Bệnh gout là chứng bệnh yêu cầu người mắc phải có chế độ ăn uống thật khoa học để có thể cải thiện bệnh, ngăn chặn bệnh trở nặng hơn. Cùng với việc lựa chọn các thực phẩm thích hợp, người bệnh cũng cần chú ý tới cách kết hợp các thực phẩm với nhau. Dưới đây là thực đơn cho người bệnh gout tham khảo.
Những thực phẩm rau củ nên có trong chế độ ăn cho người bị gout
Khi xây dựng thực đơn cho người mắc bệnh gout, chúng ta cần chú ý tích cực bổ sung, xen kẽ các thực phẩm có lợi vào chế độ ăn. Sử dụng thực phẩm đúng cách sẽ giúp làm giảm lượng axit uric, cải thiện tình trạng sưng viêm khớp hiệu quả. Người bệnh theo đó nên bổ sung một số thực phẩm sau đây vào thực đơn.
Rau cần: Trong rau cần có chứa rất nhiều vitamin cùng các khoáng chất quan trọng. Với người bị bệnh gout, rau cần nên được kết hợp vào thực đơn vì loại rau này có chứa rất ít nhân purin. Đồng thời, rau cần cũng có vị ngọt thanh, tính mát rất tốt cho cơ thể của người bệnh.
Dưa chuột: Dưa chuột có lượng kali và vitamin rất lớn. Đây là những thành phần đem đến hiệu quả lợi tiểu, giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Các chuyên gia cũng đánh giá cao về lợi ích của dưa chuột đối với người bị gút.
Bông cải xanh: Nhắc đến các loại rau củ nên có trong bữa ăn của bệnh nhân gút, chúng ta không thể không đề cập đến bông cải xanh. Bông cải cũng là nguồn thực phẩm cung cấp các vitamin C cho người bệnh. Việc lựa chọn bông cải xanh vào thực đơn hàng ngày là lựa chọn rất an toàn và hợp lý cho bệnh nhân.
Cải xanh, rau bắp cải: Thuộc nhóm rau có tính kiềm tốt, bắp cải và cải xanh đều cung cấp cho cơ thể lượng lớn các vitamin, kali và gần như không có chứa purin. Vì vậy, cải xanh và bắp cải đều là các thực phẩm bệnh nhân nên ưu tiên xếp vào thực đơn hàng ngày.
Cà: Cà tím, cà chua, cà pháo là những loại cà được chuyên gia khuyến khích sử dụng cho những bệnh nhân bị bệnh gout. Những loại cà này có công dụng lợi niệu, tiêu thũng, khử phong. Ngoài ra, cà còn có công dụng thanh nhiệt hiệu quả cho người ăn.
Quả anh đào: Trong anh đào có chứa một hoạt chất gọi là anthocyanins có công dụng chống oxy hóa và kháng viêm rất hiệu quả. Đồng thời, anh đào còn có chứa allopurinol có khả năng giảm các đợt viêm gout cấp, phòng ngừa hiệu quả những biến chứng của bệnh.
Các thực phẩm khác: Cùng với những rau củ quả trên, người bệnh chú ý bổ sung thêm một số thực phẩm có lợi khác gồm: Đậu đỏ, bí đỏ, bí xanh, lên, dưa hấu, nho, táo,…. Đây đều là các thực phẩm có hàm lượng nhân purin rất thấp, vừa có công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh gút.
Gợi ý thực đơn cho người bệnh gout
Nếu chưa biết nên sắp xếp các món ăn như thế nào cho cân bằng hợp lý, bạn có thể tham khảo chế độ ăn uống cho người bệnh gout sau đây:
Ngày thứ nhất
Người bệnh sử dụng các thực phẩm kết hợp xen kẽ để tránh gây cảm giác nhàm chán. Ngày đầu tiên bạn có thể sử dụng các món ăn sau.
Thực đơn gồm có:
- Sáng: 1 bát cháo thịt nạc.
- Trưa: Người bệnh ăn 2 bát cơm nhỏ cùng với canh rau cải và thịt nạc viên hấp.
- Xế chiều: Trái cây tươi hoặc nước ép dưa hấu.
- Tối: 2 bát cơm nhỏ kết hợp với đậu phụ và canh mồng tơi
Thực đơn cho người bệnh gout ngày thứ hai
Chúng ta kết hợp sử dụng nước ép hoa quả thường xuyên để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức khỏe. Tích cực sử dụng các loại rau củ cải thiện tốt tình trạng bệnh.
- Sáng: Bệnh nhân ăn bánh mì kẹp trứng và 250ml sữa bò.
- Trưa: 2 bát cơm nhỏ ăn kèm rau cải xào và trứng gà.
- Xế chiều: 1 ly nước hoa quả (nước ép dưa hấu, nước cam hoặc nước táo).
- Tối: 2 bát cơm nhỏ, thịt luộc và canh bí đỏ.
Ngày thứ 3
Rau cải hay cà chua đều có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Bệnh nhân thay đổi cách chế biến để món ăn vừa ngon miệng, vừa có tác dụng cao.
- Sáng: Bệnh nhân ăn 2 lát bánh mì sandwich cùng với mứt dâu tây và 200ml nước ép cam.
- Trưa: Bệnh nhân bị gout ăn cơm kèm với canh cải và thịt băm.
- Xế chiều: 1 hũ sữa chua ăn kèm dưa hấu.
- Tối: 2 bát cơm nhỏ với ức gà luộc không da và canh cà chua.
Thực đơn cho người bị bệnh gout – Ngày thứ 4
Bệnh nhân có thể thay đổi bữa sáng bằng các món cháo. Trong đó, cháo hạt dẻ gạo nếp giúp bệnh nhân cải thiện tốt triệu chứng sưng viêm do gout gây ra.
- Sáng: Cháo hạt dẻ gạo nếp và 150g dâu tây.
- Trưa: 2 bát cơm nhỏ với canh bắp cải, cá rô đồng rán.
- Xế chiều: Bánh quy và nước ép táo.
- Tối: Người bị gout ăn cơm với rau cải nấu canh, thịt lợn luộc.
Thực đơn cho người bị gút – Ngày thứ 5
Rong biển cũng đem đến nhiều lợi ích cho người mắc bệnh gút. Vì vậy, bạn có thể chế biến thành các món canh để ăn kèm với cơm.
- Sáng: Bún móng giò và nước ép dưa hấu.
- Trưa: Người bệnh ăn cơm với lòng gà hầm ba kích và canh cải xanh.
- Xế chiều: Nho tươi hoặc táo.
- Tối: 2 bát cơm với canh rong biển nấu thịt lợn, cá rô rán.
Ngày thứ 6
Cá rô đồng, dưa chuột đều là những thực phẩm được khuyến khích sử dụng cho người bị gout. Món ăn này có thể làm giảm lượng axit uric trong cơ thể hiệu quả.
- Sáng: Cơm tấm với 200ml nước ép dưa hấu.
- Trưa: Canh cá rô đồng nấu cải xanh và thịt lợn luộc.
- Xế chiều: Táo
- Tối: Cháo hạt dẻ, nộm dưa chuột và canh rong biển
Ngày thứ 7
Cùng với cháo hạt dẻ, cháo củ cải cũng là món ăn thanh đạm nhưng lại giúp người bệnh ngăn chặn tình trạng sưng viêm, giảm các cơn đau nhức ở khớp rất tốt.
- Sáng: Cháo nấu củ cải, 250ml nước táo.
- Trưa: Canh rau diếp cá nấu lê, thịt lợn luộc, trứng gà.
- Xế chiều: Anh đào, dưa hấu.
- Tối: Người bệnh ăn cơm kèm với rau cần xào thịt, giò lợn hầm rễ tỳ bà.
Trên đây là thực đơn cho người bệnh gout trong 1 tuần. Từ những thực phẩm được khuyến khích sử dụng, bệnh nhân hãy xây dựng chế độ ăn cho bệnh gout thật thích hợp để cải thiện bệnh hiệu quả. Cùng với đó, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc theo các chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị gout nhanh chóng có kết quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!