Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trĩ hỗn hợp là tình trạng búi trĩ xuất hiện cả ở bên trong và ngoài hậu môn. Sau nhiều ngày, búi trĩ nội phình to, sa ra ngoài và liên kết với trĩ ngoại tạo nên trĩ hỗn hợp. Lúc này, rất nhiều biến chứng có thể xảy ra. Người bệnh cần biết cách phòng và điều trị kịp thời để tránh gặp nguy hiểm.

Trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp là hiện tượng các búi trĩ ở trên và dưới đường lược (trĩ nội và trĩ ngoại) cùng xuất hiện và liên kết với nhau. Điều này làm cho kích thước búi trĩ tăng nhanh hơn và chiếm lấy phần lớn chu vi ống hậu môn.

Có thể nói trĩ hỗn hợp là giai đoạn sau của trĩ nội và trĩ ngoại. Bởi vì nó thường xuất hiện khi trĩ nội sa ra ở độ 3 và 4. Để đảm bảo chữa khỏi sớm và tránh biến chứng, các bác sĩ thường khuyên bạn sử dụng các các điều trị ngoại khoa hoặc dùng thủ thuật.

Nếu không tác động sớm, trĩ hỗn hợp có thể kết hợp với sa niêm mạc trực tràng gây ra trĩ vòng. Lúc này Tây y thường chỉ khuyên bạn cắt bỏ búi trĩ.

Triệu chứng của trĩ hỗn hợp và phân loại

Các dấu hiệu của trĩ hỗn hợp có thể nhận biết theo từng cấp độ cụ thể. Người ta thường chia tình trạng này thành dạng nặng và nhẹ.

Biểu hiện ở dạng nhẹ

Bao gồm trĩ hỗn hợp độ 1 và trĩ hỗn hợp độ 2. Trong đó dấu hiệu nhận biết cụ thể như sau:

  • Trĩ hỗn hợp độ 1: Búi trĩ mới hình thành, chưa bị sa trĩ. Lúc này người bệnh chưa thấy dấu búi trĩ ở cửa hậu môn. Hiện tượng chảy máu cũng ít và lẫn ở trong phân, khó quan sát thấy được.
  • Trĩ hỗn hợp độ 2: Đây cũng là cấp độ nhẹ của nhưng các triệu chứng bệnh đã nặng hơn. Cụ thể, búi trí sa xuống, lòi ra ngoài hậu môn khi đi cầu nhưng sau đó có thể tự co lên được. Vì vậy, nhiều người bệnh thường không để ý và ít bị vướng víu. Tuy nhiên, càng để lâu ngày thì mức độ cản trở của búi trĩ càng tăng. Cùng với hiện tượng chảy dịch nhầy, người bệnh dần thấy khó chịu, đau và ngứa hậu môn.

tri-hon-hop
Trĩ hỗn hợp cấp độ 1, 2 là dạng nhẹ, cấp độ 3, 4 là nặng

Biểu hiện của dạng nặng

Trĩ hỗn hợp dạng nặng là độ 3 và độ 4. Biểu hiện cụ thể của các cấp độ nghiêm trọng này là:

  • Trĩ hỗn hợp độ 3: Búi trĩ sa xuống nặng và không tự co lại được, bạn phải dùng tay để đẩy. Hiện tượng này xảy ra ở cả búi trĩ bên trên và dưới đường lược. Lúc này, các búi trĩ có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành búi trĩ lớn và không tự co lên được. Ngoài ra, khi đi đại tiện, bạn có thể thấy máu chảy nhiều thành giọt, kèm đau, rát. Dịch nhầy lúc này chảy liên tục khiến vùng hậu môn ẩm và ngứa.
  • Trĩ hỗn hợp độ 4: Các cơn đau, ngứa và máu chảy nhiều gây tổn thương nặng nề, suy giảm thể trạng. Người bệnh không đẩy được búi trĩ lên trong ống hậu môn, việc này chỉ làm tăng đau, xước. Khi đại tiện, máu thường chảy thành dòng hoặc phun dạng tia. Ở giai đoạn này, rất nhiều nguy cơ biến chứng dễ dàng xảy ra gây hệ quả nghiêm trọng.

Biểu hiện khác

Ngoài những đặc điểm phân biệt các cấp độ trĩ hỗn hợp kể trên, khi bị tình trạng này, người bệnh còn có dấu hiệu:

  • Căng tức hậu môn.
  • Sưng và đỏ vùng da quanh hậu môn
  • Hậu môn có mùi hôi, ẩm ướt khó chịu.
  • Khi soi hậu môn có biểu hiện sưng lồi ở niêm mạc trong trực tràng.

Những triệu chứng này ngày càng chi phối sinh hoạt và đời sống của bạn. Nếu không khắc phục sớm, trĩ hỗn hợp không chỉ làm rối loạn tinh thần mà còn gây nhiều rủi ro lớn, khó điều trị.

Nguyên nhân dẫn đến trĩ hỗn hợp

Hệ thống tĩnh mạch quanh ống hậu môn bị ứ huyết, phình to do trực tràng phải chịu áp lực lớn là nguyên nhân cốt lõi gây nên tình trạng này. Vậy đâu là những yếu tố làm cho trực tràng bị chèn ép gây ứ tắc tĩnh mạch? Đó là:

Cơ thể mang nặng lâu ngày:

  • Những việc lao động chân tay, mang vác nặng thường xuyên, quá sức.
  • Phái nữ khi mang thai nhiều tháng và lúc chuyển dạ, sinh nở.
  • Béo phì làm tăng mỡ ở bụng, hông, ép lên thành tĩnh mạch hậu môn.
  • Đứng liên tục (chẳng hạn như đầu bếp, lễ tân, vận động viên quần vợt, cử tạ…)

Vệ sinh sai cách:

  • Lau vệ sinh bằng giấy kém chất lượng, khiến hậu môn bị kích ứng, gây viêm nhiễm.
  • Ngồi liên tục quá lâu hoặc xem điện thoại kéo dài thời gian đi vệ sinh.
  • Nhịn đại tiện.
  • Rặn đại tiện quá mạnh.

Do ăn uống:

  • Thường xuyên bị rối loạn đường tiêu hóa, dẫn đến táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Ít ăn rau củ quả mà sử dụng nhiều thịt dẫn đến thừa đạm, thiếu chất xơ.
  • Không uống đủ nước hàng ngày khiến cho phân bị cứng và nhu động ruột khó hoạt động.

Yếu tố khác:

  • Mô ở hậu môn suy yếu do tuổi tác khiến tĩnh mạch trực tràng - hậu môn hoạt động kém.
  • Trầm cảm, thường xuyên lo âu, căng thẳng cũng khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém, dẫn đến bệnh trĩ hỗn hợp.

Bằng việc nhận biết rõ các nguyên nhân gây trĩ, cấp độ, dự báo sớm được tình trạng trĩ hỗn hợp đang xảy ra, bạn có thể phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Cách phòng ngừa chống tái phát

Khi đã điều trị dứt hẳn các dấu hiệu của trĩ hỗn hợp, người bệnh nên biết cách phòng ngừa, bệnh tái phát. Áp dụng những lưu ý sau đây để tránh hình thành hoặc loại bỏ nguy cơ tái phát bệnh hiệu quả.

tri-hon-hop
Phòng ngừa trĩ hỗn hợp tái phát cần lưu ý gì?

  • Cải thiện bữa ăn gia đình vừa đủ dinh dưỡng vừa đảm bảo cung cấp đủ chất xơ, sắt, thức ăn kiềm tính. Hạn chế ăn các loại thực phẩm khó tiêu, dư axit hoặc dễ gây táo bón.
  • Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa, làm mềm phân. Tránh dùng thức uống có ga, cồn làm cản trở tiêu hóa.
  • Không mang vác các vật nặng hoặc đứng, ngồi liên tục nhiều giờ.
  • Những người làm văn phòng, đầu bếp, lái xe, vận động viên cử tạ, quần vợt… dễ bị trĩ hỗn hợp. Họ cần cân đối thời gian làm việc đồng thời bổ sung dưỡng chất, thực phẩm hỗ trợ lưu thông máu.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú bên cạnh việc cải thiện chế độ ăn cần vận động nhẹ nhàng, đều đặn. Không nên làm quá nặng cũng tránh ngồi một chỗ.
  • Mỗi ngày cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước muối sinh lý nếu có cảm giác ẩm ướt.
  • Khi bị táo bón nhiều ngày, bạn thường bị đại tiện thấy có máu hoặc đau, vướng ở hậu môn. Lúc đó cần tái khám bác sĩ để kiểm tra ngay.
  • Tiến hành điều trị từ sớm nếu được chẩn đoán mắc bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ hỗn hợp.

Bị trĩ hỗn hợp có nguy hiểm không?

Xin khẳng định là có. Tuy nhiên, với các mức độ nặng nhẹ và diễn tiến của bệnh thì các nguy cơ rủi ro là khác nhau. So với trĩ nội và trĩ ngoại thì tình trạng này nguy hiểm hơn nhiều.

  • Sa nghẹt búi: Hiện tượng này xảy ra ở cả trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Do kích thước búi trĩ tăng và sa ra ngoài nên ống hậu môn bị nghẹt. Từ đó, cơ hậu môn co thắt quá mức, gây hiện tượng sưng viêm, đau dữ dội.
  • Trĩ tắc mạch: Hiện tượng này xảy ra ở cả phần búi trĩ phía trên và dưới đường lược. Do búi trĩ hỗn hợp bị tắc gây vỡ và hình thành cục máu đông. Khi đại tiện, nó thường đi ra ngoài cùng với phân, gây đau nhức.
  • Gây trĩ vòng: Các búi trĩ nội ngoại liên kết với nhau, đồng thời xuất hiện nhiều búi trĩ. Tình trạng này làm tăng nguy cơ hình thành trĩ vòng quanh ống hậu môn.
  • Nhiễm trùng: Búi trĩ sa lâu ngày gây tình trạng viêm nhú và viêm khe. Người bệnh thường cảm thấy nóng rát ở trong và ngứa dữ dội.
  • Bội nhiễm: Trĩ cũng có thể bị bội nhiễm nếu búi trĩ sa ra ngoài nhiều ngày và thường xuyên chảy máu. Lúc này vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong búi khiến bệnh khó chữa dứt.
  • Tạo phần da thừa ở rìa hậu môn: Hiện tượng này xảy ra ở cả những người bị trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Do chịu áp lực thường xuyên trong thời gian dài nên niêm mạc ống hậu môn sa ra, tạo thành phần da thừa.
  • Gây thiếu máu: Trĩ hỗn hợp làm người bệnh mất máu nhiều dẫn đến thiếu máu và kiệt sức, chóng mặt…
  • Viêm sang bộ phận sinh dục: Biến chứng này thường xảy ra ở phụ nữ. Do lỗ niệu đạo và hậu môn của nữ giới gần nhau nên khi bị trĩ hỗn hợp, dịch nhầy dễ chảy sang vùng kín, kèm theo vi khuẩn tấn công làm viêm nhiễm phụ khoa.

tri-hon-hop
Nếu không điều trị khỏi sớm sẽ dẫn đến biến chứng nặng

Có thể thấy trĩ hỗn hợp gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm ở cả hậu môn và các vùng lân cận. Thậm chí, nếu để lâu ngày, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến thể trạng, tinh thần, đời sống của người bệnh. Vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh trĩ hỗn hợp, bạn nên khám và điều trị luôn.

Chữa bệnh trĩ hỗn hợp như thế nào hiệu quả

Cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp thường được áp dụng tùy vào cấp độ của từng người. Bên cạnh việc điều trị ở bệnh viện, một số trường hợp có thể kết hợp thuốc chữa và cách khắc phục tại nhà.

Khắc phục trĩ hỗn hợp tại nhà

Nhằm giảm bớt khó chịu do các triệu chứng của trĩ hỗn hợp gây ra, bạn nên áp dụng một số cách làm sau ngay tại nhà:

tri-hon-hop
Nước ấm có tác dụng tốt với việc lưu thông máu ở trực tràng - hậu môn

  • Ngâm nước muối ấm: Pha muối hạt với một chậu nước ấm để ngâm rửa vùng hậu môn trong vài phút mỗi ngày. Cách này sẽ giúp kháng viêm, diệt khuẩn, hạn chế chảy dịch. Đồng thời nhiệt độ ấm của nước sẽ hỗ trợ lưu thông máu, giảm ứ máu ở tĩnh mạch.
  • Chườm đá: Bọc viên đá vào miếng vải rồi đặt lên vùng hậu môn để giảm cảm giác đau, sưng, ngứa và diệt khuẩn, ngừa viêm.
  • Thay đổi bữa ăn: Trĩ hỗn hợp nên ăn gì để cải thiện bệnh? Gia tăng thực phẩm chứa chất xơ, bổ sung thức ăn cải thiện hàm lượng sắt. Dùng thêm sữa chua hỗ trợ tiêu hóa. Tránh ăn thịt quá nhiều, không ăn thức ăn nhanh đóng hộp và các loại dưa cà muối.
  • Cung cấp nước: Uống đủ lượng nước tinh khiết hoặc nước kiềm tính để tăng sức khỏe, giảm táo bón. Không uống bia, rượu làm tăng tiết dịch vị dạ dày và gây mất nước, táo bón.

Các cách làm tại nhà này thường có tác dụng làm dịu nhanh các khó chịu do trĩ hỗn hợp gây ra. Nó có thể tiến hành cùng với quá trình trị liệu bằng thuốc, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Mẹo dân gian chữa trĩ hỗn hợp

Đối với trĩ hỗn hợp dạng nhẹ chưa sa vòng, một số mẹo dân gian trị bệnh trĩ có thể đem lại hiệu quả nhất định. Có thể kể đến:

  • Cách dùng mật ong, củ cải đỏ: Bạn xay nhỏ củ cải đỏ, trộn với mật ong để bôi trực tiếp lên búi trĩ. Tiến hành sao cho dung dịch thấm sâu vào cả bên trong đường lược. Đồng thời, trong bữa ăn hàng ngày, bạn có thể bổ sung mật ong và củ cải đỏ để cải thiện món ăn, tăng hiệu quả trị bệnh.
  • Chữa bằng cây phỉ: Xay lấy nước cốt lá phỉ rồi thấm vào búi trĩ hỗn hợp. Đây là cách để giảm sưng viêm và thu nhỏ kích thước búi trĩ.
  • Sử dụng gừng: Không dùng theo đường bôi, gừng thường được kết hợp với mật ong, chanh hoặc bạc hà để uống. Cách này nhằm tác dụng từ bên trong, ngăn chảy máu, giảm ngứa rát và làm co búi trĩ. Đây là biện pháp an toàn cho cả thai nhi và trẻ sơ sinh. Cho nên trường hợp bị bệnh trĩ sau sinh hoặc khi mang thai đều dùng được.
  • Bôi dầu dừa: Dầu dừa được dùng bằng cách bôi trực tiếp lên vùng hậu môn. Nó giúp giảm ngứa, làm lành da, và giảm các tổn thương ở thành mạch do sức ép. Bạn nên vệ sinh kỹ trước và sau khi bôi dầu dừa để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
  • Dùng quả sung: Đem quả sung đun lấy nước xông hoặc ăn sống khoảng 20 quả mỗi lần. Cách này để bổ sung chất xơ, bảo vệ thành mạch và giảm táo bón.

tri-hon-hop
Quả sung đem đun nước xông hoặc ăn sống đều có tác dụng tốt đối với người bệnh trĩ

Ngoài các cách làm trên, bạn còn có thể sử dụng nhiều nguyên liệu khác để xông, bôi, uống nhằm chữa trĩ hỗn hợp như lá trầu, đu đủ xanh, lá vông, bỏng…

Chữa bằng Đông y

Trĩ hỗn hợp là tình trạng tương đối nặng, để chữa bệnh này vừa an toàn lại đạt hiệu quả cao, bạn nên dùng một số bài thuốc uống trị bệnh từ căn nguyên sau:

Bài thuốc 1:

  • Bạn sử dụng các dược liệu 12g hoa hè. Cùng với chi tử, mẫu đơn trắng, hoa cúc và chi tử, đường quất mỗi loại 8g.
  • Kết hợp với 16g nhẫn đông và bạch tô, 4g cam thảo.
  • Cân đủ liều lượng các thuốc khô, không bị ẩm mốc. Đem sắc với 6 bát con nước, đun nhỏ lửa để thuốc cạn dần còn 1 nửa.
  • Chia làm 3 bát, uống sau bữa ăn khoảng 1 tiếng, 1 bát/lần.

Bài thuốc 2:

  • Bạn sử dụng sinh địa kết hợp với các thảo dược bạch thược, hoa cúc và hắc chi ma, mỗi loại 12g.
  • Thêm hoa hòe, hương thảo và đào nhân, mỗi loại 8g, kết hợp cùng với 4g địa hoàng.
  • Chọn thuốc đã phơi khô theo liều lượng trên, đem rửa sạch rồi cho vào ấm.
  • Đổ 6 bát con nước và đun nhỏ lửa cho cạn còn 3 bát rồi chia ra uống 3 bữa/ngày.
  • Dùng sau khi ăn khoảng 1 tiếng để cải thiện tình trạng táo bón, chảy máu và sa búi trĩ.

Bài thuốc 3:

  • Bạn dùng 16g sinh địa phối hợp với thượng thảo, sơn đồ, ngưu thái nhĩ và mẫu đơn đỏ mỗi loại 12g.
  • Thêm vào đào nhân, thục địa, và tần quy mỗi loại 8g.
  • Cân đủ các vị thuốc khô rồi đem rửa sạch, cho vào ấm đất.
  • Đun cùng 6 bát nước cho cạn dần còn 3 thì chắt ra uống hết trong ngày.
  • Nên uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ để cải thiện các triệu chứng trĩ hỗn hợp tốt nhất.

tri-hon-hop
Thuốc uống đem lại hiệu quả từ bên trong, các thuốc xông, ngâm tác dụng từ ngoài vào

Ngoài các bài thuốc uống, để giảm nhanh các triệu chứng, bạn cũng có thể dùng các bài: Thuốc xông, ngâm theo Đông y để tác dụng từ bên ngoài.

Điều trị trĩ hỗn hợp bằng tân dược

Trĩ hỗn hợp là giai đoạn sau của bệnh trĩ nhưng cũng được phân ra dạng nặng và nhẹ. Y học hiện đại thường chỉ định phẫu thuật để khắc phục tình trạng này nhanh nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể cần dùng một số thuốc như:

  • Viên đặt hậu môn: Chữ A, Doproct, Repaherb, Proctolog, Healit Rectan, Avenoc,... Thường được dùng để điều trị từ giai đoạn trĩ hỗn hợp độ 1, 2. Thuốc này nhằm làm giảm phù nề, ngứa rát, chảy máu và ngăn búi trĩ sa xuống liên kết với trĩ ngoại.
  • Mỡ bôi hậu môn: Kem bôi tiêu trĩ Pandora, Titanoreine, Preparation H… Nhóm thuốc này tác dụng lên các búi trĩ và thành tĩnh mạch hậu môn. Từ đó giảm viêm, ngứa, làm lành da và hỗ trợ co búi trĩ.
  • Thuốc làm mềm phân: Forlax, Macrogol, Sorbitol, Normacol… Chúng hút nước về đường ruột để hỗ trợ làm mềm phân, cải thiện chứng táo bón.

Các thuốc này được sử dụng theo các cách khác nhau nhưng đều có thể gây ra tác dụng phụ. Với thuốc uống, người bị trĩ hỗn hợp có thể bị chóng mặt, hoa mắt. Các thuốc dạng bôi hoặc đặt có khả năng gây kích ứng da tại chỗ.

Đa phần những thuốc này được dùng khi bạn bị trĩ hỗn hợp dạng nhẹ. Khi điều trị bạn cần tuân thủ đúng liệu trình bác sĩ kê, nếu ngưng thuốc sớm, bệnh sau đó rất dễ tái phát.

Phương pháp ngoại khoa

Để mang lại hiệu quả nhanh và triệt để hơn, Tây y có các phương pháp phẫu thuật ngoại khoa xử lý nhanh tình trạng này.

tri-hon-hop
Phẫu thuật cắt trĩ

  • Dùng dây cao su thắt chặn máu vào búi trĩ, từ đó làm mất nguồn nuôi dưỡng, khiến búi trĩ teo dần, hoại tử. Biện pháp này được áp dụng cho trường hợp búi trĩ hỗn hợp mới sa ra ngoài từ 1.5 - 2 tháng.
  • Tiêm hóa chất vào búi trĩ để làm nó xơ hóa nhằm cắt nguồn nuôi dưỡng. Sau 1 thời gian, búi trĩ sẽ tự teo đi và hoại tử.
  • Kỹ thuật xâm lấn HCPT: Sử dụng sóng cao tần làm cho mạch máu nuôi búi trĩ đông lại. Sau đó kéo búi trĩ xuống và dùng dao điện cắt bỏ. Đây là một phương pháp hiện đại, ít đau, hạn chế mất máu nhưng chi phí mổ trĩ hỗn hợp cao.
  • Dùng Laser: Sử dụng các chùm tia laser có cường độ phù hợp để làm teo và cắt đứt búi trĩ. Đây là cách làm áp dụng cho trĩ hỗn hợp dạng nhẹ, không áp dụng cho các trường hợp nặng.
  • Cắt Trĩ: Tác dụng vào khoanh niêm mạc và dưới búi trĩ để loại bỏ bệnh. Trước đây có các cách làm thủ công như Whitehead và Buie hiệu quả tốt nhưng thường rất đau đớn. Ngày nay, người ta thường sử dụng phương pháp Longo hoặc khâu treo trĩ. Cách cải tiến này là để giảm thiểu tối đa tình trạng ra máu và hạn chế đau. Tuy nhiên cách nào cũng có khả năng làm hẹp hậu môn, xuất huyết hoặc rối loạn đại tiện.

Có thể nói hầu hết các phương pháp điều trị trĩ hỗn hợp bằng Tây y đều được đánh giá cao về hiệu quả tức thời. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải rủi ro hoặc có nguy cơ tái phát bệnh tương đối cao. Tình trạng cụ thể còn tùy thuộc nhiều yếu tố trong và sau trị liệu.

Trĩ hỗn hợp là tình trạng tĩnh mạch trực tràng - hậu môn bị nghẹt, ứ do áp lực từ bên trong. Đồng thời các búi trĩ nội và ngoại có sự liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp. Bạn nên phòng ngừa và điều trị dứt hẳn để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Câu hỏi thường gặp
Bệnh trĩ có tự khỏi được không là câu hỏi của rất nhiều người khi mắc phải chứng bệnh khó chịu này. Vì bệnh trĩ xuất hiện tại “vùng kín” nên bệnh nhân thường che giấu, có tâm lý e ngại, xấu hổ và không dám đi thăm khám. Vậy thực tế bệnh trĩ có tự khỏi được không? Cùng...

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức toàn diện về cắt trĩ ngoại, giải đáp thắc mắc về mức độ đau đớn và thời gian hồi phục. Bạn sẽ được tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật phổ biến, chi phí cũng như những biến chứng có thể xảy ra. Hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn uống và chăm sóc vết mổ sẽ giúp bạn tối ưu hóa quá trình hồi phục. Hãy cùng khám phá để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi quyết định thực hiện cắt trĩ ngoại!

Bệnh trĩ hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm. Trên thực tế chỉ cần bạn xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống, vận động hợp lý sẽ giảm thiểu nguy cơ bị trĩ.

Bbệnh trĩ thông thường sẽ không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai cũng như khả năng mang thai ở phụ nữ. Thế nhưng, nếu có dự định mang thai các chị em nên điều trị dứt điểm bệnh lý này để tránh những tác động không tốt đến thai nhi cũng như người mẹ.

Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có những cơ sở điều trị bệnh trĩ hiệu quả, an toàn, bao gồm những bệnh viện hàng đầu như: Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy. Mỗi cơ sở đều được trang bị các phương pháp và thiết bị hiện đại, cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giúp người bệnh yên tâm trong quá trình điều trị. Người bệnh nên đặt lịch khám trước và chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình.

Trĩ chảy máu khiến người bệnh đau đớn, suy kiệt, nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm. Bệnh này xuất hiện do đâu, phải làm sao để xử lý nhanh và an toàn? Cùng tapchidongy.org tìm hiều về tình trạng này và cách giải quyết cho người bị trĩ. [caption id="attachment_23998" align="aligncenter" width="730"] Trĩ chảy máu là hiện tượng gì?[/caption]...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Trĩ Hỗn Hợp bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan