Mãn kinh có huyết trắng không là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm, bởi huyết trắng bất thường là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm. Nếu đang gặp tình trạng này, chị em có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ sức khỏe của bản thân, từ đó có hướng xử lý phù hợp.
Mãn kinh có ra huyết trắng không? Chuyên gia giải đáp
Trước tiên, với câu hỏi mãn kinh có ra huyết trắng không thì câu trả lời mà chuyên gia sức khỏe đem đến cho bạn đọc là Có. Tuy nhiên lượng huyết trắng lúc này sẽ ít hơn bình thường, nếu ra nhiều và có màu hoặc mùi bất thường thì đây là dấu hiệu của bệnh lý.
Biểu hiện mãn kinh huyết trắng bất thường ở phái đẹp
Khi bị huyết trắng bất thường ở tuổi mãn kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ xuất hiện nhiều khí hư, đặc biệt là có mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, chị em sẽ cảm thấy ngứa ngáy, nóng rát vùng kín,…
Huyết trắng có thể có màu vẩn đục, lợn cợn bột trắng khiến chị em mất tự tin khi gần gũi. Hơn nữa, tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm như u xơ tử cung hoặc thậm chí là ung thư tử cung.
Nguyên nhân tình trạng huyết trắng tuổi mãn kinh
Nhiều người cho rằng khi bước vào tuổi mãn kinh, chức năng sinh lý suy giảm sẽ khiến cơ thể tránh mắc các bệnh phụ khoa, tuy vậy đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Chúng ta cần biết rằng, khi còn trẻ, nồng độ estrogen của phụ nữ luôn được cân bằng giúp độ pH trong âm đạo ổn định. Điều này giúp các vi khuẩn có lợi trong âm đạo phát triển và tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên khi bước vào giai đoạn mãn kinh, nội tiết tố sẽ bắt đầu suy giảm khiến vi khuẩn có lợi suy yếu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh phụ khoa phát triển với biểu hiện thường thấy là huyết trắng nhiều bất thường.
Xem thêm: Mãn kinh sớm ở tuổi 30: TRUY TÌM nguyên nhân và cách điều trị [XEM CHI TIẾT]
Mãn kinh bị ra huyết trắng nhiều có phải dấu hiệu bệnh phụ khoa?
Chị em không nên chủ quan trước tình trạng huyết trắng ra nhiều bất thường khi đã mãn kinh, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Viêm âm đạo
Theo các chuyên gia y tế sản khoa, viêm âm đạo sẽ xuất hiện khi vùng kín bị vi khuẩn tấn công hoặc nhiễm trùng. Nguyên nhân là do nội tiết tố estrogen suy giảm khi chị em bước vào giai đoạn mãn kinh, dịch âm đạo ít đi, không đủ để làm sạch âm đạo, từ đó tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công.
Biểu hiện rõ nhất của bệnh viêm âm đạo đó là khí hư bất thường, vùng kín ngứa và có mùi hôi, dù đã mãn kinh muộn nhưng vẫn ra máu, đi tiểu khó, tiểu buốt hoặc nổi mụn vùng kín. Viêm âm đạo không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của chị em mà còn ảnh hưởng đến chuyện “chăn gối”.
Nấm âm đạo
Bước vào thời kỳ mãn kinh cũng là lúc sức đề kháng của người phụ nữ suy giảm, đồng thời tình trạng rối loạn nội tiết tố tạo điều kiện cho nấm âm đạo phát triển. Biểu hiện thường thấy nhất của nấm âm đạo là ngứa vùng kín, ra nhiều huyết trắng, vùng kín có mùi hôi và đau rát khi quan hệ,…
Nguyên nhân phổ biến nhất của nấm âm đạo là một loại nấm tên Candida Albicans. Khi gặp điều kiện thuận lợi như ẩm, thời tiết nóng ẩm hoặc mất cân bằng môi trường sinh lý âm đạo thì nấm sẽ phát triển và gây bệnh. Đó cũng là nguyên nhân phụ nữ mãn kinh thường mắc bệnh nấm âm đạo.
Viêm cổ tử cung
Trong các bệnh phụ khoa, viêm cổ tử cung là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất đối với nữ giới. Triệu chứng thường thấy của bệnh là dịch tiết âm đạo nhiều bất thường, chảy máu âm đạo khi đã mãn kinh, đau khi quan hệ,…
Viêm cổ tử cung hình thành khi ống tử cung bị vi khuẩn và các loại nấm tấn công, gây lở loét và viêm nhiễm. Nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh sẽ trở thành tiền đề cho các bệnh phụ khoa nghiêm trọng khác, điển hình như ung thư cổ tử cung.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Thông thường, viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguyên nhân do viêm hoặc sang chấn sau quá trình sinh nở, phá thai. Giống như những bệnh lý phụ khoa khác, viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng là căn bệnh mà phái nữ không thể xem thường. Bệnh có biểu hiện thường thấy như ngứa vùng kín, khí hư bất thường, có mùi hôi,…
Bên cạnh các bệnh kể trên, khi đã mãn kinh nhưng huyết trắng vẫn ra nhiều và có biểu hiện thất thường, chị em cần đề phòng một số căn bệnh như viêm âm hộ, u xơ cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm vùng chậu,… Tốt nhất, chị em nên đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
Biện pháp cải thiện tình trạng huyết trắng cho phụ nữ mãn kinh
Đến đây có lẽ bạn đọc đã có câu trả lời cho vấn đề mãn kinh có huyết trắng không. Nếu xuất hiện nhiều huyết trắng cùng với màu sắc, mùi hôi bất thường trong thời kỳ mãn kinh, chị em có thể áp dụng một số lời khuyên dưới đây.
Dùng thuốc Tây y
Để hạn chế tình trạng huyết trắng sau mãn kinh bất thường, bạn có thể sử dụng thuốc mãn kinh để đẩy lùi bệnh. Một số loại thuốc trị viêm phụ khoa hiệu quả do nhiễm khuẩn như thuốc nhóm Metronidazol, thuốc Doxycyclin 100mg, nhóm kháng sinh cephalosporin hoặc Ceftriaxon 250mg,… Thuốc trị viêm phụ khoa do nấm Candida Albicans như Fluconazol (diflucan) 150mg hoặc Itraconazol (sporal) 100mg, thuốc Polygynax có thành phần neomycin sulfat để trị bệnh phụ khoa do cả vi khuẩn và nấm gây nên,…
Tuy nhiên trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, chị em cũng cần đến bác sĩ để thăm khám, sau đó được kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh, có như vậy thuốc mới phát huy hiệu quả tốt nhất.
Chữa huyết trắng cho phụ nữ mãn kinh theo mẹo dân gian
Nếu không muốn sử dụng thuốc Tây, chị em có thể áp dụng mẹo dân gian để đẩy lùi tình trạng ra huyết trắng khi mãn kinh:
- Lá trầu không: Lá trầu không thường được dùng để sát khuẩn, kháng viêm. Bạn chỉ cần rửa sạch lá trầu với nước muối, vò nát rồi đem lọc lấy phần nước cốt, pha với nước ấm để vệ sinh vùng kín. Sau khi vệ sinh xong thì dùng khăn sạch lau khô, thực hiện đều đặn 2-3 lần mỗi tuần.
- Lá trà xanh: Lấy một nắm lá trà xanh rửa sạch, vò nát rồi đun với nước, đến khi sôi thì tắt bếp. Khi nước nguội bớt thì xông rửa vùng kín, sau khoảng 5 – 10 phút thì rửa lại bằng nước lạnh. Mẹo này giúp chị em giảm ngứa rát, viêm đỏ vùng kín, làm sạch dịch ứ đọng trong niêm mạc âm đạo,…
- Lá húng quế: Lấy một nắm lá húng quế rửa sạch rồi nghiền nát hoặc xay nhỏ, sau đó mang đi đun sôi với khoảng 2 ly nước. Sau khi nước sôi thì tắt bếp để cho nguội, dùng dung dịch này rửa âm đạo có thể diệt nấm, kháng khuẩn hiệu quả.
Dùng mẹo dân gian chữa huyết trắng rất dễ thực hiện, nhưng đòi hỏi độ vệ sinh và chỉ hiệu quả với những bệnh nhẹ. Vậy nên nếu đã bị bệnh nặng hoặc dùng mẹo trong thời gian dài mà không hiệu quả, bạn cần đến cơ quan y tế có chuyên môn để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chữa bằng thuốc Đông y
Theo Đông Y, nguyên nhân chính của tình trạng khí hư thất thường chính là do mất cân bằng nội tiết tố mà Y học cổ truyền gọi là chứng âm hư, bên cạnh đó là sự tấn công của các loại nấm, vi khuẩn. Một số bài thuốc Đông y sử dụng các thành phần thảo dược như trinh nữ hoàng cung, kim ngân, huyết căn, thược dược,… có thể giúp chị em trị dứt điểm tình trạng khó chịu này.
Tuy nhiên tùy vào tình trạng bệnh mỗi người, thầy thuốc sẽ có sự điều chỉnh phù hợp. Do đó phụ nữ mãn kinh cần đến các cơ sở lớn, uy tín để gặp “đúng thầy đúng thuốc”, bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp vấn đề mãn kinh có ra huyết trắng không cùng với những thông tin liên quan. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về tình trạng sức khỏe bản thân, từ đó có hướng xử lý phù hợp để luôn khỏe mạnh.
Dành riêng cho bạn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!