Thận là cơ quan quan trọng trên cơ thể con người. Thận lọc máu, loại bỏ các chất độc hại và điều hòa huyết áp trong cơ thể. Khi thận bị tổn thương lâu ngày không chữa trị nguy cơ suy thận là rất cao nguy cơ tử vong có thể đến bất kỳ lúc nào. Vậy suy thận phải làm sao, nguyên nhân của căn bệnh này là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời từng câu hỏi một.
Suy thận là gì? Các cấp độ của bệnh
Suy thận là gì? Có rất nhiều người biết đến căn bệnh này nhưng lại không rõ nguyên nhân gây bệnh và làm thế nào để điều trị hiệu quả. Suy thận là tình trạng thận bị tổn thương do suy giảm chức năng, các hoạt động như lọc máu, loại bỏ các chất cặn bã suy giảm, gây mất cân bằng điện giải. Suy thận được chia thành 2 loại chính là suy thận cấp và suy thận mãn.
Các cấp độ suy thận gồm có:
- Suy thận cấp 1: Đây là giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh vẫn còn cơ bản, tốc độ lọc thận rơi vào khoảng 90ml trên một phút. Suy thận cấp 1 có thể chữa được nếu như phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh.
- Suy thận cấp 2: Ở giai đoạn này các triệu chứng bệnh đã nặng hơn, tốc độ lọc máu rơi vào từ 60 đến dưới 90ml. Lúc này, người bệnh dễ mắc phải các căn bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp.
- Suy thận cấp 3: Ở giai đoạn này, thận của người bệnh đã bị tổn thương nghiêm trọng. Mức độ lọc máu chỉ còn từ 30 đến 59ml trên một phút. Người bệnh nếu như không chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng, phát sinh nhiều biến chứng phức tạp. Nhất là các bệnh liên quan đến xương khớp, bệnh thiếu máu…
- Suy thận cấp 4: Cấp độ 4 là cấp độ cực ký nguy hiểm. Thận bị tổn thương nghiêm trọng, khả năng lọc máu tính trên phút rơi vào khoảng từ 15 đến 26 ml. Lúc này điều trị bằng thuốc đã không còn hiệu quả nữa, người bệnh cần phải áp dụng các phương pháp chuyên sâu như lọc máu, chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
- Suy thận cấp 5: Đây là cấp độ cuối cùng của căn bệnh suy thận. Mức độ lọc máu chỉ còn 10ml mỗi phút. Thận người bệnh đã mất gần hết các chức năng chỉ có thể sử dụng các phương pháp như chạy thận hay ghép thận mới có thể kéo dài được sự sống.
Triệu chứng bệnh suy thận
Mỗi cấp độ suy thận lại phản ánh tình trạng mà bệnh nhân đang đối mặt. Tuy nhiên khi bệnh đang ở trong giai đoạn đầu, các triệu chứng chưa rõ rệt việc phát hiện và tìm ra phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất lại gặp không ít khó khăn. Vậy triệu chứng của bệnh suy thận là gì?
Mỗi cấp độ suy thận lại đi kèm với các biểu hiện khác nhau. Bệnh càng nghiêm trọng, các cơn đau đi kèm chắc chắn cũng sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày. Bệnh suy thận thường đi kèm với các triệu chứng dưới đây:
- Buồn nôn, chóng mặt, đau đầu.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đôi khi cảm giác ớn lạnh.
- Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, đi ngủ không ngon giấc, mệt mỏi kéo dài.
- Đi tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường, các cơn đau ở bàng quang gây khó chịu, xảy ra theo cơn.
- Tinh thần giảm sút, cơ bắp đau nhức, co giật, hay bị chuột rút.
- Tay chân phù nề, đau tức vùng ngực, thậm chí còn bị tràn dịch màng tim.
- Huyết áp bị ảnh hưởng, tăng, giảm thất thường.
- Các cơn đau ở vùng lưng và hông xuất hiện làm ảnh hưởng đến sinh hoạt.
- Xuất hiện triệu chứng hôi miệng, gây cản trở giao tiếp.
Tìm hiểu nguyên nhân của bệnh suy thận
Suy thận xảy ra là do rất nhiều nguyên nhân. Theo đó người mắc suy thận mãn tính hay cấp tính thì nguyên nhân gây bệnh cũng có sự khác biệt. Các mức độ suy thận cũng sẽ có cách điều trị riêng biệt.
Bệnh nhân mắc chứng suy thận cấp
Mức độ suy thận cấp tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng cần phải nắm được các nguyên nhân chính để có thể tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp. Theo đó bệnh suy thận cấp xảy ra là do các nguyên nhân dưới đây:
- Cơ thể mất nhiều nước là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh suy thận.
- Do các chấn thương trong cơ thể làm người bệnh bị mất máu.
- Người bệnh bị nhiễm trùng máu, gây nên các tổn thương trong cơ thể. Để lâu dài bệnh suy thận cấp có thể dẫn đến suy thận mãn.
- Cơ thể khi mắc phải chứng phì đại tuyến tiền liệt, tắc nghẽn dòng nước tiểu cũng có thể gây ra chứng suy thận.
- Người nhiễm độc do tiếp xúc thường xuyên với các chất hóa học hay môi trường chứa nhiều độc hại cũng dẫn đến bệnh suy thận.
- Suy thận cấp xảy ra khi thai phụ bị mắc phải căn bệnh tiền sản giật, hội chứng HELLP.
Nguyên nhân gây nên căn bệnh suy thận mãn tính
Suy thận mãn tính là do đâu? Đối với tình trạng này, nguyên nhân sẽ phức tạp và khó lường hơn. Theo đó, khi mắc phải các căn bệnh dưới đây nguy cơ chạy thận, ghép thận do suy thận là rất cao:
- Người mắc bệnh thận viêm ống kẽ
- Bệnh nhân mắc chứng viêm cầu thận
- Người bị trào ngược bàng quang
- Người tắc nghẽn đường nước tiểu
- Người bị bệnh sỏi thận, ung thư
- Bệnh nhân cao huyết áp, người mắc phải chứng đái tháo đường.
- Bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt có thể sẽ bị suy thận.
Nguyên nhân gây ra sỏi thận có thể đến từ nhiều phương diện khác nhau tuy nhiên tuyệt đối không nên xem thường.
Bệnh khi không được chữa trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến hệ vận động của cơ thể, để lại rất nhiều biến chứng khó lường. Tốt nhất khi cảm thấy xuất hiện các dấu hiệu như trên nên đi khám bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.
Biến chứng suy thận cần cảnh giác
Dù là bệnh gì, dù nhẹ hay nặng, dù triệu chứng gặp phải đơn giản hay phức tạp mà không điều trị kịp thời thì chắc chắn không thể tránh khỏi các biến chứng nguy hại đến sức khỏe. Suy thận có phục hồi được không là do cấp độ bệnh cũng như phương pháp điều trị. Để lâu dài có thể dẫn đến các biến chứng dưới đây:
- Suy thận có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của tim, suy thận dẫn đến suy tim kèm theo các căn bệnh như hở van tim, viêm màng ngoài tim, ứ đọng dịch… nguy cơ tử vong là rất cao.
- Suy thận dẫn đến các dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp. Lúc này thành động mạch sẽ dày hơn còn động mạch chính thu hẹp lại, các cục máu đông xuất hiện, nguy cơ bị đột quỵ là rất cao.
- Biến chứng thứ ba có thể xảy đến với bệnh nhân suy thận đó chính là chứng đái tháo đường. Mỡ tích tụ nhiều ở động mạch do nồng độ đường cao, cơ thể suy nhược làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Thiếu máu là một trong những biểu hiện của bệnh suy thận. Lúc này lượng oxy trong cơ thể giảm khiến tim to dần, để lâu ngày nguy cơ tử vong là rất cao.
- Thận sản xuất ra hormon erythropoietin giúp tủy xương sản xuất hồng cầu. Bệnh nhân mắc chứng suy thận làm quá trình tạo erythropoietin thay đổi tạo cảm giác chóng mặt, da xanh xao, buồn nôn...
- Lượng ure nitrogen trong máu tăng cao khiến các bệnh nhân suy thận gặp phải rất nhiều biến chứng liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm tụy cấp hay xuất huyết đường tiêu hóa… để lâu ngày có thể dẫn đến tử vong.
- Khi bị suy thận, nguy cơ mất nước, tăng canxi, magie, photpho… Khi bạn đi tiểu nhiều lần, hàm lượng kali, natri trong máu giảm không được chữa trị kịp thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Suy thận làm giảm chuyển hóa insulin và giảm hormon tuyến giáp. Đồng thời lượng hormon cận giáp cũng tăng cao gây nên các bệnh liên quan đến họng.
Dù là biến chứng nào đi chăng nữa thì các bệnh nhân suy thận cần phải chú ý điều trị đúng lúc, kịp thời để hạn chế rủi ro. Các triệu chứng có thể tiến triển rất nhanh, để lâu ngày nguy cơ tử vong cao.
Biện pháp phòng bệnh hiệu quả
Suy thận bệnh học ở các cấp độ khác nhau mức độ nguy hiểm của khác biệt. Chính vì thế cần phải có biện pháp phòng tránh hiệu quả để không nhiễm phải căn bệnh này. Những lưu ý dưới đây có thể sẽ rất cần thiết với bạn.
Chú ý đến huyết áp
Huyết áp tăng giảm thất thường báo hiệu những bệnh lý nghiêm trọng có thể xảy đến với cơ thể trong đó có bệnh thận. Người bị tăng huyết áp, các mao mạch sẽ bị tổn thương, cản trở quá trình lưu thông hồng cầu, hại thận.
Vì vậy bạn cần phải biết cách kiểm soát các chỉ số huyết áp sao cho đạt đúng tiêu chuẩn thông qua việc ăn uống đúng cách, không sử dụng các chất kích thích hoặc đồ uống có cồn, uống thuốc theo đúng chỉ dẫn…
Kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể
Tiếp theo, để phòng ngừa bệnh suy thận cần phải kiểm soát được lượng đường huyết có trong cơ thể. Lượng đường trong máu tăng cao là nguyên nhân khiến các mao mạch bị tắc nghẽn, cản trở hồng cầu lưu thông. Thận sẽ không nhận được đủ oxy và các chất dinh dưỡng dẫn đến suy thận, tăng huyết áp.
Chính vì vậy bạn phải tập cho mình một lối sống lành mạnh, rèn luyện thể chất và tăng cường thêm chất xơ cho các bữa ăn. Lượng tinh bột nạp vào cơ thể cũng không nên quá nhiều gây thừa cân, béo phì.
Kiểm soát cân nặng
Phòng ngừa bệnh thận vấn đề quan trọng là bạn phải biết cách kiểm soát cân nặng của mình. Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mức độ ảnh hưởng của cân nặng đối với các bệnh liên quan đến thận, gây suy giảm chức năng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngoài suy thận, người thừa cân còn có thể bị đái tháo đường, tăng huyết áp. Tóm lại cần phải biết cách kiểm soát cân nặng, nếu có chót thừa cân thì hãy áp dụng chế độ tập luyện đúng cách để sở hữu vóc dáng thon gọn hơn.
Hạn chế dung nạp muối vào cơ thể
Một điều mà hầu như ai cũng nắm được đó chính là việc dung nạp muối vào cơ thể đối với bệnh nhân mắc bệnh thận là điều cực kỳ không tốt. Muối khi thêm vào món ăn sẽ làm gia tăng thêm hương vị, tạo cảm giác ngon miệng.
Tuy nhiên khi tích tụ quá nhiều sẽ làm cơ thể tích nước, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Tóm lại, để phòng bệnh cần giảm đi lượng muối nạp vào cơ thể thay thế bằng các nguyên liệu như quế hay nghệ sẽ không cảm thấy nhạt khi ăn.
Không dùng thuốc bừa bãi
Mỗi loại thuốc lại mang một công dụng chữa bệnh riêng. Bạn tuyệt đối không nên lạm dụng, không sử dụng bừa bãi vì khi thuốc vào cơ thể rất dễ sinh ra biến chứng. Uống quá nhiều gây suy giảm chức năng thận, giảm lưu lượng máu đến thận.
Đấy là chưa nói đến những người mắc phải nhiều bệnh lý nền cùng lúc, sử dụng thuốc bừa bãi gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến cơ thể.
Uống đủ nước
Theo khuyến cáo mỗi người nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tuy nhiên đây chỉ là con số chung. Tất cả các tế bào trong cơ thể đều cần nước để có thể hoạt động một cách bình thường. Trong đó có thận.
Uống vừa đủ, không ít quá cũng không nhiều quá. Theo đó liều lượng cho mỗi lứa tuổi sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể:
- Đối với người trường thành từ 19 tuổi trở lên: Nam giới nên uống khoảng từ 3,8 đến 4 lít nước còn nữa giới nên uống từ 2,8 đến 3 lít nước.
- Đối với trẻ em: Từ 4 đến 8 tuổi nên uống khoảng 1,2 lít nước, từ 9 đến 13 tuổi nên uống 1,7 đến 1,9 lít nước còn trẻ vị thành niên từ 14 đến 18 tuổi thì 2 đến 2,6 lít nước là phù hợp nhất.
Có chế độ ăn uống lành mạnh
Muốn phòng ngừa bệnh thận cần phải có một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học. Theo đó cần tăng cường bổ sung các chất như hoa quả, rau xanh, cá, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…
Đối với các loại cá giàu Omega -3 nên ăn ít nhất 2 lần 1 tuần. Đồng thời cần nói không với các loại đồ uống có cồn, các thực phẩm, đồ ăn nhanh, đồ uống chứa nhiều chất kích thích…
Theo khuyến cáo, rau xanh khi nạp vào cơ thể nên chiếm một nửa khẩu phần ăn. Đồng thời cần rèn luyện thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe. Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn hoặc luyện tập gym, aerobic, yoga với cường độ vừa phải.
Phương pháp điều trị bệnh suy thận
Suy thận là do rất nhiều nguyên nhân nhưng không có nghĩa là không thể điều trị được. Theo đó bạn có thể sử dụng các phương pháp chữa bệnh tại nhà khi các dấu hiệu suy thận đang ở mức độ cơ bản. Bệnh tiến triển nặng hơn nên đi khám bác sĩ để thực hiện các phương pháp điều trị chuyên sâu.
Điều trị tại nhà
Như đã nói ở trên, khi bệnh thận đang tiến triển ở giai đoạn đầu, các triệu chứng còn nhẹ, cơn đau xuất hiện ngắt quãng chưa đau quặn có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà bằng thuốc Tây Y hoặc Đông Y. Các biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh cao.
Phương pháp Tây Y
Điều trị bệnh bằng phương pháp Tây Y đem lại hiệu quả nhanh, cơn đau thuyên giảm, các triệu chứng đi kèm cũng đỡ hơn rất nhiều. Phương pháp này dựa trên nguyên nhân gây bệnh để điều trị nhằm kiểm soát hệ huyết áp, giảm các tổn thương xuất hiện trong cơ thể.
Tuy nhiên vì hiệu quả của thuốc Tây là ngay sau khi sử dụng nên những biến chứng nó đem lại rất khó có thể lường trước được. Khi mắc nhiều bệnh cùng một lúc nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Sử đụng các bài thuốc chữa bệnh bằng Đông Y
Các bài thuốc Đông Y cũng có tác dụng điều trị dứt điểm các triệu chứng xảy ra với bệnh nhân suy thận. Thuốc Đông Y lành tính, tốt cho sức khỏe và hoàn toàn không để lại biến chứng.
- Bài thuốc chữa bệnh bằng râu ngô: Râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa cơ thể và chữa bệnh thận khá hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 100g râu ngô kèm theo 50g rau má, 50g mã đề và 50g ý dĩ. Đem đun sôi tất cả các nguyên liệu với khoảng 600ml nước với lửa nhỏ trong thời gian 45 đến 60 phút. Đến khi còn tầm ⅓ nồi nước thuốc thì tắt bếp, chia nhỏ nước thành 3 lần uống trong ngày
- Bài thuốc điều trị thần từ kim tiền thảo: Cách thứ 2 là bạn có thể sử dụng kim tiền thảo để trị bệnh. Chuẩn bị khoảng 500g kim tiền thảo kèm theo nước sạch. Đun sôi nguyên liệu với tầm 1 lít nước ở lửa vừa phải trong thời gian tầm 45 phút. Đến khi nước cạn còn tầm ½ nồi thì rót ra cốc chia ngày uống 2 lần. Bài thuốc này còn có tác dụng thanh nhiệt và hỗ trợ giảm cân nhanh chóng.
- Bài thuốc từ cỏ xước: Suy thận ở người trẻ tuổi, suy thận ở người già đều có thể điều trị được bằng cỏ xước. Đây là loại cỏ có tác dụng giải độc, giảm các cơn đau do xương khớp và điều trị các bệnh về thận. Chuẩn bị cỏ xước 20g, 15g rễ cỏ tranh, 15g huyền sâm,15g lá móng tay, 15g huyết dụ và 15g mộc thông. Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đun với tầm 600ml nước. Đến khi nước cạn còn tầm 200ml thì tắt bếp và đem chia thành 2 phần uống trong ngày.
- Bài thuốc từ hoàng ký và thái tử sâm: Suy thận do khí âm lưỡng hư kèm theo các dấu hiệu như đau lưng, mỏi gối, cơ thể mệt mỏi, chân tay lạnh… có thể sử dụng các nguyên liệu như thái tử sâm và hoàng ký để điều trị. Bạn chuẩn bị đan bì 10g, trạch tả 10g, sơn thù 10g, phụ tử 10g, sơn dược 10g, lộc giáo giao 10g, thục địa 15g, phục linh 15g, ba kich 15g, nhục quế 13g và thỏ ty tử 12g. Sắc tất cả nguyên liệu uống trong ngày, chia làm 3 lần sử dụng.
- Bài thuốc từ phụ từ và sơn thù: Với bài thuốc này hãy chuẩn bị bạch truật, sơn thù, phụ tử, bạch thược 10g môi loại kèm theo đó là ba kích, tiên mao, phục linh, sơn dược mỗi loại 15g, 20g đẳng sâm, 20g hoàng kỳ và 2g quế chi. Đem tất cả các nguyên liệu đun trong thời gian 45 phút với lửa nhỏ và chia thuốc uống mỗi ngày 3 lần. Các triệu chứng như chướng bụng, kém ăn, cơ thể mệt mỏi… sẽ giảm rõ rệt.
Phương pháp chuyên sâu
Khi bệnh thận ở trong giai đoạn nặng hơn không thể thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà cần phải nhờ đến sự can thiệp của các phương pháp chữa bệnh chuyên sâu. Lúc này các biện pháp sử dụng là để kéo dài sự sống giúp cơ thể khỏe mạnh và dễ chịu hơn. Có 3 phương pháp được áp dụng phổ biến đó là chạy thận nhân tạo. lọc màng bụng hay ghép thận.
Chạy thận nhân tạo
Để chạy thận nhân tạo sẽ tốn một khoản tiền không hề nhỏ. Lúc này bệnh nhân đã tiến đến giai đoạn cuối, các triệu chứng đau nhức xuất hiện nhiều hơn. Nếu không chạy thận, nguy cơ tử vong sẽ đến nhanh hơn.
Phương pháp chạy thận nhân tạo hoạt động dựa trên nguyên lý tạo một vòng tuần hoàn xung quanh cơ thể. Tại đây máu được dẫn qua bộ lọc để loại bỏ đi các chất thừa, chất cặn bã rồi mới được đưa trở lại cơ thể.
Trước khi chạy thận, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật FAV nhằm tạo nên đường động mạch dẫn máu ra ngoài cơ thể và tĩnh mạch đưa máu từ máy vào lại bên trong sau khi lọc. Trong quá trình lọc người bệnh sẽ được cho sử dụng thuốc chống đông máu Heparin.
Tùy vào tình trạng bệnh số lần và mức độ chạy thận cũng khác nhau, trung bình khoảng 3 lần mỗi tuần, mỗi lần thực hiện trong 4 giờ. Ưu điểm của phương pháp chạy thận nhân tạo là các chất thải và nước được lọc khá sạch tuy nhiên bệnh nhân phải dành rất nhiều thời gian để chữa trị.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống phải được kiểm soát mới đem lại hiệu quả chữa bệnh cao nhất. Chạy thận có thể dẫn đến các biến chứng như đau đầu, chuột rút, buồn nôn, tai biến...
Ghép thận
Phương pháp thứ 2 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đó chính là ghép thận. Có nghĩa là bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cấy ghép quả thận của một người đang khỏe mạnh vào cơ thể của bệnh nhân suy thận mãn tính.
Người hiến tặng là người không còn cơ hội sống tiếp hoặc mắc bệnh nào đó gây chết não… Phương pháp này không những mang lại hiệu quả cao mà còn đem lại cuộc đời mới cho bệnh nhân. Theo đó sau khi ghép thận, người bệnh có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên phương pháp nào cũng sẽ có những nhược điểm và sự bất lợi riêng. Thận được ghép phải tương thích với cơ thể của người bệnh và để tìm được quả thận phù hợp không phải là chuyện đơn giản.
Người bệnh sau khi thực hiện sẽ phải uống thuốc cải ghép suốt đời kèm theo chi phí phẫu thuật không hề nhỏ. Ngoại trừ trường hợp quả thận được lấy từ người anh em sinh đôi ra thì không cần phải uống thuốc cải ghép thận.
Lọc màng bụng để chữa bệnh thận
Suy thận có thể sử dụng phương pháp lọc màng bụng. Theo đó màng bụng của bệnh nhân đóng vai trò như một chiếc màng lọc máu. Các chất như ure, kali, creatinin… khuếch tán sang khoang dịch lọc.
Sự chênh lệch về áp suất làm cho lượng nước thừa có trong máu sẽ từ màng bụng sang khoang dịch lọc. Lọc màng bụng bao gồm 4 phương pháp là lọc màng bụng liên tục ngoại trú, lọc màng bụng chu kỳ tự động, lọc màng bụng liên tục chu kỳ và lọc màng bụng cách quãng ban đêm.
Lọc màng bụng là phương pháp đơn giản. Ưu điểm của phương pháp lọc màng bụng là hoàn toàn không lệ thuộc vào máy móc và mỗi tháng chỉ cần đến bệnh viện lọc dịch 1 lần.
Toàn bộ các quy trình điều trị khác sẽ được tiến hành tại nhà. Ngoài ra, chế độ ăn của người bệnh không bị hạn chế. Tuy nhiên nếu không đảm bảo vệ sinh, vị trí đặt ống thông rất dễ nhiễm trùng kéo theo các biến chứng như hạn chế hoạt động cơ hoành, rò rỉ dịch từ ổ bụng...
Suy thận là một trong những căn bệnh phổ biến nếu không được điều trị dứt điểm rất dễ dẫn đến những biến chứng khó lường trước được. Bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, các cấp độ suy thận và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Hãy tập cho mình một lối sống lành mạnh để làm giảm nguy cơ mắc bệnh, giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!