Các chất điện giải là những chất có thể hòa tan trong dịch cơ thể, tạo ra ion mang điện tích âm và dương. Các khoáng chất này có tác dụng cân bằng lượng dịch trong, huyết áp và cả pH máu. Tình trạng rối loạn nước điện giải và toan kiềm thường gặp ở những người có chế độ ăn uống mất cân bằng. Bệnh có thể gây ra những tác động nguy hiểm đến sức khỏe nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

Rối loạn nước điện giải và toan kiềm là gì?

Rối loạn điện giải và toan kiềm là tình trạng nồng độ chất điện giải trong cơ thể của người bệnh quá cao hoặc quá thấp. Chất điện giải cần được duy trì ở trạng thái cân bằng để cơ thể hoạt động tốt. Nếu không các cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Các rối loạn điện giải nghiêm trọng có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe như co giật, hôn mê, thậm chí là ngừng tim.

Rối loạn điện giải và toan kiềm là tình trạng mức độ chất điện giải trong cơ thể của người bệnh quá cao hoặc quá thấp
Rối loạn điện giải và toan kiềm là tình trạng mức độ chất điện giải trong cơ thể của người bệnh quá cao hoặc quá thấp

Chất điện giải thực chất là các khoáng chất như: Natri, kali, magie, canxi, clo, photphat,… Những chất này là thành phần quan trọng trong cơ thể, nó có ở trong cả máu, nước tiểu và các dịch thể. Chất điện giải có thể được bổ sung bằng các thực phẩm như thức ăn, nước uống, thực phẩm chức năng.

Người bệnh bị rối loạn nước điện giải và toan kiềm nghiêm trọng nhất thường liên quan đến những bất thường trong nồng độ của clo, natri, kali, magie, canxi, photphat,…

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nước điện giải và toan kiềm

Rối loạn nước điện giải và toan kiềm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến như:

Rối loạn nước điện giải và toan kiềm do rối loạn canxi

Nồng độ canxi trong huyết thanh có giới hạn bình thường là từ 2.1 – 2.6 mmol/l, khi chỉ số này tăng hoặc giảm tức là cơ thể bạn đang bị rối loạn điện giải.

Nguyên nhân tăng canxi do người bệnh uống quá nhiều canxi hoặc các loại thuốc acid trong quá trình điều trị bệnh cường giáp, ung thư hoặc bị bệnh. Ngoài ra tình trạng này còn ảnh hưởng bởi các yếu tố bẩm sinh như căn bệnh tăng canxi máu hạ canxi niệu gia đình.

Còn hạ canxi trong máu chủ yếu do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, người bệnh bị suy thận, rối loạn tuyến giáp hoặc gặp các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc heparin.

Do rối loạn clo

Lượng clo thông thường trong cơ thể người là từ 90 – 110 mmol/l. Clo chủ yếu có trong dịch ngoại bào, khi kết hợp với các ion khác sẽ tạo ra áp suất thẩm thấu trong cơ thể. Khi clo tăng bất thường sẽ gây mất nước, tiểu đường, rối loạn chức năng thận, thẩm phân máu,… Trường hợp clo bị giảm đột ngột là do người bệnh ăn quá nhạt, thiếu muối, thường đi kèm với hạ natri và hạ kali trong máu.

Rối loạn clo trong máu cũng là nguyên nhân gây rối loạn nước điện giải và toan kiềm
Rối loạn clo trong máu cũng là nguyên nhân gây rối loạn nước điện giải và toan kiềm

Do rối loạn magie

Tăng magie là chứng rối loạn hiếm gặp chỉ xảy ra với những người mắc bệnh suy thượng thận nguyên phát và giai đoạn cuối bệnh thận. Còn khi bệnh nhân bị hạ magie chủ yếu là do suy dinh dưỡng, nghiện rượu, rối loạn tiêu hóa, sử dụng thuốc lợi tiểu, cyclosporine và kháng sinh.

Do rối loạn natri

Natri trong máu ở trong khoảng từ 134-145 mmol/l và quá trình chuyển hóa của natri chịu ảnh hưởng bởi hormone steroid vỏ thượng thận. Do đó khi người bệnh nạp quá nhiều natri vào cơ thể sẽ làm lượng natri bị tăng cao. Bên cạnh đó, rối loạn natri cũng do người người bệnh cung cấp lượng nước chưa phù hợp khiến cơ thể bị mất nước, sử dụng thuốc corticosteroid hoặc bị hạ huyết áp. Ngược lại lượng natri trong máu giảm do người bệnh đổ quá nhiều mồ hôi, nước uống bị nhiễm độc hoặc bị mắc bệnh thận.

Do rối loạn Kali

Kali trong cơ thể có mức trung bình từ 2.5 – 4.5 mmol/l. Nồng độ này bất thường sẽ làm ảnh hưởng đến điện thế màng cơ tim, có thể gây liệt mềm.

Kali tăng cao do suy thận, nhịn đói, sốc phản vệ, xuất huyết ruột, đau tim hoặc bị chấn thương nghiêm trọng. Bên cạnh đó cũng có thể do người bệnh sử dụng các loại thuốc như: Lithium, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu. Còn giảm kali là do người bệnh có chế độ ăn uống thất thường, gặp các vấn đề tiêu hóa và tuyến thượng thận, người bệnh bị mất nước hoặc bị bệnh liệt chu kỳ di truyền Westphal.

Khi kali tăng quá cao hoặc giảm quá thấp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do rối loạn photphat

Những người bị rối loạn photphat thường là những người mắc chứng nghiện rượu, suy cận giáp, chấn thương, suy dinh dưỡng,… Điều này khiến tăng hoặc giảm nồng độ photphat một cách đột ngột.

Những yếu tố nguy cơ bị rối loạn nước điện giải và toan kiềm

Bất cứ ai cũng có thể bị rối loạn nước điện giải và toan kiềm, tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn những người người khác như:

  • Người mắc bệnh thận, thận sẽ không cung cấp đủ chức năng để lọc các khoáng chất cung cấp cho cơ thể.
  • Người bị tiêu chảy nôn mửa do lạm dụng thuốc nhuận tràng hay bị bulimia chán ăn cũng có nguy cơ cao bị rối loạn điện giải.
  • Người bị nghiện rượu nặng và mắc bệnh xơ gan.
  • Người bị suy tim xung huyết.
  • Người bị rối loạn ăn uống.
  • Bị chấn thương như bị bỏng, hoặc gãy xương.
  • Bệnh nhân bị tuyến giáp và cận giáp.

Triệu chứng và dấu hiệu

Các dạng rối loạn điện giải nhẹ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cụ thể. Người bệnh chỉ phát hiện thông qua xét nghiệm máu thông thường. Các triệu chứng rối loạn nước điện giải và toan kiềm thường bắt đầu xuất hiện khi tình trạng rối loạn trở nên đặc biệt nghiêm trọng.

Mặc dù các dạng mất cân bằng điện giải không gây ra triệu chứng giống nhau. Thế nhưng người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng phổ biến như: Thờ ơ, lú lẫn, co giật, cáu gắt, mệt mỏi, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, tê và ngứa ran, nhịp tim nhanh hoặc không đều, chuột rút, tiêu chảy hoặc táo bón…

Người bệnh bị rối loạn nước điện giải và toan kiềm có dấu hiệu đau bụng buồn nôn khó chịu
Người bệnh bị rối loạn nước điện giải và toan kiềm có dấu hiệu đau bụng buồn nôn khó chịu

Khi gặp phải những dấu hiệu trên bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán tình trạng rối loạn nước điện giải và toan kiềm. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán

Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng được nhiều bác sĩ áp dụng đó là:

Chẩn đoán lâm sàng

  • Khi bị hạ natri máu ở mức nhẹ, người bệnh sẽ có dấu hiệu: Buồn nôn, biếng ăn, cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau nhức đầu.
  • Khi bị hạ natri máu ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ có dấu hiệu: Người lừ đừ, mất định hướng, kích thích, mê sảng, tụt não, ngưng thở.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Bước 1: Tiến hành đo áp lực thẩm thấu máu (ALTT)

Các bác sĩ sẽ tiến hành đo áp lực thẩm thấu máu bởi nếu chỉ tính theo công thức máu kết quả sẽ có thể bị sai lệch trong một số trường hợp có mannitol, tăng lipid, tăng protein.

Bước 2: Sau khi xác định hạ Natri máu thật sự, tiến hành đo áp lực thẩm thấu nước tiểu

  • Áp lực thẩm thấu nước tiểu thấp nhỏ hơn 100 mosmol/l cho thấy máu bị nhược trương do uống nhiều.
  • Áp lực thẩm thấu nước tiểu lớn hơn 100 mosmol/l cho thấy máu có tăng tiết ADH và giảm bài tiết nước tự do chuyển sang.

Bước 3: Tiến hành đánh giá thể tích dịch ngoại bào

  • Áp lực thẩm thấu máu lớn hơn 295 chứng tỏ tăng đường máu Mannitol.
  • Áp lực thẩm thấu máu từ 280 – 295 chứng tỏ tăng lipid, tăng protein.
  • Áp lực thẩm thấu máu nhỏ hơn 280 chứng tỏ người bệnh bị hạ natri máu thật sự.
Chẩn đoán cận lâm sàng bằng cách đo áp lực thẩm thấu máu
Chẩn đoán cận lâm sàng bằng cách đo áp lực thẩm thấu máu

Xét nghiệm rối loạn nước điện giải và toan kiềm

Để có thể chẩn đoán rối loạn điện giải người bệnh có thể thực hiện xét nghiệm máu đơn giản để đo mức độ chất điện giải trong cơ thể. Đồng thời xét nghiệm chức năng thận. Bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra thể chất hoặc yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để xác nhận xem người bệnh có bị rối loạn điện giải và toan kiềm hay không.

Bác sĩ cũng có thể tiến hành đo khả năng phản xạ vì nếu một số chất điện giải bị tăng hoặc giảm cũng có thể làm ảnh hưởng đến mức độ phản xạ của cơ thể. Bên cạnh đó, xét nghiệm điện tâm đồ cũng có tác dụng giúp kiểm tra nhịp tim mới liên quan đến các vấn đề về điện giải.

Điều trị rối loạn nước điện giải

Việc điều trị sẽ được áp dụng các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn điện giải và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hầu hết các phương pháp được các bác sĩ sử dụng đều nhằm mục đích khôi phục sự cân bằng của các khoáng chất trong cơ thể, cụ thể như:

Hạ natri máu

Hạ natri máu nhược trương, giảm thể tích tuần hoàn

  • Người bệnh có thể bồi hoàn thể tích bằng natriclorua 0.9% hay lactate ringer.

Hạ natri máu nhược trương, tăng thể tích tuần hoàn

  • Hạn chế nạp nước vào cơ thể, uống ít hơn 1-2 lít/ngày.
  • Điều trị triệt để các bệnh cơ bản như suy tim, xơ gan,…
  • Thúc đẩy bài tiết nước và muối trong cơ thể để lợi tiểu

Hạ natri máu thể tích tuần hoàn bình thường

  • Lượng Natri cần bổ sung = 0,6 × kg × (Natri mục tiêu- Natri huyết thanh).
  • Tốc độ nâng natri máu thường không quá 0,5-1 mmol/L/giờ và < 12 mmol/L trong 24 giờ đầu.
  • Natri Chlorua 3%: 1 lít NaCl 3 % chứa 513 mmol Na+

Truyền dịch tĩnh mạch điều trị rối loạn nước điện giải và toan kiềm

Truyền tĩnh mạch, đặc biệt là natri clorua có thể giúp bù nước cho cơ thể. Việc điều trị này thường được áp dụng trong những trường hợp mất nước do nôn mửa hoặc tiêu chảy. Bổ sung chất điện giải có thể được thêm vào chất lòng IV để điều chỉnh sự thiếu hụt.

Một số loại thuốc truyền tĩnh mạch có thể giúp cơ thể người bệnh khôi phục cân bằng điện giải một cách nhanh chóng. Đồng thời cũng có thể bảo vệ bạn khỏi các tác động tiêu cực trong khi bạn đang được điều trị bằng các phương pháp khác. Các loại thuốc có thể được sử dụng trong truyền dịch tĩnh mạch bao gồm: Canxi gluconate, magie clorua và kali clorua.

Thực phẩm bổ sung cho người bị rối loạn nước điện giải và toan kiềm

Thuốc uống và sử dụng một số chất bổ sung để điều chỉnh tình trạng rối loạn khoáng chất mãn tính trong cơ thể. Điều này thường được áp dụng cho các trường hợp mắc bệnh thận. Tùy thuộc vào tình trạng rối loạn điện giải bạn có thể được chỉ định sử dụng một số chất bổ sung như: Magie oxit, Kali clorua, Canxi (gluconate, carbonate, citrate hoặc lactate), chất kết dính phốt phát, bao gồm sevelamer hydrochloride, lanthanum và các phương pháp điều trị canxi như canxi cacbonat,…

Người bệnh nên bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu canxi
Người bệnh nên bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu canxi

Những loại thuốc này có thể được sử dụng để thay thế các chất điện giải đã bị suy giảm, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của chứng rối loạn. Sau khi điều chỉnh sự mất cân bằng điện giải, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo là phương pháp lọc máu được sử dụng để loại bỏ chất thải từ máu. Người bệnh sẽ được khuyên chạy thận nhân tạo khi thận đã bị tổn thương nghiêm trọng gây ra tình trạng rối loạn điện giải, hoặc khi áp dụng các phương pháp điều trị trên nhưng không mang lại hiệu quả.

Khi đó các bác sĩ sẽ quyết định điều trị chạy thận nhân tạo nếu vấn đề rối loạn điện giải trở nên nguy hiểm đến tính mạng.

Cách hiệu quả để ngăn ngừa rối loạn điện giải là bạn cần giữ nước nếu bị đổ mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài. Đồng thời đến gặp bác sĩ nếu gặp phải một trong các triệu chứng nghi ngờ bị rối loạn điện giải và toan kiềm. Bác sĩ sẽ kê đơn sao cho phù hợp với tình trạng bệnh, đồng thời điều trị nguyên nhân tận gốc để ngăn ngừa tình trạng mất cân bằng điện giải trong tương lai.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn nước điện giải và toan kiềm. Người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng và thăm khám bác sĩ khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng bất thường, tránh để bệnh phát triển sẽ khó kiểm soát.


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan