Vảy nến á sừng là những bệnh lý da liễu khá phổ biến. Đây là một dạng viêm da cơ địa mãn tính có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra biến chứng và khiến người bệnh hết sức khó chịu. Vậy cách chữa bệnh vẩy nến á sừng như thế nào hiệu quả?
Cách chữa bệnh vẩy nến á sừng
Vẩy nến á sừng là khái niệm chỉ 2 loại bệnh da liễu khá phổ biến là vảy nến và á sừng. Hai bệnh lý này có rất nhiều điểm chung về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và các tổn thương trên da.
Đặc biệt, hai bệnh lý này đều là tình trạng viêm da cơ địa mãn tính rất khó điều trị và gần như không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó, tìm hiểu cách chữa bệnh vẩy nến á sừng để điều trị bệnh hiệu quả là vấn đề rất được quan tâm.
Chữa vảy nến á sừng bằng Tây y
Bệnh vẩy nến á sừng là bệnh lý da liễu không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát tổn thương trên da, duy trì bệnh ở mức ổn định và ngăn ngừa bệnh bùng phát.
Cách chữa vẩy nến á sừng bằng thuốc Tây y là biện pháp điều trị tích cực, mang lại hiệu quả điều trị rất tốt cho người bệnh. Sử dụng thuốc Tây y trị vẩy nến á sừng là sử dụng các loại thuốc mỡ, kem bôi tại chỗ và một số dung dịch giúp bong vảy, bạt sừng và ngăn ngừa quá trình hình thành vảy da.
Các nhóm thuốc Tây y điều trị bệnh á sừng thường được sử dụng là:
- Thuốc bôi tại chỗ Acid Salicylic: Thuốc dạng bôi chấm ngoài da.
- Nhóm Corticoid dạng kem bôi tại chỗ là: Betamethasone hoặc Clobetasol.
- Nhóm kháng sinh đường uống được sử dụng trong các trường hợp người bệnh khởi phát nhiễm trùng.
- Nhóm Corticoid đường uống như Dexamethason hoặc Betamethason được dùng với liệu trình ngắn và liều trung bình.
- Nhóm thuốc dẫn vitamin D3 là Calcitriol hoặc Calcipotriol.
- Nhóm thuốc Retinoid được sử dụng cho người bệnh trong trường hợp bệnh đã phát triển ở mức nghiêm trọng.
- Ngoài ra, người bệnh có thể được sử dụng thuốc giảm đau, dẫn xuất D3 hoặc vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Để được điều trị một cách tốt nhất, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra và chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Tùy vào bệnh lý, tình trạng bệnh và cơ địa của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
Người bệnh cần lưu ý đối với các loại thuốc bôi tại chỗ chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh trong thời điểm dùng thuốc, không dùng thuốc kéo dài khi không có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài các thuốc được kê đơn, người bệnh có thể được điều trị bằng liệu pháp quang hóa trị liệu, liệu pháp laser hoặc được sử dụng các thuốc sinh học.
Cách chữa bệnh vẩy nến á sừng bằng Đông y
Cách chữa bệnh vẩy nến á sừng bằng Đông y cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tác dụng khá tốt. Theo Đông y, bệnh lý vẩy nến và á sừng xuất phát từ tình trạng rối loạn điều hòa khí huyết, suy giảm chức năng tiêu độc gan.
Nhờ đó, các bài thuốc Đông y trị bệnh lý này chủ yếu sử dụng những thảo dược tự nhiên để cân bằng khí huyết, điều hòa nội tiết, tăng cường giải độc gan và giải quyết tình trạng rối loạn miễn dịch, giúp điều trị bệnh hiệu quả từ trong ra ngoài.
Phương pháp điều trị bệnh bằng Đông y với các bài thuốc được làm từ thảo dược tự nhiên được đánh giá cao. Phương pháp này có sự an toàn nhất định và khá lành tính, giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh.
Bên cạnh đó, các bài thuốc điều trị bệnh ngoài da giúp cải thiện các triệu chứng bên ngoài. Người bệnh khi áp dụng điều trị bằng Đông y cần kiên trì và tuân thủ theo nguyên tắc cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ.
Một số bài thuốc Đông y được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến, á sừng là:
Bài thuốc thứ 1
Các nguyên liệu cần chuẩn bị: Sinh địa, tang bạch bì, rau má, hỏa ma nhân, kim ngân hoa, bồ công anh, diệp hạ châu… Sắc các bài thuốc trên trong 1 thang thuốc, mỗi ngày uống 1 thang thuốc chia làm 3 lần và uống liên tục trong thời gian dài để có tác dụng điều trị.
Bài thuốc thứ 2
Các nguyên liệu cần chuẩn bị: Hổ phục linh, xuyên tiêu, ké đầu ngựa, khô phàn, mần trầu, huyền sâm… Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, chia làm 3 lần uống.
Áp dụng các mẹo dân gian
Bên cạnh các bài thuốc chữa viêm da, cách chữa bệnh vẩy nến á sừng bằng các mẹo dân gian cũng được áp dụng khá phổ biến, mang lại nhiều tác dụng tích cực cho người bệnh. Một số bài thuốc dân gian được sử dụng nhiều để trị vẩy nến á sừng là:
- Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa giúp dưỡng da, làm ẩm da, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng vẩy nến, á sừng, viêm da rất hiệu quả. Lựa chọn dầu dừa nguyên chất, thoa đều và massage lên vùng da bị tổn thương trong khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày để có tác dụng tốt.
- Chữa vẩy nến á sừng bằng nha đam
Trong nha đam có chứa rất nhiều vitamin như vitamin A, E và C giúp làm lành vùng da tổn thương. Ngoài ra, nha đam còn có tác dụng cung cấp ẩm cho da rất hiệu quả.
Chỉ cần sử dụng phần thịt nha đam, bôi trực tiếp lên vùng da bị vảy nến trong khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày và rửa sạch với nước giúp ngăn ngừa á sừng, vẩy nến bùng phát.
- Sử dụng lá trầu không
Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Vì thế, sử dụng lá trầu không trị vẩy nến, á sừng là phương pháp được nhiều người áp dụng.
Có thể sử dụng lá trầu không bằng cách đun nước uống, đun nước lá trầu không để tắm hoặc giã nát lá đắp lên vùng da bị bệnh để cải thiện các triệu chứng bệnh.
- Dùng lá lốt trị á sừng, vẩy nến
Lá lốt là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh ngoài da. Trong lá lốt có hoạt chất có tác dụng sát khuẩn, giảm đau và làm liền vết thương nhanh chóng. Người bệnh có thể đun nước lá lốt uống hàng ngày hoặc sử dụng nước lá lốt để tắm và giã nhuyễn lá lốt đắp lên vùng da bị bệnh.
Ngoài các mẹo dân gian trên, một số thảo dược cũng được sử dụng trong điều trị bệnh lý viêm da là muồng trâu, cây lược vàng, nghệ tươi hoặc cây vòi voi. Các nguyên liệu này đều rất lành tính và dễ kiếm.
Sử dụng các dược liệu tự nhiên để điều trị á sừng, vảy nến là phương pháp khá an toàn, nhưng chỉ phù hợp cho người bệnh ở thể nhẹ. Khi trong giai đoạn bệnh bùng phát, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám, ngăn ngừa bệnh biến chứng nặng nề hơn.
Cách chăm sóc và phòng ngừa vẩy nến á sừng
Để có thể chữa bệnh vẩy nến, á sừng một cách hiệu quả nhất, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề trong việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh như sau:
- Tuân thủ việc sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Không được tự ý dùng thuốc và không kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Người bệnh cần chú ý đến việc dưỡng ẩm cho da để hạn chế tình trạng da khô, nứt nẻ và bong tróc.
- Không được chọc mụn hoặc bóc vẩy, sừng trên da khiến tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Không ngâm rửa tay với nước muối và không để da tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Người bệnh cần uống đủ nước mỗi ngày và đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất.
- Cần giữ tinh thần thoải mái và tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là các cách chữa bệnh vẩy nến á sừng mà người bệnh có thể tham khảo. Người bệnh nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa da liễu để thăm khám, điều trị bệnh, giúp bệnh duy trì ở trạng thái ổn định, tránh bùng phát ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!