm tai giữa cho trẻ em bằng lá hẹ và phèn chua
Lá hẹ có tác dụng kháng viêm và làm dịu cơn đau, trong khi phèn chua có tính kháng khuẩn và giúp làm sạch vết thương. Kết hợp hai thành phần này có thể giúp làm giảm triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em một cách hiệu quả và an toàn, nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Lá hẹ: 30 gram
- Phèn chua 20 gram
- Vỏ lọ NaCl 0.9% nhỏ mắt (mũi)
Tiến hành:
- Lá hẹ rửa sạch rồi để trong rổ cho ráo nước.
- Cắt lá hẹ ra từng đoạn ngắn 5cm, rồi cho vào bát cùng 10 gram phèn chua.
- Đem hấp cách thủy 20 phút rồi giã nhuyễn, sau đó chắt lấy nước cốt.
- Cho hỗn hợp thuốc vào vỏ lọ NaCl 0.9% rồi nhỏ vào tai viêm 1 – 2 giọt, ngày nhỏ từ 1 – 2 lần.
Thực hiện đều đặn 7 – 10 ngày sẽ đẩy lùi các triệu chứng khó chịu cho bé và tiêu viêm.
9. Kinh nghiệm chữa viêm tai giữa cho bé bằng lá mơ lông
Chất paederin cũng như tinh dầu sulfide dimethyl disulphide có trong lá mơ được sử dụng như một loại kháng sinh giúp sát khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Từ đó, làm giảm các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng có trong lá mơ còn giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể cũng như giải quyết các vấn đề về tai – mũi – họng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá mơ với nước.
- Để ráo nước rồi đem hơ lá mơ với lửa nhỏ đến khi lá thật nóng.
- Vò nát lá mơ rồi đút vào trong tai trước giờ đi ngủ.
- Sau một đêm thì lượng dịch mủ chảy ra đã được lá mơ hút hết.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn cần phối hợp thêm mẹo hay bài thuốc khác vì cách này không điều trị triệt để được ổ viêm sâu bên trong tai giữa.
10. Mẹo chữa viêm tai giữa cho bé bằng lá kinh giới
Kinh giới có vị cay, tính ấm, chứa thành phần chất kháng sinh, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và làm thuyên giảm các triệu chứng đi kèm. Các dưỡng chất có trong kinh giới giúp hồi phục da sau tổn thương.
Chuẩn bị:
- Thảo dược (mỗi loại 100 gram): lá kinh giới, xương bồ, ngân hoa, cam thảo, xuyến chi và liên kiều.
- Nồi đất sắc thuốc.
Tiến hành:
- Cho tất cả số thảo dược đã chuẩn bị vào nồi đất, đổ 1,2 lít nước.
- Đun nhỏ lửa cho đến khi chỉ còn ½ lượng nước thì tắt bếp.
- Ngày uống 3 lần, mỗi lần 200ml nước thuốc.
Duy trì trong khoảng 10 – 15 ngày để tình trạng bệnh được cải thiện.
11. Lông nhím điều trị viêm tai giữa ở trẻ
Lông nhím từ lâu đã được sử dụng như một bài thuốc dân gian trong việc cầm máu, giải độc, làm giảm tình trạng viêm sưng, đau nhức và lưu thông khí huyết. Vậy nên đối với bệnh viêm tai giữa ở trẻ, cha mẹ có thể sử dụng lông nhím để điều trị theo cách sau đây.
Chuẩn bị
- Hai cái lông nhím
- Mẩu giấy vuông nhỏ
Tiến hành
- Sao lông nhím trên lửa nhỏ cho đến khi chuyển sang màu vàng.
- Tán lông nhím thành bột mịn.
- Cuộn miếng giấy thành hình chiếc phễu nhỏ, rồi đổ bột lông nhím vào phễu.
- Vệ sinh tai cho trẻ sạch sẽ. Sau đó, cho trẻ nằm nghiêng, đảm bảo bên tai viêm hướng lên trên.
- Để phễu giấy vào tai đau của trẻ rồi thổi nhẹ nhàng sao cho bột lông nhím bay vào trong ống tai.
Thực hiện đều đặn ngày 1 lần. Duy trì trong vòng 4 – 5 ngày sẽ thấy tình trạng chảy mủ dịch, đau tai, ù tai,… được cải thiện.
Những lưu ý khi sử dụng mẹo chữa viêm tai giữa cho bé bằng dân gian
Ngoài ưu điểm về kinh tế, dễ kiếm, dễ tìm, không có tác dụng phụ như thuốc kháng sinh thì phương pháp dân gian này cũng còn tồn tại nhiều bất cập:
- Thuốc không có tác dụng ngay trong thời gian ngắn mà phải sử dụng lâu dài và còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi bé.
- Hiện nay, các phương pháp dân gian vẫn chưa được các nhà khoa học cũng như y học kiểm chứng về hiệu quả.
- Nếu sử dụng sai cách đối với một số phương pháp thổi thuốc vào tai có thể làm tình trạng viêm tai nghiêm trọng hơn, thậm chí gây suy giảm thính lực.
- Trong quá trình áp dụng mẹ nên quan sát xem con có khó chịu hay gặp dấu hiệu bất thường nào không. Trường hợp con quấy khóc kêu đau nhức tai cần dừng việc áp dụng mẹo. Tốt nhất bạn nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để nghe hướng dẫn từ các chuyên gia.
- Chú ý vệ sinh, tránh để con ngoáy tai nhiều.
Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là bệnh lý hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách. Những mẹo chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, giúp bố mẹ lựa chọn phương pháp tốt nhất cho bé của mình. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý áp dụng mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để dùng đúng cách, đúng phương pháp.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!