Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau đầu là một trong những tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Do vậy, nhiều người thường chủ quan và không điều trị bệnh kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đau đầu mà bạn cần biết. 

Đau đầu là bệnh gì? Phân loại đau đầu thường gặp

Hầu hết mỗi người đều trải qua cảm giác đau nhức đầu ít nhất một lần trong đời. Theo đó, đau đầu là tình trạng đau nhức tại nhiều vùng khác nhau trên đầu khi bạn làm việc căng thẳng, mệt mỏi, thường xuyên sử dụng rượu bia và các chất kích thích. 

Đau đầu còn được gọi là đau đầu R51 - đây là mã quốc tế của bệnh, được dùng để thống kê và quản lý trong bệnh viện. 

Bệnh nhức đầu được phân loại thành nhiều trường hợp khác nhau bao gồm:

  • Đau nửa đầu (đau đầu migraine): Bệnh xuất phát từ thần kinh mạch máu với những cơn đau một bên đầu kèm biểu hiện như ù tai, mờ mắt, sợ tiếng ồn… Hiện nay, có khoảng 11% dân số ở độ tuổi trưởng thành trên thế giới mắc bệnh đau nửa đầu, trong đó phụ nữ chiếm đến ¾ trong số đó. 
  • Đau đầu từng cụm (cluster headache): Tình trạng này cũng có nguyên nhân từ thần kinh mạch máu, thường gặp ở nam giới tuổi trung niên và có hút thuốc lá. Trong thời gian gần đây, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cũng ngày một tăng lên. 
  • Đau đầu mãn tính hàng ngày (chronic daily headache): Người bệnh sẽ bị nhức đầu kéo dài trên 15 ngày trong mỗi tháng. Tình trạng này thường xuất hiện khi người bệnh mắc một số bệnh lý như rối loạn lo âu, trầm cảm… 
  • Đau đầu dạng căng thẳng (Tension-type headaches): Đây là hội chứng nhức đầu thường gặp nhất và chiếm đến 90% các vấn đề nhức đầu hiện nay. Hầu hết bệnh nhân sẽ bị đau hai bên đầu, tập trung nhiều nhất ở vùng trán, thái dương… 

Triệu chứng đau đầu

Tùy vào nguyên nhân và phân loại mà các triệu chứng nhức đầu sẽ khác nhau. Dưới đây là một số những biểu hiện điển hình của bệnh:

Nhức đầu do căng thẳng

  • Cảm giác bị bóp siết ở vùng đầu và đè ép, thắt chặt.
  • Vị trí cơn đau thường ở da đầu, thái dương, vai gáy và đau cả hai bên đầu.
  • Người bệnh không buồn nôn, không nôn ói, không sợ ánh sáng, tiếng động. 

Đau nửa đầu

  • Đau thường chỉ xuất hiện ở một bên đầu nhưng cũng có khi cả hai bên.
  • Cảm giác đau theo mạch máu đập trong đầu và tăng giảm theo mạch đập.
  • Đau nhiều khi hoạt động thể lực, đặc biệt khi ho, uốn cong người.
  • Các triệu chứng kèm theo như ù tai, mờ mắt, buồn nôn, sợ tiếng ồn và ánh sáng. 

Đau thường chỉ xuất hiện ở một bên đầu
Đau thường chỉ xuất hiện ở một bên đầu

Nhức đầu mạn tính hàng ngày

  • Các cơn nhức đầu xảy ra 15 ngày trở lên và kéo dài hơn 3 tháng.
  • Bệnh xảy ra bởi nhức đầu do căng thẳng, nhức nửa đầu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng đau kéo dài.

Nhức đầu từng cụm

  • Cơn nhức đầu xảy ra từng cụm, khu trú ở nửa đầu, đau nhiều ở phía sau mắt lan ra trán và thái dương. 
  • Bệnh kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, chảy nước mắt, ngạt mũi…
  • Bệnh nhân thường đi tới đi lui ôm vùng đầu. 
Triệu chứng Đau đầu phổ biến

Nguyên nhân gây đau đầu

Nguyên nhân đau đầu xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Theo các chuyên gia, có đến 70 nhóm nguyên nhân khác nhau gây nhức đầu, trong số đó có hơn 80% trường hợp là lành tính. 

Các nguyên nhân gây đau đầu có thể xuất phát do bệnh lý hoặc không do bệnh lý. Dưới đây là một vài lý do gây đau đầu mà bạn nên lưu ý:

Nguyên nhân không do bệnh lý

  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy lo âu với nhiều việc trong cuộc sống khiến bản thân không thể ngừng suy nghĩ.
  • Tình trạng căng thẳng, lo lắng, stress khiến bạn bị đau đầu liên tục.
  • Cơ thể mất nước khiến não bị thiếu máu và oxy.
  • Hormone thay đổi do chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ tiền mãn kinh hoặc sau khi sinh con ở phụ nữ.
  • Rối loạn giờ giấc khi di chuyển giữa các múi giờ khác nhau hoặc ở những người thường xuyên làm việc khuya.
  • Uống cà phê, hút thuốc quá nhiều và liên tục. 

Nguyên nhân do bệnh lý

Đau đầu là triệu chứng của bệnh gì? Một số căn bệnh khiến bạn bị đau đầu như:

  • Viêm xoang: Có đến 90% bệnh nhân mắc bệnh viêm xoang đều có triệu chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu. 
  • Tăng nhãn áp: Tăng nhãn áp, rối loạn điều tiết ở mắt hoặc mắc một số bệnh lý về nhãn áp khác cũng gây nên các cơn đau đầu dữ dội, kèm theo đó là triệu chứng đỏ mắt, giảm thị lực.
  • Thiếu máu nặng: Đau đầu có thể bắt nguồn từ tình trạng thiếu máu nặng. Bệnh nhân nên bổ sung nhiều sắt để loại bỏ chứng đau đầu.
  • Một số bệnh mạn tính khác: Đau đầu liên tục có thể là triệu chứng của một số căn bệnh mãn tính khác như tăng huyết áp, tiểu đường, lupus ban đỏ… 
  • Tai biến mạch máu não: Nếu bị đau đầu liên tục thì không loại bỏ được trường hợp bạn có nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não. Người bệnh bị đau đầu kèm buồn nôn, mất ý thức, mất thăng bằng, tê bì toàn thân là những dấu hiệu của bệnh tai biến. 

Bệnh đau đầu xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau
Bệnh đau đầu xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

  • Khối u não: Hơn 50% người có khối u ở não bị đau đầu dai dẳng nhiều tháng liên tục. Cơn đau thường xuất hiện lúc nửa đêm gần về sáng, đau đến mức dữ dội. 
  • Nhiễm trùng não - màng não: Người bệnh bị đau đầu kèm sốt, nhiễm trùng, cứng vùng gáy, sợ ánh sáng thì có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng não - màng não.
  • Di chứng của chấn thương hoặc tai nạn: Tiền sử bị chấn thương hoặc tai nạn dù nặng hay nhẹ đều có thể là nguyên nhân khiến bạn bị nhức đầu về sau. Khi có biểu hiện nhức đầu nhẹ, sau đó tăng dần, bệnh nhân cần chụp CT hoặc MRI để tìm ra tổn thương và điều trị bệnh kịp thời. 

Đau đầu có nguy hiểm không?

Dù xảy ra bởi bất kỳ nguyên nhân nào, tình trạng nhức đầu kéo dài hơn 3 tháng sẽ làm thay đổi cấu trúc và tổn thương ở não. Nhức đầu liên tục sẽ làm quá trình chuyển hóa bị rối loạn, sản sinh ra nhiều gốc tự do làm ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh. 

Các cơn nhức đầu sẽ gây ra những tác động tiêu cực như khiến người bệnh bị trầm cảm, suy nhược thần kinh, rối loạn trí nhớ, thiếu tập trung, sa sút trí tuệ, nguy hiểm hơn là đột quỵ não dẫn đến tàn tật, thậm chí là tử vong. 

Điều đáng lo ngại của tình trạng nhức đầu hiện nay là đa số bệnh nhân không biết nguyên nhân chính gây bệnh và khó có thể chữa trị tận gốc. Nếu không được điều trị triệt để thì bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần và khó điều trị.

Cách chẩn đoán bệnh chính xác

Thu thập thông tin bệnh sử:

  • Đặc điểm cơn đau: Bác sĩ sẽ hỏi về vị trí, tính chất (đau nhói, âm ỉ, búa bổ...), tần suất, thời gian, các yếu tố khởi phát hoặc làm nặng thêm cơn đau, cũng như các triệu chứng kèm theo như buồn nôn, chóng mặt, sợ ánh sáng...
  • Tiền sử: Thông tin về các bệnh lý đã mắc, thuốc đang sử dụng, lối sống, thói quen sinh hoạt cũng được xem xét.

Khám lâm sàng:

  • Khám tổng quát: Đánh giá các dấu hiệu sinh tồn như huyết áp, mạch, nhiệt độ.
  • Khám thần kinh: Kiểm tra các chức năng não bộ và hệ thần kinh như phản xạ, cảm giác, vận động, thị giác, thính giác.
  • Khám chuyên khoa (nếu cần): Tai mũi họng, mắt, răng hàm mặt để loại trừ các nguyên nhân đau đầu liên quan.

Cận lâm sàng (nếu cần):

  • Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng viêm, nhiễm trùng, thiếu máu, rối loạn chức năng gan, thận...
  • Chụp X-quang: Phát hiện bất thường về cấu trúc xương sọ và cột sống cổ.
  • Chụp CT hoặc MRI: Cung cấp hình ảnh chi tiết về não bộ và mạch máu, giúp phát hiện khối u, tổn thương, viêm nhiễm.
  • Điện não đồ: Ghi lại hoạt động điện não, hỗ trợ chẩn đoán động kinh hoặc rối loạn chức năng não.
  • Chọc dò dịch não tủy: Chỉ định khi nghi ngờ viêm màng não hoặc nhiễm trùng thần kinh trung ương.

Xét nghiệm máu đánh giá tình trạng viêm, nhiễm trùng
Xét nghiệm máu đánh giá tình trạng viêm, nhiễm trùng

Chẩn đoán phân biệt:

Bác sĩ sẽ phân tích tất cả thông tin để loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như:

  • Đau đầu nguyên phát: Đau nửa đầu Migraine, đau đầu do căng thẳng, đau đầu từng cụm.
  • Đau đầu thứ phát: Do các bệnh lý như u não, viêm màng não, tăng huyết áp, nhiễm trùng, chấn thương...

Đối tượng dễ bị đau đầu

  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh đau đầu: Đặc biệt là đau nửa đầu migraine, đau đầu từng cụm.
  • Phụ nữ: Do sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh.
  • Người thường xuyên căng thẳng, stress: Áp lực công việc, học tập, cuộc sống có thể là yếu tố kích hoạt đau đầu.
  • Người lạm dụng chất kích thích: Caffeine, rượu bia, thuốc lá có thể gây đau đầu.
  • Người làm việc trong môi trường độc hại: Tiếp xúc với hóa chất, tiếng ồn, ánh sáng mạnh.
  • Người có bệnh lý nền: Tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, bệnh lý mạch máu não...
  • Người bị chấn thương vùng đầu cổ.
  • Trẻ em và người cao tuổi: Do hệ thần kinh chưa hoàn thiện hoặc đang lão hóa.

Lưu ý khi điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh

Nhằm hạn chế bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Hạn chế hoặc tránh những nơi có nhiều tiếng ồn, ánh sáng chói và các yếu tố kích thích gây nên tình trạng nhức đầu.
  • Giảm hiện tượng căng thẳng, áp lực, thay vào đó người bệnh cần thư giãn sau những giờ làm việc kéo dài.
  • Đối với nhân viên văn phòng, bạn cần thay đổi tư thế làm việc thường xuyên. Ngoài ra, bạn nên thư giãn cổ, vai gáy sau mỗi giờ làm việc.
  • Tập thể dục mỗi ngày giúp giảm căng thẳng bằng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, dưỡng sinh… 
  • Mỗi ngày bạn nên ngủ từ 7 - 8 giờ mỗi ngày để tránh tình trạng nhức đầu, stress, mệt mỏi.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích, hút thuốc lá vì có thể làm tăng nguy cơ nhức đầu.
  • Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau chữa bệnh.
  • Bổ sung vitamin, chất khoáng và những dưỡng chất tốt cho cơ thể để hạn chế và phòng ngừa bệnh tật. 

Người bệnh nên tập luyện thể dục thường xuyên
Người bệnh nên tập luyện thể dục để giảm tình trạng nhức đầu

Khi nào cần gặp bác sĩ?

  • Đau đầu dữ dội, đột ngột hoặc thay đổi tính chất đáng kể so với các cơn đau trước đó
  • Đau đầu kèm theo sốt cao, cứng cổ, buồn nôn và nôn ói dữ dội, lú lẫn, yếu liệt, co giật, thay đổi thị lực hoặc nói khó
  • Đau đầu sau chấn thương đầu
  • Đau đầu mới xuất hiện ở người trên 50 tuổi
  • Đau đầu ngày càng tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng
  • Đau đầu ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày
  • Đau đầu không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường

Các cách điều trị bệnh đau đầu

Nhức đầu có thể điều trị theo những phương pháp khác nhau. Đối với trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể chữa bệnh bằng các cách đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, khi cơn nhức đầu kéo dài dai dẳng, người bệnh nên đến bác sĩ thăm khám kịp thời. 

Thuốc Tây y chữa bệnh

Hầu hết các loại thuốc Tây y chủ yếu làm giảm nhanh triệu chứng của bệnh trong thời gian ngắn. Một số loại thuốc Tây y thường được bác sĩ kê toa sử dụng chữa nhức đầu như:

  • Naproxen: Đây là loại thuốc chống viêm không chứa steroid có tác dụng ức chế các cơn đau và ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin.
  • Ibuprofen: Thuốc có tác dụng làm giảm cảm thụ của các dây thần kinh với một số chất gây viêm như serotonin, từ đó giúp giảm đau hiệu quả.
  • Pizotifen: Thuốc có công dụng chống lại sự tăng cường chất trung gian hóa học như bradykinin, serotonin, giúp phòng ngừa và cải thiện triệu chứng đau nhức.
  • Flunarizine: Loại thuốc này sẽ giúp hạn chế sự tích tụ của các ion trong tế bào thần kinh, đồng thời cải thiện triệu chứng chóng mặt. 

Các loại thuốc Tây y thường gây ra một số tác dụng phụ như đau dạ dày, suy giảm chức năng gan thận. Do vậy, người bệnh không nên lạm dụng thuốc mà cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. 

Điều trị đau nhức đầu bằng Đông y

Theo quan niệm của y học cổ truyền, nhức đầu chủ yếu là do sự xâm nhập của phong và hỏa làm tắc nghẽn kinh lạc và làm rối loạn khí huyết trong đầu. Đông y điều trị đau nhức đầu bằng cách bình can, khu tà và thông kinh lạc. 

Một số bài thuốc Đông y được sử dụng để chữa bệnh đau nhức đầu như:

  • Bài thuốc số 1: Thiên ma, sơn chi, đỗ trọng, hoàng cầm, phục thần, tang ký sinh, dạ giao đằng mỗi vị 9g, ngưu tất 12g. Người bệnh sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang và uống đều đặn trong vòng 7 ngày.
  • Bài thuốc số 2: Bạch chỉ 10g, hậu phác 16g, trần bì, bán hạ, thổ phục linh mỗi thứ 12g, gừng sống 8g. Người bệnh sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang thuốc.
  • Bài thuốc số 3: Hoàng kỳ 20g, đương quy, bạch truật mỗi vị 16g, bạch chỉ 12g, tế tân, trần bì, cam thảo mỗi vị 6g, sài hồ 10g. Bệnh nhân sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang và uống liên tục trong 7 ngày. 

Khi áp dụng bài thuốc Đông y, người bệnh phải uống thuốc kiên trì vì thuốc thường phát huy công dụng chậm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng liệu pháp bấm huyệt, xoa bóp đầu để giảm các cơn đau nhức. 

Giảm đau bằng cách đơn giản tại nhà

Giảm đau ngay tại nhà là cách điều trị đầu tiên mà nhiều người hay nghĩ đến khi xuất hiện các cơn đau nhức. Có nhiều cách giúp giảm nhức đầu hiệu quả mà không cần dùng thuốc như:

  • Tác dụng nhiệt: Người bệnh sử dụng một túi ấm đặt vào phía sau gáy hoặc dùng vòi sen xả nước ấm vào cổ khi tắm. Nhiệt sẽ giúp cơ bắp thư giãn, giảm căng thẳng.
  • Uống nước: Mỗi ngày người bệnh nên uống từ 2 - 3 lít nước lọc theo từng ngụm nhỏ và uống nhiều lần trong ngày. Bạn không nên uống nước lạnh hoặc nước đá khi bị nhức đầu. Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung thêm nước hoa quả cho cơ thể. 
  • Hít thở đều: Khi bị nhức đầu, bệnh nhân nên hít thở trong 5 giây rồi thở ra khoảng 5 giây. Hít thở sâu và đều đặn sẽ cung cấp đủ oxy hóa cho máu, giúp giảm căng thẳng và tuần hoàn máu não. 
  • Chườm nước đá: Bạn dùng một chiếc khăn mỏng lạnh di chuyển trên trán khoảng 10 - 15 phút. Chườm lạnh sẽ giúp cải thiện lưu thông máu trên trán, nhờ đó các cơn đau sẽ giảm đáng kể. Cách này phù hợp điều trị khi bị nhức đầu do căng thẳng, viêm xoang.

Bệnh nhân có thể chườm đá để giảm nhức đầu ngay tại nhà
Bệnh nhân có thể chườm đá để giảm nhức đầu ngay tại nhà

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Phương pháp chữa đau nhức đầu bằng mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Hiện nay, có rất nhiều dược liệu thiên nhiên xung quanh ta có tác dụng chữa bệnh hiệu quả như:

Ngải cứu

Ngải cứu là một vị thuốc nam phổ biến chữa được nhiều bệnh, trong đó có bệnh nhức đầu. Ngải cứu có chứa nhiều thành phần giúp an thần, giảm đau, điều hòa khí huyết và giúp cung cấp nhiều oxy lên não.

Người bệnh chuẩn bị một ít lá ngải cứu tươi, lá bưởi, lá khuynh diệp rồi rửa sạch. Bạn cho nước đun sôi trong vòng 15 phút. Người bệnh sử dụng nước xông hơi trong vòng 20 phút để giảm đau. 

Trà bạc hà

Trà bạc hà có đặc tính kháng khuẩn cực tốt. Ngoài việc giúp giảm nhức đầu, trà bạc hà còn giúp giảm các triệu chứng như đau đầu buồn nôn, nôn, đau bụng. Người bệnh chỉ cần sử dụng một ít bạc hà hãm với nước sôi rồi uống đều đặn mỗi ngày. Lá và tinh dầu bạc hà chứa chất giúp giảm đau và làm dịu thần kinh. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà chỉ có tác dụng hiệu quả cho trường hợp nhức đầu nhẹ. Do vậy, người bệnh không nên quá phụ thuộc vào cách điều trị này.

Dược liệu hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu

Trong y học cổ truyền, đau đầu được xem là biểu hiện của sự mất cân bằng âm dương, khí huyết ứ trệ hoặc can hỏa vượng. Do đó, việc sử dụng dược liệu Đông y trong điều trị đau đầu không chỉ nhằm mục đích giảm đau tức thời mà còn hướng tới việc điều hòa cơ thể, giải quyết căn nguyên gây bệnh, từ đó mang lại hiệu quả lâu dài và giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Công dụng chính:

  • Khu phong tán hàn (giảm đau do cảm lạnh)
  • Hành khí hoạt huyết (giảm đau do khí huyết ứ trệ)
  • Thanh nhiệt tả hỏa (giảm đau do nóng trong)
  • Dưỡng âm an thần (giảm đau do suy nhược, căng thẳng)
  • Kiện tỳ ích khí (giảm đau do tỳ vị yếu)

Một số dược liệu thường dùng:

  • Kinh giới, tía tô: Giảm đau do cảm lạnh
  • Xuyên khung, đương quy: Giảm đau do khí huyết ứ trệ
  • Bạch chỉ: Giảm đau do phong hàn, nghẹt mũi
  • Thiên ma: Giảm đau do căng thẳng, chóng mặt

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh đau đầu mà bạn nên tham khảo. Đây là một căn bệnh quen thuộc mà nhiều người thường chủ quan. Tuy nhiên, khi bị đau đầu dai dẳng, người bệnh không nên tùy tiện mua thuốc về uống mà cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám sớm nhất.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp

Đau đầu hay quên là tổ hợp triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân có thể là do stress, thiếu ngủ, chấn thương đầu đến bệnh lý thần kinh, rối loạn tâm thần. Các phương pháp điều trị bao gồm: Liệu pháp tâm lý, thuốc Tây y và Đông y, kết hợp mẹo dân gian. Người bệnh có thể phòng ngừa bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, quản lý căng thẳng và thăm khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng.

Đau đầu là tình trạng có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Tình trạng đau đầu kéo dài sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, đau đầu nên làm gì để giảm đau hiệu quả là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Nguyên...
Đau đầu 2 bên thái dương là tình trạng khá phổ biến khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Tình trạng này có thể cảnh báo một số bệnh lý thần kinh rất nguy hiểm và gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đau đầu 2 bên thái dương là gì? Biểu hiện đặc...
Một trong những cách mọi người thường nghĩ đến đầu tiên khi bị đau đầu là sử dụng miếng dán giảm đau đầu hoặc uống thuốc giảm đau. Vậy đau đầu dán gì hiệu quả và an toàn nhất hiện nay? Hãy tìm hiểu ngay thông tin hữu ích ở bài viết dưới đây. Đau đầu dán gì? Top 5...
Đau đầu ở thái dương là hiện tượng nhiều người thường xuyên mắc phải nhưng không biết rõ nguyên nhân vì sao. Đây là tình trạng đáng báo động bởi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh cần trang bị kiến thức về tình trạng này để có biện pháp điều trị kịp...
Đau đầu buồn nôn ở trẻ em là một trong những hiện tượng không hiếm gặp, triệu chứng đặc trưng cho một số bệnh lý. Các bố mẹ không nên chủ quan vì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy đau đầu ở trẻ em thường do bệnh lý nào gây ra? Làm...
Đau đầu migraine thường gọi là cơn đau đầu vận mạch. Đây là một cơn đau đầu dữ dội đi kèm với cảm giác buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng. Tình trạng này khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, nhất là ở trẻ em. Vậy đau đầu migraine ở trẻ em có nguy...
Ho bị đau đầu là hiện tượng thường gặp, người bệnh bị đau đầu sau khi ho. Các cơn đau đầu có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, thậm chí có thể âm ỉ trong vài giờ. Khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Đau đầu bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan