Đau dạ dày buồn nôn là bệnh gì? Trên thực tế thì đây là triệu chứng thường gặp ở người bệnh kèm theo một số hiện tượng khác khiến cơ thể mệt mỏi. Vậy người bệnh cần phải có phải làm sao, nên ăn gì? Tham khảo ngay bài viết để có hướng xử lý và điều trị kịp thời.
Bị đau dạ dày có buồn nôn không? Tại sao lại có triệu chứng này?
Đau dạ dày là bệnh lý thuộc đường tiêu hóa, bệnh có dấu hiệu điển hình là đau bụng vùng thượng vị (trên rốn và dưới ức) và thường xuất hiện sau khi ăn vào hoặc khi bụng đói.
Khi đau dạ dày thì người bệnh cũng thường có những triệu chứng kèm theo như: đầy hơi, đầy bụng, ợ hơi, khó thở, buồn nôn và nôn, đi ngoài (tiêu chảy)… khiến cơ thể ngày càng mệt mỏi, suy nhược và sụt cân trầm trọng.
Tuy nhiên, thực tế thì đau dạ dày buồn nôn và nôn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bởi có những bệnh nhân đau dạ dày nhưng không kèm dấu hiệu buồn nôn, nôn.
Do vậy, theo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành thì đau dạ dày có bị buồn nôn không là do một số yếu tố chính sau:
Do bệnh lý thuộc đường tiêu hóa
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Là bệnh có dấu hiệu buồn nôn và nôn mửa là điển hình. Với tần suất phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, nhưng đây cũng là triệu chứng khởi phát thường xuyên, kể cả khi ngủ.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Là tình trạng dịch vị trong dạ dày bị dư thừa, rồi được đảo cùng thức ăn thừa và trào ngược lên thực quản. Sau một thời gian người bệnh sẽ bị hiện tượng đau dạ dày có bị nôn.
Do ngộ độc thực phẩm:
Đối với người bệnh đau dạ dày, ngay khi dung nạp thực phẩm không an toàn vệ sinh (bẩn, nhiễm khuẩn, nấm, óc hóa chất,…) thì rất dễ gây viêm dạ dày buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị bởi vì lúc này nhu động đường ruột phải hoạt động liên tục, tần suất tăng.
Nếu kèm theo một số dấu hiệu khác như ngoài ra máu, khó thở, chóng mặt, mất nước, đau đầu thì người bệnh cần tìm đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Do mang thai:
Hormone thai kỳ tăng lên đột ngột cũng có thể khiến cho hoạt động của nhu động ruột bị ảnh hưởng. Đặc biệt là trong giai đoạn mới thụ thai, triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, chán ăn… là rất dễ gặp.
Nên đôi khi buồn nôn có phải đau dạ dày hay không còn phụ thuộc vào từng nguyên nhân và người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.
Do tác dụng phụ của thuốc hoặc uống không đúng cách:
Một số loại thuốc chữa đau dạ dày gây buồn nôn, nôn thường là thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc ức chế tiết axit và thuốc kháng sinh. Nếu người bệnh sử dụng quá liều, không đúng cách hay tự ý sử dụng đều có thể gặp phải triệu chứng này.
Đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi có nguy hiểm không?
Về cơ bản thì đau dạ dày hay bị buồn nôn không chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn dẫn đến tình trạng cơ thể bị suy nhược, sụt cân. Mà còn gây ra nhiều biến chứng bệnh lý khác nguy hiểm hơn như: Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…
Thông thường triệu chứng đau dạ dày và buồn nôn do những nguyên nhân như: Chế độ ăn uống, stress kéo dài, dấu hiệu mang bầu, dùng thuốc Tây sai cách… thì có thể không nhất thiết phải can thiệp y tế, bệnh vẫn có thể thuyên giảm sau khi áp dụng những phương pháp trị liệu vật lý.
Ngược lại, nếu triệu chứng này do một số bệnh lý đã chia sẻ ở trên thì bắt buộc người bệnh cần phải sử dụng thuốc đặc trị để không gặp biến chứng.
Chính vì vậy, bệnh có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh và cách điều trị của từng người bệnh khác nhau.
Bị đau dạ dày buồn nôn phải làm sao?
Sau những thông tin chia sẻ ở trên thì bạn cũng thấy được tầm ảnh hưởng của triệu chứng đau dạ dày gây buồn nôn với người bệnh. Vậy nên bất cứ người bệnh nào cũng cần phải có kiến thức đúng về bệnh và biết đau dạ dày buồn nôn nên làm gì để loại bỏ hết các yếu tố nguy hiểm.
Dưới đây sẽ là lời khuyên của các chuyên gia đầu ngành về việc xử lý và điều trị đúng cách cho người bệnh.
Nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa, bệnh viện uy tín
Ngay sau khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, triệu chứng như kể trên thì điều đầu tiên mà người bệnh cần phải thực hiện đó là tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh.
Khi đó bác sĩ sẽ dựa vào những dấu hiệu và tiền sử bệnh lý của bạn, kết hợp với phương pháp chẩn đoán (nội soi dạ dày, xét nghiệm phân, chụp X – Quang, test hơi thở…) để đưa ra phương hướng xử lý và phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bởi mỗi nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nặng nhẹ và đối tượng mắc bệnh sẽ có phương pháp chữa trị khác nhau. Cụ thể như với bệnh nhân có nguyên nhân thông thường thì bác sĩ chỉ đưa ra lời khuyên thực hiện biện pháp cải thiện hoặc dự phòng để triệu chứng bệnh không bị tái phát.
Sử dụng thuốc chữa bệnh dạ dày chứng buồn nôn
Dùng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ
Đối với người bệnh có triệu chứng nặng, nguyên nhân do bệnh lý thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định sử dụng thuốc đặc trị và thời gian uống thuốc tùy vào mức độ bệnh cũng như khả năng phục hồi của từng người bệnh khác nhau. Một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định như sau:
- Thuốc chữ P – Phosphalugel: Liều uống chỉ định thường từ 1 – 2 gói/ lần, nhưng không uống quá 3 lần;
- Thuốc chữ Y – Yumangel: Liều uống chỉ định uống 1 gói/ lần, ngày uống dao động từ 2 – 4 lần;
- Thuốc trung hòa acid – Router: Liều lượng tùy từng người bệnh, nhưng uống tốt nhất là sau ăn 1 -2 tiếng.
- Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này người bệnh cần thận trọng để không gặp tác dụng phụ, một số thuốc như Levofloxacin,Tetracycline, Amoxicillin… mà nên uống sau ăn 30 phút để không ảnh hưởng đến dạ dày.
Lưu ý, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc tây, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Vì thuốc tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu bạn sử dụng sai hoặc lạm dụng.
Dùng thuốc Đông y đau dạ dày kèm buồn nôn tận gốc
Nếu người bệnh muốn được điều trị bệnh một cách hiệu quả, an toàn, lành tính và loại bỏ được nguy cơ bị tác dụng thì thuốc Đông y chính là lựa chọn hoàn hảo. Bởi thuốc được bào chế từ dược liệu thiên nhiên, không có sự góp mặt của bất kỳ thành phần hóa chất nào.
Chính vì vậy, dù người bệnh sử dụng một thời gian dài cũng không lo lắng về tác dụng phụ của thuốc.
Bên cạnh đó, nguyên lý điều trị dạ dày và buồn nôn bằng phương pháp Đông y đều thực hiện dựa trên 3 yếu tố chính đó là: loại bỏ và ngăn ngừa nguyên nhân gây bệnh, cải thiện và phục hồi chức năng của dạ dày, cuối cùng là bảo vệ dạ dày trước những tác nhân gây bệnh.
Nghĩa là khi sử dụng thuốc người bệnh sẽ được điều trị từ tận gốc, từ nguyên nhân gây bệnh và dần dần các chức năng của dạ dày sẽ được khôi phục. Từ đó người bệnh sẽ hạn chế bệnh tái phát ở mức thấp nhất.
Trên thị trường hiện nay có một số bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày đang nhận được đánh giá cao từ hàng nghìn bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa mà bạn nên tham khảo như:
Bài thuốc hương phụ binh lang: Trần bì – Hoắc hương – Phật thủ mỗi vị 15g, Hương phụ 25g, Lai phục tử – Tam tiên mỗi vị 45g, Cam thảo – Binh lang mỗi vị 10g.
Bài thuốc sa nhân hương phụ: Sa nhân: 8g; Ô dược – Hương phụ – Cam thảo – Diên hồ sách – Trần bì mỗi thứ 20g.
Cải thiện đau dạ dày và nôn bằng chế độ ăn uống, tập luyện thể dục
Dựa theo ý kiến chuyên gia thì đây chính là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả, và nó quyết định 40% đau dạ dày có gây buồn nôn không. Nội dung cụ thể về cách cải thiện như sau:
- Ăn đủ và đúng giờ, ăn chín uống sôi và ăn chậm nhai kỹ, có thể chia nhỏ các bữa ăn để hạn chế áp lực lên đường tiêu hóa.
- Bổ sung rau xanh, chất đạm, chất khoáng, trái cây, ngũ cốc… và nước lọc để kích thích và phục hồi chức năng tiêu hóa.
- Không thức hay ăn quá muộn, cần ngủ đủ giấc. Cần dành thời gian để nghỉ ngơi và tập thể dục hợp lý để loại bỏ căng thẳng và vận động cơ cho tăng sức đề kháng.
- Không tự ý sử dụng thuốc, cần tham khảo ý kiến cũng như chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng. Đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau.
- Thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe và theo dõi dấu hiệu bệnh đau dạ dày kèm buồn nôn.
- Tránh ăn trái cây ngay sau khi ăn bữa chính; tắm, nằm hoặc ngủ sau khi ăn và nên nới lỏng cạp quần khi ăn no.
Đau dạ dày buồn nôn nên ăn gì, uống gì?
Bên cạnh việc áp dụng theo những lời khuyên kể trên thì vấn đề ăn uống, kiêng khem cũng rất quan trọng. Thậm chí, những người bệnh có dấu hiệu bệnh nhẹ, mới khởi phát thì cũng chỉ cần áp dụng đúng chế độ ăn uống cũng có thể khiến bệnh thuyên giảm.
Dưới đây là những lời khuyên đau dạ dày nên ăn gì, uống gì cho khoa học mà người bệnh nên tham khảo:
Đau dạ dày và buồn nôn nên ăn:
- Món dễ tiêu hóa: Cháo gà, súp gà, canh khoai tây nấu sườn ninh nhừ, hầm kỹ…
- Thực phẩm cải thiện, phục hồi vết thương: Là những thực phẩm chứa nhiều protein, canxi, sắt, kẽm, vitamin và khoáng chất như: Thịt trắng (tôm, cá, cua,…), rau cải, bí xanh…
- Thực phẩm tái tạo và bảo vệ niêm mạc dạ dày: trứng gà, sữa, táo, chuối…
- Thực phẩm trung hòa axit dạ dày: gạo lứt, ngô, khoai lang, bánh mì, nếp lức…
- Thực phẩm có chất béo vừa phải: mè đen, vừng…
- Bổ sung chất xơ: súp lơ, bí xanh, đậu bắp,…
Đau dạ dày buồn nôn nên uống gì?
- Nước dừa: Là thức uống có giá trị dinh dưỡng chỉ đúng sau chất lỏng tinh khiết, vì chúng chứa nhiều hoạt chất điện phân, thanh nhiệt, vị ngọt thanh giúp người bệnh thuyên giảm được triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, đau bụng… nên rất tốt cho người bệnh đau dạ dày và buồn nôn.
- Trà gừng: Gừng được coi như thần dược bởi chúng chứa nhiều hoạt chất tốt cho đường tiêu hóa, công dụng kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa rất tốt. Nên người bệnh có thể sử dụng thường xuyên, nhưng không uống quá nhiều vì nó có tính ấm, có thể gây nóng trong.
- Mật ong: Có lẽ ai cũng đều biết được phần nào về giá trị dinh dưỡng mà mật ong mang lại, chúng không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn có công dụng: sát khuẩn, làm sạch đường ruột, phục hồi và cải thiện vết thương tổn của dạ dày, giúp các tế bào miễn dịch tốt hơn. Khi dung nạp đúng cách người bệnh dạ dày cũng có thể cải thiện chứng buồn nôn khá hiệu quả.
- Tinh bột nghệ: Bạn có thể kết hợp chúng với mật ong để đạt hiệu quả cao hơn, vì trong tinh bột nghệ chứa hoạt chất tốt cho người bệnh giúp họ giảm viêm nhiễm, lành vết thương nhanh hơn.
- Chè vằng: Vốn lá vằng được nhiều gia đình dùng để hãm uống hằng ngày, bởi chúng có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt. Tuy nhiên, nó còn có công dụng tuyệt vời khác đối với người đau dạ dày bị buồn nôn, đó là khả năng kích thích tiêu hóa, giảm đầy bụng và khó tiêu.
Đau dạ dày nên kiêng:
- Thực phẩm chiên rán, dầu mỡ khó tiêu hóa gây đầy bụng, buồn nôn: Xúc xích rán, cơm rang khô, bánh rán, gà rán, tôm chiên…
- Không nên ăn thực phẩm cứng dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày: các loại hạt ngũ cốc, bánh quẩy, thịt sụn chưa được ninh nhừ,…
- Hạn chế thực phẩm và đồ uống không tốt cho đường ruột như cà phê, rượu bia, nước ngọt có gas…
- Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp vì chúng có thể chứa chất bảo quản: Thịt nguội, cá ngừ đóng hộp, bánh kẹo ngọt,…
Với những lời khuyên đó thì người bệnh cũng thấy rằng việc khắc phục và điều trị bệnh đau dạ dày buồn nôn cũng không hề đơn giản. Ngoài ăn uống kiêng khem cũng cần phải đảm bảo áp dụng đúng phương pháp đặc trị thì mới thuyên giảm được bệnh và sớm lấy lại cuộc sống khỏe mạnh bình thường.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!