Trĩ huyết khối tạo thành cục máu đông, rất dễ bị va chạm nên có khả năng vỡ, viêm nhiễm cao. Điều này khiến người bệnh rất mệt mỏi, khó chịu và sinh hoạt khó khăn. Làm thế nào để nhận biết sớm và điều trị hiệu quả, tránh biến chứng ở hậu môn? Dưới đây là những thông tin chi tiết về trĩ huyết khối mà bạn đọc nên biết.
Trĩ huyết khối là gì?
Trĩ huyết khối là hiện tượng búi trĩ có chứa cục máu đông bên trong. Bệnh hình thành do mạch máu chạy dọc theo hậu môn bị căng giãn quá mức và viêm.
Những người ở độ tuổi từ 45 đến 65 thuộc nhóm dễ bị trĩ huyết khối nhất. Đặc biệt, từ những búi trĩ ngoại đã vỡ cũng có thể hình thành cục máu đông. Huyết khối này gây tắc nghẽn, sưng viêm, làm đau đớn nghiêm trọng cho người bệnh. Cách sinh hoạt thường ngày như đi lại, ngồi, đứng, đại tiện đều khó khăn.
Lưu ý:
- Thể bệnh trĩ hình thành ở cả trĩ nội và trĩ ngoại, gây đau đớn hơn các dạng ứ máu thông thường.
- Các cơn đau kéo dài lên đến 48 giờ hoặc hơn, trong đó đỉnh điểm có thể ở những ngày sau.
- Các búi trĩ chứa máu đông có thể tự vỡ hoặc tái hấp thu sau 1 - 4 tuần. Nhưng cũng có những trường hợp chúng không tự vỡ ra mà nhanh chóng chuyển biến xấu. Người bệnh cần điều trị, phẫu thuật gấp, tránh bị viêm nhiễm.
Bạn nên thăm khám trong thời gian sớm nhất để xử lý các đám trĩ này, giảm thiểu rủi ro không mong muốn.
Phân loại 2 thể bệnh
Đây là thể bệnh trĩ xảy ra ở cả các đám rối tĩnh mạch phía trên và phía dưới đường lược. Do đó người ta thường phân thể bệnh này làm 2 loại:
1. Trĩ nội huyết khối
Trĩ nội huyết khối là hiện tượng bên trong hậu môn - trực tràng hình thành búi trĩ, có chữa cục máu đông. Sau một thời gian không lâu thì có biểu hiện sưng, viêm. Lúc đại tiện, trong phân có lẫn các cục máu đông màu đỏ đậm, người bệnh rất mệt. Ngoài ra, các sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng do trĩ nội huyết khối gây vướng víu, nóng, đau, rát...
2. Trĩ ngoại huyết khối
Trĩ ngoại huyết khối là thể bệnh phổ biến nhất trong các loại bệnh trĩ. Khác với trĩ nội chứa máu đông, ở các búi trĩ ngoại hình thành khối huyết, do mạch máu nằm ngoài ống trực tràng - hậu môn nên rất dễ bị tác động ngoại lực. Vì vậy, người bệnh thường xuyên bị khó chịu và đau đớn.
Các cơn đau biểu hiện nhiều về đêm làm cản trở giấc ngủ, gây suy giảm sức khỏe. Ngoài ra, khi đi cầu, mức độ đau đớn và tần suất cơn đau sẽ tăng cao.
Dấu hiệu nhận biết huyết khối búi trĩ
Trĩ huyết khối phổ biến ở ngoài hậu môn nên có thể sờ bằng tay hoặc quan sát thấy. Do có máu đông ở trong nên búi trĩ có màu xanh tím, giống như cao su. Điểm này có thể giúp bạn phân biệt với các đám trĩ thường màu nhạt hoặc tím đỏ hơn. Tuy nhiên, trĩ nội cũng có thể tạo thành máu đông trong nó. Để nhận biết và phân biệt, người ta dựa vào các đặc điểm sau của búi trĩ.
Nhận biết trĩ nội huyết khối
Với loại bệnh này, búi trĩ nằm ở bên trong đường lược nên khó quan sát, sờ thấy. Tuy nhiên, bằng cảm nhận và một số biểu hiện sau, bạn có thể nhận biết được.
- Trĩ nội huyết khối thường không làm người bệnh đau đớn nhiều.
- Tuy nhiên người bệnh lại thường xuyên đi ngoài ra máu, lượng máu tiết ra có thể ít nhiều, thường ở dạng cục.
- Chảy máu từ trực tràng ra ngoài do huyết khối vỡ. Nếu bị nhẹ thì máu dính ở giấy vệ sinh, trường hợp nặng lẫn trong phân hoặc bắn ra khi đại tiện.
- Người bệnh bị thiếu máu mãn tính nên hay tụt huyết áp, mệt mỏi, choáng váng.
- Đại tiện đau đớn, nhất là trong thời gian đầu. Nếu không thăm khám từ sớm thì hiện tượng đau nhức ngày càng khó kiểm soát, kèm theo viêm.
- Người bệnh cảm thấy vướng ở bên trong trực tràng, giống như tồn tại một vật thể lạ. Lúc này búi trĩ đã lớn, rất dễ vỡ và khả năng viêm cao.
- Rò phân, do đám trĩ chèn ép nên các cơ hậu môn trở nên yếu đi. Tình trạng này làm cho người bệnh khó kiểm soát phân ra, gây rò rỉ.
- Ngứa, nóng rát, khi sưng viêm ở trực tràng - hậu môn, niêm mạc ruột sẽ tiết ra các chất lỏng. Nó sẽ làm kích ứng và tạo cảm giác nóng, rát và ngứa.
- Sa búi trĩ, trĩ nội huyết khối ở giai đoạn nặng sẽ làm búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Lúc này người bệnh có thể sờ bằng tay hoặc nhìn thấy, tuy nhiên bệnh đã chuyển nặng. Người bệnh cần phẫu thuật cắt bỏ ngay nếu không muốn rủi ro xảy đến.
Nhận biết trĩ huyết ngoại khối
Trĩ loại này nằm ở bên ngoài đường lược nên người bệnh dễ dàng quan sát, nhận biết thông qua các triệu chứng sau:
- Đau dữ dội: Đây là dấu hiệu đặc trưng và phổ biến nhất do búi trĩ căng tức, chứa nhiều máu lại hay bị va chạm.
- Hình thành cục máu: Bạn có thể sờ hoặc nhìn thấy cục máu đông màu xanh tía bằng mắt thường ở thể bệnh này.
- Ngứa hậu môn: Những thời điểm búi trĩ làm tắc nghẽn sự lưu thông máu ở ống hậu môn, bạn sẽ rất ngứa.
- Chảy máu: Do va chạm và tắc nghẽn, búi trĩ bị tổn thương gây xuất huyết. Điều này có thể làm giảm đau ở hậu môn do giải phóng được một lượng máu. Tuy nhiên nó lại khiến cho tình trạng viêm nhiễm diễn ra mạnh do búi trĩ bị hở.
- Đau khi đi cầu: Búi trĩ ngoại huyết khối cũng làm bạn bị đau khi đại tiện do kích thước của chúng lớn. Lúc này, sự tắc nghẽn trong mạch máu làm ống trực tràng bị chặn, quá trình rặn khó khăn. Một số trường hợp nặng có thể không tự đẩy phân ra được.
Ngoài ra, người bị bệnh này ở hậu môn còn có khả năng bị sốt. Bởi vì búi trĩ nhiễm trùng hoặc người bệnh bị áp xe hậu môn.
Nguyên nhân hình thành trĩ huyết khối
Trĩ huyết khối là một thể bệnh, không phải triệu chứng bệnh lý hay vấn đề tiềm ẩn nào đó của sức khỏe. Tuy nhiên, cũng giống như các trường hợp bị trĩ khác, nó xuất hiện chủ yếu do cách sinh hoạt, ăn uống chưa đúng cách. Chẳng hạn:
- Vận động ít: Lười vận động cũng khiến hậu môn phải chịu nhiều ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ bị trĩ. Từ đó tạo huyết khối, đại tiện ra máu, kèm theo đau rát.
- Ngồi nhiều: Những người ngồi liên tục như nhân viên văn phòng, game thủ, công nhân may... thường tạo áp lực lên ổ bụng, hậu môn, trực tràng. Điều này khiến mạch bị tổn thương, đông máu ở trong làm cản trở lưu thông máu.
- Đại tiện căng thẳng: Do tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên khiến người bệnh bị căng thẳng khi đi cầu. Điều này làm rối loạn hoạt động kiểm soát phân, mạch máu trong ống hậu môn bị tác động, dẫn đến hình thành huyết khối.
- Béo phì: Những người thừa cân thường bị đông máu ở búi trĩ do vùng hậu môn, trực tràng và hệ thống mạch máu tại đây chịu nhiều áp lực của trọng lượng cơ thể.
- Ít ăn thực phẩm chứa nguồn chất xơ: Thiếu chất xơ là yếu tố căn nguyên khiến bạn bị táo bón. Phân cứng do táo bón rất khó đào thải, khi đại tiện phải rặn khó khăn. Đó chính là lý do khiến thành mạch máu bị chèn ép, gây tổn thương, hình thành bệnh.
- Mang thai, sinh em bé: Thai nhi càng phát triển thì khối lượng của em bé và nước ối càng tăng. Nó khiến phần xương chậu chịu nhiều sức ép, gây tổn thương ở tĩnh mạch hậu môn. Do hệ thống mạch máu khó lưu thông, sản phụ lại phải rặn mạnh, làm giãn cơ hậu môn nên huyết khối hình thành.
- Độ tuổi: Sở dĩ những người trung đến cao tuổi hay bị trĩ huyết khối vì mô ở hậu môn cũng giống như các phần khác trên cơ thể, theo tuổi tác sẽ bị lão hóa. Càng về sau, chúng càng hoạt động yếu đi và dễ tổn thương nên tạo ra huyết khối.
- Bệnh lý đường tiêu hóa: Ở những người bị một số vấn đề trong đường tiêu hóa như viêm ruột, đại tràng bị loét, mắc bệnh Crohn sẽ làm tăng nguy cơ bị thể bệnh này.
Có thể nói trĩ huyết khối hình thành ở trên hay dưới đường lược, hầu hết đều liên quan đến sinh hoạt, ăn uống. Người bệnh cần nhận biết sớm các dấu hiệu để cải thiện bệnh trĩ, tránh vỡ cục máu đông gây nguy hiểm.
Bị trĩ huyết khối nguy hiểm thế nào?
Trĩ huyết khối thường khiến người bệnh đau đớn nghiêm trọng và chảy nhiều máu. Bạn cần áp dụng nhiều cách để kiểm soát cảm giác và cầm máu. Ở một số trường hợp không thể kiểm soát, trĩ huyết khối sẽ gây ra một số biến chứng lớn:
Ngộ độc máu: Hiện tượng này xuất hiện khi các vết thương hở ở búi trĩ huyết khối bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm quá mức. Do trong quá trình chảy máu hậu môn khiến vi khuẩn có thể xâm nhập và phát triển trong máu nên ngộ độc máu xảy ra.
Khi đó cơ thể người bệnh có các biểu hiện khác thường, không chỉ ở hậu môn, như:
- Thường xuyên khó thở, đồng thời bị đánh trống ngực nhanh.
- Đau dạ dày liên tục, càng lo lắng thì càng đau.
- Người bệnh bị sốt cao, khó thở và buồn nôn.
Hoại tử: Khi khối huyết trĩ to ra, kích thước của nó sẽ làm cản trở sự lưu thông máu. Do đó búi bị thiếu dinh dưỡng và oxy nên dần dần bị hoại tử.
Tăng sinh cục máu đông: Do trĩ huyết khối có khả năng di chuyển ngược lại trong dòng máu nên các bộ phận khác cũng bị tắc nghẽn tạo nên cục máu khác. Các biến chứng do trĩ huyết khối gây nên khiến cho cơ thể chúng ta mất máu và viêm nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến tính mạng. Người bệnh cần tiến hành khám chữa ở bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Cách chẩn đoán trĩ huyết khối
Bằng việc kiểm tra thể chất, quan sát quanh hậu môn và điều tra tiền sử bệnh án, bác sĩ có thể chẩn đoán được có phải bạn đang bị trĩ huyết khối hay không. Nhưng để đảm bảo chắc chắn và xác định cấp độ bệnh, họ sẽ thực hiện một số thủ thuật sau:
- Soi trực tràng: Thông thường những người bị trĩ nội huyết khối không cảm thấy đau. Bác sĩ phải tiến hành nội soi để thấy rõ hình hài, kích thước của búi trĩ.
- Khám trực tràng mở rộng: Việc này nhằm tìm kiếm những bất thường của trực tràng như có các khối u, huyết khối khác không.
Từ các kết quả xét nghiệm, kết hợp với việc quan sát và tìm hiểu bệnh án, bác sĩ có thể khẳng định tình trạng trĩ huyết khối, cấp độ bệnh và các biến chứng nếu có. Theo đó, những phương án điều trị tích cực, thích hợp nhất sẽ được đề xuất với người bệnh.
Cách phòng ngừa tại nhà
Các cách điều trị trĩ có thể làm khối trĩ biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, sau một thời gian, nếu vẫn giữ thói quen sinh hoạt, ăn uống như trước, bệnh lại có thể biểu hiện. Bạn nên ngăn chặn các yếu tố gây bệnh bằng cách bệnh pháp như:
- Ăn uống lành mạnh bằng cách dùng nhiều thực phẩm sạch có chứa chất xơ, sắt, khoáng chất, Omega 3 và 6.
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn khó tiêu, nước uống kích thích, nhóm tạo axit…
- Sử dụng nước mỗi ngày theo giờ, nên dùng nước lọc hoặc nước điện giải có tính kiềm. Đảm bảo cung cấp đủ nước cho các hoạt động vận động, trao đổi chất và tiêu hóa.
- Thường xuyên vận động vừa sức, có thể đi bộ, tập yoga, swaps để hỗ trợ lưu thông máu. Không ngồi hoặc đứng ở một tư thế quá lâu, cũng không mang vác nặng gây áp lực cho hậu môn.
- Ăn uống khoa học để giữ cân nặng vừa đủ, tránh để tình trạng thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến trực tràng, tĩnh mạch hậu môn.
- Không mặc đồ bó sát khiến các khối huyết trong búi trĩ bị tác động mạnh gây tổn thương.
- Không gãi ngứa đối với trường hợp bị trĩ ngoại huyết khối mà nên vệ sinh, đồng thời dùng thuốc giảm ngứa, viêm.
- Khi có hiện tượng chảy máu búi trĩ, cần sơ cứu cầm máu nhanh và đến ngay cơ sở y tế để được xử lý.
Cách chữa trị bệnh trĩ huyết khối
Trĩ huyết khối là thể bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh có thể khắc phục tình trạng và điều trị bằng nhiều cách. Dưới đây là một số biện pháp giảm tổn thương, loại bỏ trĩ huyết khối bạn nên biết.
Chăm sóc tại nhà
Trĩ, đặc biệt là trường hợp trĩ ngoại huyết khối thường gây ra nhiều đau đớn khó chịu. Bạn có thể xử lý bằng cách trị bệnh trĩ tai nhà sau đây:
Nên điều chỉnh các thói quen để cải thiện trĩ như:
- Không ngồi một chỗ hoặc đứng quá lâu, ngồi xổm, ngồi bệt… làm tăng áp lực lên búi trĩ.
- Không mặc quần bó sát khiến trĩ ngoại huyết khối bị va chạm, dễ vỡ.
- Tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện lưu thông máu, không vận động, mang vác nặng.
- Không quan hệ tình dục đường hậu môn, hạn chế giao hợp, tránh thực hiện tư thế doggy…
- Uống nước khi thức dậy để kích thích đại tiện buổi sáng và duy trì thói quen đi cầu đúng giờ. Không nên nhịn vệ sinh nhưng cũng không đi tùy tiện nhiều thời điểm.
Sử dụng mẹo dân gian chữa trị huyết khối
Trong dân gian, trĩ nội huyết khối thường được điều trị bằng các bài thuốc uống. Còn với trĩ ngoại huyết khối, người ta thường chỉ cho nhau các cách bôi để giảm triệu chứng.
1. Bôi nghệ vàng chữa trĩ ngoại huyết khối
Như đã nói ở trên, trĩ ngoại huyết khối rất dễ vỡ, viêm loét do ma sát với bên ngoài. Để giảm cách hiện tượng này đồng thời ngừa sẹo, người ta bôi nghệ vàng như sau:
- Bạn lấy 1 nhánh nghệ vàng, để cả vỏ và đem rửa, giã nhỏ
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, rửa nhẹ nhàng quanh búi trĩ huyết khối bằng nước muối sinh lý.
- Dùng găng tay để lấy bã nghệ, đắp vào búi trĩ rồi để cho curcumin trong đó thấm dần.
- Khoảng 15 phút sau thì rửa lại bằng nước ấm và lau khô vùng hậu môn, búi trĩ.
- Tiến hành liên tục trước khi đi ngủ mỗi tối, điều trị khoảng 1 tháng để búi trĩ co dần.
2. Bí quyết làm teo trĩ nội huyết khối bằng lá diếp cá
- Trĩ nội huyết khối, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai rất khó điều trị vì họ không sử dụng được thuốc Tây. Làm thế nào để ngăn ngừa các búi trĩ vỡ ra, viêm nhiễm nặng từ bên trong? Dân gian từ lâu đã truyền nhau cách uống lá diếp cá.
- Bạn cần ngâm rửa thật sạch một nắm cây rau diếp cá với nước muối loãng rồi cắt khúc.
- Rửa sạch máy xay, cho rau vào để tạo ra cốc nước diếp cá, uống 1 - 2 lần/ngày để giảm trĩ huyết khối.
- Lá diếp cá cũng có thể dùng để trị trĩ ngoại huyết khối rất an toàn, hiệu quả bằng cách đắp.
3. Chữa trĩ huyết khối tại nhà bằng lá trầu
Trĩ huyết khối gây chảy máu và viêm nhiễm nặng. Trong khi đó, lá trầu vừa có tác dụng kháng viêm vừa cầm máu hiệu quả. Vì vậy, người dân nhiều nơi đã dùng lá trầu để cải thiện triệu chứng bệnh này tại nhà.
- Để tăng hiệu quả ngừa viêm, cầm máu, người ta thường thêm vào bài thuốc vài quả bồ kết, hạt gấc và 1 quả cau.
- Bạn rửa sạch nguyên liệu rồi bổ cau thành các miếng nhỏ.
- Các nguyên liệu còn lại thì giã nhuyễn cùng với muối trắng.
- Cho tất cả vào nồi cùng với nước để đun cho dược chất chiết ra nước.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, búi trĩ rồi ngâm rửa với nước thuốc vừa đun.
- Tiến hành nhẹ nhàng khoảng 15 phút, sau đó lau khô lại.
- Mỗi ngày bạn thực hiện ngâm rửa búi trĩ ngoại huyết khối từ 1 - 2 lần để hỗ trợ điều trị đạt kết quả tốt.
Chữa bệnh trĩ huyết khối theo Đông y
Theo Đông y, phổi và đại tràng có sự tương thông, hậu môn lại là cửa của đại tràng. Khi phổi mạnh thì khí đủ, nhưng nếu hư thì bệnh trĩ dễ hình thành. Dựa theo triệu chứng, Y học cổ truyền chia bệnh trĩ ra nhiều thể bệnh.
Thuốc Đông y trị bệnh trĩ huyết khối là những bài thảo dược lành tính, tác dụng từ bên trong. Khi sử dụng các bài thuốc này, chẳng những búi trĩ của bạn có khả năng tiêu biến mà hiện tượng táo bón, viêm nhiễm cũng giảm. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì theo dõi và tiến hành đều đặn nhiều ngày mới thấy huyết khối tiêu.
Bệnh nhân trĩ huyết khối có thể sử dụng một trong những bài thuốc sau:
Bài 1:
- Sử dụng dược liệu tác dụng lên cục máu đông gồm 16g bạch tô và 12g chi tử. Dược liệu kháng viêm cần dùng là 16g kim ngân.
- Kết hợp với hoa cúc, hoa hòe, cam thảo…
- Để làm giảm dần kích thước các búi trĩ huyết khối, bạn rửa sạch nguyên liệu rồi sắc uống.
- Đun thuốc với 6 bát con nước ở lửa nhỏ đến khi còn lại 3 bát thì ngừng.
- Chia thuốc trị huyết khối thành 3 phần, uống ấm sau mỗi bữa ăn trong ngày.
- Tiến hành tương tự như vậy trong khoảng 10 ngày liên tục và theo dõi triệu chứng. Nếu thấy búi trĩ có xu hướng co lại thì tiếp tục đun uống đến khi khỏi hẳn.
Bài 2:
- Bạn cũng sử dụng một số dược liệu tác dụng lên các khối huyết như sinh địa, mẫu đơn trắng, mỗi loại 12g.
- Lại kết hợp thêm các thuốc bá nhân để giảm táo bón, hắc chi ma giúp nhuận tràng. Từ đó tăng cường chức năng cho ống hậu môn, giảm áp lực.
- Sau khi có đủ dược liệu, bạn rửa sạch rồi sắc uống để giảm kích thước búi trĩ.
- Để thuốc sắc đảm bảo công hiệu, bạn nên đun nhỏ lửa với 6 bát con nước, để cạn còn 3 bát.
- Chia thuốc trị trĩ huyết khối làm 3 bát, uống ấm sau các bữa ăn trong ngày khoảng 1 giờ.
- Nên uống liên tục trong khoảng 10 ngày đến 1 tháng để búi trĩ co lại hẳn.
Bài 3:
- Với bài thuốc này, bạn dùng 20g sinh địa và 12g bạch tô để tác động vào khối huyết trĩ.
- Lại thêm hoa hòe, xích thược và địa du để giảm sưng, tiêu viêm, ngứa.
- Sau đó rửa sạch các nguyên liệu vừa rồi, cho vào ấm với 6 bát con nước.
- Đun dưới lửa nhỏ để dược chất tiết ra rồi tắt bếp khi còn 3 bát nước.
- Chia làm 3 bát rồi uống ấm sau mỗi bữa ăn trong ngày khoảng 1 tiếng.
- Uống liên tục trong nhiều ngày để huyết khối búi trĩ tiêu dần.
Điều trị bằng Tây y
Thay vì sử dụng thuốc Đông y, khi đi khám, đa phần các bác sĩ sẽ định hướng cho bạn các cách trị bệnh trĩ huyết khối bằng tân dược. Bởi lẽ đây là một tình trạng bệnh có thể chuyển biến xấu rất nhanh. Tuy nhiên, dựa vào cấp độ thực tế, bạn sẽ phải dùng thuốc uống hoặc làm thủ thuật.
Một số thuốc tân dược trị trĩ huyết khối
- Thuốc giảm đau: Có một số loại không kê đơn như Aspirin, Acetaminophen và Ibuprofen có tác dụng giảm sưng, đau, viêm. Bạn cũng có thể dùng thêm một số loại kháng viêm không chứa steroid.
- Thuốc mỡ: Người bị trĩ huyết khối đa phần được kê dùng kem chứa Hydrocortison để giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, loại này không được dùng quá 2 tuần vì nó có thể gây hại ở hậu môn.
- Thuốc tiêm: Đối với những trường hợp huyết khối búi trĩ phát triển nhanh, bác sĩ phải kiểm soát bằng cách tiêm thuốc làm co cứng búi trĩ, đồng thời làm giảm viêm, đau. Loại thuốc này có khả năng gây sẹo ở hậu môn, người bệnh nên thận trọng.
- Một số viên uống hỗ trợ cải thiện táo bón, bảo vệ trực tràng, giảm sưng viêm như Hettri, Daflon, Savi Dimin, Venrutine, Agiosmin,...
- Trong một vài trường hợp có thể cân nhắc dùng các viên đặt hậu môn như Titanoreine, Avenoc của Mỹ, Anusol, Mayinglong Musk, viên đặt chữ A Nhật Bản…
Những trường hợp huyết khối búi trĩ đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Chu vi ống hậu môn bị lấn chiếm ngày càng nhiều, người bệnh cần được phẫu thuật cắt trĩ huyết khối.
Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ huyết khối
Nhằm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm gây ra khi bị trĩ huyết khối nặng hoặc các bệnh nhân không đáp ứng được thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định phương án phẫu thuật trĩ.
Cách phẫu thuật cũ
Một số cách thường được áp dụng để cắt bỏ trĩ huyết khối truyền thống là:
- Thắt dây cao su: Dùng cho cả trường hợp bị trĩ nội huyết khối và trĩ ngoại huyết khối. Bác sĩ sẽ vệ sinh sát trùng vùng hậu môn, tiêm thuốc để giảm đau. Sau đó xác định chân búi trĩ để dùng vòng cao su buộc lại. Từ đây, nguồn cung cấp máu để nuôi dưỡng búi trĩ bị cắt. Dần dần, huyết khối búi trĩ tự teo lại và rụng đi.
- Kẹp ghim cắt trĩ: Phương pháp này cũng được tiến hành sau khi vệ sinh và gây mê. Bác sĩ sử dụng dụng cụ dập ghim để tiến hành phẫu thuật. Đây là thiết bị thắt chặt các mô và đề phòng tăng sinh trĩ huyết khối. Sau khoảng 30 phút, các búi trĩ sẽ được cắt theo phương pháp này. Người bệnh chỉ mất khoảng vài ngày để hồi phục sức khỏe sau tiểu phẫu.
Đa phần các cách cắt trĩ trên thường gây đau và chảy máu nhiều cả trong và sau khi tiến hành. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, vết cắt có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, dễ tái phát.
Phương pháp hiện đại
Để giải quyết những yếu điểm của cách làm cũ, y học hiện đại đã tìm ra những phương pháp mổ trĩ bằng máy móc hiện đại như sau.
- Doppler: Bác sĩ dùng máy dò siêu âm Doppler cùng ống soi hậu môn đề tìm nhánh động mạch, khâu theo tín hiệu của máy trên đường lược.
- Longo: Đây được coi là phương pháp mổ trĩ không đau hiện đại được đánh giá cao ở toàn cầu. Với cách làm này, người bệnh được cắt một khoảng tĩnh mạch để giảm lưu lượng máu vào búi trĩ. Sau đó khâu treo niêm mạch để tái hoàn tấm đệm hậu môn bằng máy bấm. Mọi công đoạn tiến hành chỉ trong khoảng 30 phút. Bạn có thể ra về ngay sau đó và chăm sóc phục hồi nhanh tại nhà. Phương pháp này hầu như không làm bạn bị đau vì nó được tiến hành rất nhanh trên đường lược - nơi có rất ít dây thần kinh cảm giác. Tuy nhiên, chi phí cắt trĩ huyết khối theo cách này khá lớn, bạn nên cân nhắc.
- HCPT: Biện pháp cắt trĩ HCPT dùng sóng cao tần để làm tiêu biến búi trĩ. Ở khoảng 80 độ C, bác sĩ đưa sóng cao tần làm đông hẳn máu trong búi trĩ. Sau đó thắt nút để cắt đường máu nuôi huyết khối và loại bỏ búi trĩ. Cách làm này gần như chỉ đem lại cảm giác hơi đau nhẹ. Sau khi tiến hành bệnh nhân phục hồi rất nhanh và có thể sinh hoạt trở lại.
- PPH: Đây cũng là một công nghệ hiện đại giúp loại bỏ búi trĩ không cần dao mổ. Bác sĩ tác dụng lên vòng đai niêm mạc sau khi sát trùng và mở lỗ hậu môn. Thiết bị cắt trĩ được cho vào trong, tại đường lược. Máy sẽ loại bỏ từng búi trĩ chứa huyết khối rồi khâu lại. Nhờ đó, ống hậu môn được đưa về lại trạng thái bình thường chỉ sau ít phút. Người bệnh có thể phục hồi sức khỏe nhanh và sinh hoạt trở lại. Tuy nhiên, sau điều trị, vòng hậu môn có thể bị hẹp tạm thời, nguy cơ táo bón cao. Người bệnh cần chăm sóc, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng thật tốt để ngừa trĩ huyết khối xuất hiện lại.
- Tiêm hóa chất: Phương pháp này sẽ cắt mạch máu đi vào búi trĩ bằng cồn 700. Việc này chỉ mất khoảng 30 phút, sau đó bệnh nhân ra về. Nhưng, bác sĩ sẽ kết hợp tiêm xơ búi trĩ với thuốc uống Đông, Tây y để điều trị thêm. Từ đó giúp búi trĩ teo nhanh hơn sau thủ thuật. Một thời gian kể từ khi điều trị, huyết khối búi trĩ dần tiêu biến mà không làm người bệnh đau.
Phẫu thuật hay dùng thuốc Tây, Đông y trị trĩ huyết khối đều có hai mặt tác dụng. Với những cách chữa bằng thảo dược tuy an toàn nhưng bệnh lâu tiến triển tốt. Các thuốc Tây y hay thủ thuật cắt mổ trĩ tiến hành nhanh gọn hơn nhưng lại dễ biến chứng. Dù chữa theo cách nào, người bệnh sau đó vẫn cần lưu ý trong đời sống hàng ngày để tránh tái phát.
Trĩ huyết khối nên ăn gì, những thực phẩm nên kiêng
Khi bị bệnh trĩ huyết khối nên ăn gì? Chế độ ăn khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát cải cải thiện các triệu chứng của tình trạng. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, bạn nên điều chỉnh thêm các thực phẩm tốt cho người bị trĩ, gồm:
- Các thực phẩm mềm như cháo, các món súp và canh rau.
- Các món ngon chế biến từ rau xanh và củ quả tươi giúp làm mềm phân. Từ đó cải thiện quá trình đại tiện, giảm đau, rát, chảy máu...
- Thực phẩm giàu chất xơ giúp hỗ trợ nhu động ruột, giảm táo bón, Từ đó giúp người bị trĩ huyết khối hạn chế sưng, vỡ búi trĩ gây đau đớn.
- Uống các loại nước ép cà rốt, sinh tố đu đủ, bơ và nước lọc để bổ sung cho cơ thể chất làm mềm phân.
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm có tính axit hoặc chứa các khuẩn lên men có hại cho tiêu hóa.
- Không nên dùng các thức uống có chất kích thích, ga, cồn làm ảnh hưởng đến chức năng đường ruột.
- Hạn chế sử dụng thức ăn chế biến nhanh, làm sẵn có nhiều chất bảo quản, dầu mỡ hoặc nhóm khó tiêu.
Trĩ huyết khối có thể đau hoặc không đau ở giai đoạn đầu nhưng càng về sau càng tăng kích thước và làm bạn vô cùng khó chịu. Cần liên hệ ngay với bác sĩ để chẩn đoán và điều trị huyết khối búi trĩ. Nếu e ngại, chần chừ, cục máu đông có thể lớn nhanh, vỡ, viêm gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức toàn diện về cắt trĩ ngoại, giải đáp thắc mắc về mức độ đau đớn và thời gian hồi phục. Bạn sẽ được tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật phổ biến, chi phí cũng như những biến chứng có thể xảy ra. Hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn uống và chăm sóc vết mổ sẽ giúp bạn tối ưu hóa quá trình hồi phục. Hãy cùng khám phá để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi quyết định thực hiện cắt trĩ ngoại!
Bệnh trĩ hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm. Trên thực tế chỉ cần bạn xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống, vận động hợp lý sẽ giảm thiểu nguy cơ bị trĩ.
Bbệnh trĩ thông thường sẽ không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai cũng như khả năng mang thai ở phụ nữ. Thế nhưng, nếu có dự định mang thai các chị em nên điều trị dứt điểm bệnh lý này để tránh những tác động không tốt đến thai nhi cũng như người mẹ.
Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có những cơ sở điều trị bệnh trĩ hiệu quả, an toàn, bao gồm những bệnh viện hàng đầu như: Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy. Mỗi cơ sở đều được trang bị các phương pháp và thiết bị hiện đại, cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giúp người bệnh yên tâm trong quá trình điều trị. Người bệnh nên đặt lịch khám trước và chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!