Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Tập luyện là yếu tố cần thiết trong quá trình loại bỏ bệnh thóa hóa cột sống. Tuy nhiên tập luyện như thế nào cho đúng, cho phù hợp. Người bệnh bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không, đi bộ không? Dám chắc đây là thắc mắc, mối quan tâm chung của không ít người. Và để có được câu trả lời chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn sau đây.
Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không?
Trong phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa cột sống nói riêng, tập luyện tại nhà là một trong những yếu tố cần thiết và quan trọng để hỗ trợ quá trình loại bỏ chứng bệnh.
Tuy nhiên mỗi khi vận động người bệnh bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm dễ bị đau nhức do đó ngại vận động. Nhiều người có suy nghĩ cần phải nằm một chỗ nghỉ ngơi, tuyệt đối không đi lại để tránh tình trạng bệnh thêm nặng.
Tuy nhiên đây hoàn toàn là suy nghĩ sai lầm. Mọi người đang không nắm bắt được chính xác lợi ích của việc tập luyện hàng ngày cụ thể ở đây là đi bộ.
Theo trưởng khoa vật lý trị liệu nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường, bác sĩ Trần Hải Long chia sẻ “với người bị thoái hóa cột sống, việc vận động mỗi ngày rất quan trọng. Tuy nhiên vận động sao cho đúng thì không phải ai cũng nắm được. Mọi người nên đi bộ thay vì chạy bộ, các hoạt động đòi hỏi sức nhanh như chạy nhảy là điều không phù hợp với người bệnh xương khớp. Các bạn hãy tham khảo các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội hay tập yoga, tập dưỡng sinh.”
Như vậy với thắc mắc người bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không? có lẽ bạn đã có được câu trả lời. Chúng ta hãy xem chính xác xem chạy bộ gây ra biến chứng xấu gì và đi bộ mang lại lợi ích tích cực như thế nào sau đây.
Ảnh hưởng của việc chạy bộ tới cột sống
Thoái hóa cột sống là tình trạng sụn khớp bị ăn mòn có thể dễ tới biến dạng nếu tình trạng bệnh nặng. Cơn đau nhức âm ỉ đôi khi dữ dội khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Vì vậy các hoạt động như chạy bộ hoàn toàn có thể phù hợp với người bệnh nhẹ còn giai đoạn bệnh nặng thì không.
XEM NGAY: Giải Pháp Loại Bỏ Thoái Hóa Cột Sống An Toàn, Hiệu Quả Từ Thảo Dược Tự Nhiên
Nguyên nhân là do, khi chạy bộ toàn bộ phần cột sống sẽ phải chịu áp lực của cơ thể đè lên, phần sụn khớp bị bào mòn do đó các xương cột sống sẽ cọ sát trực tiếp với nhau từ đó triệu chứng đau sẽ tăng nặng, tình trạng viêm sẽ thêm nghiêm trọng, cấu trúc xương dần dần mất ổn định.
Các hoạt động như chạy bộ sẽ khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh hơn, khó xử lý hơn, đe dọa đến sức khỏe nói chung và khả năng vận động, đi lại nói riêng của bệnh nhân. Chính vì những lý do trên, bạn nên thay thế hoạt động chạy bộ bằng đi bộ hoặc các bài tập như yoga, bơi lội sẽ mang lại kết quả tốt hơn rất nhiều.
Lợi ích của việc đi bộ
Đi bộ là một trong những bài tập cực kỳ tốt đối với sức khỏe và tinh thần. Bài tập này trông có vẻ nhẹ nhàng, tuy nhiên kết quả mà nó mang lại sẽ khiến bạn ngạc nhiên.
Các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh, đi bộ sẽ mang lại một loạt các tác dụng như sau, mọi người hãy xem và suy nghĩ xem liệu mình có nên sắm một đôi giầy và bắt đầu đi bộ ngay từ ngày mai hay không nhé.
- Đi bộ giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương, phòng ngừa chứng suy giảm tĩnh mạch
- Cuộc sống hiện đại khiến người trẻ ngày càng lười vận động, phụ thuộc quá nhiều vào máy móc do đó dễ mắc các bệnh cột sống. Đi bộ hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa lão hóa, kích thích lưu thông máu và chất dinh dưỡng đến sụn khớp từ đó cải thiện tình trạng đau nhức mỏi, ngăn ngừa thoái hóa, thoát vị cột sống.
- Bài tập này sẽ giúp bạn có được một đôi chân khỏe mạnh, săn chắc
- Cải thiện hệ tiêu hóa, kiểm soát cân nặng tốt bởi quá trình vận động sẽ giải phóng mỡ thừa, ngừa tích tụ năng lượng dư thừa
- Tốt cho tim mạch, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ đột quỵ đến 40%
- Ngoài ra, bài tập này còn giúp cải thiện tinh thần, hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm, kích thích khả năng tư duy sáng tạo, xây dựng thói quen sống lành mạnh giúp cuộc sống bạn thêm ý nghĩa hơn.
Bị thoái hóa cột sống đi bộ sao cho đúng?
Như phân tích ở trên chúng ta có thể thấy, đi bộ là bài tập hoàn toàn phù hợp với người bị thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên chúng ta tập luyện sao cho đúng để mang lại hiệu quả cao nhất, điều này không phải ai cũng biết. Một vài lưu ý sau đây, mọi người hãy tham khảo và ghi nhớ:
- Hãy vận động trước khi bắt tay vào tập luyện, các động tác như xoay cổ tay cổ chân, vận động nhẹ nhàng trước khi khởi động khoảng 5 phút sẽ ngăn ngừa được tình trạng chuột rút trong quá trình di chuyển.
- Lúc đầu đi bộ với mức độ chậm sau có thể tăng nhanh hơn một chút tuy nhiên không tăng đến mức chạy bộ.
- Đi nhẹ nhàng, lúc đầu nên bắt đầu với quãng đường ngắn, sau một thời gian làm quen, thời gian đi bộ sẽ tăng dần. Mỗi ngày chúng ta chỉ nên đi bộ từ 30-45 phút không hơn.
- Chú ý giữ lưng thẳng, tay đánh nhẹ trước sau theo bước di chuyển, cơ thể thả lỏng, tinh thần thoải mái.
- Giữ hơi thở nhịp nhàng, chập rãi, thở sâu, mắt nhìn thẳng
- Lựa chọn quần áo và giày đi bộ phù hợp, thoải mái
- Nên đi trên đường bằng phẳng để giảm thiểu tác động lên cột sống
- Buổi sáng và buổi chiều mát là thời gian tập luyện tốt nhất, nên chọn lựa địa điểm trong lành, sạch sẽ
Lời khuyên dành cho bệnh nhân thoái hóa cột sống
- Trong quá trình tập luyện thể dục, nếu dấu hiệu đau gia tăng không giảm thiểu bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Bên cạnh đó dừng ngay việc tập luyện bởi có thể bài tập này không phù hợp hoặc bạn đang áp dụng sai cách.
- Ngoài đi bộ bạn có thể tham khảo thêm các bài tập như yoga, bơi lội hay đu xà. Đây đều là những môn thể thao phù hợp với người bị thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm.
- Tập luyện cần kết hợp với phác đồ của bác sĩ, dùng thuốc đặc trị thoái hóa cột sống mới mang lại được kết quả khả quan. Đây là bệnh không thể tự khỏi vì vậy mọi người không nên mong chờ và có suy nghĩ cứ đi bộ nhiều bệnh sẽ khỏi…
- Đi khám sức khỏe định kỳ để xác định tình trạng sức khỏe
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, ngủ ngon giấc, xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học là điều cần thiết và quan trọng để hỗ trợ quá trình chữa bệnh
- Không nên ăn no trước khi đi bộ
- Người bị bệnh béo phì không nên đi bộ hay chạy bộ mà nên thay thế bằng cách bơi lội bởi đi bộ nhiều cột sống càng phải chịu áp lực lớn, dễ gây phản tác dụng.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “người bệnh thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không, đi bộ không” Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn để từ đó biết được cách chăm sóc sức khỏe bản thân sao cho phù hợp. Thoái hóa cột sống là bệnh lý nguy hiểm cần được chữa trị sớm, mọi người nên chủ động thăm khám cũng như xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh. Đi bộ chỉ vài phút mỗi ngày cũng sẽ giúp cải thiện tinh thần và thể chất cực kỳ tốt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!