Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Ngứa ngáy, bong tróc, viêm đỏ là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh vảy nến toàn thân. Tình trạng này nếu để kéo dài không chỉ ảnh hưởng tâm lý mà còn gây suy gan, viêm cầu thận… Nắm bắt thông tin về bệnh và chủ động điều trị sẽ giúp bạn sớm khắc phục tình trạng này.

Vảy nến toàn thân là bệnh gì?

Vảy nến toàn thân còn gọi là vảy nến đỏ da toàn thân, là bệnh lý mãn tính. Đặc trưng của bệnh là tình trạng da đỏ, bong tróc xuất hiện trên 90% diện tích cơ thể. Bệnh thường tiến triển trong thời gian dài, từ bệnh vảy nến thể giọt, hoặc biến chứng viêm nhiễm của thể bệnh nhẹ nếu không điều trị đúng cách.

Vảy nến toàn thân có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn là độ tuổi 40-60. Mặc dù là bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nhưng tỉ lệ mắc vảy nến toàn thân khá thấp, chỉ khoảng 1%.

Vảy nến toàn thân là bệnh lý mãn tính nguy hiểm
Vảy nến toàn thân là bệnh lý mãn tính nguy hiểm

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Người bị vảy nến toàn thân thường có triệu chứng nặng và nghiêm trọng hơn các thể bệnh khác. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện đột ngột, bùng phát dữ dội hoặc tiến triển dần dần sau khi vảy nến thể mảng phát triển. Cụ thể:

Triệu chứng ngoài da

  • Da đỏ và sưng: Vùng da toàn bộ cơ thể (khoảng hơn 90%) bị đỏ, sưng và viêm nhiễm.
  • Xuất hiện vảy da: Vùng da tổn thương xuất hiện vảy bạc màu trắng. Đặc biệt là ở các vùng như đầu, mặt, khủy tay, đầu gối, gót chân. Vảy khô, dày, có thể tự bong hoặc rụng.
  • Ngứa dữ dội: Là dấu hiệu đặc trưng của vảy nến toàn thân, nhất là khi vùng da tổn thương khô và bong tróc.
  • Đau và khó chịu: Trong một số trường hợp vảy nến toàn thân có thể gây ra cảm giác đau rát, khó chịu, nhất là ở vùng da bị nứt nẻ khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong cử động và sinh hoạt.
  • Xuất hiện mụn: Người bệnh xuất hiện mụn nước, mụn mủ hoặc các mụn đỏ trên da, có thể chảy dịch hoặc không.
  • Thay đổi màu sắc da: Da của người bệnh sẽ trở nên đỏ hoặc có màu sắc khác thường đặc biệt là khi tình trạng viêm nhiễm xuất hiện.

Triệu chứng toàn thân

Ngoài triệu chứng trên da, người bị vảy nến toàn thân còn có thể xuất hiện triệu chứng nguy hiểm như:

  • Sốt cao.
  • Rét run.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Nhịp tim bất thường.
  • Thay đổi nhiệt độ cơ thể.
  • Đau khớp nhất là ở vùng mắt cá chân.
  • Cơ thể ớn lạnh.
  • Gây tử vong do nhiễm khuẩn.

Hình ảnh vảy nến toàn thân

Triệu chứng Vảy Nến Toàn Thân phổ biến

Nguyên nhân dẫn đến vảy nến toàn thân

Nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy nến toàn thân đến nay vẫn chưa xác định. Tuy nhiên, cũng giống như các dạng bệnh khác cơ chế gây bệnh vảy nến toàn thân vẫn là do miễn dịch hoạt động quá mức.

Ở người bình thường, hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra các tế bào bạch cầu gọi là lympho T có vai trò nhận biết, tiêu diệt vi khuẩn tấn công làn da. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do hệ miễn dịch hoạt động quá mức, cơ thể có nhiều lympho T nhận diện sai lệch, tấn công vào các tế bào da khỏe. Hậu quả là tế bào da mới tăng sinh, tạo mảng dày sừng, bong tróc, ngứa ngáy.

Bên cạnh đó, bệnh còn có thể khởi phát bởi các yếu tố như:

  • Yếu tố di truyền: Gia đình có người bị bệnh thì khả năng mắc vảy nến toàn thân sẽ cao hơn mức bình thường.
  • Yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường như hóa chất, rượu bia, thuốc lá, cà phê hoặc sự thay đổi thời tiết thất thường cũng khiến vảy nến toàn thân bùng phát.
  • Mắc bệnh lý: Các bệnh lý về nhiễm trùng hô hấp như viêm họng, viêm amidan cũng là tác nhân gây bệnh và làm nặng hơn.
  • Tâm lý người bệnh: Những người hay bị stress, căng thẳng, thường xuyên buồn phiền, lo lắng cũng dễ bị bệnh vảy nến toàn thân.
  • Lạm dụng thuốc: Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc kháng viêm, giảm đau hoặc đột ngột dừng các thuốc chữa trị vảy nến mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ cũng khiến bệnh nặng, bùng phát toàn thân.

Biến chứng nguy hiểm thường gặp

Vảy nến toàn thân ít phổ biến nhưng lại đặc biệt nghiêm trọng. Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với các vấn đề sau:

Biến chứng của bệnh

Vảy nến toàn thân gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Nó khiến làn da - lớp rào cản ngoài cơ thể bị bỏng rát trên diện rộng và gây ra các biến chứng như:

  • Người bệnh rơi vào trạng thái mất nước, mất protein, khiến cho bệnh tình nghiêm trọng.
  • Xuất hiện vết sưng phù quá mức do giữ nước.
  • Người bệnh dễ gặp tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng huyết.
  • Một số trường hợp nghiêm trọng còn có thể bị suy tim sung huyết.

Hình ảnh biến chứng vảy nến
Hình ảnh biến chứng vảy nến

Biến chứng do dùng thuốc

  • Với những trường hợp dùng thuốc quá liều có thể gặp phải biến chứng teo da.
  • Biến chứng lên gan như suy gan, xơ gan.
  • Biến chứng lên thận như suy thận, viêm cầu thận.
  • Ở những phụ nữ mang thai việc dùng thuốc sai cách có thể gây dị tật thai nhi.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Quá trình chẩn đoán vẩy nến toàn thân là sự kết hợp thăm khám và các phương pháp kiểm tra bổ sung. Cụ thể:

  • Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng, khám da và các triệu chứng liên quan của bệnh
  • Tiến hành thăm hỏi triệu chứng, dịch tễ và các yếu tố liên quan như môi trường, gia đình,...

Sau khi thăm khám đầu vào trong một số trường hợp,  người bệnh phải cần tiến hành xét nghiệm để loại trừ với bệnh lý khác. Cụ thể:

  • Test da: Là phương pháp dùng kính hiển vi quan sát mẫu da tổn thương để tìm ra các dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh lý da liễu có triệu chứng tương tự như eczema hoặc viêm da cơ địa.

Ai dễ mắc bệnh vảy nến toàn thân?

  • Gia đình có người mắc bệnh.
  • Người bị nhiễm virus, vi khuẩn chẳng hạn như viêm họng, viêm đường hô hấp.
  • Người bị stress, căng thẳng ảnh hưởng miễn dịch.
  • Người béo phì.
  • Người bị tiểu đường type 2.
  • Người mắc bệnh tim mạch như xơ vữa, cholesterol cao,...
  • Người mắc bệnh tự miễn như xơ cứng, bệnh celiac, bệnh crohn.
  • Người hay hút thuốc lá.

Người bị tiểu đường type 2 dễ mắc vảy nến
Người bị tiểu đường type 2 dễ mắc vảy nến

Cách phòng ngừa, hạn chế vảy nến toàn thân

Vảy nến toàn thân đến nay vẫn là căn bệnh mạn tính, cần thuốc lâu dài. Quá trình điều trị sẽ mất rất nhiều thời gian,  đòi hỏi người bệnh cần phải chủ động phối hợp tuân thủ nguyên tắc chăm sóc để phòng tái phát.

Dưới đây là những bí quyết đẩy lùi và kiểm soát căn bệnh này:

  • Với những người chưa mắc bệnh: Cần tăng cường đề kháng, hạn chế tổn thương để tránh ảnh hưởng miễn dịch.
  • Với những người thuộc nhóm nguy cơ cao: Cần tầm soát, phát hiện và điều trị sớm, tránh bệnh nặng hơn.

Với những người đã bị bệnh:

  • Nên giữ tâm trạng vui vẻ, tránh mệt mỏi kéo dài.
  • Hạn chế hút thuốc và dùng các chất kích thích như rượu, bia.
  • Bảo vệ làn da khỏi tia UV mỗi khi ra ngoài.
  • Thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày.
  • Không dùng sữa tắm, xà phòng hoặc các hóa chất có tính tẩy rửa mạnh trong thời gian bị bệnh.
  • Không tự dùng hoặc dừng thuốc nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thức ăn có tính kháng viêm. Đồng thời hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu, đồ ăn lạnh.
  • Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày, tăng cường đề kháng, hạn chế tái phát toàn thân.
  • Khuyến khích người bệnh kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm để sớm phát hiện và điều trị bệnh.

Khi nào người bệnh vảy nến toàn thân cần gặp bác sĩ?

Vảy nến toàn thân không chỉ gây ra biến chứng nguy hiểm mà còn khiến cho người bệnh tự ti. Vì vậy khi thấy các dấu hiệu sau, bạn nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ:

  • Dấu hiệu vảy nến trở nên nghiêm trọng.
  • Vùng da tổn thương lan rộng, diện tích hơn 90%.
  • Xuất hiện cảm giác đau đớn, khó chịu ở vùng tổn thương.
  • Người bệnh đã điều trị một thời gian dài nhưng không cải thiện.
  • Xuất hiện triệu chứng đau bụng, chuột rút, tiêu chảy ra máu hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.

Biện pháp điều trị vảy nến toàn thân hiệu quả

Mặc dù ít gặp nhưng bệnh vảy nến toàn thân lại là căn bệnh nguy hiểm và khó chữa. Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Dưới đây là 3 cách làm được nhiều người bệnh tin dùng.

Trị bệnh vảy nến toàn thân theo Tây y

Mục tiêu chính của phương pháp này là giảm viêm, kiểm soát tăng sinh tế bào, kéo dài thời gian ổn định làn da, để ngăn biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi điều trị vảy nến toàn thân bằng Tây y, người bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của các bác sĩ mới cho hiệu quả tối ưu.

Một số thuốc thường được chỉ định để trị vảy nến toàn thân như:

Thuốc bôi vảy nến toàn thân

Loại thuốc này có tác dụng giảm thiểu tối đa mức độ kích ứng, đồng thời dưỡng ẩm, ngăn viêm.

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc bôi toàn thân
Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc bôi toàn thân

  • Dùng thuốc dưỡng ẩm, mềm da như Urea 10%.
  • Thuốc bôi làm bạt sừng, bong vảy axit salicylic.
  • Thuốc mỡ salicylic 5-10%,...
  • Xanh methylen hoặc eosin 2%.
  • Có thể dùng kháng sinh, thuốc bôi corticoid phòng ngừa bội nhiễm.

Thuốc uống trị vảy nến

Vảy nến toàn thân liên quan đến sự hoạt động quá mức của hệ miễn dịch. Trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm nhóm thuốc ức chế miễn dịch.

  • Methotrexate: Được sử dụng khi thuốc bôi tại chỗ không đáp ứng. Tuy nhiên thuốc có thể gây tác dụng phụ với gan, thận vì vậy cần thận trọng.
  • Cyclosporin: Thuốc dùng cho trường hợp vảy nến nặng, có tác dụng nhanh nhưng không nên sử dụng nhiều.
  • Các loại thuốc khác ức chế miễn dịch khác: Như Hydroxyurea, Mycophenolate mofetil thay thế khi không đáp ứng với Cyclosporin và Methotrexate.
  • Ngoài ra người bệnh còn có thể sử dụng các thuốc điều hòa miễn dịch như Adalimumab, infliximab, certolizumab,...

Cách trị bệnh vảy nến toàn thân theo Đông y

Đông y chia bệnh vảy nến thành nhiều thể. Tùy theo triệu chứng của bệnh mà các bài thuốc sẽ được gia giảm khác nhau. Cụ thể:

Bài thuốc thể phong huyết táo

  • Chuẩn bị: Sinh địa, huyền sâm, hỏa ma nhân, ké đầu ngựa, hà thủ ô, kim ngân hoa mỗi thứ 12g
  • Cách làm: Đem sắc rồi uống trong ngày.

Bài thuốc theo thể phong hàn

  • Chuẩn bị: Ma hoàng, quế chi 15g, sa sâm, quy đầu, bạch thược, sinh địa mỗi thứ 12g
  • Cách làm: Sắc uống hết trong ngày.

Bài thuốc theo thể huyết nhiệt

  • Chuẩn bị: Đan bì, bắc đậu căn, đại thanh diệp, tử thảo 10g; Xích thược, quy vĩ hòe hoa, sinh địa 12g; ngân hoa, hồ trượng 15g.
  • Cách làm: Sắc uống 1 thang mỗi ngày.

Trị vảy nến toàn thân tại nhà bằng mẹo dân gian

Mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên, tiết kiệm chi phí đồng thời phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

  • Sử dụng trà xanh: Trong trà xanh chứa các hoạt chất tốt cho làn da giúp giảm sưng, chống viêm, bớt ngứa. Chỉ cần lấy 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch, đun nước rồi dùng để tắm mỗi ngày.
  • Lá trầu không: Trầu không có tính kháng viêm, sát khuẩn cực mạnh nên giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh vảy nến hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy 8-10 lá trầu, sau đó đun cùng nước và muối biển. Phần nước thu được để nguội, ngâm rửa hoặc tắm mỗi tuần 2-3 lần.
  • Dầu dừa: Có tính chống viêm, kháng khuẩn, cung cấp độ ẩm để phục hồi da. Theo đó, bạn chỉ cần dùng 1-2 muỗng cafe dầu dừa, thoa đều nên những vùng da tổn thương, rồi giữ trong vòng 15-20 phút. Sau đó rửa sạch với nước.

Dầu dừa có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, cung cấp độ ẩm để phục hồi da
Dầu dừa có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, cung cấp độ ẩm để phục hồi da

Dược liệu điều trị vảy nến

Ngoài thuốc, sử dụng thảo dược tự nhiên để trị vảy nến cũng là cách hay mà nhiều người dùng. Phương pháp chẳng những hiệu quả mà còn tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn người bệnh cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những dược liệu này.

Một số thảo dược được dùng để trị vảy nến toàn thân bao gồm: Sinh địa, cam thảo, thăng ma, thạch thảo, ké đầu ngựa, hy thiêm,...

Vảy nến toàn thân là bệnh da liễu mãn tính khởi phát do nhiều nguyên nhân. Bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt bệnh nhân. Vì vậy, ngay khi có các triệu chứng, bạn cần chủ động thăm khám để có phương pháp điều trị kịp thời.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Bị vảy nến tắm lá gì và tắm thế nào để bệnh nhanh khỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia Tạp Chí Đông Y giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Bị vảy nến tắm lá có hiệu quả không? Bệnh vảy nến...

Vảy nến là bệnh về da liễu thường xuyên xuất hiện và có thể tự khỏi

Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường. Thậm chí, tắm biển đúng cách còn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn.

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NB-UVB với vảy nến trung bình và nặng, cải thiện rõ rệt sau 20-36 lần điều trị và 60-70% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh bạch biến từ 40-70% bệnh nhân tái tạo sắc tố sau 4 tháng điều trị.

Ở da bệnh vảy nến thường có biểu hiện là các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến. Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Đặc biệt sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.

Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh thường thấy ngứa da, đa số triệu chứng ngứa của vảy nến thường nhẹ. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân triệu chứng ngứa có thể xảy ra dữ dội.

Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy,... Đặc biệt, tình trạng lan rộng của vảy nến khiến nhiều người hoang mang, không biết bệnh vảy nến có lây không và lây qua đường nào. Tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu...
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người đang bị bệnh, khi bị bệnh bạn sẽ bị áp lực về tâm lý khá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Những thông tin bổ ích dưới bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất....
Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu là một trong những phương pháp được nhiều người biết đến. Tuy vậy so với Tây y hoặc Đông y, cách trị bệnh này có giá thành cao hơn hẳn. Vậy quang hóa trị liệu có gì đặc biệt? bài viết sau đây của Tapchidongy sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu...
Chữa vẩy nến bằng diện chẩn là một phương pháp quen thuộc trong Đông Y. Thế nhưng với nhiều người, thông tin về cách chữa vảy nến này còn khá mơ hồ. Để hiểu rõ hơn, bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc khái quát về phương pháp chữa vẩy nến bằng diện chẩn. [caption id="attachment_29312" align="aligncenter" width="730"] Chữa...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Vảy Nến Toàn Thân bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan