Tổ đỉa khiến bạn bị ngứa ngáy, châm chích do mụn nước xuất hiện? Bạn đã thử nhiều cách chữa trị mà bệnh tình không cải thiện? Đừng lo lắng! Bài viết này sẽ chia sẻ bí quyết giúp bạn chữa tổ đỉa an toàn, không lo tái phát, ít tốn kém.
Các mẹo chữa tổ đỉa theo dân gian
So với các phương pháp điều trị khác, chữa tổ đỉa bằng các mẹo dân gian được ưa chuộng hơn cả bởi dễ tìm, lành tính và tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, vì hoạt chất trong các dược liệu tự nhiên không cao nên việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên trì từ người bệnh. Bên cạnh đó, với trường hợp bệnh nặng, bạn nên kết hợp với các phương pháp điều trị khác để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Chữa tổ đỉa bằng tỏi
- Tác dụng: Ức chế vi khuẩn gây tổ đỉa, giảm sưng, viêm nhiễm và đau rát.
- Chuẩn bị: 2 củ tỏi, 250ml rượu trắng và 1 hũ thủy tinh.
- Cách dùng: Tỏi bóc vỏ, cho vào hũ thủy tinh cùng rượu trắng. Ngâm hỗn hợp này từ 7 - 10 ngày. Mỗi lần dùng lấy một ỉ rượu tỏi xoa lên vùng da bị tổ địa.
Sử dụng gừng
- Tác dụng: Giải độc, kháng viêm, đẩy lùi tình trạng da đỏ, ngứa ngáy do tổ đỉa gây ra.
- Chuẩn bị: 3 củ gừng, 2 lít nước sạch.
- Cách dùng: Gừng cạo vỏ, thái lát mỏng sau đó đun sôi cùng nước. Nước gừng thu được dùng để ngâm rửa vùng da nhiễm bệnh.
Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không
- Tác dụng: Có tính kháng sinh, giúp giảm viêm, tán hàn rất tốt.
- Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không già, muối trắng.
- Cách dùng: Rửa sạch lá trầu không cùng muối, dùng tay vò nát rồi đun sôi trong 10 phút. Phần nước ốt thu được dùng để tắm rửa. Áp dụng cách chữa tổ đỉa này 2 - 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả cao nhất.
Lá đào chữa bệnh tổ đỉa
- Tác dụng: Ngăn ngừa bội nhiễm, thúc đẩy làm lành tổn thương trên da.
- Chuẩn bị: Lá đào tươi, muối trắng.
- Cách dùng: Rửa sạch lá đào. Sau đó vò nát lá đào với muối rồi đem sắc cùng nước lọc. Sử dụng nước lá đào để tắm, ngâm rửa mỗi ngày.
Lá lốt trị tổ địa
- Tác dụng: Giúp trừ hàn (loại bỏ hàn khí), ôn trung (làm ấm trung tiêu gồm dạ dày, ruột, tỳ vị), chỉ thống (giảm đau).
- Chuẩn bị: Lá lốt cùng muối trắng.
- Cách dùng: Lá lốt đem ngâm và rửa sạch. Sau đó sắc cùng với chút muối trắng. Đun hỗn hợp trong 5 - 7 phút là có thể tắt bếp. Nước lá lốt thu được pha thêm với nước lọc và dùng để tắm rửa.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá khế
- Tác dụng: Chống viêm, tiêu độc, sát khuẩn cực kỳ hiệu quả, phù hợp trong điều trị viêm da, lở loét, u nhọt.
- Chuẩn bị: Lá khế, muối tinh.
- Cách dùng: Lá khế rửa sạch, loại bỏ phần lá úa vàng. Sau đó đun sôi cùng với chút muối. Hỗn hợp thu được dùng để tắm, có thể tận dụng phần bã chà xát lên vùng da tổn thương.
Sử dụng lá đơn đỏ
- Tác dụng: Có khả năng làm mát, giải độc gan, phù hợp với người mắc bệnh tổ đỉa, vảy nến, viêm da cơ địa,...
- Chuẩn bị: 100g lá đơn đỏ, muối, 2 lít nước lọc.
- Cách dùng: Ngâm lá đơn đỏ với muối trắng để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó đem sắc cùng với nước. Đun sôi được 10 phút là có thể tắt bếp. Khi nước lá đơn đỏ nguội thì dùng để rửa và vệ sinh vùng da bị tổ đỉa.
Chữa tổ đỉa theo Tây y
Việc sử dụng thuốc và áp dụng các liệu pháp ánh sáng là một phần của quá trình điều trị tổ đỉa. Theo đó, điều trị bằng thuốc sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm cũng như làm giảm triệu chứng của bệnh ngay tức thì.
Trong khi đó, liệu pháp ánh sáng và laser sẽ giúp cải thiện bệnh tổ đỉa bằng cách giúp phá hủy DNA của tổ đỉa và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Cả hai phương pháp đều cho hiệu quả tốt, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ gặp tác dụng phụ. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc bôi
- BSI 1% hoặc focmolsalicylic 3%: Đây là loại thuốc bôi chữa tổ đỉa, dùng trong trường hợp mụn nước chưa bị vỡ.
- Xanh methylen 1% hoặc Pemanganat 0.01%: Thuốc chữa tổ đỉa dùng cho bệnh nhân có xuất hiện mụn mủ.
- Corticosteroid: Phù hợp cho người mắc tổ địa mức độ nhẹ hoặc vừa. Người dùng cần cẩn trọng khi dùng loại thuốc này. Tốt nhất nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ.
- Thuốc ức chế Calcineurin: Đây là loại thuốc bôi dùng phối hợp với corticosteroid, để tránh teo da do loại thuốc này gây ra.
Thuốc uống
- Corticosteroid đường toàn thân: Loại thuốc này có khả năng chữa tổ đỉa mức độ nặng. Liều dùng cao khoảng 40mg/ngày, kéo dài 7 - 10 ngày, sau đó giảm 10% mỗi tuần.
- Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp bị bội nhiễm tụ cầu vàng. Không nên dùng liều cao kéo dài để tránh tác dụng phụ.
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Cetirizin, Loratadin,... để giảm triệu chứng ngứa do tổ đỉa gây ra.
Liệu pháp
- Liệu pháp ánh sáng: Cải thiện tình trạng ngứa da, giảm viêm.
- Laser: Xẹp mụn nước, giảm ngứa ngáy và sưng tấy.
Chữa bệnh tổ đỉa theo Đông y
Đông y gọi tổ đỉa ở chân là thấp cước khí, ở tay là trường phong. Căn nguyên gây bệnh chủ yếu do độc tà hoặc phong, thấp, nhiệt tà. Chúng tích tụ ở bì phu (lòng bàn tay) bàn tay, bàn chân khiến cho vận hòa của khí huyết bị ảnh hưởng, dẫn đến da khô, bong tróc, ngứa ngáy, khó chịu.
Điều trị tổ đỉa theo Đông y tập trung giải quyết căn nguyên gây bệnh, điều dưỡng cơ thể. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa tổ đỉa dạng uống, bôi hoặc ngâm rửa sau:
Dạng uống
Bài thuốc Đông y dạng uống có tác dụng giải độc, nhanh nhiệt, bổ gan. Từ đó loại bỏ tác nhân gây bệnh từ sâu bên trong:
- Bài thuốc 1: Ý dĩ, cỏ nhọ nồi, ích mẫu, sinh địa, thương nhĩ tử, kinh giới, bạch thược, đương quy, hoàng bá, xuyên khung, huyết dụ, xương truật, tỳ giải, liên kiều. Người bệnh sắc thuốc uống 1 ngày/lần.
- Bài thuốc 2: Sinh địa, kinh giới, hoàng bá, uyên không, thương truật, liên kiều, bạch thược, đương quy. Thuốc sắc với tỷ lệ nước phù hợp, uống 3 lần/ngày.
- Bài thuốc 3: Hoàng bá, tỳ giải, ké đầu ngựa, cỏ nhọ nồi, ý dĩ, kinh giới, ích mẫu, sinh địa. Sử dụng 3 lần/ngày.
Dạng bôi
Bài thuốc dạng bôi giúp thảo dược thẩm thấu sâu vào da. Qua đó giúp vùng da tổn thương nhanh lành.
- Bài thuốc 1: Nấu cây mỏ quạ thành cao rồi bôi lên vùng da bị tổ đỉa 2 lần/ngày.
- Bài thuốc 2: Tán phèn phi, bằng sa, thanh đại, ô tặc cốt thành bột mịn. Sau đó hòa cùng với một ít nước sao cho ra được hỗn hợp sền sện. Vệ sinh vùng da tổn thương rồi đắp thuốc lên.
Dạng ngâm rửa
Chữa tổ đỉa bằng bài thuốc ngâm rửa sẽ giúp làm dịu tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương da và hạn chế để lại sẹo.
- Bài thuốc 1: Sắc lá tô mộc với nước. Hỗn hợp nước thu được dùng ngâm tay, rửa chân hàng ngày.
- Bài thuốc 2: Sắc thuốc với các thành phần gồm hương phụ, khổ sâm, phù bình, thương truật, thương nhĩ, hoàng cầm để ngâm rửa hàng ngày.
- Bài thuốc 3: Dùng lá bán chi liên sắc đặc, ngâm tay và chân khi còn ấm.
Không chỉ cải thiện triệu chứng bên ngoài, Đông y còn giúp giải quyết căn nguyên gây bệnh từ bên trong, mang đến cho người dùng hiệu quả toàn diện.
Không chỉ vậy, sử dụng các bài thuốc Đông y cũng giúp hạn chế việc phụ thuộc thuốc, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tối ưu, người bệnh cần kiên trì, sử dụng thuốc đều đặn trong thời gian dài.
Chữa bệnh tổ đỉa cần lưu ý điều gì?
Bệnh tổ đỉa không thể điều trị triệt để và có thể tái phát. Do đó, để hạn chế tình trạng này, người dùng cần lưu ý những điều sau:
- Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất như nước giặt, nước rửa chén. Ngoài ra, người mắc bệnh tổ đỉa cũng cần tránh xa dầu, mỡ.
- Vệ sinh da thường xuyên bằng nước muối sinh lý nhằm giảm sưng, ngứa trên da.
- Không cào gãi, chọc vỡ mụn, bóc vảy làm trầy xước dẫn đến nhiễm khuẩn.
- Thường xuyên vệ sinh móng tay, giữ sạch da lòng bàn tay và bàn chân.
- Bổ sung thêm vitamin A, B, C vào trong thực đơn ăn uống. Không ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng như ớt, gừng, tiêu, cá, cua, đậu nành, các loại hạt,... trong quá trình điều trị bệnh.
- Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý tăng hay giảm liều.
Chữa tổ địa là một quá trình gian nan, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và có tính kỷ luật cao. Bên cạnh áp dụng các cách chữa trên, bạn nên tuân thủ những lưu ý trong sinh hoạt và dinh dưỡng để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!