Ho là bệnh đường hô hấp phổ biến, gây cảm giác khó chịu làm chất lượng cuộc sống suy giảm. Chế độ dinh dưỡng là một trong các yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy bệnh nhanh khỏi hoặc khiến bệnh trở nặng, phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Vậy, bị ho kiêng ăn gì để người bệnh nhanh chóng hồi phục?
Bị ho nên kiêng ăn gì?
Việc sử dụng các loại thực phẩm không phù hợp sẽ làm kích ứng niêm mạc họng, gia tăng các triệu chứng từ đó khiến bệnh trở nặng. Trước vấn đề này, bài viết xin chia sẻ các thông tin chi tiết về bị ho kiêng ăn gì?
Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh
Các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh thường không giữ được độ tươi ngon cũng như các dưỡng chất cần thiết. Đặc biệt, loại thực phẩm này còn chứa một hàm lượng nhất định chất bảo quản có hại cho sức khỏe. Do đó, với những bệnh nhân bị ho cần hạn chế việc sử dụng đồ ăn chế biến hoặc tinh chế.
Các loại thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng khoáng chất và vitamin ít mà người mắc bệnh ho hoặc các bệnh về đường hô hấp khác không nên sử dụng như bánh mỳ trắng, bánh nướng, khoai tây chiên, đồ ăn đóng gói…
Thực phẩm dễ gây kích thích, dị ứng
Hiệp hội hen suyễn Anh từng cảnh báo, các chất gây dị ứng từ thực phẩm có thể làm kích hoạt các triệu chứng của ho và hen suyễn làm bệnh diễn biến nặng. Vì vậy, những người mắc các căn bệnh về hô hấp, có các biểu hiện như ho, thở khò khè, đau rát niêm mạc họng… cần tránh sử dụng các loại thực phẩm này.
Cụ thể, một số thực phẩm là thủ phạm gây ra tình trạng kích ứng niêm mạc họng phổ biến như bò, cá, sò, ốc, men bia, các loại hạt… Người bệnh nên theo dõi kỹ chế độ ăn uống kết hợp với sự tư vấn, hỗ trợ từ phía bác sĩ để xác định chính xác các tác nhân gây kích ứng và tránh xa chúng.
Đồ ăn lạnh – đáp án bị ho kiêng ăn gì
Ăn đồ lạnh sẽ gây kích thích niêm mạc cổ họng hoặc nghiêm trọng hơn là tắc khí ở phổi. Đồng thời, khi người bệnh sử dụng những loại thực phẩm này còn khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, phổi bị tổn thương từ đó làm phát sinh các bệnh lý đường hô hấp trong đó có tình trạng ho kéo dài.
Trong trường hợp muốn sử dụng loại đồ ăn này, người bệnh cần để nó ngoài một thời gian nhằm giảm bớt độ lạnh.
Sữa lọt danh sách bị ho kiêng ăn gì
Sữa chứa nhiều protein có khả năng sản sinh chất dịch nhầy có thừa trong đường ruột. Vì vậy, sau khi uống sữa có thể xảy ra tình trạng kích thích dịch nhầy sản sinh nhiều trong đường hô hấp và tạo đờm ở họng. Điều này tác động tiêu cực đến việc điều trị ho và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng.
Thực tế cũng chỉ ra rằng, có khá nhiều trường hợp ho kéo dài dai dẳng, khó chữa hoặc trở nặng do người bệnh duy trì thói quen uống sữa mỗi này. Do đó, nếu người bệnh đang thắc mắc bị ho nên kiêng ăn gì thì sữa hoặc các chế phẩm từ sữa chính là một đáp án.
Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt
Khi dung nạp đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt sẽ khiến cơ thể bị “ bốc hỏa” dẫn đến tình trạng ho nặng hơn. Ngoài ra, việc tiếp tục giữ thói quen sử dụng dòng thực phẩm này còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác về tim mạch, đường huyết…
Với người bị ho cần tránh ăn thực phẩm có hàm lượng muối cao như cá muối, thịt xông khói… cũng như hạn chế sử dụng các loại đồ ngọt, bánh kẹo…
Đồ ăn chiên, nướng
Sử dụng đồ ăn chiên, nướng có thể gây áp lực lên dạ dày, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa, từ đó khiến dịch nhầy trong cổ họng tiết nhiều. Điều này làm gia tăng các triệu chứng ho, bệnh kéo dài dai dẳng hoặc thậm chí xuất hiện tình trạng viêm nhiễm. Vì vậy, để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng ho, viêm họng thì người bệnh cần hạn chế sử dụng các đồ ăn chiên, nướng xuống mức tối thiểu.
Bị ho kiêng ăn gì? Quýt
Vỏ quýt vẫn được biết đến như một dược liệu giúp chữa ho, long đờm hiệu quả. Tuy nhiên ít ai biết rằng, thịt quýt lại là một trong những cái tên đứng đầu danh sách ho kiêng ăn những gì.
Nghiên cứu y học cho thấy, trong thịt quýt có chứa hàm lượng Cellulite cao khiến cơ thể sinh nhiệt, dịch đờm tiết nhiều. Từ đó, loại hoa quả này không những không hỗ trợ cải thiện tình trạng ho mà còn làm bệnh diễn biến nặng hơn.
Rượu, bia, đồ uống chứa caffeine và các chất kích thích khác
Đồ uống có chứa caffeine có khả năng kích thích quá trình bài tiết, người dùng đi tiểu nhiều làm cơ thể mất nước. Nếu không được bổ sung nước kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng khô họng, người bệnh ho khan, ho liên tục và khàn giọng.
Với các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích khác như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào…, chúng không những làm khô cổ mà còn khiến niêm mạc họng bị kích thích, tình trạng đau rát họng trở nặng, người bệnh ho nhiều hơn.
Ngoài ra, những loại thực phẩm này còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, làm hệ miễn dịch suy giảm. Do vậy, không chỉ với bệnh ho mà với bất cứ một bệnh lý nào hay ở người khỏe mạnh thì cũng không nên sử dụng loại thực phẩm này.
Bị ho nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể tạo được lớp áo bảo vệ, chống lại sự viêm nhiễm do vi khuẩn, vius gây ra. Do đó, muốn thúc đẩy bệnh nhanh khỏi cũng như hạn chế các vấn đề tiêu cực, người bệnh cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt.
Một số loại thực phẩm là đáp án cho thắc mắc bị ho nên ăn gì như sau:
- Thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C như cà chua, ớt chuông, các loại rau xanh… giúp tăng sức đề kháng, giảm đau rát họng.
- Các món ăn mềm như cháo, súp… vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa không làm tổn thương họng.
- Các món ăn có chứa tỏi, hành tây, tía tô vừa giúp kháng khuẩn, kháng viêm tốt đồng thời hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản hiệu quả…
- Mật ong giúp kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu cổ họng.
- Giấm táo chứa hàm lượng axit tự nhiên lớn giúp tăng cường hệ miễn dịch đồng thời giảm đau rát vùng họng.
- Bổ sung các loại trái cây như nho, việt quất, dứa, lựu… vừa tốt cho cổ họng vừa tăng cường vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Bổ sung các loại rau xanh giúp xây dựng khẩu phần ăn khoa học, lành mạnh.
Lưu ý khi điều trị bệnh ho
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân song song với giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
- Vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng hằng ngày.
- Người bệnh cần chú ý bảo vệ, che chắn vùng họng, mũi, tai mỗi khi ra ngoài.
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh ho, cảm cúm, sốt…
- Người bệnh chú ý theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe, nếu ho kéo dài từ 3 – 5 ngày cần đi khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
- Không tự ý mua thuốc hoặc thay đổi liều lượng dùng mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Xây dựng lối sống lành mạnh song song với luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe cũng như hệ miễn dịch.
Để ngăn chặn cơn ho kéo dài, người bệnh cần xây dựng chế độ sống lành mạnh, thực hiện kiêng khem hợp lý. Hy vọng những thông tin được nêu ở trên sẽ giúp người bệnh có đầy đủ kiến thức về bị ho kiêng ăn gì từ đó đẩy lùi bệnh hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!