Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bệnh viêm đại tràng mãn tính là một trong những căn bệnh phổ biến, người mắc bệnh sẽ rất dễ bị tái phát và khó điều trị dứt điểm nếu không chữa đúng cách. Tham khảo nội dung dưới để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa an toàn, hiệu quả nhất.

Viêm đại tràng mãn tính là gì?

Viêm đại tràng mãn tính - Một bệnh lý thường gặp ở nước ta, là tình trạng bệnh viêm nhiễm đại tràng nhưng không được kịp thời điều trị dứt điểm. Khi đó niêm mạc sẽ bị tổn thương ngày càng nặng, khó phục hồi được. Nói một cách dễ hiểu thì bệnh này thường khởi phát từ viêm đường tiêu hóa do nhiễm khuẩn, tình trạng viêm kéo dài mà không chữa trị hoặc chữa không dứt điểm hoàn toàn.

Viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng mãn tính là là tình trạng bệnh viêm nhiễm đại tràng nhưng không được kịp thời điều trị dứt điểm

Trong bệnh lý thì đây là quá trình viêm nhiễm bị lan theo đường đi của khung đại tràng hoặc niêm mạc đại tràng khu trú. Mỗi người bệnh đều có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. 

Nếu mức độ nhẹ thì tính bền vững của niêm mạc đại tràng sẽ bị suy giảm dần, khiến cho đại tràng dễ bị chảy máu hơn so với bình thường. Mặt khác, khi mức độ nặng thì sẽ có thể bị tạo ổ loét, xung huyết…

Trên thực tế thì khi người mắc bệnh sang giai đoạn mãn tính thì sẽ rất khó chữa trị hoàn toàn, vì khi này các niêm mạc của đại tràng cũng đã bị tổn thương nặng nề trong thời gian dài. Chức năng cũng sẽ không còn được hoàn thiện như trước, khi đó khả năng hấp thu dưỡng chất cũng bị hạn chế. 

Tình trạng lâu dần sẽ khiến suy nhược cơ thể, có những biến chứng khôn lường. Vấn đề này sẽ được diễn giải chi tiết hơn trong phần nội dung phía dưới.

Triệu chứng

Như đã chia sẻ ở trên thì mỗi người bệnh đều có những triệu chứng cũng như biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào tình trạng khác nhau. Tuy nhiên họ đều có những triệu chứng bệnh chung là đau bụng, lúc thì âm ỉ lúc thì quặn lại thành từng cơn, đau ở vùng hố chậu trái - phải và sau khi đi đại tiện thì mức độ đau cũng sẽ được giảm dần.

Triệu chứng của viêm đại tràng mãn tính
Triệu chứng của viêm đại tràng mãn tính

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Táo bón hoặc đại tiện lỏng đều có kèm theo máu và chất nhầy tùy vào từng người bệnh. 

  • Đối với người bị đại tiện phân lỏng thì thường sẽ bị đi từ 2 -3 lần một ngày;
  • Táo bón thì 2 - 3 ngày mới đi được một lần;
  • Không chỉ vậy, cũng có người có hiện tượng bị đại tiện lỏng và táo bón xen kẽ. Một ngày sẽ đi khoảng 2 - 3 lần, lúc đầu khó đi (phân táo bón) nhưng sau đó sẽ ra phân lỏng, không thành khuôn.

Triệu chứng toàn thân: Có thể người bệnh sẽ cảm thấy sức khỏe bị suy yếu, sụt cân, ăn kém, cơ thể mệt mỏi, đầy bụng, suy giảm trí nhớ....

Vậy nên, khi nhận thấy bản thân hoặc người thân gặp phải những triệu chứng kể trên thì nên nhanh chóng tìm phương pháp điều trị phù hợp nhất. Thêm vào đó, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan hay thờ ơ với những biểu hiện bệnh như trên, vì tình trạng kéo dài sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng.

Nguyên nhân

Bệnh viêm đại tràng cấp tính chính là khởi nguồn chính của bệnh mãn tính này. Sau khi bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng gây ra tình trạng viêm đại tràng cấp, tổn thương niêm mạc mà không được điều trị dứt điểm hoàn toàn trong một thời gian khoảng 2 - 3 tháng thì bệnh sẽ bị dẫn đến giai đoạn mãn tính.

Bệnh viêm đại tràng mãn tính chủ yếu khởi phát từ cấp tính
Bệnh viêm đại tràng mãn tính chủ yếu khởi phát từ cấp tính

Hoặc một số người bị bệnh nền sau cũng có nguy cơ bị mắc bệnh này ở mức cao như:

  • Lao đại tràng;
  • Viêm loét đại trực tràng, Bệnh Crohn (viêm đường ruột);
  • Viêm đại tràng màng giả;
  • Viêm loét đại tràng vô căn;
  • Nhiễm virus herpes simplex.

Bên cạnh những nguyên nhân gây bệnh nêu ở trên thì cũng có những người viêm đại tràng mà không rõ nguyên nhân, gọi là viêm đại tràng không đặc hiệu.

Biến chứng

Dựa theo số liệu được thống kê thì nước ta đang có hàng triệu người bị mắc bệnh mãn tính này (khoảng 20%)  và con số luôn có xu hướng gia tăng. Tập trung nhiều ở nam giới với độ tuổi từ 40 trở lên. 

Trên thực tế thì xưa đến nay người dân Việt Nam cũng chưa có thói quen khám bệnh định kỳ, nên khó kịp thời phát hiện ra bệnh để điều trị viêm đại tràng mãn tính. Thêm vào đó, biểu hiện của bệnh cũng không rõ ràng, nên nhiều người cho rằng đó chỉ đơn thuần là triệu chứng về đường tiêu hóa không tốt, ăn phải thực phẩm mất vệ sinh.

Chuyên gia chia sẻ bệnh khá nguy hiểm và có nhiều biến chứng
Chuyên gia chia sẻ bệnh khá nguy hiểm và có nhiều biến chứng

Tuy nhiên, bệnh này không chỉ khiến cho người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt hằng ngày. Mà đây còn là một trong những căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng khó lường. Cụ thể như:

  • Chảy máu đại tràng: Khi lớp niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng kéo dài sẽ gây bào mòn, chức năng suy giảm và mất khả năng phục hồi. Khi đó các vi khuẩn cũng dễ dàng tấn công hơn, rồi khiến các ổ viêm nặng và sâu hơn. Dần dần sẽ gây xung huyết, chảy máu…
  • Thủng đại tràng: Nếu các ổ viêm loét càng bị ăn sâu lan sang thành niêm mạc thì đại tràng bị thủng là điều dễ xảy ra. Bên cạnh đó, người bệnh quá lạm dụng thuốc kháng sinh thì càng khiến cho tình trạng bệnh tệ hơn vì khi đó lớp nhung bảo vệ niêm mạc sẽ bị mất dần đi.
  • Giãn đại tràng cấp tính: Hiện tượng dễ gặp khi chức năng tiêu hóa không còn được đảm bảo, đại tràng bị phình to.
  • Ung thư đại tràng: Là biến chứng vô cùng nguy hiểm, nên khi có những biểu hiện như kể trên thì người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được điều trị.

Chẩn đoán

Chẩn đoán VDTTMT là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau. Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng, xét nghiệm và hình ảnh học để đưa ra kết luận chính xác.

Hỏi bệnh và khám lâm sàng:

Bác sĩ sẽ khai thác thông tin về tiền sử bệnh, các triệu chứng hiện tại, thói quen ăn uống và lối sống của bệnh nhân. Việc khám lâm sàng sẽ bao gồm các đánh giá về tình trạng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, và các biểu hiện khác liên quan đến hệ tiêu hóa.

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu: Đánh giá các chỉ số viêm nhiễm như tốc độ máu lắng (ESR), protein phản ứng C (CRP), công thức máu.
  • Xét nghiệm phân: Phát hiện máu ẩn trong phân, kiểm tra nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
  • Sinh hóa máu: Kiểm tra chức năng gan, thận, và tình trạng thiếu máu.

Nội soi đại tràng:

Đây là phương pháp "vàng" trong chẩn đoán VDTTMT, cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp niêm mạc đại tràng, phát hiện các tổn thương viêm loét, và lấy mẫu sinh thiết nếu cần thiết.

Chụp X-quang đại tràng:

Kỹ thuật này giúp đánh giá hình thái và cấu trúc của đại tràng, phát hiện các bất thường như hẹp, giãn, hoặc các khối u.

Các phương pháp khác:

Bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán khác tùy vào từng trường hợp như siêu âm bụng, CT scan bụng, hoặc MRI bụng để đánh giá toàn diện tình trạng bệnh.

Đối tượng mắc bệnh

  • Tiền sử gia đình: Những người có người thân mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính hoặc các bệnh viêm ruột khác có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Tuổi tác: Bệnh thường khởi phát ở độ tuổi từ 15 đến 30, nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
  • Chủng tộc: Người da trắng có nguy cơ mắc viêm đại tràng mãn tính cao hơn so với các chủng tộc khác.
  • Thói quen hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh và làm cho bệnh nặng hơn.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn ít chất xơ và nhiều chất béo có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Stress: Căng thẳng kéo dài có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

Phòng ngừa

Sau những nội dung được chia sẻ ở trên thì các bạn cũng có thể thấy rằng, việc bị viêm nhiễm nên điều cơ bản nhất giúp bạn đẩy lùi được bệnh này chính là:

Nên bổ sung nhiều rau xanh vào bữa ăn để phòng bệnh
Nên bổ sung nhiều rau xanh vào bữa ăn để phòng bệnh

  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: Tăng cường luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, giảm thiểu tình trạng lo âu, stress, không thức quá khuya (ngủ trước 23h0.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học: Lên thực đơn với nhiều món rau xanh, trái cây, rau củ và gạo… Nấu chín kỹ các món ăn, tránh xa các món tươi sống như: Gỏi, tiết canh, nem chua… Nếu có thể thì chia làm nhiều bữa ăn trong ngày, bữa tối không nên ăn quá nhiều hay quá muộn, để không tạo nhiều gánh nặng cho đường ruột.
  • Nói không với rượu bia, cafe, thuốc lá, đồ ăn cay nóng.
  • Nên đi khám ngay nếu có những triệu chứng như đã chia sẻ ở trên, để kịp thời chữa trị khi mới nhiễm bệnh. Thời gian mắc càng lâu khả năng phục hồi của đại tràng càng khó, khi đó quá trình điều trị bệnh cũng phức tạp hơn.

Khi nào gặp bác sĩ

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được khám và chẩn đoán kịp thời:

  • Tiêu chảy kéo dài: Đi ngoài phân lỏng hoặc nát nhiều lần trong ngày, kéo dài trên 4 tuần.
  • Đau bụng: Đau âm ỉ hoặc quặn thắt vùng bụng dưới, có thể kèm theo mót rặn, đi ngoài không hết phân.
  • Máu trong phân: Có thể thấy máu tươi hoặc máu đen lẫn trong phân.
  • Xuống cân không rõ nguyên nhân: Bạn thấy cân nặng giảm nhanh chóng mà không có lý do rõ ràng.
  • Mệt mỏi, thiếu máu: Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, da xanh xao do thiếu máu.
  • Các triệu chứng khác: Sốt, buồn nôn, nôn, chán ăn, đau khớp, viêm mắt...

Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời viêm đại tràng mãn tính sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đừng chủ quan với sức khỏe của mình, hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào.

Phương pháp điều trị

Với giai đoạn mãn tính thì đại tràng của người bệnh cũng đã chịu khá nhiều tổn thương, thậm chí chức năng cũng bị suy giảm. Vậy nên, các giải pháp điều trị cũng chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, xóa bỏ những triệu chứng và khó có thể chữa khỏi hoàn toàn giống như giai đoạn cấp tính.

Ngoài việc áp dụng các bài thuốc chữa bệnh an toàn thì bệnh nhân cũng nên cải thiện các chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt lành mạnh hơn. Như vậy quá trình điều trị cũng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Tuy nhiên chữa bệnh mãn tính chưa bao giờ là dễ dàng đối với bất kỳ bệnh nhân nào, bởi sự hiệu quả cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Có thể là bài thuốc áp dụng, cơ địa mỗi người bệnh, quá trình thực hiện điều trị… Tuy nhiên, đây là căn bệnh phổ biến và dễ gặp nên có khá nhiều cách chữa trị. Dưới đây sẽ là một vài phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả và được nhiều người tin tưởng áp dụng.

Cách chữa viêm đại tràng mãn tính bằng thuốc Tây

Thuốc Tây y cũng là một trong những lựa chọn thường được nhiều người bệnh tìm đến. Trên thực tế thì có khá nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh này. Thường thì hướng chữa trị được chia thành hai nhóm chính:

Chữa bệnh mãn tính bằng thuốc Tây
Chữa bệnh mãn tính bằng thuốc Tây

1. Điều trị từ nguyên nhân bị bệnh:

  • Do amip đường ruột: Metronidazol, Secnidazole, Tinidazole;
  • Do nhiễm giun đường ruột: Albendazol, Mebendazol, Ciprofloxacin;

2. Điều trị theo triệu chứng:

  • Bị tiêu chảy: Actapulgite, Loperamid, Diosmectite;
  • Bị táo bón: Bisacodyl, Lactulose, Macrogol;
  • Nhu động ruột hoạt động không ổn định: Trimebutin;
  • Viêm kèm co thắt: Hyoscine-N-butylbromide;
  • Viêm kèm đầy hơi: Simethicone;
  • Viêm kèm khó tiêu: Pancrelase (hỗ trợ tiêu hóa).

Mỗi người bệnh sẽ có những loại thuốc phù hợp riêng, tùy thuộc vào thể trạng của bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc Tây cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến dạ dày. Vậy nên, để điều trị đúng, an toàn và hiệu quả thì người bệnh nên đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được tư vấn và hướng dẫn liều lượng chữa trị đảm bảo nhất.

Cách chữa trị bệnh viêm đại tràng mãn tính bằng phẫu thuật

Đối với những bệnh nhân đã có tình trạng bệnh chuyển biến nặng nhưng việc sử dụng thuộc không có tác dụng hay thuyên giảm, thì có thể sẽ phải phẫu thuật để cắt bỏ phần đại tràng. Vì như vậy mới có thể ngăn được nguy cơ bị biến chứng thành ung thư đại tràng.

Cắt bỏ phần viêm đại tràng mãn tính để chữa bệnh
Cắt bỏ phần viêm đại tràng mãn tính để chữa bệnh

Sau khi được cắt bỏ thì phần chức năng của ruột cũng sẽ được khôi phục, nhưng cơ thể trong giai đoạn đầu vẫn sẽ cảm thấy yếu và ảnh hưởng phần nào đến tâm lý người bệnh. Tuy nhiên với phương pháp này cũng chưa chắc hạn chế được sự tái phát của bệnh.

Người bệnh nên có một vài lưu ý sau khi trải qua phương pháp này, cần xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt, ăn uống kết hợp với tập luyện điều độ và khoa học để đảm sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính bằng sản phẩm Đông y

Viêm đại tràng mãn tính là một bệnh lý viêm nhiễm mạn tính ở đại tràng, gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc quý giúp điều trị viêm đại tràng mãn tính, dưới đây là 5 bài thuốc tiêu biểu:

thuốc đông y chữa viêm đại tràng mãn tính
Thuốc Đông y tác động vào căn nguyên của bệnh, nâng cao sức khỏe tổng thể

  1. Bạch Truật Tán:

Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, thường dùng cho thể tỳ hư thấp thịnh, biểu hiện đi ngoài phân lỏng, nát, không thành khuôn, ăn kém, mệt mỏi.

  • Thành phần:
    • Bạch truật (12g): Chứa atractylenolide III, có tác dụng chống viêm, giảm đau, bảo vệ niêm mạc đại tràng.
    • Bạch biển đậu (12g): Chứa protein, lecithin, có tác dụng giảm viêm, giảm đau, chống co thắt đại tràng.
    • Bố chính sâm (12g): Chứa saponin, polysaccharide, có tác dụng tăng cường miễn dịch, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc đại tràng.
    • Ý dĩ nhân (12g): Chứa coixenolide, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, giảm viêm.
    • Trần bì (6g): Chứa tinh dầu, có tác dụng lý khí, kiện tỳ, giảm đầy bụng, khó tiêu.
  1. Tứ Thần Hoàn:

Bài thuốc có tác dụng ôn thận, kiện tỳ, sáp trường, chỉ tả, thường dùng cho thể tỳ thận dương hư, biểu hiện đi ngoài phân lỏng nhiều lần, lưng gối lạnh, mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt.

  • Thành phần:
    • Phá cố chỉ (6g): Chứa tinh dầu, có tác dụng ôn thận, sáp tinh, chỉ tả.
    • Ngũ vị tử (3g): Chứa lignan, có tác dụng ôn thận, sáp tinh, chỉ hãn.
    • Nhục đậu khấu (6g): Chứa tinh dầu, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hành khí, chỉ thống.
    • Ngô thù du (3g): Chứa eugenol, có tác dụng ôn trung, chỉ thống, sát trùng.
    • Can khương (2g): Chứa gingerol, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hồi dương, thông mạch.
  1. Hoàng Liên Giải Độc Thang:

Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, táo thấp, chỉ tả, thường dùng cho thể thấp nhiệt, biểu hiện đi ngoài phân lỏng, có mùi tanh, bụng đau quặn, sốt.

  • Thành phần:
    • Hoàng liên (9g): Chứa berberin, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau.
    • Hoàng cầm (9g): Chứa berberin, có tác dụng tương tự hoàng liên.
    • Hoàng bá (6g): Chứa berberin, có tác dụng tương tự hoàng liên.
    • Chi tử (6g): Chứa geniposide, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc.
  1. Sâm Linh Bạch Truật Tán:

Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, ích khí, sáp trường, chỉ tả, thường dùng cho thể tỳ khí hư, biểu hiện đi ngoài phân lỏng, không thành khuôn, mệt mỏi, chán ăn.

  • Thành phần:
    • Nhân sâm (9g): Chứa ginsenoside, có tác dụng bổ nguyên khí, tăng cường miễn dịch.
    • Bạch truật (9g): Chứa atractylenolide III, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả.
    • Phục linh (9g): Chứa polysaccharide, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ.
    • Sơn dược (12g): Chứa diosgenin, có tác dụng bổ tỳ, ích phế, sinh tân dịch.
    • Liên nhục (9g): Chứa nuciferine, có tác dụng bổ tỳ, chỉ tả, an thần.
  1. Hương Liên Hoàn:

Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, hóa thấp, hành khí, chỉ thống, thường dùng cho thể thấp nhiệt, biểu hiện đi ngoài phân lỏng, có mùi tanh, bụng đau quặn, mót rặn.

  • Thành phần:
    • Hoàng liên (6g): Chứa berberin, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau.
    • Mộc hương (6g): Chứa costunolide, có tác dụng hành khí, chỉ thống, giảm đau.
    • Ngô thù du (3g): Chứa eugenol, có tác dụng ôn trung, chỉ thống, sát trùng.

Quy trình sắc thuốc

  • Rửa thuốc: Rửa sạch các vị thuốc bằng nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Lưu ý không rửa quá kỹ, tránh làm mất đi tinh dầu và các hoạt chất quý.
  • Ngâm thuốc: Cho thuốc vào ấm sắc, đổ nước lạnh ngập thuốc khoảng 2-3cm. Ngâm thuốc khoảng 30 phút để thuốc nở đều, giúp các hoạt chất dễ dàng được chiết xuất trong quá trình sắc.
  • Sắc thuốc lần 1: Đun thuốc với lửa to cho đến khi sôi, sau đó hạ lửa nhỏ và tiếp tục sắc trong khoảng 45-60 phút. Lưu ý không đậy nắp ấm quá kín, để hơi nước có thể thoát ra ngoài.
  • Sắc thuốc lần 2: Sau khi sắc lần 1, chắt lấy nước thuốc. Đổ thêm nước lạnh vào ấm, ngập thuốc khoảng 1-2cm, rồi sắc tiếp trong khoảng 30-45 phút.
  • Pha và uống thuốc: Trộn đều nước thuốc của hai lần sắc, chia làm 2-3 phần và uống trong ngày. Uống thuốc khi còn ấm, tốt nhất là uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ.

Lưu ý:

  • Việc sử dụng bài thuốc Đông y cần có sự tư vấn và hướng dẫn của thầy thuốc chuyên môn, bài thuốc được cung cấp ở trên chỉ mang tính chất tham khảo.
  • Tùy vào tình trạng và cơ địa của mỗi người, thầy thuốc sẽ gia giảm bài thuốc cho phù hợp.
  • Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ điều trị.

Huyệt đạo

Viêm đại tràng mãn tính có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi và táo bón. Bấm huyệt là một phương pháp hỗ trợ điều trị được nhiều người áp dụng, giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là 5 huyệt đạo thường được sử dụng trong bấm huyệt hỗ trợ điều trị viêm đại tràng mãn tính:

Thiên Khu (ST25):

  • Thiên Khu là huyệt Mộ của Đại tràng, có tác dụng điều hòa chức năng đại tràng, giảm đau, giảm co thắt, giảm viêm nhiễm. Bấm huyệt Thiên Khu giúp điều hòa nhu động ruột, giảm triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Vị trí: Nằm trên bụng, cách rốn 2 thốn (khoảng 3 khoát ngón tay), ngang với rốn.

huyệt thiên khu
Huyệt Thiên Khu có tác dụng điều hòa chức năng đại tràng, giảm đau, giảm co thắt, giảm viêm nhiễm

Khí Hải (CV6):

  • Khí Hải là huyệt Bổ của Tiểu trường, có tác dụng bổ khí, điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng tiêu hóa. Bấm huyệt Khí Hải giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm đau bụng, đầy hơi, chướng bụng.
  • Vị trí: Nằm trên bụng, dưới rốn 1,5 thốn (khoảng 2 khoát ngón tay).

Túc Tam Lý (ST36):

  • Túc Tam Lý là huyệt Hợp của Túc dương minh Vị kinh, có tác dụng bổ ích tỳ vị, điều hòa khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Bấm huyệt Túc Tam Lý giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chán ăn.
  • Vị trí: Nằm ở phía ngoài cẳng chân, dưới lồi củ trước xương chày 3 thốn (khoảng 4 khoát ngón tay), cách mào chày ngoài 1 khoát ngón tay.

Quan Nguyên (CV4):

  • Quan Nguyên là huyệt Mộ của Tiểu trường, có tác dụng bổ thận, cố tinh, điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng tiêu hóa. Bấm huyệt Quan Nguyên giúp ổn định hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, đầy hơi, chướng bụng.
  • Vị trí: Nằm trên bụng, dưới rốn 3 thốn (khoảng 4 khoát ngón tay).

Thượng Cự Hư (ST37):

  • Thượng Cự Hư là huyệt Hạ Hợp của Đại trường, có tác dụng điều hòa chức năng đại tràng, giảm đau, giảm viêm nhiễm. Bấm huyệt Thượng Cự Hư giúp điều hòa nhu động ruột, giảm triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Vị trí: Nằm ở phía ngoài cẳng chân, dưới lồi củ trước xương chày 6 thốn (khoảng 8 khoát ngón tay), cách mào chày ngoài 1 khoát ngón tay.

Quy trình bấm huyệt chuẩn:

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình trị liệu bằng bấm huyệt, người thực hiện cần tuân thủ các bước sau:

  1. Vệ sinh: Rửa sạch tay với xà phòng và nước ấm trước khi tiến hành nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng.
  2. Chuẩn bị không gian: Lựa chọn không gian yên tĩnh, thoáng đãng, tạo điều kiện để bệnh nhân có thể thư giãn cơ thể và tập trung vào quá trình trị liệu.
  3. Tư thế: Hướng dẫn bệnh nhân lựa chọn tư thế nằm hoặc ngồi sao cho thoải mái nhất, đồng thời đảm bảo vùng huyệt đạo cần tác động được thư giãn tối đa.
  4. Tác động lên huyệt: Sử dụng ngón tay cái, ngón trỏ hoặc ngón giữa để ấn nhẹ nhàng vào huyệt đạo. Lực ấn cần vừa phải, không gây đau đớn hay tổn thương cho bệnh nhân.
  5. Day huyệt: Sau khi ấn huyệt, thực hiện động tác day tròn hoặc day lên xuống với lực nhẹ nhàng trong khoảng 30 giây đến 1 phút.
  6. Lặp lại: Lặp lại quy trình ấn và day huyệt từ 3 đến 5 lần cho mỗi huyệt đạo.
  7. Massage: Sau khi hoàn thành bấm huyệt, có thể massage nhẹ nhàng vùng da xung quanh huyệt đạo để tăng cường hiệu quả trị liệu.
  8. Bổ sung nước: Khuyến khích bệnh nhân uống một cốc nước ấm sau khi bấm huyệt để hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố và thúc đẩy quá trình lưu thông máu.

Lưu ý:

  • Bấm huyệt chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị, không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị khác.
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp bấm huyệt với chế độ ăn uống lành mạnh, xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt khoa học và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Trong quá trình bấm huyệt, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên ngừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính bằng mẹo dân gian

Như đã chia sẻ thì bệnh này rất phổ biến và có từ thời xa xưa nên ông cha ta cũng để lại nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị bệnh này. Về cơ bản thì nguyên tắc điều trị của bệnh là thanh nhiệt hóa thấp, bổ tỳ ích tràng, thanh khuẩn cho nên một số đông dược có tác dụng này sẽ được sử dụng. Điển hình như:

Chữa bệnh bằng bài thuốc dân gian
Chữa bệnh bằng bài thuốc dân gian

Bài thuốc 1: Củ gừng và rễ riềng: 

Công thức được truyền miệng là:

  • Bước 1: Chuẩn bị 6g gừng kết hợp với 50g rễ và vỏ riềng.
  • Bước 2: sau đó đem sắc lấy nước để uống.

Bài thuốc số 2: Ô mai: 

  • Bước 1: Với đông dược này thì người bệnh có thể đem sắc uống bình thường hoặc sao lên rồi tán thành bột để uống cho tiện.
  • Bước 2: Đối với dạng bột thì mỗi ngày pha khoảng 10g với nước ấm để uống.

Bài thuốc số 3: Vỏ cây lựu: 

  • Bước 1: Chuẩn bị và rửa sạch 15g vị trần bì, 15g vỏ cây lựu, 6g gừng khô.
  • Bước 2: Sau đó sao lên và sắc lấy nước để uống hằng hàng.

Bài thuốc số 4: Mã dâu linh tươi: 

  • Bước 1: Chuẩn bị 10-15g tỏi giã với 30-60g mã dâu linh tươi giã nát.trộn lẫn với nhau.
  • Bước 2: Sắc với nước để  uống trong ngày.

Với những bài thuốc dân gian kể trên thì người bệnh cũng có khá nhiều lựa chọn, đó cũng là những đông dược dễ dàng tìm kiếm. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chưa thực sự mang đến hiệu quả cao bởi sự hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng mắc bệnh của từng người. 

Trên thực tế thì thuốc được sử dụng để hỗ trợ điều trị và phù hợp với những người có triệu chứng bệnh nhẹ. Nếu người bệnh đã ở giai đoạn mãn tính nặng thì nên tham khảo những phương pháp điều trị bệnh khác.

Với những lời giải đáp chi tiết và đầy đủ nhất xoay quanh bệnh viêm đại tràng mãn tính ở trên có lẽ cũng đủ để bạn hiểu biết hơn về căn bệnh. Hãy cùng chung tay đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này để mang lại cuộc sống khỏe mạnh cho chính mình và người thân!

Câu hỏi thường gặp
Chữa viêm đại tràng bằng nghệ mật ong là một trong những mẹo dân gian điều trị bệnh đại tràng rất phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về mức độ an toàn, hiệu quả và hướng dẫn cách dùng 2 loại thảo mộc tự nhiên này để chữa bệnh viêm đại tràng. Chữa viêm đại...
Viêm đại tràng có siêu âm được không? Có phát hiện bệnh không? Ưu, nhược điểm và cần lưu ý những gì khi siêu âm? Là băn khoăn của hầu hết những người đang có dấu hiệu xuất hiện bệnh. Những thông tin hữu ích có trong bài viết sau đây chắc chắn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn...
Chữa viêm đại tràng bằng quả sung là một trong những mẹo chữa bệnh dân gian được sử dụng phổ biến. Nhưng thực tế phương pháp này có thật sự tốt cho việc điều trị viêm đại tràng và nên sử dụng quả sung như thế nào để phát huy tốt nhất hiệu quả chữa bệnh? Những thông tin này...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Đại Tràng Mãn Tính bằng YHCT


Bình luận (75)

  1. luyế ngô says: Trả lời

    Bài thuốc tiêu thực phục tràng hoàn này nguồn gốc thuốc có rõ ràng không nhỉ mọi người, ông xã đang bị viêm đại tràng mãn tính, mình muốn đổi thử sang đông y cho chồng dùng mà không biết mua thuốc ở đâu thì chuẩn

    1. Bé Su says:

      Thuốc đông y ở trung tâm thuốc dân tộc thì là chuẩn nhất rồi bạn ạ. Nghe bảo là thuốc nguời ta còn tự trồng ở vườn riêng đấy chứ không phải nhập về bán hay gì đâu. Mà bài thuốc nào cũng qua kiểm nghiệm của bộ y tế rồi nên mình yên tâm lắm. Bạn cứ đưa chồng đến đây khám thử 1 lần là tin ngay

  2. user9347237 says: Trả lời

    Thuốc tiêu thựcphục tràng hoàn này có mua được online không ạ? Nhà tôi ở tận Cao Bằng cơ, muốn đến đây khám với mua thuốc viêm đại tràng quá mà nhà xa, lại đang dịch bệnh nên đi lại cũng bất tiện nữa. Nếu có ship thì phí ship có cao không?

    1. Tiến Minh says:

      Có đấy cô ơii, chỗ này cháu khám cũng là qua điện thoại đấy ạ. Thuốc mua về được gói gém bọc rất cẩn thận, không bị đổ vỡ. Còn phí ship thì cháu không rõ là chỗ cô có giống không nhưng chỗ cháu mua về ship mất 30k thui ạ

    2. Hải Nhật says:

      Hình như ship toàn quốc cũng chỉ là 30k thôi đấy ạ. Lần trước cháu mua thuốc xương khớp ở đây để ship vào trong Huê cho ông cháu cũng chỉ mất có 30k thôi, rẻ hơn cả phí ship nội địa thông thường đấy cô

    3. user9347237 says:

      Nhưng cho cô hỏi khám qua điện thoại người ta có khám chuẩn được bệnh không cháu? Chứ cô sợ lại như lang băm thì nguy quá

    4. Hải Nhật says:

      Không cô ơii, chỗ này là phòng khám đông y uy tín mà sao lại lang băm được ạ. Cô yên tâm chỗ này cháu cũng khám rồi, ở đây đội ngũ y bác sĩ đều là người có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Họ khám chuẩn lắm, lúc khám cũng hỏi rất kỹ, rồi có kết quả khám trước đây cháu cũng chụp ảnh rồi gửi hết để họ xem, cô cứ hỏi những người đi khám ở đây rồi mà xem 10 người thì 9 người vừa ý đấy ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan